Bài giảng Kinh tế vi mô - Chương 2 Cung và Cầu

Nội dung chương • Khái niệm cung, cầu • Luật cung, luật cầu • Các nhân tố ảnh hưởng • Phân biệt sự di chuyển và dịch chuyển của đường cung, cầu • Cân bằng trên thị trường • Kiểm soát giá

pdf49 trang | Chia sẻ: thanhtuan.68 | Lượt xem: 1720 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Kinh tế vi mô - Chương 2 Cung và Cầu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương Cung và Cầu Copyright ©2011 Pearson Education, Inc. Publ ishing as Prentice Hall. Nội dung chương • Khái niệm cung, cầu • Luật cung, luật cầu • Các nhân tố ảnh hưởng • Phân biệt sự di chuyển và dịch chuyển của đường cung, cầu • Cân bằng trên thị trường • Kiểm soát giá Copyright ©2011 Pearson Education, Inc. Publ ishing as Prentice Hall. 1-2 I. Cầu – Lý thuyết hành vi người tiêu dùng 1. Khái niệm 1.1. Cầu (D, Demand) Là số lượng hàng hóa dịch vụ người tiêu dùng mong muốn mua và có khả năng mua, tại các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định, với giả định các nhân tố khác không đổi. 1.2 Lượng cầu (Qd, Quantity demanded) Là số lượng hàng hóa dịch vụ người tiêu dùng mong muốn mua và có khả năng mua, tại mỗi mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định, với giả định các nhân tố khác không đổi. Biểu cầu Bánh Nướng của cá nhân (Hà Nội, Trung thu 2010) P – Price (Unit: VNĐ) QDA QDB QDC 4500 6 5 6 5000 5 3 4 5500 4 1 2 6000 3 0 0 6500 2 0 0 2. Luật cầu Khi giá hàng hóa tăng lên, thì số lượng hàng hóa được người tiêu dùng mong muốn mua và có khả năng mua sẽ giảm xuống, và ngược lại, với giả định các nhân tố khác không đổi P tăng  QD giảm P giảm  QD tăng 3. Các công cụ biểu diễn cầu • Biểu cầu • Đồ thị cầu • Phương trình đường cầu • Hàm cầu 3.1. Biểu cầu và đồ thị cầu 4500 5000 5500 6000 6500 P – Price (VNĐ) 6 5 4 3 2 QDA 6500 5500 2 4 Qd D P Hệ số góc = ΔP/ΔQ A B 3.1. Biểu cầu và đồ thị cầu (tiếp) • Hệ số góc của đường cầu luôn âm • Đường cầu có dạng dốc xuống, thể hiện quan hệ nghịch biến giữa giá và lượng cầu • Chú ý: phân biệt cầu thị trường và cầu cá nhân Ví du:̣ QA= -5 P + 6, Có 20 người tiêu dùng có pt tương tự. Tìm pt cầu thị trường? 3.2. Phương trình đường cầu P = – a.QD+ b Trong đó: • P : giá • QD : lượng cầu • a là hệ số góc, b là tham số • a; b là hằng số (số không đổi) • a;b >0 Từ phương trình P = – a.QD+ b (1) Suy ra: QD= -P(1/a) + (b/a) Đặt (1/a)=c , (b/a)=d Ta có: QD= - cP+ d (2) Trong đó: c là hệ số góc, d là tham số. C;d là hằng số c;d >0 3.3. Hàm cầu + Hàm cầu giản đơn (Hàm một biến) QDx = f(Px) Trong đó: • QDx là lượng cầu của hàng hóa X • Px là giá hàng hoá X • QDx là hàm số, Px là biến số + Hàm cầu tổng quát (hàm đa biến) QDx= f(Px, Py, I, T, N, E...) Trong đó: • Px :giá của hàng hóa X • Py :giá của các hàng hoá liên quan • I (Income): thu nhập của người tiêu dùng • T (Taste) :thị hiếu • N (Number of buyers): số lượng người mua • E (Expectation): kỳ vọng 4. Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu Hàm cầu: QDx = f(Px,PY,I,T,E,N) Px (Price of X): Giá của hàng X - Luật cầu PY (Price of Y): Giá của hàng hóa liên quan với hàng hóa X) I (Income): Thu nhập của người tiêu dùng T(Taste): Thị hiếu của người tiêu dùng E(Expectation): Kỳ vọng N(Number of consumers): Số lượng Người mua 4.1. Giá của hàng hóa liên quan 4.1.1.Hàng hóa thay thế (substitutes) : Là những hàng hóa có cùng một mục đích sử dụng. Py tăng  Qy giảm (luật cầu)  Qx tăng (& ngược lại) tại các mức giá Px 4.1.2.Hàng hóa bổ sung (complements): Là hàng hóa tiêu dùng kèm với hàng hóa khác. Py tăng  Qy giảm (luật cầu)  Qx giảm (& ngược lại) tại các mức giá Px *Giả định các nhân tố khác không đổi P1 P2 Q1 Q2 Q1’ Q2’ Dx Qd D’x A B’ P B A’ Py tăng Qy giảm (luật cầu) Qx tăng tại các mức giá Px 4.2. Thu nhập (I, Income) *Hàng hóa thông thường (normal goods) I tăng  Q tăng I giảm  Q giảm tại các mức giá Px *Hàng hóa thứ cấp (inferior goods) I tăng  Q giảm I giảm  Q tăng tại các mức giá Px *Giả định các nhân tố khác không đổi *Đường Engel: thể hiện quan hệ giữa I và Qd 4.3. Thị hiếu (T, Taste) Thị hiếu liên quan đến sở thích của từng lứa tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nền văn hóa, trào lưu tiêu dùng 4.4. Kỳ vọng (E, Expectation) Là dự đoán của người tiêu dùng về sự thay đổi liên quan đến Px, Py, I, T́ trong tương lai ảnh hưởng đến cầu của hàng hóa trong hiện tại. Kỳ vọng giá tăng  Q tăng Kỳ vọng giá giảm  Q giảm (tại các mức giá Px) *Giả định các nhân tố khác không đổi 4.5 Số lượng người tiêu dùng *Quy mô thị trường N tăng  Q tăng N giảm  Q giảm *Giả định các nhân tố khác không đổi *Phân biệt: + sự dịch chuyển của đường cầu + sự vận động của các điểm trên đường cầu 6500 5500 2 3 4 D Qd D’ A B P II, Cung – Lý thuyết hành vi người sản xuất 1. Khái niệm: 1.1. Cung (S, Supply) Là số lượng hàng hóa dịch vụ người bán mong muốn và có khả năng bán tại các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định, với giả định các nhân tố khác không đổi 1.2. Lượng Cung (Qs, Quantity supplied) Là số lượng hàng hóa dịch vụ người bán mong muốn và có khả năng bán tại mỗi mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định, với giả định các nhân tố khác không đổi 2. Luật cung Khi giá hàng hóa tăng lên, thì số lượng hàng hóa được nhà sản xuất bán và có khả năng bán sẽ tăng lên, và ngược lại, với giả định các nhân tố khác không đổi P tăng  Qs tăng P giảm  Qs giảm 3. Các công cụ biểu diễn cung • Biểu cung • Phương trình đường cung • Đồ thị • Hàm cung Hàm cung và Phương trình đường cung *Hàm cung: Qs = f(P) *Phương trình: Q = aP + b Hoặc P = (1/a)Q - (b/a) (Điều kiện: a> 0; a,b = constant) • Hệ số góc của đường cung luôn dương • Đường cung có dạng hướng lên phía trên, thể hiện quan hệ đồng biên giữa gía và lượng cung • Chú ý: phân biệt cung thị trường và cung cá nhân Ví du:̣ PA= 1/5 Q + 6/5 PB = 1/4 P + 3/4 Tìm pt cung thị trường? * Sự vận động của các điểm trên đường cung P Q S P1 P2 Q1 Q2 4. Các nhân tố ảnh hưởng đến cung Hàm cung: QSx = f(Px,PI ,T,G,N,E) Px: giá của hàng hóa x Pi (price of input): giá của yếu tố đầu vào T (technologies): công nghệ G (government policies): chính sách của CP N (number of suppliers): số lượng nhà SX E (expectation): kỳ vọng 4.1. Giá của yếu tố đầu vào Pi tăng  Lợi nhuận giảm  Qs giảm (tại mọi mức giá) Pi giảm  Lợi nhuận tăng  Qs tăng (tại mọi mức giá) Giả định nhân tố khác không đổi Sự dịch chuyển của đường cung P Q S’S P= const ΔQ= const P2 P1 4.2. Công nghệ Là cách thức kết hợp các yếu tố đầu vào để tạo ra các sản phẩm đầu ra T tiên tiến  Qs tăng T lỗi thời  