Một tình hình thuận lợi cho người chịu trách nhiệm sản xuất là sẽchỉlao vào sản xuất những
sản phẩm đã bán được. Điều này cho phép làm việc trên những thông tin chắc chắn và tin cậy
nhưng trong thực tếrất hiếm xảy ra. Điều này hiển nhiên đối với những xí nghiệp làm việc trên
lượng hàng dựtrữ, được định nghĩa là những sản phẩm được sản xuất trên cơsởnhững nhu cầu
được dự đoán. Nhưng điều này vẫn đúng cho nhiều xí nghiệp khác, vì họcũng cần phảidự đóan
những nhu cầu trong tương lai đểquản lý những nguồn lực của họ.
Linh động ngay lập tức là không tồn tại. Những người cung ứng cũng có những ràng buộc về
kỳhạn và khối lượng, sẽ ảnh hưởng đến đầu vào.Tính linh động của nhân công, dù bên trong (
giờthay đổi, them hợac bớt nhóm) hay bên ngoài xí nghiệp (CDD, thời vụ, ), phải được lâp
trình trước (vấn đềnhân sựvà nghềnghiệp). Vềthiết bị, nó có thểcó khảnăng vượt yêu cầu,
nhưng điều này không phải luôn luôn có và mọi sựthay đổi khảnăng sản xuất là một tiến trình
dài. Hai nguyên nhân cơbản buộc nhà máy phải làm việc theo cách dự đoán
20 trang |
Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 1751 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Hoạch định sản xuất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quản Trị Sản Xuất Nhóm 6
Chương 6
Hoạch định sản xuất
6.1 Nguyên nhân và vai trò của hoạch định
6.2
Một tình hình thuận lợi cho người chịu trách nhiệm sản xuất là sẽ chỉ lao vào sản xuất những
sản phẩm đã bán được. Điều này cho phép làm việc trên những thông tin chắc chắn và tin cậy
nhưng trong thực tế rất hiếm xảy ra. Điều này hiển nhiên đối với những xí nghiệp làm việc trên
lượng hàng dự trữ, được định nghĩa là những sản phẩm được sản xuất trên cơ sở những nhu cầu
được dự đoán. Nhưng điều này vẫn đúng cho nhiều xí nghiệp khác, vì họ cũng cần phảidự đóan
những nhu cầu trong tương lai để quản lý những nguồn lực của họ.
Linh động ngay lập tức là không tồn tại. Những người cung ứng cũng có những ràng buộc về
kỳ hạn và khối lượng, sẽ ảnh hưởng đến đầu vào.Tính linh động của nhân công, dù bên trong (
giờ thay đổi, them hợac bớt nhóm) hay bên ngoài xí nghiệp (CDD, thời vụ,…), phải được lâp
trình trước (vấn đề nhân sự và nghề nghiệp). Về thiết bị, nó có thể có khả năng vượt yêu cầu,
nhưng điều này không phải luôn luôn có và mọi sự thay đổi khả năng sản xuất là một tiến trình
dài. Hai nguyên nhân cơ bản buộc nhà máy phải làm việc theo cách dự đoán:
1. Sự chênh lệch trong kỳ hạn chấp nhận được bởi khách hàng để nhận hàng và thời hạn cần
thiết cho sản xuất.
2. Khả năng thích ứng có giới hạn của xí nghiệp đối với sự thay đổi của thị trường bắt buộc
xí nghiệp phải dịch chuyễn công vịêc (lisser sa charge de travail) để bù trừ.
6.1.1 Bản báo cáo kỳ hạn khách hàng và kỳ hạn sản xuất
Trong nhiều hợp đồng mua các vật liệu tiêu thụ thong thường (thực phẩm, điện gia dụng, …),
khách hàng lựa chọn 1 trong số những hàng hoá đựoc bày bán cho họ dù rằng tồn tại trên thị
trường những sản phẩm chất lượng tốt hơn hoặc giá cả rẻ hơn. Trong những điều kiện cực đoan,
sự thoả mãn ngay lập tức người tiêu dùng sẽ là điều kiện tiên quyết của sự bán. Trong những
trường hợp khác, khách hàng chấp nhận một kỳ hạn giửa thời điểm khi mà họ biểu lộ nhu cầu
(sự ký hợp đồng) và thời điểm mà nhu cầu này phải được thoả mãn (sự nhận hàng). Khoảng thời
gian này được gọi chung là kỳ hạn giao hàng.
