Mục tiêu môn học
Nắm vững lý thuyết cơ bản của kinh tế học vĩ mô (GDP, CPI, Tổng cầu-tổng cung, Thất nghiệp-lạm phát, Cán cân thanh toán)
Dùng kiến thức vĩ mô-vi mô làm nền tảng để học các môn kinh tế học khác
Vận dụng lý thuyết vào trong thực tiễn (hiểu thông tin về kinh tế được công bố, giải thích được hiện tượng kinh tế xảy ra, đưa ra đánh giá dự báo của bản thân về các chính sách kinh tế)
355 trang |
Chia sẻ: thanhtuan.68 | Lượt xem: 1115 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Kinh tế vĩ mô 1 - Giảng viên: Phạm Xuân Trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ giáo dục và đào tạo
Trường Đại học Ngoại Thương
Môn học: Kinh tế vĩ mô 1
Giảng viên: Phạm Xuân Trường
Khoa Kinh tế quốc tế
Email: pxt_87@hotmail.com
Sđt: 0983545429
Hà Nội, 9/2011
Nội dung môn học
Bài 1: Giới thiệu tổng quan về kinh tế vĩ mô và đo
lường các biến số vĩ mô cơ bản
Bài 2: Tăng trưởng kinh tế
Bài 3: Tiết kiệm, đầu tư và hệ thống tài chính
Bài 4: Tổng cầu và chính sách tài khóa
Bài 5: Tiền tệ và chính sách tiền tệ
Bài 6: Kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở
Mục tiêu môn học
Nắm vững lý thuyết cơ bản của kinh tế học vĩ
mô (GDP, CPI, Tổng cầu-tổng cung, Thất
nghiệp-lạm phát, Cán cân thanh toán)
Dùng kiến thức vĩ mô-vi mô làm nền tảng để
học các môn kinh tế học khác
Vận dụng lý thuyết vào trong thực tiễn (hiểu
thông tin về kinh tế được công bố, giải thích
được hiện tượng kinh tế xảy ra, đưa ra đánh giá
dự báo của bản thân về các chính sách kinh tế)
Tài liệu tham khảo
1 N.Gregogy Mankiw,Principles of Economics,International
Student Edition,Seventh edition,Worth Pulisher,2009.
2 Nguyễn Văn Công, Nguyên lý kinh tế vĩ mô,NXB Lao
động 2006.
3 Frank and Bernanke, Principles of Macroeconomics,Third
edition, 2007.
4 Glenn Hubbard and Tony O’Brien, Macroeconomics,
Second edition, 2008.
5 D.Begg,S Fisher,R.Dorchbusch,Economics,Third
edition,McGraw-Hill Book Company,1991
(1, 2 sẽ được sử dụng như giáo trình)
Các trang web hữu ích
91ng%20k%C3%AA%20H%E1%BA%A3i%20quan
Sách hay
1 The richest man in Babylon – Geogre Sclason
2 Naked Economics – Charles Wheelan
3 The Undercover Economist – Tim Harford
4 80/20 Principle – Richard Kock
5 Currency War – Song Hongbing
6 The exlusive quest for growth – William Easterly
7 Blue Ocean Strategy – Wchankim, Renee Mauborgne
8 Good luck – Alex Rovira, Fernando Trias de Bes
9 How to stop worrying and start living – Dale Carnegie
10 If you want it done right, You don’t have to do it yourself –
Donna M.Genett
11 Who moved my cheese – Spencer Johnson
Bài 1 Giới thiệu tổng quan về kinh tế vĩ mô
và đo lường các biến số vĩ mô cơ bản
A Giới thiệu tổng quan về kinh tế vĩ mô
I Nhắc lại các khái niệm quan trọng trong kinh tế học
II Tổng quan về kinh tế vĩ mô
1 Khái niệm
2 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
3 Hệ thống kinh tế vĩ mô
B Đo lường các biến số vĩ mô cơ bản
I Tổng sản phẩm trong nước (GDP)
II Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
III Lạm phát
IV Thất nghiệp
A Giới thiệu tổng quan về kinh tế vĩ mô
I Nhắc lại các khái niệm quan trọng
trong kinh tế học
Sự khan hiếm (scarcity)
“ the situation in which unlimited wants
exceed the limited resources available to
fulfill those wants”
Chi phí cơ hội (opportunity cost)
“ the value of the next-best alternative that
must be forgone in oder to undertake the
activity”
I Nhắc lại các khái niệm quan trọng
trong kinh tế học (tiếp)
Kinh tế học (economics)
“the study of the choices people make to attain
their goals, given their scare reosources”
Ba câu hỏi cơ bản mà một bất cứ một nền kinh
tế nào cũng phải trả lời:
- Sản xuất cái gì?