Qs giảm (tại mọi mức giá) * Giả định nhân tố khác không đổi 4.3. Chính sách của chính phủ CS khuyến khích  Qs tăng CS hạn chế  Qs giảm (tại mọi mức giá) Giả định nhân tố khác không đổi 4.4. Số lượng người sản xuất N tăng  Qs của thị trường tăng N giảm  Qs của thị trường giảm (tại mọi mức giá) Giả định nhân tố khác không đổi 4.5 Kỳ vọng của nhà sx Là dự đoán của NSX về sự thay đổi của các yếu tố ảnh hưởng đến cung trong tương lai (Px, Pi, T, G, N), gây ra ảnh hưởng đến cung trong hiện tại. (Gđịnh các nhân tố khác không đổi) III. Cân bằng thị trường 1. Cân bằng cung cầu thị trường P Q D S Điểm cân bằng thị trường là điểm mà tại đó mức giá và sản lượng NTD có mong muốn mua và có khả năng mua, NSX có mong muốn và có khả năng bán, với gđ các nhân tố khác không đổi. P* Q* III. Cân bằng thị trường 1. Cân bằng cung cầu thị trường P Q D S P* Q* 2. Dư thừa và thiếu hụt P Q D S 2.1. Dư thừa (surplus) Là mức giá tại đó lượng cung lớn hơn lượng cầu, với giả định các nhân tố khác không đổi. Qs>Qd Suy ra Qs-Qd>0 P1 QSQD 2.2. Thiếu hụt (shortage) Là mức giá tại đó lượng cung nhỏ hơn lượng cầu, với giả định các nhân tố khác không đổi. Qs<Qd Suy ra Qs-Qd<0 P Q D S P1 QDQS 3. Thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất 1. Thặng dư tiêu dùng (CS, consumer supplus) 2. Thặng dư sản xuất (PS, Producer supplus) 3. Lợi ích ròng của XH (NB) =PS+CS 3. Thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất *Khái niệm CS và PS *Biểu diễn hình học: CS: Là phần diện tích nằm dưới đường cầu và nằm trên đường giá PS: Là phần diện tích nằm trên đường cung và nằm dưới đường P* P Q D S P* Q* 4. Kiểm soát giá 3.1. Giá sàn (PF , floor price) Là mức giá thấp nhất chính phủ ấn định cho một mặt hàng, thường lớn hơn mức giá P*. *Mục đích: Bảo vệ NSX P Q D S PF QSQD 4.1. Giá trần Giá trần (Pc, ceiling price) Là mức giá cao nhất chính phủ ấn định cho một mặt hàng, thường thấp hơn mức giá P* *Mục đích: bảo vệ NTD P Q D S QDQS Pc Bài tập 1 • Hàm tổng lợi ích (TB) và tổng chi phí (TC): TB=200Q - Q2 TC=200 + 20Q + 0.5Q2 a/Xác định sản lượng tối đa hóa lợi ích ròng b/Q=50 nên tăng hay giảm sản lượng? Bài tập 2 • Hàm cung: P=0.2Qs+0.4 • Hàm cầu: P=8.5-0.25Qd 1. Xác định P*, Q* 2. Tính CS, PS, NB tại điểm cân bằng 3. Chính phủ áp giá =5, tính CS, PS 4. Vẽ đồ thị Bài tập 3 (tiếp) 1. Pc = 3, cam kết đảm bảo cung hết phần thiếu hụt cho thị trường, tính PS và CS? 2. CP phải trợ cấp bao nhiêu để mức giá bằng mức giá = 3. 3. CP trợ cấp một lần 15 triệu thì giá cả và sản lượng thay đổi như thế nào? 4. Nếu lượng cầu giảm 4.5 ở mọi mức giá thì sản lượng cân bằng là bao nhiêu? Hàm cung: P=0.4+0.2Qs Hàm cầu: P=8.5-0.25Qd 1. Xác định P*, Q* 2. Nếu lượng cầu giảm 4.5 ở mọi mức giá thì sản lượng cân bằng là bao nhiêu? 3. Chính phủ áp giá =5, tính sản lượng dư thừa hoặc thiếu hụt. 4. Vẽ hình trong từng trường hợp. 5. Câu 4 trang 2 sách bài tập. • Tìm P*, Q*: Ps = Pd  0.4+0.2Q = 8.5-0.25Q 0.45Q = 8.1 Q* = 8.1/0.45 = 18  P* = 0.4+0.2*18 = 4 S D Qd giảm 4.5 ở mọi mức giá Ta có: P = 8.5 – 0.25 Qd (*)  Qd = (8.5-P)/0.25 + Đường D dịch chuyển song song sang trái, ΔQ = - 4.5. Qd = 34 -4P - 4.5 = 29.5-4P +Qs = (P – 0.4)/0.2 = 5P -2 +Qd = Qs  29.5-4P = 5P -2 9P = 31.5  P* = 3.5  Q* = 29.5 -4*3.5 = 15.5 CP áp đặt P = 5 S D