Bài giảng kinh tế Sự thần kỳ của châu Á liệu đã đến hồi kết thúc

Sựphát triển mởrộng nhanh chóng của những con hổ Đông Á--nhiều nước đạt mức trung bình cao hơn 8% một năm trong suốt ba thập niên qua--đã làm dấy lên lo sợ ởphương Tây và tựhào ởnước nhà. Chưa từng có trong lịch sửthếgiới trước đây bất kỳmột vùng nào duy trì tăng trưởng nhanh được bền lâu nhưthế. Bốn con hổ đầu tiên (Hồng Kông, Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan) hầu như đã gia nhập hàng ngũnhững nền kinh tếphát triển nếu tính theo GDP bình quân đầu người (Hồng Kông và Singapore cảhai đều giàu có hơn Anh Quốc). Trung Quốc, Indonesia, Malaysia và Thái Lan đã bắt đầu đeo đuôi các đàn anh, cho dù xuất phát với mức thu nhập thấp hơn nhiều; và Philipin (xuất phát chậm hơn) cũng vừa gia nhập nhóm này. Nhưng tốc độtăng trưởng chưa từng có trước đây không phải là điểm chung duy nhất của nhóm vốn rất dịbiệt này. Trong năm qua, hầu nhưtất cảnhững nước này đã vấp ngã. Tăng trưởng xuất khẩu của Đông Á chỉcòn 5% trong năm rồi--rất yếu so với mức tăng trưởng khoảng 20% đạt được vào 1994 và 1995. Malaysia, Hàn Quốc và Thái Lan đang bịthâm hụt tài khoản vãn lai từ5 đến 8% của GDP. Hàn Quốc bịnhững cuộc đình công làm đình đốn; thịtrường chứng khoán ởBangkok và Seoul sa sút; và những hệthống tài chính trong khắp vùng có vẽlung lay. Tốc độtăng trưởng GDP của Singapore đã giảm còn 5,8% trong năm tính đến quý tư1996, giảm xuống từmức trung bình 9,5% vào 1994 và 1995. Tăng trưởng GDP bình quântoàn vùng đã chậm lại từ9% vào 1995 còn 7% vào 1996--một tốc độmà người Mỹvà châu Âu mơ ước. Nhưng sản lượng công nghiệp của hai con hổgiàu nhất, Singapore và Hồng Kông, giảm mất 5% trong năm đó.

pdf8 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2088 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng kinh tế Sự thần kỳ của châu Á liệu đã đến hồi kết thúc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế phát triển Sự thần kỳ của châu Á Niên khoá 2006-2007 Bài đọc Liệu đã đến hồi kết thúc? Asian Miracle 1 Biên dịch: Nguyeân Vuõ The Economist, March 1st 1997 SỰ THẦN KỲ CỦA CHÂU Á LIỆU ĐÃ ĐẾN HỒI KẾT THÚC? 1 tháng 3 năm 1997 Sau những năm tăng trưởng nhanh một cách khác thường, những nền kinh tế đang trỗi lên của Đông Á đang tỏ dấu hiệu mỏi mệt. Có phải chúng bị kiệt sức không? Hay chỉ là nghỉ lấy sức trước khi một lần nữa tiến nhanh về phía trước? Sự phát triển mở rộng nhanh chóng của những con hổ Đông Á--nhiều nước đạt mức trung bình cao hơn 8% một năm trong suốt ba thập niên qua--đã làm dấy lên lo sợ ở phương Tây và tự hào ở nước nhà. Chưa từng có trong lịch sử thế giới trước đây bất kỳ một vùng nào duy trì tăng trưởng nhanh được bền lâu như thế. Bốn con hổ đầu tiên (Hồng Kông, Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan) hầu như đã gia nhập hàng ngũ những nền kinh tế phát triển nếu tính theo GDP bình quân đầu người (Hồng Kông và Singapore cả hai đều giàu có hơn Anh Quốc). Trung Quốc, Indonesia, Malaysia và Thái Lan đã bắt đầu đeo đuôi các đàn anh, cho dù xuất phát với mức thu nhập thấp hơn nhiều; và Philipin (xuất phát chậm hơn) cũng