Đề tài Chiến lược phát triển thương mại nội địa đối với mặt hàng thép trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay

Chương 1: Lý luận chung về ngành thép ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập 1.1 Vai trò, vị trí của ngành thép trong nền kinh tế quốc dân 1.2 Tầm quan trọng của việc xây dựng chiến lược thương mại nội địa phát triển ngành thép Chương 2: Thực trạng ngành thép ở Việt Nam hiện nay 2.1 Tình hình sản xuất phục vụ tiêu thụ trong nước. 2.2 Tình hình xuất khẩu 2.3 Ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới đối với ngành thép ở Việt Nam 2.4 Những vấn đề cạnh tranh của thép nội địa với thép ngoại nhập Chương 3: Các chiến lược phát triển thương mại nội địa đối với mặt hàng thép trong nước 3.1 Quan điểm, mục tiêu, quy hoạch đặt ra cho ngành thép 3.2 Chính sách phát triển kinh tế trong nước nhằm hỗ trợ ngành thép 3.3 Giải pháp phát triển, kích thích sản xuất – tiêu thụ thép trong nước

doc14 trang | Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 2425 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Chiến lược phát triển thương mại nội địa đối với mặt hàng thép trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: Chiến lược phát triển thương mại nội địa đối với mặt hàng thép trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay. Đề cương: Chương 1: Lý luận chung về ngành thép ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập 1.1 Vai trò, vị trí của ngành thép trong nền kinh tế quốc dân 1.2 Tầm quan trọng của việc xây dựng chiến lược thương mại nội địa phát triển ngành thép Chương 2: Thực trạng ngành thép ở Việt Nam hiện nay 2.1 Tình hình sản xuất phục vụ tiêu thụ trong nước. 2.2 Tình hình xuất khẩu 2.3 Ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới đối với ngành thép ở Việt Nam 2.4 Những vấn đề cạnh tranh của thép nội địa với thép ngoại nhập Chương 3: Các chiến lược phát triển thương mại nội địa đối với mặt hàng thép trong nước 3.1 Quan điểm, mục tiêu, quy hoạch đặt ra cho ngành thép 3.2 Chính sách phát triển kinh tế trong nước nhằm hỗ trợ ngành thép 3.3 Giải pháp phát triển, kích thích sản xuất – tiêu thụ thép trong nước Lời nói đầu Những năm qua, tuy ngành thép đã được đầu tư đáng kể và có bước phát triển tương đối mạnh (cả quốc doanh và tư nhân), đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao, có tiềm lực tăng gấp hàng chục lần so với năm 1990 và đạt sản lượng trên 1 triệu tấn/năm, song vẫn còn trong tình trạng kém phát triển so với các nước trong khu vực và trên thế giới, thể hiện ở các mặt: Trang thiết bị có quy mô nhỏ, phổ biến thuộc thế hệ cũ, lạc hậu, trình độ công nghệ và mức độ tự động hóa thấp. Chất lượng sản phẩm còn hạn chế (nhất là khu vực tư nhân), chỉ có hai dây chuyền cán liên tục tương đối hiện đại thuộc khối liên doanh. Cơ cấu mặt hàng sản xuất phôi thép quá nhỏ bé, các nhà máy và cơ sở cán thép còn phụ thuộc quá nhiều vào phôi thép nhập khẩu. Toàn bộ sản phẩm cán dẹt trong nước chưa sản xuất được, phải nhập khẩu. Chi phí sản xuất còn cao, năng suất lao động thấp, số lượng lao động quá đông, giá thành không ổn định (do lệ thuộc vào phôi thép nhập khẩu) nên tính cạnh tranh chưa cao. Khả năng xuất khẩu sản phẩm thép còn rất hạn chế. Nhìn một cách tổng quát, ngành thép Việt Nam vẫn ở trong tình trạng sản xuất nhỏ, phân tán, nặng về gia công chế biến từ phôi và bán thành phẩm nhập khẩu. Trình độ công nghệ thấp, chưa có nhiều thiết bị hiện đại tự động hóa cao, cần phải đầu tư cải tạo phát triển, thay thế dần các thiết bị cũ, lạc hậu, mới có thể bảo đảm tính cạnh tranh trong thời gian tới. Với những vấn đề còn tồn tại trên, bài thảo luận xin đề cập đến thực trạng về sản xuất – tiêu thụ thép trong nước và đưa ra một số phương pháp nhằm phát triển chiến lược thương mại nội địa đối với ngành thép ở Việt Nam. Chương 1: Lý luận chung về ngành thép ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập Chương 2: Thực trạng ngành thép ở Việt Nam hiện nay 2.1 Tình hình sản xuất phục vụ tiêu thụ trong nước Trong 5 tháng đầu năm 2009 tiêu thụ thép xây dựng của cả nước đạt tới 1,9 triệu ngàn tấn, bằng 50% tổng tiêu thụ trong cả năm 2008. Cùng với gói kích cầu của Chính phủ, tranh thủ lãi suất và giá thép ở mức thấp, đặc biệt là những tín hiệu tích cực về sự ấm lại của thị trường bất động sản, rất nhiều công trình xây dựng đã được khởi công đặc biệt là với sự tăng giá khá mạnh trở lại của dầu thô và các mặt hàng kim loại khác trong thời gian vừa qua đã làm nhu cầu thép tăng trở lại. Nhu cầu thép thành phẩm của Việt Nam trong năm 2009 là khoảng 11 triệu tấn/năm. Năng lực sản xuất thép trong nước hiện nay mới đạt khoảng 5,5 triệu tấn, Việt Nam phải nhập khẩu 5 – 5,5 triệu tấn. Với nhu cầu thép thành phẩm như trên, nhu cầu phôi thép dùng để sản xuất thép trong nước năm 2009 ước khoảng trên 5 triệu tấn, trong đó sản xuất trong nước khoảng 3 triệu tấn, còn lại là trên 2 triệu tấn là phải nhập khẩu. Tiêu thụ tăng mạnh đã giúp sản xuất thép và phôi thép ở trong nước phục hồi khá mạnh trở lại. Trong tháng 5, sản lượng thép cán của cả nước đạt tới 451 ngàn tấn, cao hơn rất nhiều so với sản lượng trung bình 347 ngàn tấn trong 4 tháng đầu năm 2008 và tăng tới 49,5% so với tháng 5/2008. Như vậy, sản lượng thép cán tròn 5 tháng đầu năm đạt tới 1,84 triệu tấn, tăng 13,2% so với cùng kỳ 2008. Cùng với sản lượng thép cán, sản lượng phôi thép sản xuất ở trong nước cũng tăng khá mạnh trong những tháng gần đây. Tiêu thụ thép tăng đã giúp tồn kho thép giảm mạnh, tính đến cuối tháng 5 chỉ còn gần 180 ngàn tấn thép thành phẩm và khoảng 350 ngàn tấn phôi. Nhập khẩu phôi thép cũng đã gia tăng đáng kể trong những tháng gần đây. Trong tháng 5/2009 tổng khối lượng nhập khẩu đạt trên 300 ngàn tấn, mức cao nhất trong vòng 1 năm qua. Tuy vậy, khối lượng phôi thép nhập khẩu 5 tháng đầu năm 2009 vẫn giảm mạnh so với cùng kỳ 2008, giảm tới trên 51% xuống còn 840 ngàn tấn và chỉ bằng khoảng 38% tổng khối lượng nhập theo kế hoạch cho cả năm nay. Giá phôi trên thị trường thế giới vẫn giữ ổn định ở mức thấp, khoảng 360 USD/tấn. Giá phôi nhập khẩu vào Việt Nam trong tháng 5 cũng giữ khá ổn định ở mức 390 – 