Nội dung bài giảng này
• Phân tích liên hệ giữa thị trường lao động và tổng cung theo quan điểm của “Classical”.
• Phân tích liên hệ giữa thị trường lao động và tổng cung theo quan điểm của “New Keynesian”.
• Lưu ý rằng, kể từ bài giảng này thì chúng ta bắt đầu giả thuyết là giá cả có thể thay đổi – nghĩa là chúng ta phân tích ở khung thời gian trung hạn (dài hạn).
15 trang |
Chia sẻ: thanhtuan.68 | Lượt xem: 1136 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Kinh tế học vĩ mô - 7. Thị trường lao động và Tổng cung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
The UEH 1
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 1
Thị trường lao động và Tổng cung
[The Labor Market and Aggregate Supply]
Nguyễn Hoài Bảo
Bộ môn Kinh tế học – Khoa Kinh tế Phát triển – Đại học Kinh tế TP.HCM
August 5, 2010
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 2
Nội dung bài giảng này
• Phân tích liên hệ giữa thị trường lao động và tổng cung theo
quan điểm của “Classical”.
• Phân tích liên hệ giữa thị trường lao động và tổng cung theo
quan điểm của “New Keynesian”.
• Lưu ý rằng, kể từ bài giảng này thì chúng ta bắt đầu giả
thuyết là giá cả có thể thay đổi – nghĩa là chúng ta phân tích
ở khung thời gian trung hạn (dài hạn).
The UEH 2
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 3
Nhớ lại:
• Trong bài giảng đầu tiên chúng ta đã nói rõ các giả thuyết khác
nhau về sự điều chỉnh của giá và tiền lương đã tạo ra các nhóm
lý thuyết (trường phái) kinh tế.
• Theo đó Keynesian cho rằng giá cả và tiền lương là cứng nhắc;
ngược lại Classical thì cho rằng chúng hoàn toàn linh hoạt.
• Với giả thuyết đó thì đường tổng cung sẽ khác nhau (xem hình vẽ
bên):
• Đối với Keynes thì AS nằm ngang – và đây là một đường cung
cực đoan (extreme Keynesian AS): nghĩa là với một mức giá cho
trước, các hãng sẽ sản xuất bất cứ sản lượng nào mà phía cầu
muốn!
• Đối với Classical thì AS thẳng đứng: nghĩa là các hãng sẽ sản
xuất ở mức sản lượng tiềm năng (potential output) với bất kỳ
mức giá nào!
• Trên thực tế AS phức tạp hơn nhiều và một đường AS dốc lên
giải thích thỏa đáng hơn.
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 4
Extreme Keynesian AS vs. Classic AS
Hình (a) là quan điểm của Keynes khi cho rằng các hãng sẽ sản xuất bất cứ sản lượng nào
mà phía cầu muốn và giá không hề thay đổi.
Hình (b) là quan điểm của Classical khi cho rằng các hãng sẽ luôn luôn sản xuất ra ở mức sản
lượng tiềm năng (Y*) ở tất cả mọi mức giá.
The UEH 3
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 5
Những câu hỏi:
• Sản lượng tiềm năng là gì và nó được tạo ra như thế nào?
• Khi nền kinh tế cân bằng ở mức tiềm năng đó thì liệu có
thất nghiệp không tự nguyện (involuntary unemployment)?
• Điều gì có thể “xui khiến” các hãng cung cấp một mức sản
lượng khác với sản lượng tiềm năng?
• Những giả thuyết khác nhau trên thị trường lao động sản
giải thích phần nào những câu hỏi trên.
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 6
Hàm sản xuất
• Hàm sản xuất là vấn đề trọng tâm ở phía cung – nó cho biết mối
quan hệ giữa các yếu tố đầu vào và sản lượng sản xuất ra – đầu
ra (output).
• Một cách tổng quát, hai yếu tố sản xuất đầu vào là vốn (capital –
K) và lao động (labour – L).