- Sản xuất như thế nào?
- Sản xuất cho ai?
I Nhắc lại các khái niệm quan trọng
trong kinh tế học (tiếp)
mọi nguồn lực trong xã hội đều khan hiếm
→sự lựa chọn những nguồn lực khan hiếm đấy
cho các mục tiêu cụ thể
→dẫn đến 3 câu hỏi sản xuất cái gì, sản xuất
như thế nào, sản xuất cho ai
→kinh tế học ra đời để trả lời cho 3 câu hỏi
đó.
I Nhắc lại các khái niệm quan trọng
trong kinh tế học (tiếp)
- Phân tích thực chứng (positive anlysis): trả
lời cho câu hỏi cái gì, tại sao lại như thế
- Phân tích chuẩn tắc (normative analysis): trả
lời cho câu hỏi nên làm thế nào
II Tổng quan về kinh tế vĩ mô
1 Khái niệm
Kinh tế vĩ mô: là môn học nghiên cứu quá
trình ra đưa ra lựa chọn của cả nền kinh tế
khi đối mặt với sự khan hiếm
Kinh tế vĩ mô: là môn học nghiên cứu hoạt
động tổng thể của cả nền kinh tế.
II Tổng quan về kinh tế vĩ mô (tiếp)
Đâu là vấn đề nghiên cứu của kinh tế vĩ mô,
kinh tế vi mô?
1 Hãng FPT có nên đầu tư vào công nghệ sản
xuất máy tính hay không?
2 Ảnh hưởng của tăng giá xăng tới doanh thu
của ngành vận tải?
3 Chi phí đầu vào tăng có làm tăng CPI trong
thời gian tới?
4 Năng suất lao động ảnh hưởng ra sao tới
GDP?
II Tổng quan về kinh tế vĩ mô (tiếp)
2 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
a Đối tượng
Kinh tế vĩ mô tập trung vào 4 vấn đề quan trọng
+ Mức sản lượng - tăng trưởng kinh tế - chu kỳ
kinh doanh
+ Mức giá chung - lạm phát
+ Thất nghiệp – phúc lợi xã hội
+ Thương mại quốc tế - cán cân thanh toán (cán
cân thương mại) - tỷ giá hối đoái
Các câu hỏi liên quan đến 4 vấn đề trên là những
câu hỏi trọng tâm mà kinh tế vĩ mô tìm cách
giải quyết
II Tổng quan về kinh tế vĩ mô (tiếp)
b Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp trừu tượng hóa: đặt ra các giả
định hợp lý, đơn giản hóa thực tế bằng các
mô hình kinh tế
- Phương pháp phân tích cân bằng tổng thể
(General Equilibrium) do L.Walras (1834-1910)
phát triển từ năm 1874 với tác phẩm: “Elements
d’economic Politque Pure (1874-1877)”: xem
xét cân bằng đồng thời ở tất cả các thị trường
- Phương pháp toán học: diễn đạt các nguyên
lý kinh tế dưới dạng phương trình toán học
(kinh tế lượng)
II Tổng quan về kinh tế vĩ mô (tiếp)
b Phương pháp nghiên cứu
Các bước hình thành nên mô hình kinh tế
(economic model)
Mô hình kinh tế trung tâm trong nghiên cứu kinh
tế vĩ mô đó là mô hình tổng cầu, tổng cung
II Tổng quan về kinh tế vĩ mô (tiếp)
b Phương pháp nghiên cứu
Hai đặc điểm đáng chú ý trong mô hình kinh tế
- Số liệu trong kinh tế học
- Vai trò của các giả định
II Tổng quan về kinh tế vĩ mô (tiếp)
3 Hệ thống kinh tế vĩ mô
Theo P.A.Samuelson mô tả hệ thống kinh tế vĩ mô
bao gồm 3 yếu tố: đầu vào, hộp đen kinh tế, đầu ra
Đầu vào
- Những tác động từ bên ngoài, bao gồm chủ yếu các
biến số phi kinh tế: Thời tiết, dân số, chiến
tranh...(biến ngoại sinh)
- Những tác động từ bên trong, bao gồm hành vi
kinh tế của các chủ thể + các công cụ của Nhà
