Bài giảng Kinh tế vi mô 2 - Chương 8: Thị trường với thông tin không cân xứng

THÔNG TIN KHÔNG HOÀN HẢO (IMPERFECT INFORMATION) • TTKHH là tình trạng một hay nhiều người tham gia thị trường không có đủ những thông tin họ cần để ra quyết định. • TTKHH bao gồm: – Thông tin không đầy đủ – Thông tin không chính xác – Thông tin không thể thu thập được – Thông tin bị che giấu

pdf27 trang | Chia sẻ: thanhtuan.68 | Lượt xem: 1468 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Kinh tế vi mô 2 - Chương 8: Thị trường với thông tin không cân xứng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1Thị trường với thông tin không cân xứng CHƯƠNG 8 2THÔNG TIN KHÔNG HOÀN HẢO (IMPERFECT INFORMATION) • TTKHH là tình trạng một hay nhiều người tham gia thị trường không có đủ những thông tin họ cần để ra quyết định. • TTKHH bao gồm: – Thông tin không đầy đủ – Thông tin không chính xác – Thông tin không thể thu thập được – Thông tin bị che giấu 3THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG (Asymmetric Information) • AI là tình trạng trong một giao dịch mà một bên có thông tin đầy đủ hơn và tốt hơn so với bên còn lại • Tình trang AI hiện diện trong rất nhiều lĩnh vực: – Ngân hàng – Thị trường bảo hiểm – Thị trường chứng khóan – Thị trường đồ cũ – Thị trường bất động sản – Thị trường lao động 4HẬU QUẢ CỦA AI • AI là một thất bại của thị trường vì gây ra các hậu quả là: – Sự lựa chọn ngược (lựa chọn bất lợi: Adverse Selection - AS) – Rủi ro đạo đức (tâm lý ỷ lại: Moral Hazard - MH) – Vấn đề người ủy quyền – người thừa hành (principal – agent – PA) 5Lựa chọn ngược (AS) • Lựa chọn ngược, lựa chọn đối nghịch, lựa chọn bất lợi: là một tình trạng kinh tế có thể nảy sinh do tồn tại tình trạng thông tin bất cân xứng, người lựa chọn thứ tốt lại chọn phải thứ không tốt, hay nói cách khác chọn được cái không như mong muốn. • Đây là một loại thất bại thị trường. 6Lựa chọn ngược (AS) PH PL QH QL SH SL DH DL 5.000 50.000 50.000 Thị trường xe ô tô chất lượng cao và thấp khi người mua và người bán có thể nhận định từng chiếc ô tô 10.000 DL DM DM 75.00025.000 Với thông tin không cân xứng, người mua sẽ khó xác định chất lượng. Họ hạ thấp sự kỳ vọng của mình đối với chất lượng trung bình của xe ô tô cũ. Cầu đối với xe ô tô cũ chất lượng cao và thấp dịch chuyển tới DM. DLM DLM Tăng QL làm giảm sự kỳ vọng và cầu xuống tới DLM. Quá trình điều chỉnh tiếp tục đến khi cầu = DL. 7Lựa chọn ngược (AS) • Thị trường ô tô cũ – Với thông tin không cân xứng: • Hàng hóa chất lượng thấp đẩy hàng hóa chất lượng cao ra khỏi thị trường. • Thị trường thất bại trong việc tạo ra sự trao đổi cùng có lợi. • Quá nhiều ô tô chất lượng thấp và quá ít ô tô chất lượng cao trên thị trường. • Lựa chọn theo hướng bất lợi xảy ra: những ô tô duy nhất trên thị trường sẽ là ô tô chất lượng thấp. 8Lựa chọn ngược (AS) • Các lĩnh vực khác: – Thị trường bảo hiểm: khách hàng của công ty bảo hiêm là những người có rủi ro cao – Thị trường tín dụng: khách hàng của ngân hàng là người vay có nguy cơ cao – Tiền lương bình quân theo ngạch bậc ở các cơ quan nhà nước không giữ đưoợc người giỏi – Hàng hóa không đủ chuẩn vệ sinh an tòan thực phẩm quá nhiều trên thị trường 9RỦI RO ĐẠO ĐỨC – TÂM LÝ Ỷ LẠI (MH) • Rủi ro đạo đức là tình trang cá nhân hay tổ chức không còn động cơ để cố gắng hay hành động một cách hớp lý như trước khi giao dịch xảy ra. • Ví dụ: – Khách hàng khi đã mua bảo hiểm thường có những hành xử nhiều rủi ro vì