Đối với xí nghiệp, kỳ hạn giao hàng này tương ứng với:
1. thời gian hành chánh: năm bắt yêu cầu, kiểm tra hàng tồn kho, …
2. thời gian cung cấp hàng hoá: là khoảng thời gian từ lúc bộ phận sản xuất nhận những
thông tin liên quan đến nhu cầu và thời đoạn mà sản phẩm đã hoàn thành, sẵn sàng để gởi
3. thời gian vận chuyển, thời gian cần thiết để chuyển hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu
thụ.
Nguyễn Thành Văn-Nguyễn Hồng Hảo-Mai Anh Hoàng-Nguyễn Hữu Tuấn Trang -1-
Quản Trị Sản Xuất Nhóm 6
Khách hàng
thời gian thời gian thời gian
hành chánh sản xuất Vận chuyễn
Xí nghiệp
Lập đơn
hàng
Nhận sản
phẩm
Thông tin về
sản xuất
Thành
phẩm
Điều mà chúng ta quan tâm đặc biệt ở đây, đó là tỷ lệ giửa thời gian sản xuất hàng hoá và
thời gian thực sự cần để có được sản phẩm, mà người ta gọi là chu kỳ công nghiệp (hay chu kỳ
sản xuất).Chu kỳ này bao gồm 5 hoạt động lớn:
1. Khâu cung ứng (sự đặt hàng, sự nhận hàng).
2. Khâu chuẩn bị vật liệu (kiểm tra có hay không, tập hợp kiện hàng, xuất kho và s
3. sàng sử dụng).
4. Khâu sản xuất từng phần, từng bộ phận, môđun chuẩn để tạo nên sản phẩm.
5. Khâu lắp ráp cuối cùng,
6. Khâu hoàn tất (Kiểm tra và đóng gói).
Những hoạt động này có thể gối đầu lên nhau. Chu kỳ sản xuất tương ứng với khoảng thời
gian từ ngày kí hợp đồng đến ngày thành phẩm sẵn sàng. Người ta có thể phân biệt những tình
huống khác nhau theo sơ đồ dưới đây:
Chu kỳ công nghiệp
Cung cấp
Chuẩn bị
Sản xuất
Tập hợp
Hoàn thành
Tình huống 1: người quản lý có thời gian để đưa ra những yêu cầu cung cấp, để sản xuất và để
giao hàng trong kỳ hạn dự đoán. Sự quản lý dự đoán là vô ích nếu công cụ sản xuất có khả năng
đáp ứng mọi nhu cầu, trong trường hợp ngược lại dự đóan là bắt buộc.
Nguyễn Thành Văn-Nguyễn Hồng Hảo-Mai Anh Hoàng-Nguyễn Hữu Tuấn Trang -2-
Quản Trị Sản Xuất Nhóm 6
28/02/06
Tinh huống 2: những đơn hàng được chia làm 2 nhóm: một phần được thực hiện dựa trên dự
đoán, phần còn lại trên những đơn hàng chắc chắn.
Tình huống 3-6: mọi sự cung cấp phải được dự đoán. Về sản xuất, có thể giới hạn tác động của
tình huống bằng cách làm việc trên quan niệm về sản phẩm.
Người ta gọi tỷ số bất ổn là tỷ số giữa kỳ hạn sản xuất và chu kỳ sản xuất. Tỷ số này càng
nhỏ thì nhà máy càng phải làm việc theo cách dự đoán. Ngược lại, một tỷ số gần 1 không có
nghĩa là không cần sự quản lý theo dự đoán. Những tham số khác được dùng là: những sự thay
đổi khối lượng cầu và những khả năng thích ứng của hệ thống sản xuất.