nước nhằm điều chỉnh hộp đen kinh tế vĩ mô,
hướng tới các mục tiêu đã định trước (biến nội
sinh)
II Tổng quan về kinh tế vĩ mô (tiếp)
3 Hệ thống kinh tế vĩ mô
Hộp đen kinh tế: yếu tố trung tâm của hệ thống, hoạt động của
hộp đen như thế nào sẽ quyết định chất lượng đầu ra. Hai
lực lượng quyết định hoạt động của hộp đen là: tổng cầu,
tổng cung
- Tổng cầu là tổng sản lượng trong nước mà các tác nhân kinh
tế (hộ gia đình, hãng, chính phủ, người nước ngoài) sẵn
sàng và có khả năng mua tại mỗi mức giá nhất định.
Các yếu tố tác động đến tổng cầu bao gồm giá cả, thu nhập, lãi suất,
niềm tin vào nền kinh tế...
- Tổng cung là tổng sản lượng trong nước mà các doanh
nghiệp sẵn sàng và có khả năng cung ứng tại mỗi mức giá
nhất định.
Các yếu tố tác động đến tổng cung bao gồm lao động, tài nguyên
thiên nhiên, lượng tư bản đầu tư, khoa học công nghệ...
II Tổng quan về kinh tế vĩ mô (tiếp)
3 Hệ thống kinh tế vĩ mô
Đầu ra
- Sản lượng
- Việc làm
- Mức giá cả
- Xuất nhập khẩu
II Tổng quan về kinh tế vĩ mô (tiếp)
4 Mục tiêu và công cụ điều tiết của chính phủ
trong kinh tế vĩ mô
- Mục tiêu
+ Mục tiêu sản lượng: đạt được sản lượng thực tế cao,
tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và vững chắc.
+ Mục tiêu việc làm: tạo được càng nhiều việc làm càng
tốt, hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp
+ Mục tiêu ổn định giá cả: hạ thấp và kiểm soát được
lạm phát trong điều kiện thị trường tự do
+ Mục tiêu kinh tế đối ngoại: ổn định tỷ giá hối đoái,
cân bằng cán cân thanh toán
+ Mục tiêu công bằng: phân phối thu nhập công bằng,
hạn chế bất bình đẳng trong xã hội
II Tổng quan về kinh tế vĩ mô (tiếp)
4 Mục tiêu và công cụ điều tiết của chính phủ
trong kinh tế vĩ mô
- Chính sách
+ Chính sách tài khóa: là những chính sách tác động đến
chi tiêu chính phủ và nguồn thu từ thuế, từ đó hướng
nền kinh tế vào mức sản lượng và việc làm mong muốn
+ Chính sách tiền tệ: là những chính sách tác động đến
lượng cung tiền và lãi suất từ đó điều tiết đầu tư tư nhân
hướng nền kinh tế vào mức sản lượng và việc làm mong
muốn
II Tổng quan về kinh tế vĩ mô (tiếp)
4 Mục tiêu và công cụ điều tiết của chính phủ
trong kinh tế vĩ mô
+ Chính sách thu nhập: là những biện pháp mà chính
phủ sử dụng để tác động đến tiền công, giá cả nhằm
kiềm chế lạm phát (duy trì mức thu nhập thực tế của
người dân) và phân phối thu nhập toàn xã hội một
cách công bằng hơn
+ Chính sách kinh tế đối ngoại: là những biện pháp mà
chính phủ sử dụng để giữ cho thị trường hối đoái cân
bằng, cùng với các quy định về hàng rào thuế quan,
phi thuế quan tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu
Bổ sung: Tổng cầu, tổng cung
I Mô hình tổng cầu, tổng cung
1 Tổng cầu (AD – aggregate demand)
- Khái niệm: Tổng cầu là tổng sản lượng trong nước mà
các tác nhân kinh tế (hộ gia đình, hãng, chính phủ,
người nước ngoài) sẵn sàng và có khả năng mua tại
mỗi mức giá nhất định, các yếu tố khác không đổi.
