Nội dung
Sau khi học xong chương 1, SV sẽ nắm được các kiến thức sau:
Các khái niệm cơ bản trong Kinh tế vĩ mô
Mục tiêu & các công cụ điều hành kinh tế vĩ mô
Tổng cung & Tổng cầu
32 trang |
Chia sẻ: thanhtuan.68 | Lượt xem: 1406 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Kinh tế vĩ mô - Chương 1 Khái quát kinh tế vĩ mô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KINH TẾ VĨ MÔ
Macroeconomics
GV: Ths. Vũ Thịnh Trường
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT KINH TẾ VĨ MÔ
Nội dung
Sau khi học xong chương 1, SV sẽ nắm được
các kiến thức sau:
Các khái niệm cơ bản trong Kinh tế vĩ mô
Mục tiêu & các công cụ điều hành kinh tế vĩ mô
Tổng cung & Tổng cầu
I.Khái quát Kinh tế vĩ mô
1. Nhu cầu-Cầu
Nhu cầu là sự ham muốn của con người
trong việc tiêu dùng sản phẩm và trong
các hoạt động diễn ra hàng ngày
Cầu hay mức cầu hay nhu cầu có khả năng
thanh toán, là lượng hàng hoá & dịch vụ
mà người mua muốn mua
I.Khái quát Kinh tế vĩ mô
2. Nguồn tài nguyên
Chỉ các yếu tố tham gia vào quá trình sản
xuất: Tài nguyên thiên nhiên; Vốn; Nhân
lực, Trình độ kỹ thuật của sản xuất
Nguồn tài nguyên luôn bị giới hạn. Giới
hạn này gọi là “Sự khan hiếm tương đối”
nguồn tài nguyên
I.Khái quát Kinh tế vĩ mô
3. Kinh tế học
Tài nguyên có hạn ”mâu thuẫn“ với Nhu
cầu của con người->Kinh tế học ra đời
Kinh tế học là môn học nghiên cứu cách
thức chọn lựa của xã hội trong việc sử
dụng nguồn tài nguyên khan hiếm để
sản xuất sản phẩm, nhằm đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao của con người
I.Khái quát Kinh tế vĩ mô
3. Kinh tế học
Ba vấn đề cơ bản của Kinh tế học bao gồm:
- Sản xuất cái gì?
- Sản xuất như thế nào?
- Sản xuất cho ai?
I.Khái quát Kinh tế vĩ mô
4. Kinh tế vi mô-Kinh tế vĩ mô
Kinh tế vi mô: nghiên cứu việc các hộ
gia đình & doanh nghiệp đưa ra các
quyết định và tương tác với nhau trên
các thị trường cụ thể
Kinh tế vĩ mô: nghiên cứu sự hoạt động
của tổng thể nền kinh tế như là một thực
thể thống nhất
I.Khái quát Kinh tế vĩ mô
5. Kinh tế học thực chứng & Kinh tế học
chuẩn tắc.
KT học thực chứng: mô tả và giải thích
những hiện tượng thực tế xảy ra trong
nền kinh tế
KT học chuẩn tắc: đưa ra quan điểm
đánh giá hoặc lựa chọn cách thức giải
quyết các vấn đề kinh tế
I.Khái quát Kinh tế vĩ mô
6. Lạm phát-Gỉam phát
Lạm phát là tình trạng mức giá chung
của nền kinh tế tăng lên trong một thời
gian nhất định
Gỉam phát là tình trạng mức giá chung
của nền kinh tế giảm xuống trong một
thời gian nhất định
Lạm phát được đo lường bởi tỉ lệ lạm
phát (tốc độ thay đổi giá)
I.Khái quát Kinh tế vĩ mô
7. Thất nghiệp-Nhân dụng-Lực lượng lao động
Thất nghiệp: hay mức thất nghiệp bao gồm
những người nằm trong độ tuổi lao động, có
khả năng lao động đang tìm việc làm nhưng
chưa có việc làm
Nhân dụng: mức nhân công được sử dụng,
phản ánh số lượng người có việc làm
Tỷ lệ thất nghiệp: phản ánh % lực lượng lao
động bị thất nghiệp
I.Khái quát Kinh tế vĩ mô
7. Thất nghiệp-Nhân dụng-Lực lượng lao
động
Thất nghiệp cơ học: là mức thất nghiệp tối
thiểu không thể loại trừ trong một xã hội năng
động.