vừa gia nhập nhóm này. Nhưng tốc độ tăng trưởng chưa từng có trước đây không phải là điểm chung duy nhất của nhóm vốn rất dị biệt này. Trong năm qua, hầu như tất cả những nước này đã vấp ngã. Tăng trưởng xuất khẩu của Đông Á chỉ còn 5% trong năm rồi--rất yếu so với mức tăng trưởng khoảng 20% đạt được vào 1994 và 1995. Malaysia, Hàn Quốc và Thái Lan đang bị thâm hụt tài khoản vãn lai từ 5 đến 8% của GDP. Hàn Quốc bị những cuộc đình công làm đình đốn; thị trường chứng khoán ở Bangkok và Seoul sa sút; và những hệ thống tài chính trong khắp vùng có vẽ lung lay. Tốc độ tăng trưởng GDP của Singapore đã giảm còn 5,8% trong năm tính đến quý tư 1996, giảm xuống từ mức trung bình 9,5% vào 1994 và 1995. Tăng trưởng GDP bình quân toàn vùng đã chậm lại từ 9% vào 1995 còn 7% vào 1996--một tốc độ mà người Mỹ và châu Âu mơ ước. Nhưng sản lượng công nghiệp của hai con hổ giàu nhất, Singapore và Hồng Kông, giảm mất 5% trong năm đó. Hổ Giấy GDP/ Tăng trưởng GDP đầu người* bình quân hàng năm (%) 1995,$ 1970-79 1980-89 1990-96 Hồng Kông 23.900 9,2 7,5 5,0 Singapore 22.600 9,4 7,2 8,3 Đài Loan 13.200 10,2 8,1 6,3 Hàn Quốc 11.900 9,3 8,0 7,7 Malaysia 10.400 8,0 5,7 8,8 Thái Lan 8.000 7,3 7,2 8,6 Indonesia 3.800 7,8 5,7 7,2 Trung Quốc 3.100 7,5 9,3 10,1 Philipin 2.800 6,1 1,8 2,8 Nước công nghiệp giàu 19.400 3,4 2,6 2,0 * Theo giá ngang bằng sức mua (PPP) Nguồn: IMF; ING Barings; thống kê quốc gia. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế phát triển Sự thần kỳ của châu Á Niên khoá 2006-2007 Bài đọc Liệu đã đến hồi kết thúc? Asian Miracle 2 Biên dịch: Nguyeân Vuõ The Economist, March 1st 1997 Các phản ứng trước sự tăng trưởng chậm lại chia thành hai nhóm lớn. Nhóm thứ nhất gồm những người bi quan. Họ không bị ngạc nhiên. Họ nghĩ rằng tăng trưởng nhanh chóng của châu Á là không bền vững bởi vì (theo họ) tăng trưởng là dựa vào đầu tư to lớn về vốn và lao động--chứ không phải do hiệu quả tăng lên. Theo họ tăng trưởng chậm lại là do cơ cấu. Những con hổ không sớm thì muộn cũng bị kẹt máy (do quá nhiệt); những số liệu gần đây cho thấy điều này đang xảy ra. Trái lại, những người lạc quan không hề lo lắng. Họ xem nhẹ lập luận cho rằng có trục trặc về cơ cấu của những con hổ. Họ cho rằng tăng trưởng trong những thập niên qua có nguồn gốc do những chính sách khôn ngoan của các chính phủ và hành vi tìm kiếm lợi nhuận của người dân. Đối với tình trạng tăng trưởng chậm lại gần đây, họ giải thích đó chỉ là do chu kỳ. Những người lạc quan nghĩ rằng không sớm thì muộn chu kỳ sẽ biến đổi và sự thần kỳ của châu Á sẽ bắt đầu làm thế giới ngạc nhiên một lần nữa. Như điều thường xảy ra khi người ta thổi phồng để củng cố thêm lập luận của mình, sự thật nằm khoản giữa--nằm gần phía lạc quan hơn. Krugman và những người phê bình ông ta Lập luận của những người tiêu cực lần đầu tiên được nhà kinh tế học người Mỹ thuộc viện MIT, Paul Krugman đưa ra một cách mạnh mẽ cách đây hai năm. Trong một bài báo gây nhiều tranh cải có tựa đề là “Huyền thoại về Sự Thần kỳ của châu Á” (Tạp chí Foreign Affairs, Vol.73, Số 6), ông Krugman tranh luận rằng chẳng