Bài giảng Kinh tế học vĩ mô - 6. Nền kinh tế mở

Nội dung bài giảng này • Sự kiện: mức độ mở cửa của các nền kinh tế theo thời gian • Thị trường hàng hóa: vai trò của tỷ giá • Thị trường tài chính: vai trò của cán cân thanh toán. • Mô hình IS-LM mở rộng cho nền kinh tế mở hay còn gọi là mô hình Mundell – Fleming. • Phân tích tác động của chính sách ngân sách và tiền tệ trong khuôn khổ của mô hình Mudell – Fleming.

pdf30 trang | Chia sẻ: thanhtuan.68 | Lượt xem: 926 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Kinh tế học vĩ mô - 6. Nền kinh tế mở, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nền kinh tế mở [The Open Economy] Nguyễn Hoài Bảo Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 1 Bộ môn Kinh tế học – Khoa Kinh tế Phát triển – Đại học Kinh tế TP.HCM August 5, 2010 Nội dung bài giảng này • Sự kiện: mức độ mở cửa của các nền kinh tế theo thời gian • Thị trường hàng hóa: vai trò của tỷ giá • Thị trường tài chính: vai trò của cán cân thanh toán. • Mô hình IS-LM mở rộng cho nền kinh tế mở hay còn gọi là mô hình Mundell – Fleming. Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 2 • Phân tích tác động của chính sách ngân sách và tiền tệ trong khuôn khổ của mô hình Mudell – Fleming. X/GDP (độ mở) của các nền kinh tế theo thời gian. Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 3 Mức độ mở cửa của một nền kinh tế có thể đo lường ở nhiều phương diện, một trong những chỉ số phổ biến nhất là tỷ phần xuất khẩu hoặc nhập khẩu so với thu nhập. Độ mở của một số nước và khu vực. Khu vực Châu Âu Nhật Bản Mỹ Việt Nam % Xuất khẩu trong GDP 18.8 12.2 9.3 67.7 % Nhập khẩu trong GDP 17.1 10.6 13.8 59.3 Thảo luận: Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 4 Phải chăng Việt Nam mở cửa hơn cả Mỹ, Nhật Bản và những nước trong khu vực Châu Âu? Tỷ giá hối đoái và thị trường hàng hóa Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 5 Tỷ giá • Tỷ giá hối đoái là giá tương đối giữa hai đồng tiền: vậy thì nó là giá của nội tệ so với ngoại tệ hay ngược lại? • Nếu định nghĩa trực tiếp (kiểu của dollar Mỹ, euro hay bảng Anh ) thì đó là giá của 1 đồng tiền nội địa khi tính bằng giá của đồng tiền nước ngoài. • Nếu định nghĩa gián tiếp (kiểu của VND, dollar Singapore, Yuan của Trung quốc ) thì đó là giá của 1 đồng tiền ngoại tệ khi tính bằng giá của đồng tiền nội tệ. Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 6 • Trong bài giảng này chúng tôi sử dụng định nghĩa quen thuộc của Việt Nam đó là định nghĩa gián tiếp. Vậy thì: • Nếu tỷ giá diễn biến tăng thì đồng tiền trong nước mất giá/phá giá. • Nếu tỷ giá diễn biến giảm thì đồng tiền trong nước lên giá/nân giá. • Lưu ý: định nghĩa tỷ giá trong sách của Mankiw là trực tiếp. E (DC/FC) E tăng là DC mất giá/phá giá, tương đương với FC lên giá E giảm thì DC lên giá/nâng giá, tương đương với FC giảm giá. Chế độ tỷ giá • Tỷ giá thả nổi (flexible exchange rates regime): biến động tỷ giá do thị trường ngoại tệ quyết định. • Nếu E tăng thì gọi là mất giá (depreciations) • Nếu E giảm thì gọi là lên giá (appreciations) • Tỷ giá cố định (fixed