• Hai yếu tố trên đều có tính chất là sản phẩm biên giảm dần.
Nghĩa là khi giữ 1 yếu tố không đổi, nếu yếu tố còn lại tăng thì
sản lượng sẽ tăng lên nhưng lượng tăng sẽ giảm dần cho những
đơn vị lao động tăng trở về sau.
• Partial production function: trong bài giảng này chúng ta giả định
rằng trong hai yếu tố sản xuất trên thì chỉ có lao động là
tăng/giảm trong khi đó vốn là không đổi – cho trước (K = K0).
• Đồ thị ở slide dưới mô tả lại tính chất của hàm sản xuất
Y = F(K0, L)
Trong đó:
MPL = ∂Y/∂L > 0; ∂MPL/∂L < 0
The UEH 4
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 7
Hàm sản xuất với 1 biến số Lao động - L
Khi L tăng thì sản lượng tăng nhưng độ dốc của hàm Y = F(K0; L) chính là MPL =
∂Y/∂L (1 đơn vị tăng lên của L tạo ra được bao nhiêu Y) có tính chất giảm dần.
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 8
Thị trường lao động theo quan điểm “Classical”: phía cầu
• Cầu lao động – phía doanh nghiệp: các hãng sẽ thuê thêm
lao động miễn sao cho lao động đó đem lại doanh thu chí ít
là bằng chi phí phải trả cho lao động đó.
• Doanh thu (thực) mà mỗi giờ lao động mang lại chính là sản
phẩm biên của lao động: MPL = ∂Y(K0;L)/∂L
• Chi phí (thực) mà mỗi giờ lao động doanh nghiệp phải trả
chính là tiền lương thực: ω = W/P (trong đó W là tiền lương
danh nghĩa và P là mức giá)
• Hình ở slide kế tiếp sẽ cho thấy mối quan hệ giữa sản
lượng sản suất ra trong nền kinh tế trong mối quan hệ giữa
cầu lao động và lợi nhuận của doanh nghiệp.
Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp sẽ thuê L sao cho :
MPL = W/P
Và đây cũng chính là cầu lao động của doanh nghiệp khi W/P thay đổi.
The UEH 5
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 9
Sản lượng, cầu lao động, tiền lương và lợi nhuận của doanh nghiệp
Với tiền lương thực ω1 thì
tại mức L1 doanh nghiệp
sẽ tối đa hóa lợi nhuận.
Tại đó, sản lượng mà
doanh nghiệp sản xuất ra
là Y1 = F(K0; L1)
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 10
Ví dụ
• Cho hàm sản xuất Y = 12K1/2L1/2 với K = 25. Hiện tại tiền lương danh
nghĩa W = 10 và giá cả P = 2. Hãy cho biết số lao động mà doanh
nghiệp thuê để tối đa hóa lợi nhuận. Hãy tính sản lượng làm ra ở mức
lao động này?
• Bài giải:
• MPL = ∂(12ᵡ251/2L1/2)/∂L = 30L-1/2.
• W/P = 10/2 = 5
• Tối đa hóa lợi nhuận khi MPL = W/P hay 30L-1/2= 5. Vậy số lao động để
tối đa lợi nhuận là: L* = 36.
• Với L* = 36 thì Y = 12ᵡ251/2361/2 = 360.
The UEH 6
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 11
Thị trường lao động theo quan điểm “Classical”: phía cung
Lực lượng lao động là phần còn lại của dân số sau khi trừ đi những người ngoài độ tuổi.
Những người còn lại làm việc tùy theo mức lương thực trên thị trường. Chẳng hạn tại w1 chỉ
có một phần trong lực lượng lao động làm việc mà thôi, phần còn lại họ không chịu làm việc ở
mức lương w1 thì họ là những người thất nghiệp tự nguyện.
