Bài giảng học phần Kinh tế ngành

Theo Quyết định Số 10/2007/QĐ-TTg ban hành hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam ghi ngày 23/01/2007, chia hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam gồm 5 cấp: Ngành cấp 1 gồm 21 ngành được mã hoá theo bảng chữ cái lần lượt từ A đến U Ngành cấp 2 gồm 88 ngành, mỗi ngành được mã hoá bằng 2 số theo từng ngành cấp 1 tương ứng Ngành cấp 3 gồm 242 ngành, mỗi ngành được mã hoá bằng 3 số theo từng ngành cấp 2 tương ứng Ngành cấp 4 gồm 437 ngành, mỗi ngành được mã hoá bằng 4 số theo từng ngành cấp 3 tương ứng Ngành cấp 5 gồm 642 ngành, mỗi ngành được mã hoá bằng 5 số theo từng ngành cấp 4 tương ứng

ppt27 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 5654 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng học phần Kinh tế ngành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Học phần: KINH TẾ NGÀNH Giảng viên chính: TRẦN VĂN NGHIỆP Chương trình học phần: Chương mở đầu: HỆ THỐNG NGÀNH TRONG NỀN KINH TẾ - ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU HỌC PHẦN Chương 1: MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ VÀ NHỮNG LỰC LƯỢNG CẠNH TRANH TRONG NGÀNH Chương 2: NHỮNG BiẾN ĐỔI TRONG NGÀNH Chương 3: TẬP TRUNG THỊ TRƯỜNG, ĐỘC QUYỀN NHÓM VÀ NHỮNG RÀO CẢN NHẬP CUỘC Chương 4: CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC SẢN XuẤT TRONG NGÀNH Chương 5: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN (R&D - RESEARCH AND DEVELOPMENT) Chương mở đầu: HỆ THỐNG NGÀNH TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN - ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU MÔN HỌC 1. HỆ THỐNG NGÀNH TRONG NỀN KINH TẾ 1. 1. Mục đích phân ngành, nguyên tắc phân ngành và hệ thống ngành Mục đích phân ngành Nguyên tắc phân ngành Hệ thống ngành 1.2. Các khái niệm liên quan đến phạm vi từng ngành 2. ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU VÀ GIỚI HẠN MÔN HỌC Giới thiệu chương: HỆ THỐNG NGÀNH TRONG NỀN KINH TẾ 1.1 Mục đích, nguyên tắc, hệ thống ngành MỤC ĐÍCH PHÂN NGÀNH Mục đích của phân ngành kinh tế quốc dân thành một hệ thống là quy định rõ ràng nội dung, phạm vi của từng ngành, từng lĩnh vực làm cơ sở để xác định quy mô, vai trò của từng ngành và cơ cấu nền kinh tế quốc dân HỆ THỐNG NGÀNH TRONG NỀN KINH TẾ 1.1 Mục đích, nguyên tắc, hệ thống ngành NGUYÊN TẮC PHÂN NGÀNH Xuất phát từ tính chất phân công lao động xã hội. Biểu hiện cụ thể qua sự khác nhau về quy trình công nghệ của các hoạt động kinh tế để tạo ra sản phẩm và dịch vụ. HỆ THỐNG NGÀNH TRONG NỀN KINH TẾ 1.1 Mục đích, nguyên tắc, hệ thống ngành HỆ THỐNG NGÀNH KINH TẾ QUỐC DÂN Theo Bảng phân ngành cũ ban hành theo Nghị định 75CP, ngày 27/10/1993, hệ thống ngành KTQD gồm 4 cấp: Cấp I: 20 ngành Cấp II: 60 ngành Cấp III: 159 ngành Cấp IV: 299 ngành HỆ THỐNG NGÀNH TRONG NỀN KINH TẾ Theo Quyết định Số 10/2007/QĐ-TTg ban hành hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam ghi ngày 23/01/2007, chia hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam gồm 5 cấp: Ngành cấp 1 gồm 21 ngành được mã hoá theo bảng chữ cái lần lượt từ A đến U Ngành cấp 2 gồm 88 ngành, mỗi ngành được mã hoá bằng 2 số theo từng ngành cấp 1 tương ứng Ngành cấp 3 gồm 242 ngành, mỗi ngành được mã hoá bằng 3 số theo từng ngành cấp 2 tương ứng Ngành cấp 4 gồm 437 ngành, mỗi ngành được mã hoá bằng 4 số theo từng ngành cấp 3 tương ứng Ngành cấp 5 gồm 642 ngành, mỗi ngành được mã hoá bằng 5 số theo từng ngành cấp 4 tương ứng HỆ THỐNG NGÀNH TRONG NỀN KINH TẾ Các ngành cấp 1 bao gồm 21 ngành: Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản Khai khoáng Công nghiệp chế biến chế tạo Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải Xây dựng Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác Vận tải, kho bãi HỆ THỐNG NGÀNH TRONG NỀN KINH TẾ Các ngành cấp 1 bao gồm 21 ngành (tiếp): I. Dịch vụ lưu trú và ăn uống J. Thông tin và truyền thông K. Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm L. Hoạt động kinh doanh bất động sản M. Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ N. Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ O. Hoạt động của Đảng Cộng sản, tổ chức chính trị xã hội, quản lý Nhà nước, an ninh quốc phòng và bảo đảm xã hội bắt buộc P. Giáo dục và đào tạo HỆ THỐNG NGÀNH TRONG NỀN KINH TẾ Các ngành cấp 1 bao gồm 21 ngành (tiếp): Q. Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội R. Nghệ thuật, vui chơi và giải trí S. Hoạt động dịch vụ khác T. Hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình U. Hoạt động của các tổ chức và cơ quan quốc tế HỆ THỐNG NGÀNH TRONG NỀN KINH TẾ Từ một ngành cấp một phân làm nhiều ngành cấp II, từ nhiều ngành cấp II phân thành nhiều ngành cấp III, từ nhiều ngành cấp III phân thành nhiều ngành cấp IV… HỆ THỐNG NGÀNH TRONG NỀN KINH TẾ Xét ngành cấp II là ngành các sản phẩm từ cao su và plastic gồm hai ngành cấp III là: + Sản xuất các sản phẩm từ cao su (221), gồm hai ngành cấp IV cũng là ngành cấp V: - SX săm lốp cao su, đắp và tái chế lốp cao su (2211, 22110) - Sản xuất sản phẩm khác từ (2212, 22120) + Sản xuất sản phẩm từ plastic (222) là ngành cấp III và cũng là ngành cấp IV (2220) Điều khác biệt so với bản phân ngành cũ là đã chia từ ngành này làm 2 ngành cấp 5: 22201: Sản xuất bao bì từ plastic 22209: Sản xuất sản phẩm khác từ plastic HỆ THỐNG NGÀNH TRONG NỀN KINH TẾ Một số điểm cần chú ý: Việc phân ngành tùy thuộc vào mức độ hoàn chỉnh của quy trình công nghệ trong việc cung cấp một loại sản phẩm hay dịch vụ Ví dụ: hoạt động lưu trú và ăn uống thường gắn liền với nhau trong một quy trình công nghệ, vì vậy cả lưu trú và ăn uống được xếp vào cùng một ngành cấp I. HỆ THỐNG NGÀNH TRONG NỀN KINH TẾ Một số điểm cần chú ý (tt): 2. Việc phân ngành không phân biệt lĩnh vực sản xuất vật chất và phi sản xuất vật chất Ví dụ: Ngành cấp 2: Hoạt động của các đại lý du lịch, kinh doanh tua du lịch và các dịch vụ hỗ trợ, liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch bao gồm cả các yếu tố vật chất và phi vật chất 3. Hệ thống ngành bao gồm cả ngành vì mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội Ví dụ: Ngành cấp 2: Hoạt động chăm sóc, điều dưỡng tập trung HỆ THỐNG NGÀNH TRONG NỀN KINH TẾ Ý nghĩa của Quyết định Số 10/2007/QĐ-TTg ban hành hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam ghi ngày 23/01/2007: Mang tính khoa học Có tính pháp lệnh thống nhất HỆ THỐNG NGÀNH TRONG NỀN KINH TẾ 1.2 Các khái niệm liên quan đến phạm vi từng ngành Hoạt động kinh tế: Hoạt động kinh tế là quá trình hoạt động của con người để tạo ra sản phẩm hay dịch vụ mang tính hữu ích để thỏa mãn các nhu cầu của cá nhân và xã hội. Để tạo ra của cải đó, hoạt động kinh tế đòi hỏi những chi phí nhất định Hoạt động kinh tế chủ yếu (gọi tắt là hoạt động chính): là hoạt động sản xuất kinh doanh chính là hoạt động sử dụng nhiều vốn nhất và đóng góp