exchange rates regime): biến động tỷ giá do sự can thiệp của ngân hàng trung ương. • Nếu E tăng thì gọi là phá giá (devaluations) Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 7 • Nếu E giảm thì gọi là nâng giá (revaluations) Thảo luận: Phân tích chi phí cơ hội của mỗi chế độ tỷ giá? Tỷ giá hối đoái danh nghĩa vs. Tỷ giá hối đoái thực Tỷ giá thực (real exchange rate) là giá tương đối của hàng hóa ở hai quốc gia: ε = E×P*/P Như vậy: Tỷ giá thực biến động có thể bắt nguồn từ: [1] biến động của tỷ giá danh nghĩa; [2] biến động của giá quốc tế (P*); [3] biến động của giá trong nước. Giá máy tính Dell ở Mỹ (USD) Giá bán máy tính Dell cùng loại ở Việt Nam (VND) Tỷ giá danh nghĩa Giá bán máy tính ở Mỹ tính bằng VND Tỷ giá thực (song phương) P* P E E.P* E.P*/P 1000.00USD 23,750,000.00 19,000 19,000,000.00 0.8 Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 8 Giả thuyết: Nếu giá cả giữa các quốc gia là hội tụ thì ε sẽ tiến tới 1 (một) và ở mức tỷ giá này được xem là tỷ giá thực cân bằng. Thảo luận: 1. Tại sao giá cả của cùng một hàng hóa giữa các quốc gia là khác nhau? 2. Nếu định nghĩa E trực tiếp thì công thức tính ε sẽ phải như thế nào? 3. Một quốc gia giao thương với nhiều nước trên thế giới, khi đó P* sẽ là giá cả của nước nào? (Gợi ý: tham khảo thêm tỷ giá thực đa phương – multilateral real exchange rate) Tỷ giá thực và xuất nhập khẩu • ε = EP*/P với giả định trong ngắn hạn là cả P và P* đều chưa thay đổi. Khi đó chiều hướng của ε cũng là chiều hướng của E. Chẳng hạn E tăng 2% thì ε cũng tăng 2%. • EP* là chi phí của của hàng hóa nước ngoài tính bằng tiền trong nước: • P là chi phí của giá hàng hóa trong nước tính bằng tiền trong nước. Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 9 • Khi E tăng thì làm chi phí EP* tăng vậy thì hàng hóa trong nước trở nên rẻ hơn và nhà sản xuất trong nước sẽ có lợi thế khi xuất nhưng nhà nhập khẩu sẽ bất lợi khi nhập hàng hóa từ nước ngoài về; và ngược lại. X = X(E) và M = M(E). Trong đó ∂X/ ∂E > 0 và ∂X/ ∂E <0 vậy: NX = X(E) – M(E) = NX(E) thì ∂NX/ ∂E > 0 Tỷ giá và cán cân thanh toán (thị trường tài chính) Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 10 ☺ Nhớ lại • Bây giờ hãy hình dung tất cả những sự kiện mà một nước có liên hệ với thế giới và thế giới liên hệ đến mình liên quan đến tiền ngoại quốc! • Có lần đã xuất khẩu 80 và nhập về 50 và còn dư 30 ngoại tệ • Người bán cháo đã đem lợi nhuận về nước là 12$ • Khi mở cửa, người dân trong nước có thể mua trái phiếu nước ngoài và ngược lại . • Cán cân thanh toán (Balance of Payments) sẽ ghi nhật hết tất cả Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 11 những sự kiện như trên và sắp xếp chúng theo những nhóm có ý nghĩa. • => Cán cân thanh toán còn hàm ý cho chúng ta biến khả năng thanh toán bằng ngoại tệ của một nền kinh tế đối với thế giới. Thảo luận: Biến số nào có khả năng ảnh hưởng lên cán cân thanh toán? Cán cân thanh toán của Việt Nam năm 2007 (triệu USD). Current Account Balance (1) = (2) + (5) +(8) + (10) -6992.00 Trade Balance (2) = (3) -(4) -10360.00 Export (f.o.b) (3) 48561.00 