6.1.2 Khả năng phản ứng khi nhu cầu giảm
Một trong những đặc trưng quan trọng của thị trường hiện tại là mức cầu ngày càng biến
động theo thời gian. Những sự biến động này có thể là do bối cảnh kinh tế (tác động của thời
trang) hay theo thời vụ. Đối mặt với mức cầu thay đổi xí nghiệp có thể có hai thái độ. Một là
đảm bảo một sự sản xuất đều đặn, với 1 lượng tồn kho thành phẩm và bán thành phẩm. Hai là
phải thường xuyên thích ứng các nguồn lực để thỏa mản sự mong đợi của khách hàng, do đó
hoàn thiện khả năng đáp ứng của xí nghiệp với nhu cầu. Khi mà điều đó khả thi, cách giải quyết
được chấp nhận sẽ là sự thoả hiệp giữa tính năng động của nguồn lực và hàng dự trữ.
Hình 6.1 – Production lissée
Sự tìm kiếm một lượng sản xuất trước (xem hình 6.1) biểu thị nhiều thuận lợi: sự cung
ứng đều đặn, sự sử dụng tốt máy móc và lao động cân đối. Điều đó cho phép đáp ứng một cách
rất đơn giản những thay đổi về khối lượng của 1 sản phẩm đã được hoàn toàn xác định hay chỉ
có biến đổi ở khâu sau cùng. Lượng hàng dự trữ sẽ làm tăng phí tổn tài chính và thêm rủi ro do
lượng hàng không bán được. Hơn nữa nó không cho phép sản phẩm được thay đổi (có tính cá
nhân, sự khác biệt). Đây là phương thức áp dụng trong những nhà máy với thiết bị đắt tiền, sản
xuất những hàng hoá tầm thường, và việc bán sẽ rất giới hạn trong năm (đồ chơi, bàn ghế ngòai
vườn).
Nguyễn Thành Văn-Nguyễn Hồng Hảo-Mai Anh Hoàng-Nguyễn Hữu Tuấn Trang -3-
Quản Trị Sản Xuất Nhóm 6
Sản xuất Nhu cầu
Hình 6.2 – Production collée à la demande
Sự thích ứng thường xuyên với nhu cầu đòi hỏi doanh nghiệp luôn năng động. Khả năng này
chịu chi phối bởi những điều kiện khác nhau (xem hình 6.2)
1. Cung cấp phải dễ dàng và nhanh chóng đạt được, nếu không phải có hàng dự trữ.
2. Trang thiết bị phải đáp ứng được khi có nhu cầu hay việc gọi gia công phải dễ dàng.
3. Khối lượng nhân công phải có thể thay đổi mạnh (khả năng tuyển dụng theo mùa, hợp
đồng ngắn hạn, …), tránh những khi nhân công không có việc.
Tính năng động rất cần khi:
1. Khi sự sản xuất lệ thuộc vào sự cung cấp (mứt, trái cây đóng hộp) hay nhiều thứ không
thể lưu trữ (khoai tây chiên, dồi trắng cho Noen), những đồ này thì thường xuyên đủ
trong chế biến nông sản.
2. Khi mà những sản phẩm cuối cùng rất đa dạng và chi phí lưu trữ, đặc biệt là chi phí lien
quan với rủi ro bị ế hàng cao, điều này đặc biệt đúng trong công nghiệp xe hơi.
6.2 Phương thức hoạch định:
Để thử giải quyết phần nào hai vấn đề này, một phần dựa vào hệ thống hoạch định dự đoán.
Những bổ sung cũng được thực hiện. Để giới hạn tác động của tính thời vụ, giải pháp chỉ có thể
là tăng thêm tính linh động về số lượng của nhà máy, đặc biệt là nhờ tính linh động của nhân
công. Đó là điều mà hiện nay được thử nghiệm ở một số nhà máy (sự thoả hiệp với công nhân để
giảm giờ làm trong những tháng rỗng việc bù với sự tăng giờ trong những tháng cao điểm, nghỉ
phép trong những tháng rỗng việc…).
Việc giảm tỷ số bất ổn có thể do giảm những thời gian hành chính (việc nhận đơn hàng bằng
EDI), những kỳ hạn giao hàng ( hậu cần hòan thiện) hay chu kỳ công nghiệp. Điều này sẽ được
thấy trong chương cuối về sự sản xuất đủ nhất và đúng lúc.