nhiều nhất vào giá trị tăng thêm của toàn đơn vị HỆ THỐNG NGÀNH TRONG NỀN KINH TẾ 1.2 Các khái niệm liên quan đến phạm vi từng ngành(tt) Hoạt động kinh tế phụ (gọi tắt là hoạt động phụ): là các hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài hoạt động chính của đơn vị cơ sở Đơn vị cơ sở: được hiểu là một chủ thể kinh tế nhỏ nhất nơi mà mọi hoạt động kinh tế đều được thực hiện . Có thể là một xí nghiệp, một công ty, một tổng công ty, một tổ chức kinh tế xã hội, một cơ quan có tư cách pháp nhân, một hộ… không phân biệt đơn vị cơ sở đó thuộc thành phần kinh tế hay khu vực thể chế nào. Cụ thể các trường hợp sau: HỆ THỐNG NGÀNH TRONG NỀN KINH TẾ 1.2 Các khái niệm liên quan đến phạm vi từng ngành(tt) - Xí nghiệp, công ty hay tổng công ty hạch toán kinh tế độc lập, mà dưới nó không có bất kỳ một đơn vị kinh tế hạch toán độc lập nào trực thuộc nó, thì nó chính là đơn vị cơ sở không phân biệt quy mô lớn nhỏ. - Xí nghiệp, công ty hay tổng công ty hạch toán kinh tế độc lập nhưng dưới nó còn có các đơn vị hạch toán kinh tế độc lập trực thuộc nó thì chính những đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc mới là đơn vị cơ sở. - Cơ quan nhà nước, tổ chức hiệp hội, tổ chức kinh tế tập thể có tư cách pháp nhân là những đơn vị cơ sở. - Mỗi hộ gia đình như hộ nông dân, hộ tiểu thủ công nghiệp, hộ buôn bán nhỏ cũng là một đơn vị cơ sở. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CƯU, MỤC TIÊU, MÔ TẢ HỌC PHẦN, GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của học phần là NGÀNH với đặc điểm: Ngành cấp V không có phân ngành hoặc phân ngành cấp V: gọi chung là NGÀNH Một nhóm các công ty có khả năng thay thế chặt chẽ cho nhau để phục vụ một loại khách hàng Hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận 2. Đối tượng nghiên cứu và mục tiêu học phần Mục tiêu nghiên cứu của học phần: Làm cho người học hiểu được: Các doanh nghiệp trong một ngành chịu sự tác động của môi trường ngành Chúng cũng tạo ra những thay đổi trong môi trường ngành Trục cốt lõi trong mỗi ngành: Cấu trúc thị trường ngành Hành vi của doanh nghiệp trong ngành Hiệu suất của ngành 2. Đối tượng nghiên cứu và mục tiêu học phần Mô tả môn học: Doanh nghiệp tồn tại trong môi trường ngành Trong các cấu trúc của ngành, cấu trúc thị trường là quan trong nhất (trục cốt lõi) Cấu trúc thị trường hình thành bởi: Tập trung thị trường, độc quyền, tổ chức sản xuất Hành vi DN: Mục tiêu và chiến lược KD, cạnh tranh Hiệu suất ngành: Năng suất, khả năng sinh lợi, công nghệ, tăng trưởng ngành 2. Đối tượng nghiên cứu và mục tiêu học phần Giới hạn nghiên cứu: Xem xét hành vi DN được lồng ghép vào các chương liên quan đến nghiên cứu môi trường ngành và cấu trúc thị trường ngành Về hiệu suất ngành học phần sẽ nghiên cứu sâu khả năng sinh lợi liên quan đến cấu trúc thị trường và sự phát triển khoa học công nghệ. Vấn đề năng suất và tăng trưởng ngành sẽ được lồng ghép vào các chương 2. Đối tượng nghiên cứu và mục tiêu học phần Tài liệu: Tài liệu chính: tài liệu môn kinh tế ngành do nhóm CBGD soạn Industrial Economis, tác giả Roger Clarke Économie industrielle của Michel Rainelli Industrial Organization Các tài liệu khác của các tác giả trong và ngoài nước. 2. Đối tượng nghiên cứu và mục tiêu học phần Yêu cầu đối với người học: Nghe giảng tại lớp đủ số tiết quy định Hoàn thành bài tập nhóm Làm đủ các bài tập tại nhà Tham gia kiểm tra giữa kỳ Tham gia kiểm tra cuối kỳ