Thất nghiệp cơ cấu: thất nghiệp do nền kinh tế
chuyển đổi cơ cấu, tạo sự không đồng bộ
giữa tay nghề và cơ hội có việc làm
Thất nghiệp chu kỳ: là mức thất nghiệp xuất
hiện trong những thời kỳ nền kinh tế suy thoái
I.Khái quát Kinh tế vĩ mô
8. Sản lượng tiềm năng-Định luật Okun
Sản lượng tiềm năng (Yp)là mức sản lượng đạt
được khi trong nền kinh tế tồn tại một mức thất
nghiệp bằng với “thất nghiệp tự nhiên”
+ SL thực tế (Yt) = SL tiềm năng ->Nền
kinh tế đạt trạng thái TOÀN DỤNG
+ SL thực tế Nền kinh tế
đạt trạng thái KHIẾM DỤNG
I.Khái quát Kinh tế vĩ mô
9. Sản lượng tiềm năng-Định luật Okun
Định luật OKUN: được trình bày theo 02 cách
+ Cách 1: Theo Samuelson và Nordhaus khi
sản lượng thực tế thấp hơn sản lượng tiềm
năng 2% thì tỉ lệ thất nghiệp sẽ tăng 1%
Ut = Un + (Yp – Y)/Yp x 100/2
I.Khái quát Kinh tế vĩ mô
9. Sản lượng tiềm năng-Định luật Okun
+Cách 2: Theo Fischer và Dornbursch khi
sản lượng thực tế tăng nhanh hơn sản
lượng tiềm năng 2,5% thì thất nghiệp
giảm 1%
Ut = Uo – 0,4 (g-p)
I.Khái quát Kinh tế vĩ mô
10.Chu kỳ kinh tế
Là hiện tượng sản lượng dao động lên xuống
theo thời gian, xoay quanh sản lượng tiềm
năng (Yp)
I.Khái quát Kinh tế vĩ mô
10.Chu kỳ kinh tế
II.Mục tiêu và công cụ điều tiết vĩ mô
1. Mục tiêu
Mục tiêu ổn định: hạn chế chu kỳ kinh
tế, tránh hiện tượng lạm phát cao, thất
nghiệp nhiều
Mục tiêu tăng trưởng: tìm giải pháp gia
tăng sản lượng quốc gia, mà thực chất là
gia tăng sản lượng tiềm năng
II.Mục tiêu và công cụ điều tiết vĩ mô
2. Công cụ điều tiết
Chính sách tài khóa: thay đổi thu chi
ngân sách nhà nước
Chính sách tiền tệ: thay đổi lượng cung
tiền, lãi suất
Chính sách ngoại thương: tác động cán
cân thương mại, cán cân thanh toán
Chính sách thu nhập: bao gồm chính
sách giá cả và chính sách tiền lương
III. Tổng cung & Tổng cầu
1. Tổng cung
Là giá trị tổng khối lượng hàng hóa & dịch vụ
cuối cùng mà các doanh nghiệp sẵn sàng
cung ứng cho nền kinh tế, tương ứng với
mỗi mức giá chung trong một khoảng thời
gian nhất định và những điều kiện nhất định
Tổng cung gồm có:
+ Tổng cung ngắn hạn
+ Tổng cung dài hạn
III. Tổng cung & Tổng cầu
3.1. Tổng cung ngắn hạn
Ngắn hạn : là khỏang thời gian mà khi đó,
nếu mức giá tăng (hoặc giảm), giá của yếu
tố đầu vào vẫn không tăng theo (hoặc
giảm theo) với cùng tỉ lệ tương ứng (do bị
ràng buộc bởi các hợp đồng đã ký).
