Bài giảng Khái quát luật thương mại quốc tế

- Thứ nhất, hoạt động thương mại cụ thể, tức là việc trao đổi hàng hoá, dịch vụ thông qua các hợp đồng thương mại quốc tế. Thương mại quốc tế trong phương diên này được hình thành từ thời cổ đại. Tuy nhiên cho đến cuối thế kỷ 19 thương mại quốc tế chỉ giới hạn trong việc trao đổi hàng hoá. Từ nửa sau thế kỷ 19 thương mại quốc tế không những chỉ có việc trao đổi hàng hoá mà còn được thực hiện trong các lĩnh vực khác như dịch vụ, đầu tư, thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. Đây có thể coi là những vấn đề thuộc lĩnh vực tư của thương mại quốc tế.

doc6 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 4483 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Khái quát luật thương mại quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1 KHÁI QUÁT LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ I. Khái quát thương mại quốc tế và Luật thương mại quốc tế Thương mại quốc tế Thương mại quốc tế bao gồm hai lĩnh vực: - Thứ nhất, hoạt động thương mại cụ thể, tức là việc trao đổi hàng hoá, dịch vụ thông qua các hợp đồng thương mại quốc tế. Thương mại quốc tế trong phương diên này được hình thành từ thời cổ đại. Tuy nhiên cho đến cuối thế kỷ 19 thương mại quốc tế chỉ giới hạn trong việc trao đổi hàng hoá. Từ nửa sau thế kỷ 19 thương mại quốc tế không những chỉ có việc trao đổi hàng hoá mà còn được thực hiện trong các lĩnh vực khác như dịch vụ, đầu tư, thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. Đây có thể coi là những vấn đề thuộc lĩnh vực tư của thương mại quốc tế. - Thứ hai, các vấn đề liên quan đến chính sách thương mại của các quốc gia trên thế giới như thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, thương mại liên quan đến sở hữu trí tuệ, thương mại đầu tư, các vấn đề về bán phá giá, tài trợ xuất khẩu…Đây có thể coi là những vấn đề thuộc lĩnh vực “công”. Ý nghĩa và vai trò của thương mại quốc tế không phải mới được nhận thấy trong những thập kỷ gần đây mà đã được nhận thấy từ thế kỷ thứ 18 với hai học thuyết nổi tiếng: Thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith và thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo. Trước các nhà kinh tế học này đã tồn tại học thuyết gọi là thuyết “trọng thương”, theo đó hàng năm phải bán cho nước ngoài một giá trị hàng hoá lớn hơn giá trị mà chúng ta mua của họ. Quan điểm này bị các tác giả của hai thuyết trên coi là sai lầm bởi vì: Tài sản là tiền tích lũy có thể gây lạm phát và làm giảm sự cạnh tranh quốc tế của một đất nước. Điều này đã được kiễm chứng bằng thực tiễn thương mại hiện đại. Một quốc gia xuất siêu như vậy sẽ tích lũy được nhiều ngoại tệ, mỗi khi ngoại tệ quá nhiều hơn mức cần thiết sẽ dẫn đến tỷ giá giữa ngoại tệ và nội tệ bị hạ thấp và như vậy giá thành sản phẩm sẽ tăng lên dẫn đến hàng hoá khó cạnh tranh với hàng hoá của nước ngoài. Như vậy để nền kinh tế quốc dân phát triển bình thường cán cân thương mại quốc tế lúc nào cũng phải ở thế cân bằng. Khi chỉ trích quan điểm trên ông Adams Smith đưa ra học thuyết gọi là thuyết lợi thế tuyệt đối. Theo thuyết này thì mỗi quốc gia chỉ nên đầu tư cho sản xuất những mặt hàng mà mình có lợi thế. Ôâng ta co rằng nếu một nước nào đó có thể cung cấp cho chúng ta một loại hàng hoá rẻ hơn chúng ta tự làm thì tốt nhất là nên mua hàng hoá đó bằng cách bán một phần sản lượng kỹ nghệ của chúng ta. Trên cơ sở thuyết lợi thế tuyệt đối David Ricardo đưa ra thuyết lợi thế so sánh. Thuyết lợi thế so sánh này cho thấy rằng, không chỉ lợi thế tuyệt đối mà lợi thế so sánh cũng chỉ ra được ưu điểm của thương mại quốc tế. Như vậy thương mại quốc tế không những góp phần tạo ra nhiều hàng hoá hơn nhờ mỗi quốc gia phát huy được thế mạnh của mình mà còn thu nhập cho các chủ thể khác. Người vận chuyển, thương gia.… Không ai có thể phủ nhận vai trò của thương mại quốc tế. 1.4 Luật thương mại quốc tế Ở Việt Nam chúng ta khi bàn đến nội dung của môn học Luật thương mại Quốc tế có nhiều quan điểm không giống nhau. Quan điểm thứ nhất cho rằng, nội dung của môn học Luật thương mại quốc tế chỉ bao gồm những vấn đề thuộc lĩnh vực “công” (International Trade Law). Bởi vì các loại hợp đồng thương mại thương mại quốc tế phải thuộc phạm vi của Luật kinh doanh quốc tế (International Commercial law) hay (International Business Law). Quan điểm thứ hai cho rằng, nội dung của môn học Luật thương mại quốc tế phải bao gồm những vấn đề thuộc lĩnh vực “tư” tức là các loại hợp đồng thương mại quốc tế. Sở dĩ có hai quan điểm nói trên bởi có cách hiểu không thống nhất về thuật ngữ: thuật ngữ: “Thương mại” trong tiếng Việt được hiểu là “Trade” hay “Commer”. Theo quan điểm của chúng tôi, việc thuật ngữ “Thương mại” được hiểu là “Trade” hay “Commer” là vấn đề không quan trọng khi xác định phạm vi, nội dung của môn học Luật thương mại quốc tế mà quan trọng nhất là vấn đề: nội dung chương trình của môn học phải xuất phát từ : Thứ nhất, phải trang bị cho sinh sinh viên những kiến thức gì; Thứ hai, những kiến thức mà môn học Luật thương mại quốc tế mang đến có thực sự cần thiết trong thực tiễn hiện nay hay không. Chúng tôi cho rằng cả hai lĩnh vực của Luật thương mại quốc tế nói trên đều quan trọng. Việc nghiên cứu luật thương mại quốc tế dưới góc độ các chính sách thương mại giúp cho người học biết được những lợi ích của việc nhà nước ta tham gia vào các Hiệp định thương mại song phương (Hiệp định thương mại Việt Nam và Hoa Kỳ, Hiệp định thương mại Việt Nam và Nhật bản), các Hiệp định thương mại khu vực (Hiệp định AFTA), và hiệp định thương mại đa phương giúp cho người học hiểu các nguyên tắc cơ bản của hoạt động thương mại quốc tế, hiểu thế nào là bán phá giá và pháp luật bán phá giá, thế nào là các biện pháp tự vệ, thế nào là tài trợ xuất khẩu… để có cách giải quyết thích hợp trong trường hợp có tranh chấp. Việc nghiên cứu các loại hợp đồng thương mại quốc tế giúp chúng ta nắm được các quy định của Luật thương mại quốc tế và tập quán thương mại quốc tế. Điều này hết sức cần thiết cho các doanh nghiệp khi tham gia ký kết và thực hiện hợp đồng thương mại quốc tế. Chúng tôi cho rằng, các doanh nghiệp, các cơ quan giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng thương mại quốc tế, các cơ quan nhà nước khác là những nơi