400 USD/tấn. Vời nguồn năng lực sản xuất ở trong nước và tiến độ nhập khẩu như hiện nay, dự báo trong ngắn hạn nguồn cung thép ở trong nước vẫn đáp ứng đủ nhu cầu. 2.2 Tình hình xuất khẩu Bẩy tháng đầu năm nay, tổng lượng xuất khẩu thép mới đạt 150.510 tấn. Dự kiến cả năm 2009 xuất khẩu thép sẽ giảm mạnh, chỉ đạt con số khiêm tốn là 269.523 tấn, giảm gần 15% so với năm 2008. Riêng Tổng công ty Thép dự tính năm nay chỉ xuất khẩu được 55 triệu USD, giảm gần 10% so với năm 2008.          Năm 2010, Việt Nam sẽ không còn được hưởng ưu đãi cao về chính sách thuế. Nhiều dự án mới của Ngành đi vào sản xuất càng làm cho sự mất cân đối giữa nguồn cung và mức tiêu thụ của thị trường cách xa thêm, dẫn đến cạnh tranh quyết liệt giữa các thành phần kinh tế, nhất là đối với sản phẩm thép xây dựng, thép cuộn cán nguội, ống thép hàn, tôn mạ kim loại, sơn phủ màu,… Kế hoạch 5 năm của Ngành chưa tính đến các doanh nghiệp FDI mà công suất dự kiến đã gần 20 triệu tấn, nhưng lượng tiêu thụ chỉ khoảng 15-17 triệu tấn. Trong khi đó, Trung Quốc và một số nước ASEAN có nhiều chính sách ưu đãi cho xuất khẩu thép, như giảm thuế suất thuế xuất khẩu bằng 0%, hoàn thuế giá trị gia tăng thì thuế xuất khẩu thép của Việt Nam vẫn thực hiện từ 0 đến 5%... Điều đó sẽ khiến các doanh nghiệp Việt Nam khó có điều kiện vươn ra thị trường nước ngoài. Hiện nay, thị trường xuất khẩu của Ngành vẫn còn hạn chế (chỉ mới xuất khẩu sang Cămpuchia). Vì vậy, ngay từ bây giờ, ngành Thép cần nhanh chóng tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu, tránh để rơi vào tình trạng bị động khi thị trường còn nhiều diễn biến khó lường.        Hiệp hội Thép Việt Nam và Tổng công ty Thép Việt Nam cần nghiên cứu, phân tích sâu hơn nữa để xây dựng kế hoạch xuất khẩu cho những năm tiếp theo; tiếp tục nâng cao năng lực sản xuất, giảm chi phí giá thành, đẩy mạnh việc xúc tiến, tìm kiếm thị trường mới như Hoa Kỳ, Úc… Bên cạnh đó, trong những năm tới, để thực hiện mức tăng trưởng 10%/năm, cần tập trung xử lý tốt vướng mắc của các dự án, nhất là các dự án lớn, có hiệu quả, tạo đầu ra cho sản phẩm, đồng thời, cần kiểm soát chặt chẽ các dự án đầu tư mới, các thủ tục cấp giấy phép, nhất là các dự án đầu tư nằm ngoài quy hoạch, để bảo đảm cân đối cung - cầu hợp lý. 2.3 Ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới đối với ngành thép ở Việt Nam Khủng hoảng tài chính ở Mỹ đã có ảnh hưởng sâu rộng tới kinh tế các nước ở khắp châu lục. Việc chính phủ các nước quyết định hạ lãi suất và bỏ hàng tỷ USD để cứu các ngân hàng thương mại nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng tài chính lan rộng, kinh tế các nước đang đối phó với nạn lạm phát thì nay lại đang chuyển sang lo ngại về suy thoái kinh tế. Chính phủ nhiều nước đã áp dụng các biện pháp để ngăn chặn sụt giảm kinh tế. Tuy nhiên, kinh tế toàn cầu vẫn đang trong giai đoạn ảm đạm. Giá nhiều loại hàng hóa trên thị trường thế giới vẫn tiếp tục giảm thấp. Giá phôi thép tại thị trường Đông Nam Á chỉ còn 400 – 420 USD/tấn CFR. Giá thép phế liệu tại thị trường Đông Nam Á cũng trên