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 12
Thị trường lao động theo quan điểm “Classical”
Thị trường lao động cân bằng sẽ xác định tiền lương thực và số lao động làm việc cho nền
kinh tế. Trong quan điểm của Classical thì một khi có sự mất cân bằng trên thị trường thì tiền
lương danh nghĩa sẽ điều chỉnh để sao cho tiền lương thực luôn ở mức w* và tại đây có tỷ lệ
thất nghiệp được gọi là tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên.
The UEH 7
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 13
Từ thị trường lao động đến đường tổng cung theo Classical
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 14
Từ thị trường lao động đến đường tổng cung theo Classical
• Hình bên trên là cách xây dựng đường AS theo quan điểm của
Classical – mà thường gọi là đường AS trong dài hạn (LRAS).
• Hãy giả sử rằng ở mức tiền lương thực ban đầu WB/PB thì thị
trường lao động cân bằng ở mức L* và từ đó hình thành sản
lượng Y* - tương ứng với điểm B trong hình bên dưới phía phải.
• Một khi có sự tăng lên – chẳng hạn như PC hoặc giảm xuống của
giá cả - chẳng hạn PA thì sẽ làm cho tiền lương thực giảm xuống
hoặc tăng lên. Tuy nhiên, tiền lương thực này không tồn tại lâu
mà chúng sẽ trở về mức tiền lương thực ban đầu (WB/PB) bởi vì
tiền lương danh nghĩa sẽ cũng phải điều chỉnh tăng lên (WC)
hoặc giảm xuống (WA) cùng với mức độ tăng giá.
• Những lập luận trên cho thấy cho dùng ở mức giá nào (PA, PB
hay PC) thì lao động vẫn được sử dụng ở mức L* và sản lượng
tạo ra là Y* - đây cũng là sản lượng tiềm năng trong nền kinh tế.
• Rõ ràng: đường LRAS là thẳng đứng!
The UEH 8
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 15
Tại sao vẫn có tình trạng thất nghiệp không tự nguyện?
• Quan điểm Classical cho rằng với mức tiền lương cân bằng nào
đó trên thị trường thì ai muốn làm cũng có việc. Chỉ có người
không chịu mức tiền lương đó thì không làm – và họ là người thất
nghiệp tự nguyện.
• Tuy nhiên, trên thực tế không phải như vậy: thất nghiệp cao và
dai dẵng vẫn luôn diễn ra (EU là một ví dụ).
• Giải thích cho hiện tượng trên, nhiều lý thuyết được đưa ra để lý
giải, nổi bật nhất là:
1. Do chính phủ can thiệp vào thị trường lao động: tiền lương tối
thiểu hoặc do thuế (tax wedge)
2. Do công đoàn can thiệp vào lương hoặc vào lượng lao động
thuê mướn.
3. Những vấn đề khác liên quan đến tiền lương hiệu quả (efficiency
wages)
• (Có thể xem thêm Gartner, 2006, chương 6.)
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 16
Hình thành tổng cung theo quan điểm của New Keynesian
• Có rất nhiều mô hình tổng cung để lý giải rằng không phải
lúc nào các doanh nghiệp của sản xuất ra ở mức sản lượng
tiềm năng. Tất cả những mô hình đó đều có chung kết luận
là đường tổng cung là dốc lên chứ không phải là thẳng
đứng (xem thêm Mankiw).
• Bài giảng này dùng mô hình tiền lương cứng nhắc (Sticky-
Wages Model) để xây dựng tổng cung.
• Giả thuyết của mô hình:
1. Tiền lương danh nghĩa (nominal wages) được đàm phán
và sẽ thực hiện trong suốt thời gian hợp đồng được ký bất
kể giá cả thực tế diễn ra có thể làm cho tiền lương thực
giảm hoặc tăng.
2. Với mức lương danh nghĩa nói trên, các doanh nghiệp có
thể thuê bất kỳ lượng lao động nào mà họ muốn.
The UEH 9
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 17
Logic trong xây dựng mô hình.