chủ yếu mà các sinh viên sẽ làm việc sau khi ra trường, vì vậy các vấn đề liên quan đến hợp đồng là nội dung không thể thiếu, so sánh sự khác biệt giữa chúng với quy định của pháp luật Việt Nam về các loại hợp đồng đó. Như vậy chúng ta có thể nói rằng, Luật thương mại quốc tế là những quy tắc điều chỉnh hai lĩnh vực: thứ nhất: các quan hệ thương mại trong lĩnh vực “công” tức là các chính sách thương mại của các quốc gia; thứ hai: các quan hệ giữa các thương nhân được phát sinh trong quá trình ký kết và thực hiện các giao dịch thương mại quốc tế “các quan hệ thuộc lĩnh vực tư”. 1.3 Các lập luận ủng hộ tự do hoá thương mại và bảo hộ mậu dịch Tự do hóa thương mại bao gồm tự do hóa thương mại hàng hóa, dịch vụ, vốn và công nghệ. Tự do hóa thương mại trong lĩnh vực vốn (đầu tư nước ngoài, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI) đang ngày càng được nói đến nhiều và được quan tâm đặc biệt. Mở rộng đầu tư nước ngoài có ảnh hưởngtrực tiếp đến tăng trưởng kinh tế và thương mại hàng hóa. Các nhà kinh tế học cổ điển như David Hume (1711-1776), Adam Smith (1723-1790), David Ricardo (1772-1813), John Stuart Mill (đã nghiên cứu và đề xuất khá nhiều nguyên tắc cơ bản về tăng trưởng kinh tế, thương mại quốc tế và quan hệ giữa tăng trưởng và thương mại. Quá trình tích tụ vốn và thay đổi công nghệ (kết quả của tăng trưởng kinh tế) sẽ dẫn đến việc mở rộng thương mại quốc tế và ngược lại, thương mại quốc tế giúp hoàn thiện các điều kiện tăng trưởng kinh tế. - Sự tác động của thương mại quốc tế đối với sự tăng trưởng kinh tế thông qua việc nhập nguyên liệu, máy móc thiết bị đầu vào cho sản xuất trong nước, phổ biến công nghệ mới và cơ hội tiêu dùng mới, và cuối cùng là mở rộng việc phân chia lao động. - Tự do hóa thương mại ảnh hưởng đến kinh tế thông qua việc tăng hiệu quả sử dụng công nghệ. - Thương mại quốc tế có thể làm tăng nhanh quá trình chuyển giao công nghệ quốc tế bằng nhiều cách. (i) hợp đồng thương mại đựoc ký kết giữa các nước có thể là nguồn thông tin về sản phẩm và quy trình sản xuất mới; (ii) bản thân thương mại quốc tế về thông tin công nghệ có thể được thực hiện thông qua hợp đồng li-xăng và liên doanh; (iii) một trong những cấu thành quan trọng của công nghệ gắn chặt với thiết bị được mua bán trên thị trường quốc tế; (iv) thương mại vốn quốc tế thông qua FDI cũng kéo theo nó một phần của chuyển giao công nghệ. - Xuất khẩu là một hoạt động trong thương mại quốc tế, ở nhiều quốc gia đang phát triển có được sự tăng trưởng kinh tế nhờ xuất khẩu. - Tự do hóa thương mại thúc đẩy đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Các công ty đa quốc gia chiếm ½ tổng thương mại và 1/5 GDP thế giới (A.R Rugman-1988). Về nguyên tắc, thương mại tư do mang đến những lợi ích sau đây: i) cạnh tranh thúc đẩy sáng tạo, nâng cao năng suất lao động và giảm giá; ii) Phân chia lao động dẫn đến chuyên môn hoá, về phần mình chuyên môn hoá giúp nâng cao năng suất lao động và giảm giá; iii) sản xuất quy mô càng lớn thì phân chia lao động và chuyên môn hoá càng cao và kết quả là lợi nhuân tăng. Cùng với nhũng lập luận ủng hộ thương mại tự do là các