đà giảm liên tục do không có nhu cầu. Giá chào bán thép phế loại tốt cũng ở mức 230 USD/tấn CFR. Giá chào thép phế hàng container khoảng 200 USD/tấn CFR. Trong năm 2008, việc nhập khẩu nguyên liệu thép vào Việt Nam do thị trường trong nước gặp khó khăn, thép tiêu thụ chậm nên khối lượng nhập khẩu giảm rõ rệt, chủ yếu là các hợp đồng nhập khẩu ký từ tháng trước nên về trong tháng 9 giá còn cao và lượng về không lớn: - Phôi thép: 56.269 tấn, giá bình quân 1017 USD/tấn - Thép phế: 84.154 tấn, giá bình quân 580 USD/tấn - Thép lá đen:170.367 tấn, giá bình quân 1090 USD/tấn. - Thép cuộn: 8.466 tấn, giá bình quân 1091 USD/tấn. Do tình hình tiêu thụ trong nước giảm mạnh, liên tục 4 tháng mức tiêu thụ chỉ còn bằng 1/3 so với lượng tiêu thụ các tháng đầu năm, nên lượng tồn kho ứ đọng nguyên vật liệu và thành phẩm thép ở mức báo động, nhiều doanh nghiệp đã ngừng sản xuất 3 – 4 tháng nay, các doanh nghiệp khác thì sản xuất cầm chừng nhưng số lượng phôi tồn kho ở các nhà máy trong Hiệp hội thép vẫn trên 500.000 tấn, sản phẩm thép tồn tính đến ngày 31/10/2008 là 332.999 tấn. Hiệp hội thép đã kiến nghị với Bộ Công thương và Bộ Tài chính giảm thuế xuất khẩu phôi thép xuống 0% và tăng thuế nhập khẩu thép thành phẩm từ 8% lên 25%. Bộ Công thương đã chấp nhận ý kiến của Hiệp hội và đã có công văn số 9989/BTC-XNK ngày 20/10/2008 gửi Bộ Tài chính. Ngày 28/10/2008, Bộ Tài chính đã có văn bản hạ thuế xuất khẩu phôi thép từ 5% xuống 0%, có hiệu lực cho các tờ khai hải quan từ 7/11/2008. Ở thị trường trong nước, giá thép đã giảm mạnh, mức giảm mỗi lần từ 1-2 triệu VND/tấn. Giá thép ở thị trường trong nước tại thời điểm 03/10/2008 như sau: Loại  Miền Bắc  Miền Nam    GTTN  Liên doanh  Thép MN  Vinakyoei   Thép cuộn Φ6  9.500  9.600  10.200  10.240   Thép tròn đốt  9.700  9.900  10.660  10.760   (giá xuất xưởng; chưa có 5% VAT, chưa trừ chiết khấu) Với mức giá bán trên, so với giá thành, các doanh nghiệp phải chịu lỗ khoảng 7 – 8 triệu VND/tấn, có doanh nghiệp đã chịu lỗ tới 9 -10 triệu VND/tấn. Tính chung sản xuất toàn Hiệp hội thép tháng 10 đạt 113.501 tấn, so với tháng trước giảm 5,28% , so với cùng kỳ năm ngoái giảm 66,65%. Toàn Hiệp hội thép tháng 10 tiêu thụ đạt 141.146 tấn, so với tháng trước tăng 38,2%, so với cùng kỳ năm trước giảm 52,75%. Tính chung 10 tháng của năm 2008: - Toàn Hiệp hội thép sản xuất được 2.711.998 tấn, so với cùng kỳ tăng 5,97%. - Tiêu thụ toàn Hiệp hội thép đạt 2.455.083 tấn, so với cùng kỳ giảm 6,73%. Có thể nói ngành thép là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề từ suy giảm kinh tế trong năm 2008, với lượng tồn kho đầu năm 2009 rất lớn (cuối quý I, lượng thép thành phẩm tồn kho khoảng 220 nghìn tấn và phôi thép khoảng 380 nghìn tấn) và phải chịu nhiều sức ép từ thép ngoại nhập. 2.4 Những vấn đề cạnh tranh của thép nội địa với thép ngoại nhập Trước sức ép của thép ngoại tiếp tục đổ bộ vào thị trường Việt Nam, sau nhiều đợt tăng giá, ngành thép xây dựng trong nước đã chính thức công bố hạ giá bán giao tại nhà máy đối với thép cuộn phi 6, phi 8 xuống 200.000 đồng/tấn so với thời điểm giữa tháng 9/2009, giữ mức 11,32 triệu đồng/tấn (chưa tính VAT). Trên thực tế, đầu tháng 10, giá bán thép công bố tại các nhà máy (chưa tính VAT, chưa trừ chiết khấu) từ 11,2 triệu đồng đến 11,7 triệu đồng/tấn, tăng 300.000 đồng/tấn so với tháng 8. Theo Hiệp hội thép Việt Nam (VSA), tháng 9 vừa qua, lượng thép tiêu thụ trên thị trường đã giảm khoảng 100.000 tấn so với tháng 8. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm ngoái sản lượng và tiêu thụ thép vẫn tăng tới trên 200%. Ước tính trong tháng 9, đã có hơn 40 nghìn tấn thép cuộn được nhập khẩu vào Việt Nam với giá bán rẻ hơn từ 500-700 nghìn đồng/tấn khiến thị phần của thép trong nước đã giảm đi trông thấy. Hiện giá chào phôi thép tại thị trường Đông Nam Á và Trung Quốc…đã giảm 10-20 USD/tấn so với cuối tháng 8, còn 490-500 USD/tấn, thậm chí có một số lượng phôi chào với giá 480-485 USD/tấn, ước tính thép ngoại từ Malaixia, Thái Lan, Trung Quốc đã nhập khẩu về khá nhiều, trong đó thép cuộn đã chiếm tới 70% thị phần trong nước. Việc thép ngoại nhập khẩu tiếp tục tấn công thị trường Việt Nam đã tạo sức ép khiến các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước buộc phải tính toán giảm giá bán. Đây chính là lý do mà Tổng công ty Thép Việt Nam vừa công bố hạ giá bán giao tại nhà máy đối với thép cuộn loại phi 6, phi 8 xuống 200.000 đồng/tấn so với thời điểm giữa tháng 9/2009, giữ mức 11,32 triệu đồng/tấn (chưa tính VAT). Một số doanh nghiệp thép khác cũng có mức giảm tương ứng. Hiện nay, lượng tồn kho thành phẩm thép khoảng 180.000 tấn, phôi chuẩn bị cho sản xuất tháng 10 là 450.000 tấn, đảm bảo đủ nguyên liệu cho sản xuất thép trong tháng 10. Với nguồn cung cả trong nước và nước ngoài đều dồi dào như vậy, nếu các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước không giảm giá bán thì rất có thể thép nội sẽ đánh mất vị thế ngay trên sân nhà. Trong suốt thời gian dài chúng ta nhập khẩu quặng thép, rồi nhập thành phẩm cũng như nhập phôi thép về để sản xuất, nhà nước đã thấy được hiện tượng này và đã có sự đầu tư thích đáng để sản xuất phôi thép đảm bảo cho nhu cầu sản xuất trong nước. Thế nhưng đáng tiếc, nhiều công nghệ nhập khẩu về trong thời gian qua chưa đáp ứng được yêu cầu, giá thành sản xuất thép của chúng ta tương đối cao. Đặc biệt, lại chịu sự cạnh tranh khốc liệt của thép Trung Quốc với giá thép nhập khẩu vào rẻ hơn nhiều so với giá chúng ta sản xuất ra trong nước. Do đó, điều quan trọng là làm thế nào để cho ngành thép của chúng ta có đủ sức cạnh tranh so với thép của thế giới hơn là đơn thuần chỉ sử dụng biện pháp thuế quan. Bởi vì, đến khi chúng ta không sử dụng được biện pháp thuế quan nữa mà lúc đó ngành thép không có năng lực để cạnh tranh trên thị trường thì rất nguy hiểm. Chương 3: Các chiến lược phát triển thương mại nội địa đối với mặt hàng thép trong nước 3.1 Quan điểm, mục tiêu, quy hoạch đặt ra cho ngành thép 3.1.1 Quan điểm phát triển - Phát triển ngành thép Việt Nam phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội và ngành công nghiệp của cả