Bài giảng Kinh doanh toàn cầu ngày nay - Chương 8 Hội nhập kinh tế khu vực

Giới thiệu Hội nhập kinh tế khu vực là sự thỏa thuận giữa các quốc gia trong một khu vực địa lý để giảm các rào cản thuế quan và phi thuế quan nhằm tạo ra các dòng chảy tự do của hàng hoá, dịch vụ, và các yếu tố sản xuất giữa các nước. Về lý thuyết, hội nhập kinh tế khu vực mang lại lợi ích cho tất cả các thành viên Trong hai thập kỷ qua, số lượng các hiệp định thương mại khu vực đã được gia tăng

pdf12 trang | Chia sẻ: thanhtuan.68 | Lượt xem: 1125 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Kinh doanh toàn cầu ngày nay - Chương 8 Hội nhập kinh tế khu vực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 8 Hội nhập kinh tế khu vực 8-2 Giới thiệu Hội nhập kinh tế khu vực là sự thỏa thuận giữa các quốc gia trong một khu vực địa lý để giảm các rào cản thuế quan và phi thuế quan nhằm tạo ra các dòng chảy tự do của hàng hoá, dịch vụ, và các yếu tố sản xuất giữa các nước. Về lý thuyết, hội nhập kinh tế khu vực mang lại lợi ích cho tất cả các thành viên Trong hai thập kỷ qua, số lượng các hiệp định thương mại khu vực đã được gia tăng 8-3 Các cấp độ hội nhập kinh tế  Có năm mức độ hội nhập kinh tế 1. Khu vực mậu dich tự do- bãi bỏ thuế quan giữa các nước thành viên. Mỗi nước thành viên vẫn duy trì mức thuế quan bên ngoài của riêng mình đối với các nước không phải là thành viên 2. Liên minh thuế quan - loại bỏ các rào cản thương mại giữa các nước thành viên và thông qua chính sách thương mại chung với các nước bên ngoài 3. Thị trường chung- không có rào cản đối với thương mại giữa các nước thành viên, chính sách thương mại chung với các nước bên ngoài và tự do chuyển dịch các yếu tố sản xuất 8-4 Các cấp độ hội nhập kinh tế 4. Liên minh kinh tế - bao gồm dòng chảy tự do của các sản phẩm và các yếu tố sản xuất giữa các thành viên, thông qua chính sách thương mại chung với các nước bên ngoài, một đồng tiền chung, hài hòa các mức thuế suất của các nước thành viên, và một chính sách tiền tệ và tài chính chung 5. Liên minh chính trị - quốc gia độc lập được kết hợp thành một liên minh 8-5 Các ý kiến ủng hộ hội nhập khu vực  Các lập luận về mặt kinh tế và chính trị ủng hộ hội nhập kinh tế khu vực  Nói chung, nhiều nhóm trong một quốc gia phản đối quan điểm về hội nhập kinh tế  Có hai trở ngại chính để hội nhập 1. nó có thể tốn kém - trong khi một quốc gia được xem như một tổng thể có thể được hưởng lợi từ hiệp định mậu dịch tự do khu vực, một số nhóm nhất định có thể bị tổn thất 2. nó có thể dẫn đến mất chủ quyền quốc gia 8-6 Các ý kiến chống lại hội nhập khu vực Hội nhập kinh tế khu vực chỉ có ý nghĩa khi việc tạo lập thương mại vượt xa chệch hướng thương mại Tạo lập thương mại xảy ra khi các nhà sản xuất chi phí thấp trong khu vực mậu dịch tự do thay thế cho các nhà sản xuất chi phí cao nội địa Chệch hướng thương mại xảy ra khi các nhà cung cấp chi phí cao hơn trong khu vực thương mại tự do thay thế các nhà cung cấp chi phí thấp hơn bên ngoài 8-7 Hội nhập kinh tế khu vực ở Châu Âu Châu Âu có hai khối thương mại Liên minh châu Âu với 27 thành viên Hiệp hội Thương mại Tự do châu Âu với 4 thành viên Liên minh châu Âu dự kiến sẽ trở thành một siêu cường sánh ngang với Hoa Kỳ 8-8 Hội nhập kinh tế khu vực ở Châu Âu  Liên minh châu Âu (EU) là kết quả của  sự tàn phá của hai cuộc chiến tranh thế giới vào Tây Âu và mong muốn cho một nền hòa bình lâu dài mong muốn các quốc gia châu Âu có một tổ chức riêng của mình trên diễn đàn kinh tế và chính trị thế giới  EU có bốn tổ chức chính 1. Ủy ban châu Âu 2. Hội đồng châu Âu 3. Nghị viện châu Âu 4. Tòa án Châu Âu 8-9 Hội nhập kinh tế khu vực ở Châu Âu Đạo Luật duy nhất châu Âu (1987) được thông qua bởi các nước châu âu nhằm hướng tới thành lập một thị trường duy nhất vào năm 1992 Hiệp ước Maastricht (1991) thông qua bởi các thành viên EU hình thành một đồng tiền chung, đồng euro Nhiều quốc gia, đặc biệt từ Đông Âu, đã nộp đơn xin trở thành thành viên của EU Đến năm 2007, có 27 quốc gia thuộc Liên minh châu Âu 8-10 Hội nhập kinh tế khu vực ở Châu Mỹ  Hội nhập kinh tế khu vực ngày càng tăng ở châu Mỹ  Nỗ lực quan trọng nhất là Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mỹ  Các thoả thuận khác bao gồm  Cộng đồng Andean  MERCOSUR  Ngoài ra còn có những nỗ lực để tạo thành một Khu vực mậu dịch tự do châu Mỹ  Hai hiệp định thương mại khác ở châu Mỹ  Thị trường Thương mại Trung Mỹ  CARICOM 8-11 Hội nhập kinh tế khu vực ở các khu vực khác Có rất nhiều nỗ lực khác nhau trong hội nhập kinh tế khu vực khắp châu Á và châu Phi Sự thành công của những nỗ lực đã bị hạn chế Hai nỗ lực thành công là Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương 8-12 Các khuyến nghị cho nhà quản lý Câu hỏi: Tại sao hội nhập kinh tế khu vực quan trọng cho các công ty quốc tế?  Nhờ hội nhập kinh tế khu vực,những thị trường đã được bảo hộ khỏi cạnh tranh nước ngoài đang ngày càng mở rộng  Những phát triển này đặc biệt có ý nghĩa trong Liên minh châu Âu và NAFTA  Tuy nhiên, hội nhập kinh tế khu vực dường như tăng tính cạnh tranh
Tài liệu liên quan