lập luận bảo hộ mậu dịch. - Bảo hộ các ngành sản xuất mới. Điều này được lý giải bởi việc nước công nghiệp hoá có nhiều lợi thế hơn so với nước chưa được công nghiệp hoá. Về nguyên tắc, cả người theo trường phái tự do và dân tộc chủ nghĩa đều nhất trí về sự cần thiết phải bảo hộ những ngành sản xuất mới. Những người theo trường phái tự do cho rằng, bảo hộ mậu dịch hất về thực clà một cuộc thử nghiệm xem có đúng là một nước cụ thể nào đó thực sự có lợi thế so sánh trong một ngành sản xuất nào đó hay không. Vấn đề ở chỗ là phải làm sao để phạm vi bảo hộ chỉ giới hạn trong các trường hợp có đủ cơ sở để đảm bảo rằng, ngành sản xuất được bảo hộ sau một thời gian tự mình có thể đứng vững. Đừng bao giờ để các nhà sản xuất trong nước hy vọng rằng, bảo hộ là vĩnh viễn. Như vậy những người theo trường phái tự do coi bảo hộ chỉ là một biện pháp tạm thời, một bước đệm trong quá trình tự do hoá thương mại. Những người theo trường phái dân tộc coi bảo hộ là mục tiêu cuối cùng cần đạt. Thông thường, mục tiêu đầu tiên của những người theo chủ nghĩa dân tộc không phải là thương mại tự do mà cũng chẳng phải là tích tụ của cải mà là xây dựng quốc gia và thiết lập quyền lực kinh tế. Tại hầu hết các nước đang phát triển, công nghiệp hoá là mục tiêu hàng đầu của chính sách dân tộc. - Tiếp sức sống mới co các ngành sản xuất trong nước - Thương mại công bằng - Chính sách thương mại chiếu lược và chính sách thương mại có quản lý. II. Các nguyên tắc cơ bản của thương mại quốc tế Các nguyên tắc của tổ chức thương mại thế c cũng là các nguyên tắc của thương mại quốc tế hiện nay. Để cho thương mại thế giới được thực hiện và phát triển thì cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây: 2.1 Nguyên tắc thương mại không có sự phân biệt đối xử. Nguyên tắc này được cụ thể hoá trong hai quy định: Chế độ đãi ngộ tối huệ quốc và và chế độ đãi ngộ quốc gia: - Đãi ngộ tối huệ quốc ( MFN) là nguyên tắc quan trọng nhất của WTO. Tầm quan trọng đặc biệt của nguyên tắc này được thể hiện ngay trong điều I Hiệp định GATT, điều II Hiệp định GATS và Điều IV Hiệp định TRIPs. Theo nguyên tắc này nếu một quốc gia thành viên dành cho một quốc gia thành viên khác một sư đãi ngộ hay miễn trừ về các lĩnh vực thương mại, thuế quan, vận tải và địa vị pháp lý công dân, thì cũng phải dành cho tất cả các quốc gia thành viên còn lại đãi ngộ và miễn trừ đó. Ví dụ trong thương mại hàng hoá nếu một nước thành viên A dành cho sản phẩm của quốc gia thành viên B mức thuế quan ưu đãi thì quốc gia thành viên A cũng phải dành cho sản phẩm cùng loại của các quốc gia thành viên còn lại mức thuế ưu đãi này. Tuy nhiên việc áp dụng nguyên tắc Đãi ngộ tố huệ quốc này theo quy định của WTO cho phép các quốc gia thành viên duy trì một số ngoại lệ: 1. Quyết định của Đại hội đồng GATT ngày 26.11.1971 về " Đàm phán thương mại giữa các nước đang phát triển" cho phép các nước đang phát triển đàm phán, ký kết những hiệp định thương mại để dành cho nhau những ưu đãi hơn về thuế quan và không có nghĩa vụ phải áp dụng mức thuế ưu đãi này đối với hàng hoá của các nước phát triển; 2. Quốc gia thành viên dành lợi thế cho