- Các thành phần của tổng cầu:
+ Tiêu dùng của hộ gia đình (C): nondurable và durable
goods and services
+ Đầu tư (I): nonresidential investment(fixed capital và
inventory) và residential invesment
+ Chi tiêu chính phủ (G)
+ Xuất khẩu ròng (NX): giá trị xuất khẩu(X) trừ đi giá
trị nhập khẩu (M)
(Bổ sung)
I Mô hình tổng cầu, tổng cung
1 Tổng cầu (AD – aggregate demand)
Tổng cầu trong nền kinh tế sẽ được biểu diễn bởi
phương trình
AD = C + I + G + NX
(Bổ sung)
I Mô hình tổng cầu, tổng cung
1 Tổng cầu (AD – aggregate demand)
a Đường tổng cầu (AD curve)
- Khái niệm: Đường tổng cầu là tập hợp tất cả những
điểm biểu diễn tổng cầu của nền kinh tế tại những
mức giá nhất định
- Đặc điểm: AD curve là 1 đường dốc xuống (mối quan
hệ nghịch biến giữa mức giá chung và lượng cầu)
AD
Y
P
5
5
10
10
(Bổ sung)
I Mô hình tổng cầu, tổng cung
1 Tổng cầu (AD – aggregate demand)
b Tại sao đường tổng cầu lại dốc xuống
+ Hiệu ứng của cải: P tăng → C giảm
+ Hiệu ứng lãi suất: P tăng → I giảm
+ Hiệu ứng thương mại quốc tế: P tăng → NX giảm
(Bổ sung)
I Mô hình tổng cầu, tổng cung
1 Tổng cầu (AD – aggregate demand)
c Sự di chuyển dọc và dịch chuyển đường tổng cầu
- Sự di chuyển dọc: mức giá chung thay đổi, các yếu
tố khác không đổi
- Sự dịch chuyển của đường AD: mức giá chung
không đổi, các yếu tố khác thay đổi (với mức giá
như cũ thì lượng cầu nhiều hơn hay ít hơn)
(Bổ sung)
I Mô hình tổng cầu, tổng cung
1 Tổng cầu (AD – aggregate demand)
c Sự di chuyển dọc và dịch chuyển đường tổng cầu
(Bổ sung)
I Mô hình tổng cầu, tổng cung
1 Tổng cầu (AD – aggregate demand)
c Sự di chuyển dọc và dịch chuyển đường tổng cầu
Nguồn gốc của sự dịch chuyển đường tổng cầu
+ Sự dịch chuyển bắt nguồn từ những thay đổi trong tiêu
dùng
+ Sự dịch chuyển bắt nguồn từ những thay đổi trong đầu tư
+ Sự dịch chuyển bắt nguồn từ những thay đổi trong chi
tiêu chính phủ
+ Sự dịch chuyển bắt nguồn từ những thay dổi trong xuất
khẩu ròng
(Bổ sung)
I Mô hình tổng cầu, tổng cung
2 Tổng cung (AS – aggregate supply)
Khái niệm:Tổng cung của một nền kinh tế là mức sản
lượng trong nước mà các doanh nghiệp sẵn sàng và có
khả năng sản xuất, cung ứng tại một mức giá nhất
định, các yếu tố khác không đổi.