nước, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội các địa phương và lộ trình hội nhập của Việt Nam. - Xây dựn và phát triển ngành thép Việt Nam thành một ngành công nghiệp quan trọng, bảo đảm phát triển ổn định và bền vững, giảm thiểu sự mất cân đối giữa sản xuất gang, phôi thép với sản xuất thép thành phẩm, giữa sản phẩm thép dài với sản phẩm thép dẹt. - Xây dựng ngành thép Việt Nam với công nghệ tiên tiến hợp lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài nguyên của đất nước, bảo đảm hài hòa với bảo vệ môi trường sinh thái tại các địa bàn phát triển ngành thép. - Coi trọng và khuyến khích các thành phần kinh tế, các ngành kinh tế trong nước liên kết, hợp tác với nước ngoài đầu tư xây dựng một số tổ hợp mỏ - luyện kim, nhà máy thép liên hợp và nhà máy cán các sản phẩm thép dẹt quy mô lớn. 3.1.2 Mục tiêu phát triển Mục tiêu phát triển tổng thể của ngành thép Việt Nam là đáp ứng tối đa nhu cầu về các sản phẩm thép của nền kinh tế, tăng cường xuất khẩu, cụ thể như sau: a. Sản xuất gang Đáp ứng đủ gang đúc cho nhu cầu sản xuất cơ khí phục vụ trong nước và xuất khẩu, phấn đấu cung cấp phần lớn nguyên liệu cho các cơ sở sản xuất phôi thép trong nước. Năm 2010 đạt 1,5 – 1,9 triệu tấn gang; năm 2015 đạt 5,0 – 5,8 triệu tấn gang; năm 2020 đạt 8 – 9 triệu tấn gang và sản phẩm hoàn nguyên; năm 2025 đạt 10 – 12 triệu tấn gang và sản phẩm hoàn nguyên. b. Sản xuất phôi thép (thép thô) Năm 2010 đạt 3,5 – 4,5 triệu tấn; năm 2015 đạt 6 – 8 triệu tấn; năm 2020 đạt 9 – 11 triệu tấn và năm 2025 đạt 12 – 15 triệu tấn phôi thép. c. Sản xuất thép thành phẩm Năm 2010 đạt 6,3 – 6,5 triệu tấn (1,8 – 2,0 triệu tấn sản phẩm dẹt); năm 2015 đạt 11-12 triệu tấn (6,5 – 7,0 triệu tấn sản phẩm dẹt); năm 2020 đạt 15 – 18 triệu tấn (8 -10 triệu tấn sản phẩm dẹt) và năm 2025 đạt khoảng 19 – 22 triệu tấn thành phẩm (11 – 13 triệu tấn sản phẩm dẹt và 0,2 triệu tấn thép đặc biệt) d. Xuất khẩu gang thép các loại Năm 2010 xuất khẩu đạt 0,5 – 0,7 triệu tấn; năm 2015 xuất khẩu đạt 0,7 – 0,8 triệu tấn; năm 2020 xuất khẩu đạt 0,9 – 1,0 triệu tấn; năm 2025 xuất khẩu khoảng 1,2 – 1,5 triệu tấn. Mục tiêu xuất khẩu trên có thể được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình cụ thể nhằm đảm bảo bình ổn thị trường trong nước. 3.1.3 Nội dung quy hoạch a. Nhu cầu về các loại sản phẩm thép Nhu cầu thép thành phẩm của Việt Nam dự kiến năm 2010 đạt khoảng 10 – 11 triệu tấn; năm 2015 khoảng 15 – 16 triệu tấn; năm 2020 khoảng 20 – 21 triệu tấn và năm 2025 khoảng 24 – 25 triệu tấn. b.Quy hoạch các dự án đầu tư chủ yếu Trên cơ sở phân bố nguồn nguyên liệu quặng sắt, vị trí địa lý và điều kiện cơ sở hạ tầng cũng như phân bổ nhu cầu tiêu thụ thép, thực hiện đầu tư các dự án chủ yếu sau: Giai đoạn 2007 – 2015: - Liên hợp thép Hà Tĩnh, sử dụng quặng sắt mỏ Thạch Khê: công suất dự kiến 4,5 triệu tấn/năm, chia thành 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 khoảng 2 – 2,5 triệu tấn. Hình thức đầu tư dự kiến hợp tác đầu tư trong và ngoài nước. Thời gian đưa vào sản xuất giai đoạn 1 dự kiến 2011 – 2012; - Liên