có sự thần kỳ kinh tế nào cả ở Đông Á. Ông ta cho rằng tăng trưởng của vùng này phần lớn là dựa vào đầu tư dồi dào và sự chuyển dịch nhiều lao động từ nông nghiệp sang các nhà máy, chứ không phải nhờ vào tăng năng suất dựa trên tiến bộ công nghệ hay chuyển biến về tổ chức. Ông còn thẳng thừng cho những nền kinh tế Đông Á giống như Liên Bang Sô Viết: một khi các đầu vào đã cạn và tỷ số vốn trên sản lượng tăng dần đến mức của nước giàu, quy luật sinh lợi giảm dần sẽ có tác động và tăng trưởng sẽ giảm nhanh. Mặc dầu các xu hướng gần đây có vẽ khẳng định cho luận thuyết này, lập luận của ông Krugman đã bị các nhà kinh tế học khác bứt tận gốc. Những người chỉ trích đưa ra ba lập luận:  Những con số. Những người chỉ trích ông ta đã đặt nghi vấn về số liệu thống kê mà ông Krugman đã dựa vào để rút ra kết luận. Lập luận của ông đã dựa trên công trình của Alwyn Young, một nhà kinh tế học người Mỹ khác. Ông Young đã xem xét 118 quốc gia suốt giai đoạn 1970-85, và đã nỗ lực chia tách sự tăng trưởng GDP thành phần được tính cho gia tăng nhập lượng lao động và vốn, và phần được tính cho việc sử dụng các nhập lượng đó một cách sinh lợi hơn (được các nhà kinh tế học gọi là tổng năng suất nhân tố sản xuất, hay là TFP). Đáng ngạc nhiên là ông Young tìm thấy rằng tăng trưởng TFP ở Đông Á nhìn chung không cao hơn so với những nền kinh tế công nghiệp giàu có. Tăng trưởng năng suất của Singapore, theo ông, là gần bằng zero. Thế nhưng, nhiều nhà kinh tế học khác cho rằng những con số của ông Young là sai lạc. Vấn đề là tăng trưởng TFP được ước tính như phần dự --tức là phần sót lại không thể giải thích được bằng các gia tăng của vốn và lao động. Điều này do đó phải phụ thuộc vào Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế phát triển Sự thần kỳ của châu Á Niên khoá 2006-2007 Bài đọc Liệu đã đến hồi kết thúc? Asian Miracle 3 Biên dịch: Nguyeân Vuõ The Economist, March 1st 1997 các vấn đề lớn về đo lường--có thể giúp giải thích tại sao các công trình nghiên cứu khác đã cho những ước tính cao hơn về tăng trưởng năng suất. Ví dụ, một báo cáo gần đây của UBS, một ngân hàng Thụy Sĩ, đã thực hiện lại phân tích của Young sử dụng số liệu cập nhật hơn cho giai đoạn 1970-90, và đi đến một kết luận khác hẳn (“The Asian Economic Miracle”, UBS International Finance, Số 29, Thu 1996). Trong nghiên cứu này, năm nước Đông Á (Hồng Kông, Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan) được xếp vào 12 nước đầu bảng (trong số 104 nước) về tăng trưởng TPF bình quân. Trong cả năm nước này, năng suất đóng vai trò quan trọng gần bằng đầu tư trong việc giải thích nguồn tăng trưởng. Trong một công trình nghiên cứu về các nước ASEAN, Michael Sarel của IMF (“Growth and Productivity in ASEAN Economies”, được trình bày tại một hội nghị IMF ở Jakarta, tháng 11 năm 1996) cũng đã tìm thấy tăng trưởng năng suất ở mức cao hơn. Ông ta ước tính rằng Singapore, Malaysia và Thái Lan cả ba đều có mức tăng trưởng TPF hàng năm bằng 2-2,5% giữa những năm 1978 và 1996, so với mức ở Hoa Kỳ chỉ có 0,3%. Hơn nữa, TPF tăng ở hầu hết các nước ASEAN giữa những năm 