Bởi vì ảnh hưởng của mức giá lên đường tổng cung xét
trong ngắn hạn và dài hạn là rất khác nhau, nên chúng
ta sẽ sử dụng 2 đường tổng cung: đường tổng cung
ngắn hạn (SRAS – short run aggregate supply),
đường tổng cung dài hạn (LRAS – long run
aggreagate supply)
(Bổ sung)
I Mô hình tổng cầu, tổng cung
2 Tổng cung (AS – aggregate supply)
2.1 Đường tổng cung dài hạn (LRAS)
Đường tổng cung dài hạn là tập hợp tất cả những điểm
biểu diễn tổng cung của nền kinh tế tại những mức giá
nhất định trong dài hạn
LRAS
Y*
P
Y
(Bổ sung)
I Mô hình tổng cầu, tổng cung
2 Tổng cung (AS – aggregate supply)
2.1 Đường tổng cung dài hạn (LRAS)
Tại sao đường tổng cung dài hạn lại thẳng đứng
Mức GDP tiềm năng là mức GDP đạt được khi nền kinh tế
ở trạng thái toàn dụng nhân công (full employment) – tỷ
lệ thất nghiệp ở mức tự nhiên, máy móc được sử dụng ở
công suất trung bình
Trong dài hạn mức GDP tiềm năng chỉ phụ thuộc vào năng
lực sản xuất của nền kinh tế, mà năng lực này lại không
phụ thuộc vào P → LRAS thẳng đứng
(Bổ sung)
I Mô hình tổng cầu, tổng cung
2 Tổng cung (AS – aggregate supply)
2.1 Đường tổng cung dài hạn (LRAS)
Sự dịch chuyển của LRAS
- Sự dịch chuyển xuất phát từ lao động (L)
- Sự dịch chuyển xuất phát từ tư bản/vốn (K)
- Sự dịch chuyển xuất phát từ tài nguyên thiên nhiên (R)
- Sự dịch chuyển xuất phát từ tri thức công nghệ (T)
Y
P
Y*1 Y*2
LRAS1 LRAS2
(Bổ sung)
I Mô hình tổng cầu, tổng cung
2 Tổng cung (AS – aggregate supply)
2.2 Đường tổng cung ngắn hạn (SRAS)
Đường tổng cung ngắn hạn là tập hợp tất cả những điểm
biểu diễn tổng cung của một nền kinh tế tại những mức
giá nhất định trong ngắn hạn
Y
P
Y*
SRAS
(Bổ sung)
I Mô hình tổng cầu, tổng cung
2 Tổng cung (AS – aggregate supply)
2.2 Đường tổng cung ngắn hạn (SRAS)
Đặc điểm của đường SRAS
- SRAS thoải khi sản lượng thực tế thấp hơn mức Y*.
Lí do: lúc này nền kinh tế còn nhiều nguồn lực chưa
sử dụng vì thế một sự thay đổi nhỏ của P có thể làm
cho Y tăng nhiều
- SRAS dốc khi sản lượng thực tế cao hơn mức Y*. Lí
do: lúc này nền kinh tế còn rất ít nguồn lực chưa sử
dụng (giá cả đầu vào cao) nên một sự thay đổi lớn của
P chỉ làm cho Y tăng ít
(Bổ sung)
I Mô hình tổng cầu, tổng cung
2 Tổng cung (AS – aggregate supply)
2.2 Đường tổng cung ngắn hạn (SRAS)
Trong trường hợp nghiên cứu nền kinh tế trong giai
đoạn rất ngắn (theo tháng,quý) hoặc các nhà kinh tế
học theo thuyết giá cả cứng nhắc tuyệt đối trong ngắn
hạn thì đường tổng cung ngắn hạn là đường nằm
ngang
SRASP*
Y
P
(Bổ sung)
I Mô hình tổng cầu, tổng cung
2 Tổng cung (AS – aggregate supply)
2.2 Đường tổng cung ngắn hạn (SRAS)
Tại sao đường tổng cung ngắn hạn dốc lên
- Lý thuyết nhận thức sai lầm (misperception theory) → mô
hình thông tin không hoàn hảo (imperfect-information model)
- Lý thuyết tiền lương cứng nhắc (sticky-wage theory)
- Lý thuyết giá cả cứng nhắc (sticky-price theory)
→ )( ePPYY