Import (f.o.b) (4) 58921.00 Non-factor services (net) (5) = (6) – (7) -894.00 Receipts (credit) (6) 6030.00 Payments (debit) (7) 6924.00 Investment income (net) (8) = (9) – (10) -2168.00 Receipts (credit) (9) 1093.00 Payments (debit) (10) 3261.00 Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 12 Transfer (net) (11) 6430.00 Capital/Financial Account Balance (12) = (13) + (14) + (15) + (16) 17540.00 Net Foreign Direct Investment (FDI) (13) 6550.00 Medium and Long term Loans (net) (14) 2045.00 Portfolio Investment (15) 6243.00 Short-term capital (net) (16) 2702.00 Errors and Omission (17) -349.00 Overall Balance (18) = (1) + (12) + (17) 10199.00 Gross Official Reserves 20964.00 (Nguồn: IMF Country Report No. 09/110) Cán cân thanh toán và thành phần của nó • Cán cân thanh toán bao gồm cái cân tài khoản vãng lai (current account) và cán cân tài khoản vốn/tài chính (capital/financial account). • Trong tài khoản vãng lai có bao gồm cán cân thương mại và các phần thu nhập ròng từ nước ngoài và các khoản chuyển nhượng. • Các thành phần trong cán cân thanh toán đều được đo lường trong một đoạn thời gian nhất định và như vậy chúng là biến lưu lượng. Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 13 • Dự trữ ngoại hối chính thức (official reserves) là tổng số tài sản tài chính mà ngân hàng trung ương đang giữ dưới dạng tài sản nước ngoài và nó là một biến tích lượng. • Sự thay đổi của dự trữ cho biết chiều hướng của cán cân thanh toán. BOP = CA + KA Trong khi đó: CA + KA - ∆R = 0 Mở cửa và sự di chuyển dòng vốn quốc tế • Khi nền kinh tế mở cửa, bạn có quyền giữ tài sản của mình bằng tài sản tài chính trong nước hoặc tài sản tài chính của nước ngoài. Điều gì ảnh hưởng lên quyết định của bạn? • Lựa chọn 1: mua trái phiếu trong nước với lãi suất là it sau 1 năm. • Lựa chọn 2: mua trái phiếu của nước ngoài với lãi suất là it* sau 1 năm. Nếu tỷ giá hiện tại là Et và tỷ giá kỳ vọng sau một năm là Eet+1. Lựa chọn 1: Đầu tư trong nước Lựa chọn 2: Đầu tư ra nước ngoài Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 14 Cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đều tìm kiếm đầu tư ở nơi nào có mức sinh lợi cuối cùng cao hơn, do vậy đến một lúc nào đó điều kiện ngang bằng lãi suất sẽ xuất hiện: (1 + it) = (1+it*)(E e t+1/Et) và có thể viết lại it = it* + (E e t+1 – Et)/Et Đầu năm: 1$ Cuối năm: 1$(1+it) Đầu năm: 1/Et$ Cuối năm: 1/E$(1+it*)E e t+1. Thực tập Mệnh giá (Face value) Giá hiện tại (Price) Trái phiếu 1 năm của Mỹ 10,000USD 9,615.38USD Trái phiếu 1 năm của Đức 13,333USD 12,698.10DM 1. Hãy tính lãi suất danh nghĩa cho mỗi loại trái phiếu trên? 2. Hãy tính tỷ giá kỳ vọng sau một năm theo điều kiện ngang bằng lãi suất nếu biết tỷ giá hiện nay là 1DM = 0.95USD. Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 15 3. Nếu bạn nghĩ rằng USD sẽ mất giá trong thời gian tới thì bạn sẽ đầu tư vào trái phiếu nào? 4. Nếu bạn là nhà đầu tư ở Mỹ, bạn đầu tư trái phiếu Đức và đến cuối năm tỷ giá là 1DM = 0.9USD. Vậy thì lãi suất của bạn nhận được cuối cùng là bao nhiêu? (Nguồn: Blanchard, trang 360, bài tập 5.) Vấn đề ngang bằng lãi suất • Giả sử cố định i* và Eet+1 • Như vậy E sẽ biến động khi i biến động. Cụ thể khi lãi suất trong nước tăng thì E sẽ giảm; và ngược lại. • Một cách suy nghĩ khác: giả sử hiện nay i > i* mà tỷ giá Et vẫn chưa it = it* + (E e t+1 – Et)/Et hay Et = E e t+1/(1 + it - it*) Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 16 điều chỉnh thì người dân có kỳ vọng Eet+1 sẽ giảm; và ngược lại nếu hiện nay i < i* thì tỷ giá kỳ vọng là tăng. • Tại sao? • i > i* thì dòng vốn sẽ đi vào (giá trái phiếu trong nước hấp dẫn hơn nước ngoài) và vì thế sẽ có áp lực làm đồng tiền trong nước lên giá. • Ngược lại, i < i* thì dòng vốn sẽ đi ra (giá trái phiếu quốc tế hấp dẫn hơn trong nước), khi đó đồng tiền trong nước sẽ có áp lực mất giá. Đồ thị: ngang bằng lãi suất L ã i s u ấ t t r o n g n ư ớ c - i i* E Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 17 Tại E: i = i* và Et = E e t+1. Thảo luận: Cơ chế nào để E trở thành một điểm cân bằng ổn định? Tỷ giá Et L ã i s u ấ t t r o n g n ư ớ c Eet+1 Ví dụ: ngang bằng lãi suất • Giả sử rằng hiện nay lãi suất trái phiếu 1 năm giữa Việt Nam và Mỹ đều là 4% (iVN = iUS = 4%) và tỷ giá là 19.000 VND/USD. • Đột nhiên Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thắt chặt tiền tệ và làm lãi suất tăng lên 10%. Theo điều kiện ngang bằng lãi suất thì VND sẽ lên giá 6%. Tại sao? • Giả sử rằng các nhà đầu tư đều kỳ vọng rằng sau 1 năm tỷ giá vẫn là 19.000. Như vậy họ sẽ chọn trái phiếu Việt Nam, càng mua trái phiếu Việt Nam thì VND càng lên giá. Nhưng bởi lẽ nhà đầu tư vẫn giữ tỷ giá Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 18 kỳ vọng là 19.000 cho nên VND lên giá bao nhiêu phần trăm thì họ lại kỳ vọng rồi sẽ mất giá lại bao nhiêu phần trăm. Phản ứng này sẽ kéo dài cho đến khi nào không còn chênh lệch lợi nhuận giữa việc giữ trái phiếu Việt Nam hoặc trái phiếu Mỹ. iVN = iUS* + (E e t+1 – Et)/Et 10% = 4% + 6% Mô hình Mudell-Fleming Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 19 Mô hình Mundell-Fleming • Giả định: 1. Nền kinh tế mở; 2. Nền kinh tế nhỏ; và 3. Vốn tự do di chuyển. • Giả thuyết [2] hàm ý rằng lãi suất của nước nhỏ phụ thuộc và lãi suất của nước lớn (phần còn lại của thế giới). Một khi có chênh lệch lãi suất thì dòng vốn sẽ di chuyển, sự di chuyển dòng vốn từ nước lớn vào nước nhỏ; hoặc từ nước nhỏ và nước lớn chỉ làm lãi suất ở nước nhỏ Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 20 thay đổi chứ không ảnh hưởng đến lãi suất của nước lớn. • Giả thuyết [3] hàm ý rằng nền kinh tế có thể vay/cho vay trên thị trường vốn quốc tế không hạn chế. Lãi suất trong nước = lãi suất thế giới (i = i*) Mô hình Mundell-Fleming (với tỷ giá là giá của ngoại tệ - gián tiếp) LM* E0 IS* e0 T ỷ g i á ( e ) Mất giá Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 21 [IS*]: Y = C(Y-T) + I(i*) + G + NX(e); với ∂e/∂Y > 0 [LM*]: MS = PYL(i*) với ∂e/∂Y = 0 Thu nhậpY0 Lên giá Chính sách tài khóa mở rộng: trong chế độ tỷ giá thả nổi LM* E0 IS0* e0 T ỷ g i á ( e ) Mất giá IS1* E1e1 Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 