hợp thép Dung Quất công suất 5 triệu tấn/năm, chia làm 2 giai đoạn, sử dụng quặng sắt trong nước và nhập khẩu. Hình thức đầu tư là 100% vốn nước ngoài. Thời gian đưa vào hoạt động giai đoạn 2 dự kiến 2011 – 2015; - Dự án nhà máy thép cuộn cán nóng, cán nguội và mạ kẽm chất lượng cao với công suất 3 triệu tấn/năm, trong đó giai đoạn 1 đạt 0,7 triệu tấn/năm. Chủ tập đoàn Posco (Hàn Quốc), 100% vốn đầu tư nước ngoài; - Dự án nhà máy thép cuộn, thép lá cán nóng chất lượng cao, công suất 2 triệu tấn/năm. Hình thức đầu tư – liên doanh giữa Tập đoàn ESSA (Ấn Độ) và một số doanh nghiệp trong nước. Dự kiến triển khai xây dựng nhà máy trong giai đoạn 2007 – 2009; - Dự án mở rộng công suất Công ty Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2: Đầu tư đồng bộ các công đoạn mỏ, luyện kim (lò cao – lò thổi ôxy). Công suất khoảng 0,5 triệu tấn phôi vuông/năm, dự kiến đưa vào sản xuất trong giai đoạn 2009 – 2010; - Liên hợp thép Lào Cai, sử dụng quặng sắt mỏ Quý Xa: luyện gang lò cao, luyện thép lò điện với công suất 0,5 triệu tấn phôi vuông/năm; dự kiến đưa vào sản xuất trong giai đoạn 2009 – 2010. Trong giai đoạn 2016 – 2025 nếu thị trường có nhu cầu sẽ đầu tư thêm dây chuyền cán thép hiện đại công suất 0,5 triệu tấn/năm; - Phát triển các dự án sản xuất gang lò cao quy mô vừa và nhỏ tại Lào Cai, Tuyên Quang, Cao Bằng, Hà Giang, Bắc Cạn và Yên Bái với tổng công suất đạt khoảng 1 triệu tấn gang/năm; các nhà máy sản xuất phôi dẹt của Công ty Thép Cửu Long, phôi vuông của Công ty Thép Việt và Công ty Thép miền Nam (VSC)…; - Hoàn thành xây dựng và đưa vào khai thác một số dự án cán sản phẩm thép dẹt quy mô nhỏ hơn: 2 nhà máy sản xuất thép tấm cán nóng của VINASHIN và của Công ty Thép Cửu Long; các nhà máy sản xuất thép cuộn cán nguội của LILAMA, giai đoạn 2 của Công ty Thép tấm là Phú Mỹ (VSC), Công ty Hoa Sen, Formosa Steel, Sun Steel, Công ty Bạch Đằng… Giai đoạn 2016 -2025 - Dự án sản xuất thép lò điện từ sản phẩm hoàn nguyên trực tiếp (công nghệ luyện kim phi cốc Midrex hay HLY sử dụng khí thiên nhiên) với các công nghệ, thiết bị đạt trình độ tiên tiến trên thế giới, quy mô 1,5 triệu tấn phôi thép dẹt (phương án 1) hoặc 1,5 triệu tấn thép cán nóng (phương án 2) mỗi năm. Thời kỳ đầu tư: Phương án 1 dự kiến trong giai đoạn 2016 – 2020 (đặt tại Bà Rịa – Vũng Tàu, có thể cung cấp phôi dẹt cho các nhà máy cán nóng trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam); phương án 2 dự kiến trong giai đoạn 2016 -2025 (đặt tại Bình Thuận để sử dụng khí thiên nhiên khai thác từ biển Phú Khánh và diện tích phía Bắc của biển Cửu Long). Hình thức đầu tư: 100% vốn đầu tư nước ngoài hoặc liên doanh trong và ngoài nước. - Nghiên cứu đầu tư một số dự án luyện cán thép tấm, thép hình lớn và thép ống không hàn với công nghệ tiên tiến, quy mô công suất khoảng 1 triệu tấn thép thành phẩm/năm phục vụ các ngành đóng tầu, dầu khí, cơ chế tạo thiết bị siêu trường, siêu trọng. Hình thức đầu tư: 100% vốn đầu tư nước ngoài hoặc liên doanh trong và ngoài nước. - Nghiên cứu đầu tư nhà máy thép đ
Tài liệu liên quan