• Cả cung và cầu lao động đều phải ứng với tiền lương thực (real
wages). Tuy nhiên, để hình thành tiền lương thực thì cả hai phía
đều chỉ có duy nhất một thông tin khi đặt bút ký hợp đồng lao
động: tiền lương danh nghĩa (W) còn giá cả thì trong quá trình
thực hiện hợp đồng họ mới biết.
• Vì thế, thực ra, tiền lương thực được tính trên thị trường lao động
chỉ là tiền lương thực kỳ vọng mà thôi: ωe = W/Pe (với Pe là giá cả
kỳ vọng).
• Điều này ngụ ý rằng, trong giai đoạn thực hiện hợp đồng lao
động thì nếu giá thực tế xảy ra, gọi là P, mà thấp hơn giá kỳ vọng
sẽ dẫn đến W/Pe < W/P: bất lợi cho phía doanh nghiệp (phía làm
công được lợi); và ngược lại: phía doanh nghiệp sẽ có lợi nếu giá
thực tế xảy ra cao hơn là giá mà cả hai kỳ vọng ban đầu, hay
W/Pe > W/P.
• Số lao động thực tế mà doanh nghiệp thuê mướn tùy vào sai biệt
giữa tiền lương thực tế (W/P) và tiền lương kỳ vọng (W/Pe).
• Hình ở slide kế tiếp sẽ mô tả việc tạo ra AS theo logic ở trên.
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 18
Xây dựng AS theo New Keynesian
The UEH 10
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 19
Giải thích
• Hãy bắt đầu từ điểm B ở hình trên, tại đó sản lượng đang ở mức tiềm
năng (Y*) và giá kỳ vọng Pe = PB (đối với đồ thị dưới/phải).
• Trên thị trường lao động đang cân bằng tại B với tiền lương thực là
W0/PB = W0/Pe và số lao động đang làm việc là L*.
• Tuy nhiên, trong suốt thời gian mà hợp đồng tiền lương W0 còn hiệu lực
thì số lao động mà doanh nghiệp thuê mướn có thể khác L* và vì thế
sản lượng thực tế cũng sẽ khác với sản lượng tiềm năng. Vì sao?
• Chẳng hạn, nếu giá thực tế diễn ra là PC, cao hơn PB, hay nói cách khác
PC > Pe thì các hãng đang hưởng lợi bởi vì tiền lương thực trên thực tế
diễn ra thấp hơn tiền lương thực kỳ vọng: họ thuê thêm lao động (từ L*
đến LC) và làm sản lượng tăng (từ Y* lên YC)
• Ngược lại, nếu giá thực tế diễn ra là PA
W/PA: doanh nghiệp giảm thuê mướn (từ L* giảm còn LA) nên sản lượng
giảm (từ Y* xuống còn YA).
• Rõ ràng: kết hợp giữa giá thực tế và sản lượng thực tế chúng ta có
đường AS là dốc lên.
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 20
Tổng quát: phương trình đại số của AS
• Gọi Pe là mức giá kỳ vọng, P là mức giá thực tế diễn ra, Yp là sản
lượng tiềm năng và Y là sản lượng thực tế diễn ra. Khi đó:
• Khi P = Pe thì Y là Yp
• Khi P < Pe thì Y < Yp
• Khi P > Pe thì Y > Yp
• Khi Pe tăng thì AS dịch chuyển lên trên
• Khi Pe giảm thì AS dịch chuyển xuống dưới
Y = Yp + α(P – Pe) hay P = Pe + λ(Y – Yp)
Với λ = 1/ α là độ dốc của AS (về khía cạnh toán) nhưng về gốc độ kinh tế thì α cho
biết mức độ điều chỉnh của sản Y đối với sự thay đổi ngoài dự kiến của mức giá
trên thực tế (P – Pe)
The UEH 11
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 21
Tổng cung của New Keynesian và Classical
Tổng cung
New Keynesian
(trung hạn)
Tổng cung
“Classical “
(Dài hạn)
Y = Yp + α(P – Pe)
YP
Tổng cung dài hạn theo quan điểm của Classical là thẳng đứng, trong khi đó theo những mô
hình gần đây (New Keynesian) cho rằng AS là dốc lên, trong đó Pe đóng 1 vai trò quan trọng
trong điều chỉnh từ ngắn hạn sang trung hạn/dài hạn.