các nước có chung đường biên giới nhằm tạo thuận lợi cho trao đổi hàng hoá vùng biên giới. 3. Điều 24 của GATT quy định các quốc gia thành viên của các hiệp định thương mại khu vực có thể dành cho nhau sự ưu đãi hơn về thuế quan mang tính phân biệt đối xử với các quốc gia khác ngoài khu vực 4. Quyết định của đại hội đồng GATT ngày 25.6.1971 về việc thiết lập hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP) chỉ áp dụng cho hàng hoá xuất xứ từ các nước đang phát triển và chậm phát triển. Ý nghĩa tích cực của Nguyên tắc Đãi ngộ tối huệ quốc là: + Thứ nhất, nó có thể đảm bảo đáp ứng những nhu cầu nhập khẩu một cách có hiệu quả nhất, nâng cao hiệu quả giá thành nhờ lợi thế so sánh; + Thứ hai, Biến đãi ngộ tối huệ quốc thành nghĩa vụ mà các bên phải thực hiện, nhờ vậy mà có thể bảo vệ thành quả của việc cắt giảm thuế quan song phương, và còn có thể thúc đẩy việc thực hiện đa biên hoá; + Thứ ba, nhờ cam kết thực hiện Đãi ngộ tối huệ quốc mà có thể bắt buộc các nước lớn phải đối xử công bằng với các nước nhỏ; + Thứ tư, nhờ cam kết đãi ngộ tối huệ quốc mà có thể tinh giản cơ chế quản lý nhập khẩu và bảo đảm các chính sách thương mại rõ ràng hơn. - Chế độ đãi ngộ quốc gia. Nếu như nguyên tắc MFN không cho phép các thành viên phân biệt đối xử không công bằng đối với sản phẩm cùng loại của các quốc gia khác nhau thì nguyên tắc NT không cho phép các quốc gia thành viên có sự phân biệt đối xử không bình đẳng giữa hàng hoá nhập khẩu và hàng hoá nội địa. Nguyên tắc Đãi ngộ quốc gia được quy định tại điều III GATT, điều XVII GATS và điều III TRIPs . Theo nguyên tắc này hàng hoá, dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ nước ngoài sau khi đã qua thủ tục hải quan (đã trả các khoản thuế được luật định) hay được đăng ký bảo hộ thì phải được đối xử bình đẳng như hàng hoá, dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ trong nước. Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia không cho phép các quốc gia thành viên hạn chế số lượng hàng hoá nhập khẩu và xuất khẩu, trừ một số ngoại lệ được quy định rõ trong các hiệp định của WTO, cụ thể: - Điều XVII và điều XVIII (b), mất cân đối can cân thanh toán. - Điều XVIII (c) nhằm mục đích bảo vệ nghành công nghiệp non trẻ trong nước. - Điều XIX - bảo vệ ngành sản xuất trong nước nhằm chống lại sự gia tăng đột ngột của hàng nhập khẩu hay để đối phó với việc một mặt hàng trở nên khan hiếm trên thị trường nội địa do xuất khẩu quá nhiều. - Điều XX - vì lý do sức khoẻ và vệ sinh. - Điều XXI - vì lý do an ninh quốc gia. Một trong những ngoại lệ quan trọng của nguyên tắc Đãi ngộ quốc gia đó là việc trợ giá cho sản xuất hoặc xuất hay nhập khẩu, hạn chế bằng hạn nghạch .. 