Hệ thống hoạch định dựa vào 3 giai đoạn chính:
1. Xác định những dự đoán của sự bán.
Nguyễn Thành Văn-Nguyễn Hồng Hảo-Mai Anh Hoàng-Nguyễn Hữu Tuấn Trang -4-
Quản Trị Sản Xuất Nhóm 6
2. Xác định kế hoạch sản xuất bằng cách đối chiếu nhu cầu, nguồn lực sản xuất, khả năng
cung cấp và nguồn nhân lực.
3. Xác định những nhu cầu nguyên vật liệu và thành phần cần thiết cho kế hoạch sản xuất.
Những quyết định được chọn trong giai đoạn này sẽ cho phép:
- lên kế hoạch về ngày tiến hành sản xuất những thành phần được làm bên trong nhà máy
và ngày đặt hàng nếu được cung cấp bên ngoài,
- xác định mức dự trữ thành phẩm,
- định hình mức hoạt động của nguồn nhân lực trực tiếp,
- xác định những lời mời gia công.
Tập hợp những quyết định được tổng hợp dưới hình thức những giai đọan được gọi là kế hoạch
sản xuất (hay các kỳ hạn). Một kế hoạch sản xuất phải ghi rõ ít nhất, trong mỗi giai đọan trong
thời gian cho phép, những mặt hàng nào phải sản xuất và số lượng bao nhiêu. Một kế hoạch thoả
đáng phải đáp ứng 3 đòi hỏi cấp thiết sau:
1. thoả mãn nhu cầu khách hàng,
2. tạo điều kiện tốt nhất cho sản xuất ( xưởng, người điều khiển…)
3. bảo đảm sản xuất ở gia thấp nhất, hay với khả năng sinh lợi lớn nhất.
Hai điều kiện đầu tiên thì không rỏ ràng. Trong phần lớn trường hợp, chúng thể hiện sự ràng
buộc về số lượng mà chúng ta tự định ra.
1. Thoả mãn nhu cầu đòi hỏi nhà máy phải có khả năng:
• cung ứng sản phẩm tốt,
• nơi mà khách hàng đang chờ,
• ở thời điểm khách hàng chọn.
Trong thực tiễn, điều này thể hiện bởi việc đặt ra những qui tắc như giao hàng không trễ
cho 90% khách hàng và không quá 3 ngày đối với những khách hàng khác, thoả mãn 100%
đối với 2 hay 3 khách hàng đảm bảo 80% doanh số và không quá 8 ngày đối với những
khách hàng khác, …
2. Tạo những điều kiện cần thiết tối thiểu cho sản xuất, như ở mọi thời điểm những nguồn
lực cần thiết trong sản xuất phải được có sẳn (trang thiết bị, nguồn nhân lực hay vật liệu).
Đối với những nguồn lực quyết định người ta tìm sự cân bằng giữa nhu cầu và khả năng
doanh nghiệp.
Để vận hành, hệ thống hoạch định sẽ sử dụng những thông tin và dử liệu đến từ những nguồn
khác nhau:
1. Từ ban giám đốc, với những chính sách chung để hiệu chỉnh nhu cầu (cân phân giửa sản
xuất trước hay sau đơn hàng), những mục tiêu chung (tài chính, mức tồn kho, chất
lượng…).
2. Từ phòng nhân sự để nắm bắt sự tiến triển của nhân viên và những phương tiện ưu đải để
cân chỉnh giửa nhân công và sản xuất
- giờ làm việc linh động,
- lao động thời vụ, tuyển dụng, gia công để tăng khả năng doanh nghiệp
- sa thải, thất nghiệp từng phần hay thất nghiêp do không có đơn hàng (kỹ thuật).
3. Từ bộ phận thương mại để xác định những nhu cầu chắc chắn và dự đoán cũng như cách
phản ứng của thị trường trong trường hợp thiếu hàng.