22 Cơ chế lan truyền: G↑ hoặc T↓ => AE↑ => Y↑ => MD↑ => i↑ => i>i* => Inflows ↑ => e ↓ => NX ↓=> Y↓ Kết quả: Với chế độ tỷ giá thả nổi, mở rộng chính sách tài khóa làm lên giá đồng tiền nhưng không làm tăng thu nhập; Ngược lại, thu hẹp chính sách tài khóa sẽ làm đồng tiền trong nước mất giá và thu nhập cũng không thay đổi. Thu nhậpY0 Lên giá Mở rộng chính sách ngân sách: Tỷ giá cố định LM0* E0 IS0* e0 T ỷ g i á ( e ) Mất giá IS1*LM1 E1 Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 23 Cơ chế lan truyền: G↑ hoặc T↓ => AE↑ => Y↑ => MD↑ => i↑ => i>i* => Inflows ↑ => C.B. mua (R ↑) => MS↑ => Y ↑ (và e không đổi) Kết quả: với chế độ tỷ giá cố định, mở rộng chính sách tài khóa làm tăng thu nhập; Ngược lại, thu hẹp chính sách tài khóa sẽ làm giảm thu nhập. Thu nhậpY0 Lên giá Y1 Chính sách tiền tệ mở rộng: chế độ tỷ giá thả nổi. LM0* E0 IS* e0 T ỷ g i á ( e ) Mất giá LM1* e1 E1 Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 24 Cơ chế lan truyền: MS↑ => i ↓ => i ouŒlows↑ => e ↑ => NX↑ => Y↑ Kết quả: với chế độ tỷ giá thả nổi, nới lỏng chính sách tiền tệ làm mất giá đồng tiền trong nước và làm tăng thu nhập; Ngược lại, thắt chặt chính sách tiền tệ sẽ làm đồng tiền trong nước lên giá và làm giảm thu nhập. Thu nhậpY0 Lên giá Y1 Nới lỏng chính sách tiền tệ: chế độ tỷ giá cố định LM0* E0 IS* e0 T ỷ g i á ( e ) Mất giá LM1* Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 25 Cơ chế lan truyền: MS↑ => i↓ => i outflows ↑ => C.B. bán (R↓) => MS ↓ => Y và e không đổi. Kết quả: với chế độ tỷ giá cố định, nới lỏng hay thắt chặt tiền tệ đều không có tác dụng ảnh hưởng lên thu nhập. Thu nhậpY0 Lên giá Tổng hợp kết quả của chính sách: “Impossible Trinity/Trilema” Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 26 Có 3 điều mà một quốc gia không thể chọn đồng thời: [1] tỷ giá cố định; [2]chính sách tiền tệ độc lập; và [3] dòng vốn tự do di chuyển. Phụ lục: IM*-LM* với tỷ giá là giá của nội tệ - trực tiếp T ỷ g i á ( e ) LM* E0e0 Lên giá Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 27 Các kết quả phân tích đều tương tự, chỉ có điều về mặt đồ thị thì đường IS* là dốc xuống. Đây là cách trình bày trong sách của Mankiw. Thu nhậpY0 IS* Mất giá Phụ lục: nói thêm về công thức “điều kiện ngang bằng lãi suất” 1+ i = (1+i*)(Eet+1/Et) Có thể viết lại: 1+ i = (1+i*)[1+ (Eet+1-Et)/Et] Dùng điều kiện sấp xỉ sẽ có kết quả: i ≈ i*+ (Eet+1-Et)/Et Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 28 • Điều kiện sấp xỉ: • (1+x)(1+y) ≈ (1 + x + y) khi mà x và y là rất nhỏ. • Bởi vì (1+x)(1+y) = 1 + x + y + xy, với x và y là nhỏ thì tích xy sẽ rất nhỏ và cho nó bằng zero. Phụ lục: độ mở của nền kinh tế Việt Nam (1990 – 2008) 40.0 50.0 60.0 70.0 80.0 90.0 100.0 Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 29 0.0 10.0 20.0 30.0 X/GDP (%) M/GDP (%) Nguồn: Tính từ số liệu của ADB Tài liệu tham khảo • Oliver Blanchard. 2000. Macroeconomics, 2000, Prentice Hall, 2nd edition. • Mankiw, N. Gregory. 2002. Macroeconomics, Worth Publisher, 5th edition. Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 30