1980 và những năm 1990. Thành quả của châu Á có thể còn tốt đẹp hơn thế nữa. Khi tiến hành công trình nghiên cứu của mình, các nhà kinh tế học khó có thể phân định giữa tăng trưởng TPF và đầu tư vốn bởi vì một phần lớn tiến bộ công nghệ và các phương pháp tổ chức sản xuất tốt hơn thực ra lại được hàm chứa trong thiết bị vốn cơ bản nhập từ những nền kinh tế giàu có. Đưa đến kết quả cả hai nghiên cứu này có thể ước tính thấp mức tăng trưởng năng suất thực ở những nước châu Á có đầu tư cao. Một phần của hiệu quả mà Ông Krugman xem nhẹ là chỉ vì tăng đầu tư vốn cơ bản có thể thật sự là tăng trưởng năng suất dưới một dạng khác.  Vai trò của đầu tư. Những người chỉ trích cho rằng ông Krugman ước tính thấp tầm quan trọng của một số thay đổi được ông mô tả. Ông Krugman cố gắng đả phá ý tưởng về sự thần kỳ châu Á bằng lập luận rằng những nước này chỉ nhờ đầu tư to lớn. Nhưng từ “chỉ nhờ” dễ đưa đến hiểu lầm. Khả năng của châu Á đầu tư một cách hữu hiệu hơn những nước đang phát triển khác và nhập khẩu công nghệ từ nước ngoài tự thân nó đã là một thành tích. Đầu tư ở Đông Á có mức trung bình lên đến 35% của GDP, gần như gấp đôi của châu Mỹ La tinh. Đúng là Liên bang Xô viết cũng đã đầu tư rất nhiều. Nhưng lại khác biệt về các mặt khác. Rất nhiều nghiên cứu cho thấy rằng tiết kiệm cao, thuế và chi tiêu chính phủ thấp, thị trường lao động linh hoạt, cam kết phát triển giáo dục và cởi mở với ngoại thương (và cũng như với công nghệ nước ngoài) tất cả đều là thiết yếu cho tăng trưởng. Các nền kinh tế Đông Á vượt trội về những lĩnh vực này. Ví dụ, những nền kinh tế tương đối mở bảo đảm rằng lao động và vốn được phân bổ theo cách đáp ứng nhiều hơn trước các tín hiệu giá cả so với các hệ thống mang tính hành chính, như đã xảy ra ở Liên bang Xô viết. Chừng nào mà Đông Á còn giữ được những lợi thế chính sách này, tăng trưởng vẫn có tốc độ nhanh hơn so với những nền kinh tế công nghiệp giàu có trong nhiều năm nữa. Bất kể các ước tính về tăng trưởng năng suất của Đông Á chính xác đến mức nào đi nữa, một điều vẫn đúng là những nước có thu nhập thấp có thể tăng trưởng nhanh hơn những nước nằm phía trên của thang phát triển bằng cách sao chép công nghệ của những nước Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế phát triển Sự thần kỳ của châu Á Niên khoá 2006-2007 Bài đọc Liệu đã đến hồi kết thúc? Asian Miracle 4 Biên dịch: Nguyeân Vuõ The Economist, March 1st 1997 giàu. Nhưng khi Đông Á tiệm cận mức vốn bình quân mỗi công nhân và tiêu chuẩn học vấn của nước giàu, tăng trưởng sẽ có xu hướng chậm lại. Tiến trình này đã có thể thấy được ở Hồng Kông và Nhật Bản. Những nền kinh tế Đông Á tự chúng sẽ phải trở nên sáng tạo hơn để có thể tăng trưởng nhanh hơn các nước dẫn đầu của ngày hôm nay. Điều này dẫn đến dòng chỉ trích thứ ba.  