4. Từ bộ phận sản xuất, liên quan đến trang thiết bị.
5. Từ bộ phận thu mua, sự cung cấp và sự hiểu biết về các nhà cung cấp.
6. Từ những dịch vụ kế toán, với những dử liệu tài chính (phí tồn kho, lương, lợi nhuận).
6.3 Hệ thống thứ bậc và sự kết nhóm
Nguyễn Thành Văn-Nguyễn Hồng Hảo-Mai Anh Hoàng-Nguyễn Hữu Tuấn Trang -5-
Quản Trị Sản Xuất Nhóm 6
Giả sử rằng chúng ta sản xuất xe hơi có mẩu X, với kiểu 3 hoặc 5 cửa, với 5 khả năng về
động cơ, 20 màu sắc… và rằng chúng ta muốn thiết lập một hệ thống dự đoán về số lượng bán
hoặc sản xuất. Chúng ta cần đến mức độ chi tiết nào? Màu sắc có thể được lọai ra, đó là chi tiết
có thể thực hiện vào lúc cuối. Động cơ, một đặc trưng quan trọng, nhưng nếu kỳ hạn sản xuất
của một động cơ là 3 tháng, 1 kê họach là 1 năm có phải lưu tám không, còn nếu kế họach là 3
tháng ?
28/02/06
Qua ví dụ nhỏ này, hai câu hỏi được đặt ra: Kế họach trong bao lâu và dử liệu nào cần được quan
tâm.? Hai câu hỏi này được đặt ra cho phần lớn các phương pháp ra quyết định. Đáp ứng thông
thường nhất là đặt ra một hệ thống phân cấp tương ứng gồm:
- những quyết định chiến lược cho thời kỳ dài
- những quyết định sách lược cho thời kỳ trung bình,
- những quyết định tác chiến cho thời kỳ ngắn hạn.
Sự phân cấp 1 công việc trong một tình huống được xác định bởi việc mức ấy có một hay nhiều
mức cao hơn không.
Đồng thời, độ tinh vi của thông tin sẽ không như nhau. Càng ở mức thấp thì thông tin càng chi
tiết. Càng nhiều mức cao thông tin càng phải kết nhóm.
6.3.1 Nguyên tắc kết nhóm
Nguyên tắc kết nhóm có thể được định nghĩa như là một phương pháp mà một tập hợp dữ
liệu được thay thế bởi một tập hợp ít dữ liệu hơn, nhưng vẩn giử lại những phần có nghĩa của
thông tin khởi đầu. Nguyên tắc này sẽ tự minh chứng đồng thời trong phạm vi dự đoán và trong
phạm vi hoạch định.
1. Sự dự đoán trên những dữ liệu tổng hợp là do hai nguyên nhân:
- việc thu thập thông tin càng phức tạp và tốn kém khi thông tin càng được chia nhỏ;
- sự chính xác của dự đoán tăng lên khi sự phân nhỏ thông tin giảm xuống. Điều này có thể
được trực giác và được xác minh bởi thống kê. Giả sử rằng sản phẩm nghiên cứu suy tàn
sau 10 phiên bản có thể và rằng sự bán mổi phiên bản tuân theo luật Normale với trung
bình là 100 và độ lệch chuẩn là 5. Từ đó ta suy ra ở mức 95%, sẽ bán được 90 và 110 cho
mỗi phiên bản, nghĩa là số lượng bán của sản phẩm nằm giữa 900 và 1100.
- Tổng của n luật phân bố chuẩn N (n,α) là một phân bố chuẩn N ( . , . )n nμ σ . Tất cả sản
phẩm tuân theo luật phân bố chuẩn N (1000,16) và dự toán ở mức 95% cho ta số lượng
sản phẩm trong khoảng từ 968 đến 1032 (so sánh với trường hợp đầu là 900 đến 1100).
2. Trong vấn đề kế hoạch sản xuất, ta được phép giảm số lượng thông tin xử lý xuống một mức
nào đó.Vì vậy sự kết nhóm (agrégation) sẽ có lợi cho việc đơn giản hóa mô hình (modélisation)
của những loại vấn đề này, vì chúng thường dẫn đến những mô hình phức tạp và nặng nề do
nhiều thông số và biến số.
3. Sự kết nhóm có thể thực hiện trên nhiều loại dử liệu sau:
− Thời gian,
− Sản phẩm,
− Phương tiện sản xuất.