(Bổ sung)
I Mô hình tổng cầu, tổng cung
2 Tổng cung (AS – aggregate supply)
2.2 Đường tổng cung ngắn hạn (SRAS)
Sự di chuyển dọc và dịch chuyển của đường SRAS
- Sự di chuyển dọc: khi mức giá chung thay đổi, các yếu
tố khác không đổi
- Sự dịch chuyển của đường SRAS
4 nhân tố gây nên sự dịch chuyển của đường LRAS cũng
gây nên sự dịch chuyển của đường SRAS, ngoài ra còn
có thêm 3 yếu tố
+ Thay đổi mức giá cả dự kiến trong tương lai
+ Thay đổi giá cả của các nhiên liệu quan trọng
+ Thay đổi mức thuế của chính phủ
(Bổ sung)
I Mô hình tổng cầu, tổng cung
2 Tổng cung (AS – aggregate supply)
2.2 Đường tổng cung ngắn hạn (SRAS)
Y
P
Sự dịch chuyển
Sự di chuyển dọc
(Bổ sung)
II Cân bằng vĩ mô trong ngắn hạn và dài hạn
1 Xác định sản lượng và mức giá cân bằng
- Cân bằng trong ngắn hạn
Trong ngắn hạn, nền kinh tế cân bằng tại giao điểm của AD với đường SRAS
Tại mức giá P1 < P0 thì tổng cầu vượt quá tổng cung, P tăng đến mức P0
Tại mức giá P2 > P0 thì tổng cung vượt quá tổng cầu, P giảm đến mức P0
SR
Po
Yo
Sản lượng của nền kinh tế trong
ngắn hạn sẽ thay đổi ra sao nếu
- Hộ gia đình và các hãng lạc quan vào nền kinh tế trong tương
lai
- Chính phủ giảm chi tiêu
- Chính phủ tăng thuế
- Lãi suất giảm
- Tỷ giá hối đoái giảm (nội tệ lên giá)
- Phát hiện ra mỏ dầu mới
- Lượng lao động nhập cư tăng mạnh
- Hãng và hộ gia đình dự kiến mức giá trong tương lai tăng
gấp rưỡi
- Dầu thô tăng giá gấp đôi
(Bổ sung)
II Cân bằng vĩ mô trong ngắn hạn và dài hạn
1 Xác định sản lượng và mức giá cân bằng
- Cân bằng trong dài hạn
Trong dài hạn, nền kinh tế cân bằng tại giao điểm của đường AD
với đường SRAS nằm trên đường LRAS
Y*
LRASP
AD
SRAS
Y
P*
(Bổ sung)
II Cân bằng vĩ mô trong ngắn hạn và dài hạn
1 Xác định sản lượng và mức giá cân bằng
Thực tế trong ngắn hạn không phải lúc nào giao điểm của đường
AD với đường SRAS cũng nằm trên đường LRAS. Khi điều
này xảy ra người ta gọi đó là những biến động trong ngắn hạn
của nền kinh tế (short run economic fluctuation)
Có thể xảy ra các trường hợp sau đây:
Y*Y’
LRASP
AD
SRAS
Y
P*
AD’
P’
Trạng thái nền kinh tế rơi vào suy thoái
AD’
Y*
LRASP
AD
SRAS
Y
P*
P’
Y’
Trạng thái nền kinh tế phát triển nóng
Y*
LRASP
AD
SRAS
Y
P*
SRAS’
P’
Y’
Trạng thái nền kinh tế đình lạm
B Đo lường các biến số vĩ mô cơ bản
I Tổng sản phẩm trong nước (GDP)
1 Khái niệm
GDP là “tổng giá trị thị trường của tất cả các hàng
hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong một
quốc gia tại một thời kỳ nhất định”
Các thuật ngữ cần chú ý:
+ “giá trị thị trường”
+ “của tất cả”
+ “hàng hóa và dịch vụ cuối cùng”
+ “được sản xuất ra”
+ “trong một quốc gia”
+ “tại một thời kỳ nhất định”
Top 20 GDP (nominal) in 2010
1 UNITED STATES 14,624,184
2 CHINA 5,745,133[2]
3 JAPAN 5,390,897
4 GERMANY 3,305,898
5 FRANCE 2,555,439
6 UNITED KINGDOM 2,258,565
7 ITALY 2,036,687
8 BRAZIL 2,023,528
9 CANADA 1,563,664