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 22
Nâng cao: Thị trường lao động – một cách tiếp cận khác.
• Phân tích thị trường lao động bên trên thường “đơn giản hóa”
vấn đề bằng cách giả định:
• Đối với phía cung – tức là phía người lao động thường sẳn lòng
làm việc ứng với một mức tiền lương thực cho trước. Cứ thế, khi
mức tiền lương này cao thì người ta sẵn lòng làm việc nhiều giờ
hơn hoặc có nhiều người muốn làm việc hơn (*)
• Thực ra (*) này không hoàn toàn đúng mà tiền lương được hình
thành bởi một quá trình phức tạp hơn nhiều: đàm phán giữa các
bên, điều kiện làm việc và tình hình thị trường lao động .
• Đối với phía cầu – tức phía doanh nghiệp sẽ quyết định thuê lao
động dựa trên tiền lương thực có sẵn, là tỷ phần giữa lương
danh nghĩa và giá trên thị trường (**)
• Thực ra (**) này chỉ đúng đối với thị trường lao động và hàng hóa
là cạnh tranh hoàn toàn. Trên thực tế, doanh nghiệp có thể định
giá bán của mình và thị trường lao động cũng chưa chắc là cạnh
tranh.
• Vậy thì sao?
The UEH 12
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 23
Cơ sở hình thành tiền lương
• Người lao động “đòi hỏi” hoặc doanh nghiệp “đề nghị” tiền lương
trên cơ sở nào?
1. Khả năng đàm phán, hay còn gọi là sức mạnh đàm phán
(barganing power) phụ thuộc vào hai yếu tố: (1.a) tính chất của
công việc: công việc càng đơn giản thì sức mạnh đàm phán của
người làm công càng yếu và ngược lại; và (1.b) tình trạng của
thị trường lao động: thị trường lao động đang có tỷ lệ thất nghiệp
thấp thì khả năng tiềm một việc mới dễ dàng, hay nói cách khác
là quyền mặc cả của người lao động sẽ tăng lên, và ngược lại.
2. Lý thuyết tiền lương hiệu quả (efficiency wage theories) cho
rằng các hãng thường trả một mức tiền lương cao hơn “bình
thường” – là mức lường mà người ta đang “lưỡng lự” hay bàng
quan giữa làm hoặc không. Họ làm như thế vì để (2.a) giữ
những người “giỏi” hoặc thạo nghề ở lại và (2.b) để kích thích
lao động làm việc hăng hái hơn.
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 24
Xác định tiền lương: wage-setting relation
• Cả hai nhóm lý thuyết trên đều cho rằng việc xác định tiền lương
đều phụ thuộc vào hai yếu tố: bản chất của công việc và tình
trạng trên thị trường lao động.
• Ngoài ra, người lao động (và cả doanh nghiệp thuê mướn) thật
sự quan tâm đến tiền lương thực chứ không phải là tiền lương
danh nghĩa. Nghĩa là họ không quan tâm bao nhiêu tiền họ nhận
được mà quan tâm số tiền đó thật sự mua được cái gì.
• Tuy nhiên, như đã nói ở trên, cả hai đều không thể biết mức giá
thực tế sẽ diễn ra như thế nào mà chỉ có thể dự đoán, kỳ vọng nó
mà thôi.