Tương lai. Những người chỉ trích ông Krugman phê phán rằng ông quá vội vàng khi xóa bỏ những triển vọng tương lai của châu Á. Cơ hội bắt kịp của những nước này vẫn còn rất lớn. Thật sự ở tất cả những con hổ, lượng vốn bình quân mỗi công nhân thấp hơn rất nhiều so với những nền kinh tế công nghiệp giàu có. Lấy ví dụ, một người Hàn Quốc trung bình làm việc với lượng vốn bằng hai phần năm so với một người Mỹ làm cùng việc tương tự. Khi anh ta có được thiết bị xịn hơn, sản lượng của anh ta sẽ tăng lên. Trình độ văn hóa của công nhân châu Á cũng có thể cải thiện, và theo kèm là cải thiện năng suất. Vào năm 1994, công nhân có mức văn hóa bình quân chỉ là bảy năm (từ mức bốn năm ở Indonesia và Thái Lan cho đến mức chín năm ở Hàn Quốc). So với, công nhân ở hầu hết các nước công nghiệp có ít nhất mười năm, thường là còn cao hơn nữa. Kết luận là cho dù ông Krugman có đúng đi chăng nữa--và phần lớn tăng trưởng của châu Á xuất phát từ tăng thêm vốn và lao động--các mức giới hạn đối với tăng trưởng dựa trên nguồn này vẫn còn xa lắm mới đạt tới. Trên lý thuyết, tăng trưởng của Đông Á vẫn có thể giữ ở mức nhanh hơn những nền kinh tế giàu có trong nhiều thập niên nữa trước khi nhu cầu phải sáng tạo, thay vì sao chép, sẽ hạn chế sự tăng trưởng. Vậy nếu những tiên đoán cực đoan của ông Krugman không có cơ sở bảo đảm, thì điều gì sẽ chịu trách nhiệm đối với sự trì trệ về tăng trưởng và xuất khẩu (xem biểu đồ 1)? Hầu hết các nhà kinh tế học ở châu Á đổ lỗi cho những nhân tố chu kỳ, chứ không phải là vấn đề cơ cấu. Thứ nhất, nhu cầu của các nước giàu là thấp vì tốc độ tăng trưởng trong sản xuất công nghiệp trì trệ vào năm 1995 và đầu 1996. Về mặt lịch sử, hàng xuất khẩu của châu Á biến động nối kết chặt chẽ với sự lành mạnh của những nền kinh tế phát triển. Một chiều hướng phát triển thứ hai đã chèn ép hàng xuất khẩu đó là việc lên giá của đồng đô la, mà trên thực tế nhiều đồng tiền của châu Á được nối kết. Đồng đô la yếu vào các năm 1994-95 đã giúp đẩy mạnh hàng xuất khẩu nhưng năm vừa rồi tác động là ngược lại. Đô la đã lên giá 50% so với tiền yên từ mức thấp vào tháng 4 năm 1995, làm xói mòn sức cạnh tranh của nhiều nhà xuất khẩu Đông Á so với các nhà sản xuất Nhật Bản. Một nhân tố thứ ba gây chèn ép là sự trì trệ trên thị trường bán dẫn thế giới; giá vi mạch-bộ nhớ giảm hơn 80% trong năm 1996. Điều này gây thiệt hại nặng nề cho Hàn Quốc và Singapore bởi vì hàng điện tử chiếm một phần lớn trong hàng xuất khẩu của hai nước này. Và cuối cùng, nhu cầu trong vùng và liên quan đến ngoại thương nội vùng châu Á, chiếm một tỷ phần ngày càng tăng trong Falling Star? 0 5 10 15 20 25 30 Thailand China Taiwan Singapore South Korea Hong Kong Malaysia Indonesia Philippines 1996 1995 1 Export, % change on previous year Source: ING Barings Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế phát triển Sự thần kỳ của châu Á Niên khoá 2006-2007 Bài đọc Liệu đã đến hồi kết thúc? Asian Miracle 5 Biên dịch: Nguyeân Vuõ The Economist, March 1st 1997 tổng kim ngạch ngoại thương của các nước Đông Á, đã bị chèn ép bởi những chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm giảm bớt sự quá nhiệt trong nền kinh tế ở Trung Quốc, Malaysia và Thái Lan. Nhìn theo quan điểm này, tăng trưởng chậm lại theo một chừng mực nào đó là một sự tạm nghỉ được chờ đón. Lập luận cho rằng sự trì trệ xuất khẩu của châu Á phần lớn là do các nhân tố chu kỳ gây ra chứ không phải là cơ bản do mất khả năng cạnh tranh đã được hỗ trợ bởi hai bằng chứng đầy tính thuyết phục. Một là hàng nhập khẩu giảm mạnh như hàng xuất khẩu; nếu vấn đề khó khăn là sức cạnh tranh, thì hàng nhập khẩu lẽ ra đã tăng mạnh. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng năm của Hàn Quốc đã giảm từ 30% vào năm 1995 xuống còn 4% vào năm 1996, nhưng nhập khẩu của nước này cũng đã giảm, từ 32% xuống còn 11%. Bằng chứng thứ hai là tăng trưởng xuất khẩu của các nước đang phát triển khác, như là ở châu Mỹ La tinh, cũng đã giảm xuống trong năm vừa qua. Kết quả là, tỷ phần của Đông Á trong hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ và Nhật Bản chẳng thay đổi gì về khối lượng. Nghỉ lấy hơi Nhưng cho dù luận thuyết của ông Krugman là thổi phồng và cho dù những nguyên nhân chính của tình trạng trì trệ gần đây là mang tính chu kỳ, thì sự trì trệ đó vẫn phơi bày một số khó khăn về cơ cấu cần phải được giải quyết nếu Đông Á muốn giữ tăng trưởng nhanh một cách bền vững. Những điểm yếu này khác biệt từ nước này qua nước khác, và không nhất thiết là những điểm mà “những người tiên đoán có tàn lụi” thường tập trung vào. Một số nhà kinh tế học nêu tiền lương ngày càng tăng và thâm hụt lớn trong tài khoản vãn lai ra làm bằng chứng cho sức cạnh tranh ngày càng giảm. Điều này quá đơn giản. Miron Mushkat, nhà kinh tế học châu Á hàng đầu của Lehman Brothers, một ngân hàng đầu tư Hoa Kỳ, chỉ ra rằng tiền lương tăng song song với nâng cấp sản xuất trong những nền kinh tế châu Á. Tiền lương cao hơn hay tỷ giá hối đoái ngày càng tăng thúc đẩy các doanh nghiệp chuyển sang những hoạt động có giá trị cao hơn, sinh lợi hơn. Điều này là cần thiết bởi vì những con hổ mới không còn có thể dựa duy nhất vào lao động rẽ nữa. Với Trung Quốc, Việt Nam hay Đông Âu có thể cạnh tranh với giá rẻ hơn cho các hàng hóa thâm dụng lao động, những con hổ cần phải tiến lên những bậc thang cao hơn, từ sản xuất áo sơ mi và giày dép lên sản xuất những thứ như hàng bán dẫn và hàng điện tử cho tiêu dùng. Nhưng nếu chi phí lao động ngày càng tăng lại phản ánh tình trạng quá nhiệt hay thiếu hụt kỷ năng chuyên môn thì sao? Một vài nền kinh tế quả thật đã trong tình trạng quá nhiệt trong những năm gần đây, đáng lưu ý là Malaysia và Thái Lan. Người ta đổ lỗi một phần cho các chính sách tiền tệ lỏng lẽo là kết quả của những dòng vốn dồi dào chảy vào. Những dòng vốn này làm tăng thêm cầu trong nước và đẩy tiền lương lên cao. Tương tự như thế, thâm hụt tài khoản vãng lai chủ yếu phản ánh tình trạng quá nhiệt hơn là bằng chứng cho thấy sức cạnh trạnh canh đang giảm hay định giá quá cao đồng tiền. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế phát triển Sự thần kỳ của châu Á Niên khoá 2006-2007 Bài đọc Liệu đã đến hồi kết thúc? Asian Miracle 6 Biên dịch: Nguyeân Vuõ The Economist, March 1st 1997 Thực sự là tỷ giá hối đoái thực đã tăng lên ở nhiều nền kinh tế Đông Á trong mấy năm qua do kết quả của việc nối kết đồng tiền của chúng với đồng đô la và lạm phát ở những nền kinh tế này (cao hơn mức lạm phát của Hoa Kỳ). Lấy ví dụ, đồng Baht của Thái