10 RUSSIA 1,476,912
11 INDIA 1,430,020
12 SPAIN 1,374,779
13 AUSTRALIA 1,219,722
14 MEXICO 1,004,042
15 SOUTH KOREA 986,256
16 NETHERLANDS 770,312
17 TURKEY 729,051
18 INDONESIA 695,059
19 SWITZERLAND 522,435
20 BELGIUM 461,331
Source: IMF (unit: million dollar)
I Tổng sản phẩm trong nước (GDP)
2 Phương pháp đo lường
Mô hình chu chuyển tiền-hàng trong nền kinh tế giản đơn
Giả định: hộ gia đình không tiết kiệm
I Tổng sản phẩm trong nước (GDP)
2 Phương pháp đo lường
a Phương pháp chi tiêu (expenditure method)
Trong đó:
+ C (consumption) là chi tiêu của hộ gia đình bao
gồm chi tiêu cho: hàng hóa lâu bền (durable goods)
hàng hóa không lâu bền (nondurable goods) và dịch
vụ (services)
GDP (AE) = C + I + G + X – M
= C + I + G + NX
+ I (investment) là tổng đầu tư trong nước của khu vực
tư nhân. I bao gồm đầu tư của các hãng (nonresidential
investment) cho tư bản hiên vật mới (nhà xưởng, máy
móc, công cụ) (fixed investment) cộng với hàng tồn
kho (inventory investment) và đầu tư của hộ gia đình
cho nhà ở mới (residential investment)
+ G (government purchases) là chi tiêu của chính phủ
cho hàng hóa và dịch vụ. G không bao gồm các khoản
chuyển giao thu nhập
+ NX (net export) là giá trị xuất khẩu ròng. NX bằng
tổng giá trị của hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu (X/EX)
trừ đi tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu (I/IM)
I Tổng sản phẩm trong nước (GDP)
2 Phương pháp đo lường
a Phương pháp chi tiêu
I Tổng sản phẩm trong nước (GDP)
2 Phương pháp đo lường
b Phương pháp thu nhập/chi phí (income method)
Các khoản thu nhập theo yếu tố/giá bán phân chia theo chi phí
Như vậy GDP (AI) = W + i + R + Pr + Te + Dep
Doanh thu
(GDP)
Dep (khấu hao)
Te (thuế gián thu ròng)
W (lương)
i (tiền lãi)
R (tiền thuê)
Pr (lợi nhuận của doanh
nghiệp)
I Tổng sản phẩm trong nước (GDP)
2 Phương pháp đo lường
b Phương pháp thu nhập
I Tổng sản phẩm trong nước (GDP)
2 Phương pháp đo lường
c Phương pháp sản xuất/giá trị gia tăng (production/
value added method)
- Giá trị gia tăng (Value Added, VA) là giá trị sản
lượng hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp (doanh
thu) trừ đi giá trị của hàng hóa trung gian mua từ các
doanh nghiệp khác (chi phí nguyên vật liệu).
- Phương pháp này có thể được dùng để đo lường
đóng góp của từng ngành vào GDP
GDP = VA c¸c ngµnh
=> GDP = VAT/thuÕ suÊt GTGT
I Tổng sản phẩm trong nước (GDP)
Trang trại trồng cà
phê
VA của trang trại cà
phê
Doanh nghiệp chế
biến cà phê
Giá trị cà phê nhân
VA của DN chế biến cà
phê
Doanh nghiệp bán
buôn
Giá trị cà phê theo giá bán buôn sản xuất VA của DN bán buôn
Doanh nghiệp bán lẻ
và nhà hàng giải
khát
Giá trị cà phê theo giá bán buôn thương mại VA của DN bán lẻ
Người tiêu dùng Giá trị cà phê theo giá bán lẻ Chi tiêu cuối cùng cho cà phê (GDP ngành cà phe tính theo VA)
Tỷ trọng các khu vực trong nền kinh tế
0%