W = PeF(u,z) hay W/Pe = F(u,z)
Trong đó: Pe là mức giá kỳ vọng, u là tỷ lệ thất nghiệp và z là nhân tố khác (catchall
variable). Với ∂W/∂u < 0 vì khi thất nghiệp cao thì tiền lương sẽ thấp, và ngược lại;
và ∂W/∂z > 0 vì z đại diện cho tất cả biến số – miễn sao những biến số đó cải
thiện/tăng thì tiền lương tăng. Ví dụ: độ khó của công việc, quyền lợi thất nghiệp,
thay đổi cấu trúc trong kinh tế tạo ra nhiều công việc .
The UEH 13
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 25
Xác định giá: price-setting relation
• Giá mà doanh nghiệp bán ra hình thành trên cơ sở nào?
• Giá phụ thuộc vào chi phí và chi phí thì phụ thuộc vào sản xuất.
• Nhớ lại trong môn kinh tế vi mô: Chi phí biên bằng với tiền lương
chia cho năng suất biên của lao động.
• Nhớ lại trong môn kinh tế vi mô: Nếu trong thị trường cạnh tranh
hoàn hảo thì giá bán trên thị trường bằng với chi phí biên. Nhưng
nếu trên thị trường không cạnh tranh thì giá bán sẽ cao hơn.
MC = W/MPL và P = MC(1+ µ)
Vậy
P = (1+ µ)W/MPL hay W/P = MPL/(1+ µ)
Trong đó:
MPL là sản phẩm biên của lao động
W là tiền lương danh nghĩa
µ là mức bồi giá (markup). Nếu µ = 0 thì doanh nghiệp đang kinh doanh trong thị
trường cạnh tranh, nếu không thì µ > 0.
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 26
Thị trường lao động:
• Từ mối quan hệ trong xác định tiền lương sẽ tạo ra cung lao
động: Nếu Pe và z không đổi thì một khi mà tỷ lệ thất nghiệp
cao/mức nhân dụng thấp thì tiền lương sẽ thấp. Và ngược
lại, tỷ lệ thất nghiệp thấp/mức nhân dụng cao thì tiền lương
sẽ cao. Hay nói cách khác đường cầu lao động là dốc lên
trong mối quan hệ giữa L và W/Pe.
• Từ mối quan hệ trong xác định giá sẽ tạo ra đường cầu lao
động: nếu µ không đổi thì khi lao động tăng làm MPL giảm
nên tiền lương thực (W/P) giảm. Hay nói cách khác thì
đường cầu lao động sẽ dốc xuống trong mối quan hệ giữa L
và W/P.
• Cân bằng trên thị trường lao động như cách phân tích ở
trên sẽ tạo tiền lương và nhân dụng ở mức có tỷ lệ thất
nghiệp là thất nghiệp tự nhiên (natural rate of
unemployment - un).
The UEH 14
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 27
Thị trường lao động: đồ thị
Lao độngLN
SL = Wage –setting: W/P = F(u,z)
A
IS*
W/P
L
Ti
ề
n
lư
ơ
n
g
th
ự
c
DL = Price –setting: MPL/(1+μ)
N U
Tại điểm cân bằng A, số lao động làm việc là LN và tỷ lệ thất nghiệp là tỷ lệ thất
nghiệp tự nhiên: uN = U/L (với L là tổng lực lượng lao động – Labor force).
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 28
Thảo luận:
• Hãy cho biết tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên và tiền lương thực sẽ
biến động như thế nào khi:
1. Quyền lợi thất nghiệp tăng (chẳng hạn như có bảo hiểm
thất nghiệp, trợ cấp thất nghiệp, )
2. Luật chống độc quyền nghiêm ngặt hơn.
The UEH 15
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 29
Tài liệu tham khảo
• Blanchard, Oliver. 2000. Macroeconomics. Prentice Hall,
2nd edition.
• Gartner, Manfred. 2006. Macroeconomics. Prentice Hall, 2nd
edition.
• Mankiw, N. Gregory. 2002. Macroeconomics. Worth
Publisher, 5th edition.