có công ty bảo hiểm gánh chịu thiệt hai do họ gây ra: giữ gìn tài sản không cẩn thận; ít đề phòng cháy nổ, chống trộm.. – Không cố gắng nâng cao trình độ và cập nhật kiên thức khi đã có học hàm, học vị. – Không xử lý triệt để như đã cam kết trước khi được cấp giấy phép 10 SỰ KHÁC NHAU GIỮA LỰA CHỌN NGƯỢC VÀ TÂM LÝ Ỷ LẠI • Lựa chọn ngược là hậu quả của thông tin bất cân xứng trước khi giao dịch xảy ra • Tâm lý ỷ lại là hậu quả của thông tin bất cân xứng sau khi giao dịch xảy ra 11 GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG • Lựa chọn ngược và tâm lý ỷ lại là hậu quả của thông tin bất cân xứng. Vậy giải pháp chính chọn những cách thức khác nhau nhằm làm giảm đi sự bất cân xứng về thông tin cho các bên tham gia giao dịch • Giải pháp tư nhân và giải pháp chính phù 12 GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG • Lựa chọn ngược và tâm lý ỷ lại là hậu quả của thông tin bất cân xứng. Vậy giải pháp chính là chọn những cách thức khác nhau nhằm làm giảm đi sự bất cân xứng về thông tin cho các bên tham gia giao dịch 13 GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG – Bên kém ưu thế thông tin sẽ đưa các giải pháp để làm cho bên có ưu thế thông tin phải phơi bày thông tin cho mình cùng thấy. – Bên kém ưu thế thông tin đưa ra những cam kết trừng phạt các rủi ro đạo đức để đưa vào các hợp đồng giữa các bên giao dịch. Bên kém ưu thế thông tin hy vọng bên có ưu thế thông tin sẽ cân nhắc nguy cơ bị trừng phạt để không có hành vi phi đạo đức. – Các bên tham gia cần tăng cường thu thập thông tin, tăng cường giám sát từ đó khắc phục tình trạng thông tin bất cân xứng. 14 GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG • Giải pháp tư nhân: Phát tín hiệu mạnh • Giải pháp chính phủ 15 GIẢI PHÁP TƯ NHÂN • Thị trường xe cũ: – Người mua thu thập thông tin: thuê chuyên gia, hỏi người mua trước hoặc chạy thử, mua thông tin – Người bán phát tín hiệu chứng minh uy tín của cửa hàng thông qua danh tiếng, thương hiệu, cấp giấy bảo hành • Thị trường lao động: – Người xin việc phát tín hiệu: trưng bằng cấp, đòi mức lương cao.. – Nhà tuyển dụng : phỏng vấn, đề ra thời gian thử việc 16 GIẢI PHÁP TƯ NHÂN • Thị trường bảo hiểm: – Công ty bảo hiểm yêu cầu khám sức khỏe – Chỉ định phòng khám đối với hợp đồng lớn – Không chi trả bảo hiểm toàn phần – Giảm phí bảo hiểm đối các khách hàng có đăng ký các chương trình phòng chống bệnh tật hoặc không hút thuốc lá 17 GIẢI PHÁP TƯ NHÂN • Ngân hàng – Người đi vay phát tín hiệu chứng minh hiệu quả tài chính của dự án hoặc chứng minh năng lực tài chính của công ty • Thẩm định dự án, thẩm định khả năng tài chính của nhà đầu tư, tài sản thế chấp – Đánh giá lịch sử tín dụng của công ty – Bảo đảm của chính quyền 18 GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH PHỦ • Cấp giấy phép chứng nhận (trước hoạt động) – Chứng nhận tư cách pháp nhân – Chứng nhận chất lượng sản phẩm • Kiểm tra, kiểm soát (trong quá trình hoạt động) – Kiểm tra an tòan vệ sinh thực phẩm – Đóng dấu chất lượng sản phẩm và cấp phép lưu thông – Kiểm tra và đối chiếu thực tế 19 GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH PHỦ • Thành lập hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng • Cung cấp thông tin – Về quy hoạch – Về dịch bệnh – Về nhà đầu tư – Dự báo về cung cầu thị trường trong nước và quốc tế • Thiết lập thể chế (xây dựng khung pháp lý) để có biện pháp chế tài, xử phạt 20 VẤN ĐỀ NGƯỜI THÂN CHỦ VÀ NGƯỜI THỪA HÀNH • Đó