6.3.2 Sự kết nhóm thời gian
Sự kế nhóm thời gian là sự phân đọan thời gian (discrétiser), một đại lượng có tính liên tục, và
xem thời gian gồm những khoảng cách liên tiếp gọi là những thời kỳ. Nguyên tắc này được ứng
dụng ngầm trong nhiều việc mô hình hóa nhiều loại vấn đề, những sự kiện và dử liệu liên quan
đến vấn đề phải nằm trong những thời kỳ này. Chiều dài một thời kỳ phụ thuộc vào mức kết
Nguyễn Thành Văn-Nguyễn Hồng Hảo-Mai Anh Hoàng-Nguyễn Hữu Tuấn Trang -6-
Quản Trị Sản Xuất Nhóm 6
nhóm mong muốn. Ở những quyết định chiến lược, có trách nhiệm trong việc quản lý sản xuất
trong dài hạn (vài năm), thời kỳ sẽ được tính theo tháng, trong khi đối với quản lý có tính ngắn
hạn, như xác định lịch trình thao tác trên máy móc, thời kỳ đươc tính theo giờ. Boskma đã
nghiên cứu một ví dụ thực tế những tác động của sự kết nhóm thời gian. Kết quả cho thấy sự
quan trọng của chiều dài thời kỳ đối với hiệu quả của một kế hoạch trung hạn. Thât ra những
thông tin có được bởi mô hình này sẽ càng chính xác nếu các thời kỳ càng ngắn.Sự chính xác
của các dử liệu này có vẻ thú vị đối với những giai đọan ngắn, ở dài hạn lại trở nên nguy hiểm, vì
thông tin mà ta sử dụng thường được dự đóan, nghĩa là yếu tố bất ngờ có thể rất quan trọng.Vì
thế vấn đề là xác định chiều dài thích hợp với thời gian nghiên cứu. Trong vài trường hợp người
ta có thể sủ dụng thời kỳ đủ ngắn trong thời gian đầu (ví dụ giờ), tiếp theo tăng chiều dài những
thời kỳ sau đó (ví dụ ngày hoặc tuần)
6.3.3 Sự kết nhóm sản phẩm
Trong mục đích giảm số tham số thao tác, người ta tìm cách để tập hợp lại những sản phẩm cùng
loại. Sự tập hợp này chắc chắn rằng phải dựa vào sự liên kết nào đó. Người ta có thể có nhiều
phương pháp khác nhau:
1. Phương pháp đầu tiên là tập hợp trong cùng một lớp, những sản phẩm có những đặc trưng
chung. Đó là sự kết nhóm logic của những sản phẩm.Những đặc trưng chung này có thể ví là
gamme của sự chế tạo, giá sản xuất, giá tồn trữ, nguồn lực cần thiết,… Sự tập hợp này đáng
được quan tâm vì thường có nhiều sản phẩm chỉ khác nhau một vài đặc trưng thứ yếu như màu
sắc, sự hoàn thành hoặc sự đóng gói. Ví dụ: một xí nghiệp sản xuất các vật dụng nhà bếp (xoong,
chảo rán,..) với nhiều kiểu dáng và đường kính. Trong quá trình sản xuất, việc xử lý phụ thuộc
hai đặc trưng quan trọng: vật liệu (inox hay nhôm) và độ sâu của vật dụng (thấp hay cao hơn
10cm). Vì vậy người ta nhóm những sản phẩm cùng loại thành 4 lớp. Những đặc trưng không
giống nhau sẽ được bỏ qua ở giai đọan kết nhóm nhưng sẽ lại được tính đến nếu việc kết nhóm
không còn.
2. Một kỹ thuật đơn giản khác là xác định một sản phẩm chuẩn trung bình dựa trên trung bình
của những sản phẩm thực tế. Ví dụ, nếu chúng ta sản xuất 4 tivi mẫu mà thời gian sản xuất và tỷ
lệ phần trăm được bán cho bởi bảng sau:
M1 10 20%
M2 15 30%
M3 14 35%
M4 18 15%
người ta sẽ xác định tivi tiêu chuẩn MS với thời gian lắp ráp trung bình:
10 20% 15 30% 14 35% 18 15% 14.1× + × + × + × =
3. Những kỹ thuật này có thể sử dụng nếu những sản phẩm tương đối giống nhau. Nhưng ở mức
kết nhóm cao hơn thì sẽ khó khăn hơn. Phần lớn công việc thực hiện trong lãnh vực này dựa trên
mô hình đề xuất của Hax và Meal, và được hoàn thành sau đó bởi Bitran và Hax. Mô hình này có
dạng cây 3 mức cho sự kết nhóm của sản phẩm.