III. Tổng cung & Tổng cầu
3.1. Tổng cung ngắn hạn
Toång cung ngaén haïn phaûn aûnh quan heä giöõa
toång cung vaø möùc giaù trong ñieàu kieän giaù caùc
yeáu toá ñaàu vaøo chöa thay ñoåi.
P
0
SAS
Y
Yp
III. Tổng cung & Tổng cầu
3.2. Tổng cung dài hạn(LAS):
Dài hạn là khỏang thời gian mà khi đó, nếu
mức giá tăng (hoặc giảm), giá của yếu tố đầu
vào sẽ tăng theo (hoặc giảm theo) với cùng tỉ
lệ tương ứng (do các hợp đồng đã hết hạn).
Tổng cung dài hạn phản ánh quan hệ
giữa tổng cung và mức giá trong điều kiện
giá các yếu tố đầu vào thay đổi cùng tỷ lệ
với mức giá đầu ra của sản phẩm
III. Tổng cung & Tổng cầu
P
0 Yp Y
LAS
2. Tổng cung dài hạn(LAS):
III. Tổng cung & Tổng cầu
Đồ thị theo P: 2. Tổng cầu là giá trị
tổng khối lượng
hàng hóa và dịch vụ
mà các thành phần
kinh tế muốn mua ở
mỗi mức giá chung,
trong một khoảng
thời gian và những
điều kiện nhất định
AD
P
Y
0
III. Tổng cung & Tổng cầu
Cân bằng Tổng cung & Tổng cầu
• Điều kiện cân bằng: AS = AD
• ST : SAS = AD
• LT: LAS = AD = Yp
P AD AS
Pe E
0 Ye Y
Söï caân baèng ngaén haïn
a) Vôùi AD1: caân baèng khieám duïng
b) Vôùi AD2: caân baèng toaøn duïng
c) Vôùi AD3: caân baèng coù laïm phaùt
cao.
P3
P2
P1
AD2
P
0
Y1 Yp Y3 Y
AD3
AD1
AS
Söï caân baèng daøi haïn
P LAS
AD
0 Yp Y
Pe
SAS
Bài tập
Câu 1: Hãy chọn câu phát biểu đúng
A. Kinh tế học chuyên nghiên cứu nhu cầu của
con người
B. Kinh tế vĩ mô nghiên cứu nền kinh tế như
một thực thể thống nhất.
C. Kinh tế học thực chứng luôn mô tả đúng
thực tế, còn Kinh tế học chuẩn tắc có khi
đúng, khi sai.
Câu 2: Mục tiêu của kinh tế vĩ mô ở các nước
hiện nay bao gồm:
A. Với nguồn tài nguyên có giới hạn, phối hợp
tổ chức để đáp ứng cao nhất nhu cầu XH.
B. Hạn chế dao động của chu kỳ kinh tế.
C. Tăng trưởng kinh tế.
D. Các câu trên đều đúng.
Câu 3: Sản lượng tiềm năng là mức sản lượng:
A. Tương ứng với tỷ lệ thất nghiệp thực tế.
B. Tương ứng với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên.
C. Tối đa mà một nền kinh tế có thể đạt được
trong một thời kỳ.
D. Câu A & C đúng.
Câu 4: Chu kỳ kinh tế là hiện tượng:
A. Doanh thu của DN dao động theo mùa.
B. Sản lượng quốc gia dao động lên xuống một
cách đều đặn theo thời gian.
C. Sản lượng quốc gia dao động lên xuống xoay
quay sản lượng tiềm năng.
D. Sản lượng tiềm năng tăng, giảm theo thời
gian.
Câu 5: Chính sách ổn định hóa kinh tế nhằm:
A. Kiềm chế lạm phát; ổn định tỷ giá hối đoái.
B. Gỉam tỷ lệ thất nghiệp.
C. Gỉam dao động của GDP thực duy trì cán cân
thương mại cân bằng.
D. Cả 3 câu trên đều đúng.