là trường hợp giữa một bên là người chủ sở hữu và một bên là người cộng sự. Họ thực hiện vì những mục tiêu khác nhau • Hoặc một bên là người đại diện và một bên là người thừa hành. Họ thực hiện vì những lợi ích khác nhau. • Trở thành vấn đề vì: thông tin bất cân xứng làm cho người đại diện khó cưỡng chế thi hành, đánh giá hay khuyến khích công việc. • Tách riêng thành vấn đề vì hội đủ cả lựa chọn ngược và tâm lý ỷ lại 21 VÍ DỤ NGƯỜI THÂN CHỦ VÀ NGƯỜI THỪA HÀNH • Hội đồng quản trị - giám đốc • Tổng giám đốc – giám đốc chi nhánh • Người thuê lao động – người lao động • Hội đồng nhân dân - ủy ban nhân dân • Hiệu trưởng – giáo viên 22 GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ NGƯỜI THÂN CHỦ VÀ NGƯỜI THỪA HÀNH • Giải pháp tổng quát: người ủy quyền tạo ra động cơ khuyến khích vật chất và phi vật chất để cho mục tiêu người thừa hành và người ủy quyền phù hợp nhau – Trả lương và thưởng theo hiệu quả công việc – Thưởng bằng cổ phiếu – Giáo dục ý thức từ trọng nghề nghiệp – Danh hiệu thi đua – Cơ hội thăng tiến • Thiêt kế hệ thống kiểm tra – Hệ thống giải trình và kiểm sóat nghiêm ngặt – Đào tạo theo tín chỉ, sinh viên chọn môn học và chọn giáo viên – Lấy phiếu tín nhiệm thường kỳ 23 PHÁT TÍN HIỆU TRÊN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG • Gỉa sử một mô hình đơn giản: thị trường lao động cạnh tranh • Với thông tin đầy đủ – w = MRPL – Lương Nhóm I = $10.000/năm – Lương Nhóm II = $20.000/năm – Nhân viên có trung bình 10 năm làm việc: – Thu nhập nhóm 1 = $100.000 (10.000 x 10) – Thu nhập nhóm 2 = $200.000 (20.000 x 10) • Với thông tin không cân xứng – w = năng suất trung bình – Lương Nhóm I & II = $15.000/năm 24 Phát tín hiệu trên thị trường lao động • Phát tín hiệu bằng học vấn để giảm thông tin không cân xứng – y = chỉ số học vấn (số năm đại học) – C = phí tổn để đạt mức độ học vấn y – Nhóm I--CI(y) = $40.000y (tốn nhiều hơn để đào tạo) – Nhóm II--CII(y) = $20.000y • Phát tín hiệu bằng học vấn để giảm thông tin không cân xứng – Giả sử học vấn không làm tăng năng suất – Quy tắc quyết định • y* cho tín hiệu GII và lương = $20.000 • Dưới y* cho tín hiệu GI và lương = $10.000 25 Phát tín hiệu trên thị trường lao động Số năm học đại học Giá trị học vấn đại học. 0 $100K 1 2 3 4 5 6 0 1 2 3 4 5 Số năm học đại học $200K $100K $200K Nhóm I Nhóm II CI(y) = $40,000y Lựa chọn tối ưu về y của Nhóm I Một người nên có bao nhiêu học vấn? Quyết định học vấn được dựa trên so sánh lợi ích/chi phí CII(y) = $20,000y Lựa chọn tối ưu về y của Nhóm II Nhớ rằng với học vấn đưới 4 năm, thu nhập là $100.000. Sau 4 năm, thu nhập tăng $100.000 B(y) = lương tăng theo mỗi mức học vấn Giá trị học vấn đại học. 6 26 Phát tín hiệu trên thị trường lao động Số năm đại học Giá trị học vấn đại học. 0 $100K Giá trị học vấn đại học Số năm đại học 1 2 3 4 5 6 0 1 2 3 4 5 6 $200K $100K $200K CI(y) = $40,000y Lựa chọn tối ưu về y của Nhóm I B(y) B(y) y* y* Lợi ích = $100.000 Phí tổn CI (y) = 40.000y $100.000<$40.000y* y* > 2.5 Không chọn học vấn CII(y) = $20,000y Lựa chọn tối ưu về y của Nhóm II Lợi ích = $100.000 Phí tổn •CII (y)= 20.000y •$100.000>$20.000y* •y* < 5 •Chọn y* 27 Phát tín hiệu trên thị trường lao động • So sánh lợi ích /chi phí – Quy tắc quyết định sẽ đúng nếu y* nằm giữa 2,5 và 5 – Nếu y* = 4 • Nhóm I sẽ chọn không học • Nhóm II sẽ chọn y* • Thực tế, học vấn có làm tăng năng suất và phát đi một tín hiệu hữu ích về năng lực làm việc của cá nhân.
Tài liệu liên quan