2.2 Nguyên tắc tự do thương mại (nguyên tắc mở cửa thị trường) và tạo ra môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng . Mục tiêu cơ bản của WTO là thúc đẩy quá trình tự do hoá thương mại, tức là thương mại giữa các quốc gia ngày càng tự do hơn bằng cách tháo bỏ các rào cản thuế quan và phi thuế quan giữa các quốc gia. Để thực hiện nguyên tắc này WTO có chức năng tổ chức thực hiện các cuộc đàm phán đa phương để các quốc gia thành viên có thể liên tục thỏa thuận về các biện pháp cắt giảm và tiến tới tháo bỏ hoàn toàn mọi trở ngại thuế quan và phi thuế quan. Bản chất của nguyên tắc này mở cửa thị trường quốc gia cho hàng hoá, dịch vụ và đầu tư của nước ngoà. WTO là tổ chức được thành lập nhằm tăng cường và thúc đẩy cạnh tranh tự do, công bằng giữa các quốc gia thành viên. Ý nghĩa của nguyên tắc này thể hiện ở chổ thông qua cạnh tranh lành mạnh chất lượng hàng hoá ngày càng được nâng cao cùng với năng suất lao động. Một khía cạnh nữa của nguyên tắc này đó là sự giản thiểu tối đa sự can thiệp của nhà nuớc vào hoạt động thương mại bằng các hình thức như trợ giá, bù lỗ. 2.3 Nguyên tắc minh bạch ổn định trong thương mại Bằng nguyên tắc này WTO quy định các nước thành viên có nghĩa vụ phải bảo đảm tính ổn định rõ ràng và có thể dự báo được trong thương mại quốc tế, có nghĩa là các chính sách, luật pháp về thương mại quốc tế phải rõ ràng, minh bạch, phải thông báo mọi biện pháp đang áp dụng cho thương mại quốc tế. Ví dụ các quốc gia không thể đơn phương tăng thuế nhập khẩu, mà chỉ có thể tăng thuế nhập khẩu sau đã tiến hành đàm phán lại và đã đền bù thỏa đáng cho lợi ích của các bên bị thiệt hại do chính sách tăng thuế đó. Tính dự báo được của các chính sách thương mại quốc tế của quốc gia, nhằm giúp các nhà kinh doanh nắm rõ tình hình thương mại quốc tế hiện tại cũng như trong tương lai gần để họ có thể áp dụng hay sẽ áp dụng những đối sách thích hợp. Nguyên tắc này tạo sự ổn định cho môi trường kinh doanh thương mại quốc tế. 2.4 Nguyên tắc dành cho các nước đang phát triển và chậm phát triển những điều kiện thuận lợi hơn. Theo thông lệ chung và theo quy định WTO các quốc gia chậm phát triển là các quốc gia có thu nhập bình quân ít hơn 1000 USD /người/ năm. - VN của chúng ta thuộc loại này. - Các nước đang phát triển là các quốc gia có thu nhập từ 1000-6000USD/người/ năm. Hiện nay 3/4 số thành viên của WTO là các quốc gia đang phát triển vì vậy một trong những nguyên tắc cơ bản của WTO là dành những điều kiện đối xử đặc biệt cho các quốc gia này để khuyến khích phát triển và cải cách nền kinh tế của họ. Nội dung của nguyên tắc này được thể hiện trong các ưu đãi sau: - Cho lùi lại thời gian thực hiện nghĩa vụ. Ví dụ các nước chậm phát triển được phép kéo dài 6 năm so với các nước phát triển trong việc mở cửa thị trường viễn thông cho cạnh tranh nước ngoài. - Được hưởng một số biện pháp trợ cấp cho xuất khẩu và nhập khẩu, khuyến khích tiêu dùng hàng nội địa, các biện pháp trợ cấp khác nhằm làm giảm giá thành sản phẩm nội địa cũng như làm tăng giá thành của sản phẩm nhập khẩu (theo quy định của điều XVII Đãi ngộ đặc biệt đối với các nước đang phát triển trong thời gian 8 năm kể từ ngày gia nhập WTO được sử dụng các loại trợ cấp nói trên) hay hoàn toàn không áp dụng các quy định về trợ cấp xuất khẩu cho các nước chậm phát triển. Theo nguyên tắc này các nước chậm phát triển và đang phát triển có thêm một thời gian quý báu để sắp xếp lại sản xuất, thay đổi công nghệ và áp dụng những biện pháp khác để tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm của mình.