Lan đã tăng 15% tính bằng tỷ giá mậu dịch thực có trọng số trong hai năm vừa qua. Mặc dầu, nhìn chung các đồng tiền châu Á không bị đánh giá quá cao. Trước đợt lên giá gần đây, nhiều đồng tiền đã được định giá thấp một cách đáng kể, và tỷ giá hối đoái thực tăng là chuyện bình thường đối với các nước đang phát triển có mức tăng trưởng năng suất nhanh. Các nỗ lực của chính phủ ngăn chận tỷ giá hối đoái thực gia tăng khi vốn nước ngoài ồ ạt đổ vào phải chịu trách nhiệm phần lớn đối với các chính sách tiền tệ quá mức lỏng lẽo; những chính sách này đã làm cho các nền kinh tế quá nhiệt cách đây vài năm. Các chính phủ cần phải chuyển sang những hệ thống tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn nhằm giành lại quyền kiểm soát tiền tệ. Qua nhiều năm, Singapore đã theo đuổi thành công một chính sách cho phép tỷ giá hối đoái của mình lên giá. Tiền bạc dễ dàng phải chịu trách nhiệm một phần đối với việc đầu tư quá mức và đưa đến dư thừa công suất trong một số khu vực, kể cả đồ bán dẫn, hàng điện tử tiêu dùng và hóa dầu. Ở nhiều nước vấn đề còn nặng nề thêm với những nỗ lực của chính phủ chọn người chiến thắng bằng cách điều động tín dụng nhẹ lãi cho các ngành công nghiệp được ưu tiên, trong khi các doanh nghiệp nhỏ thiếu hụt tiền mặt. Sự can thiệp của chính phủ vào các thị trường vốn là nguyên nhân gây ra tình trạng bấp bênh hiện nay của ngành ngân hàng ở hầu hết các nước trong vùng ngoại trừ Hồng Kông và Singapore. Những can thiệp bóp méo đó có thể không thành vấn đề lắm trong những giai đoạn đầu của phát triển, nhưng lại trở nên ngày càng quan trọng khi các nền kinh tế trưởng thành. Tắt nghẽn về hạ tầng có mặt ở mọi nơi bởi vì các hệ thống giao thông và điện lực không theo kịp đà tăng trưởng mở rộng của công nghiệp. Một tắc nghẽn còn trầm trọng hơn là thiếu hụt kỷ năng chuyên môn kỹ thuật. Thái Lan tụt hậu về những tiêu chuẩn giáo dục và kỷ năng cần có để tiến lên các bậc thang hướng đến các ngành công nghệ cao. Ở Thái Lan chỉ có 38% của thiếu niên tuổi 14 đến trường vào năm 1993, thấp hơn ngay cả Trung Quốc (mặc dù những cải cách gần đây đã làm cho thiếu niên theo học lâu dài hơn). Cưỡi đầu cọp Nhưng có lẽ thử thách lớn nhất đối với sự thần kỳ kinh tế của châu Á không phải là kinh tế mà là chính trị: nguy cơ là chính phủ chọn những quyết định chính sách tệ hại để đáp ứng trước tình hình trì trệ hiện nay. Hoặc là do lãnh đạo các ngành công nghiệp được bảo trợ vận động hành lang, hoặc là do tự chính phủ không muốn thấy tăng trưởng bị lung lay, các chính phủ có thể dễ bị lôi kéo phải “làm một cái gì đó”. Ví dụ, năm rồi Malaysia ngụ ý sẽ sử dụng kiểm soát nhập khẩu để giúp cắt giảm thâm hụt tài khoản vãng lai. Điều đó có thể chỉ giải quyết được triệu chứng, chứ không chửa lành bệnh. Các nước có các khó khăn và chính sách khác nhau. Hàn Quốc tập trung quá nặng nề vào một số ít các ngành công nghiệp, như là điện tử và hóa dầu. Nền kinh tế nước này cần phải mở cửa cho phép nhiều cạnh tranh hơn, quyền lực của những tập đoàn chaebol nợ nần chồng chất và quá tự tin cần phải được cắt giảm, những qu
Tài liệu liên quan