− Mặt hàng ( hay mẫu tham khảo): là thành phẩm trước khi được giao cho khách hàng. Là mức
chi tiết nhất, thành phẩm có thể có nhiều dạng hơi khác như màu sắc, sự đóng gói, kích cỡ,…
− Họ sản phẩm: gồm những mặt hàng có cùng gía sản xuất và sử dụng cùng công cụ. Bằng
việc sản xuất cùng lúc 1 họ sản phẩm, người ta có thể giảm giá toàn cục.
− Kiểu sản phẩm: gồm những họ sản phẩm sẽ có xu hướng tiến triển và giá sản xuất tương tự.
Mổi mặt hàng thuộc một và chỉ một họ và mổi họ thuộc một và chỉ một kiểu.
Sự kết nhóm cũng có thể áp dụng vào những thành phần, bằng cách xem nhiều thành phần nhu
1 bộ phận. Ví dụ, người ta sẽ nói đến động cơ mà không quan tâm nhiều đến các thành phần cấu
thành. Điều đó tương ứng với sự tập hợp những vật thể. Nó được ứng dụng đặc biệt trong những
Nguyễn Thành Văn-Nguyễn Hồng Hảo-Mai Anh Hoàng-Nguyễn Hữu Tuấn Trang -7-
Quản Trị Sản Xuất Nhóm 6
xí nghiệp mà những hoạt động lắp ráp sẽ cho ra những sản phẩm cuối cùng. Nhưng không phải
luôn luôn dễ dàng để xác định những đặc tính kỹ thuật của đối tượng được kết nhóm.
Mổi dịch vụ khác nhau của một xí nghiệp có thể có một cách kết nhóm. Nếu chúng ta sử dụng lại
ví dụ của sự chế tạo đồ dùng nhà bếp. Đối với bộ phận kinh doanh một họ sản phẩm sẽ xác định
bởi những phương diện (mẫu mã, vật liệu chế tạo, chiều dầy của đáy, cán có thể tháo rời hay gắn
cứng). Vì vậy phải đi từ kết nhóm này đến một kết nhóm khác.
6.3.4 Sự kết nhóm những phương tiện sản xuất
Người ta phân biệt 2 lập luận để kết nhóm:
1. Sự kết nhóm thành cụm sản xuất: nó dựa vào việc tập hợp lại những máy móc có những đặc
trưng chung hay gần giống nhau, ví dụ những máy móc có thể thực hiện những thao nhưng khác
nhau về thời gian thực hiện, điều chỉnh, những ràng buộc kỹ thuật,…Vì vậy người ta thay thế
nhóm máy này bằng họ mà chúng phụ thuộc để có một mô hình kết nhóm. Những sự khác nhau
giữa những máy móc của một cụm giống nhau sẽ được tính khi sự kết nhóm không còn.
2. Sự kết nhóm tuyến: xem như chỉ một máy, một số máy móc mà người ta tìm thấy trong cùng
1 tiến trình sàn xuất.Ví dụ, nếu phần lớn sản phẩm khi hình thành sẽ đi qua máy A, sau đó qua
máy B, thì có thể kết hợp hai máy và chỉ xem như là 1 máy kết hợp (AB) để làm giảm thông số.
Nhưng loại kết hợp này có nhiều nguy cơ sai lệch.
Ví dụ : Giả sử rằng năng suất của máy A là 20 đơn vị mỗi giờ, của máy B là 150 đơn vị và
rằng 75% sản phẩm của máy A sẽ qua máy B, 25% còn lại sẽ qua trên những máy khác. Nếu
người ta cho rằng năng suất máy kết hợp (AB) là năng suất của máy vào (máy B) thì người ta
đánh giá thấp năng suất của (AB)
Ví dụ này nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hài hòa giữa các thông số dùng để kết nhóm. Điều
này không phải luôn dễ dàng cũng như có thể th