I. Tiền tệ và hoạt động của ngân hàng
1. Tiền tệ
2. Hoạt động của ngân hàng
3. Số nhân tiền tệ kM1. Tiền tệ
a. Khái niệm
b. Các hình thái của tiền
c. Chức năng của tiền
d. Khối tiền tệ
28 trang |
Chia sẻ: thanhtuan.68 | Lượt xem: 2509 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Kinh tế vĩ mô - Chương 5: Tiền tệ, ngân hàng và chính sách tiền tệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 5: TIỀN TỆ,
NGÂN HÀNG VÀ CHÍNH
SÁCH TIỀN TỆ
Ths. Vũ Thịnh Trường
I. Tiền tệ và hoạt động của ngân hàng
1. Tiền tệ
2. Hoạt động của ngân hàng
3. Số nhân tiền tệ kM
1. Tiền tệ
a. Khái niệm
b. Các hình thái của tiền
c. Chức năng của tiền
d. Khối tiền tệ
a. Khái niệm
Tiền là bất kỳ phương tiện nào được chấp
nhận chung, để thanh toán cho việc mua
hàng hay để thanh toán nợ nần
b. Các hình thái của tiền
Tiền hàng hóa: giá trị của tiền bằng đúng giá
trị của vật dùng tiền (vỏ sò, cây trái, gia súc,
)
Tiền quy ước: giá trị ghi trên mặt đồng tiền
chỉ có giá trị được quy ước (tiền giấy, tiền
kim loại)
Tiền qua ngân hàng: trao đổi dựa trên khoản
nợ của ngân hàng, và ngân hàng có nghĩa vụ
sẽ chi trả ở dạng tiền mặt bất cứ khi nào có
yêu cầu
c. Chức năng của tiền
Trung gian trao đổi
Đơn vị hạch toán
Dự trữ
d. Khối tiền tệ
Tiền giao dịch M1: là tổng lượng hiện có dùng
cho giao dịch
M1 = CM + DM
CM: Tiền mặt ngoài ngân hàng
DM: Tiền gửi không kỳ hạn sử dụng sec
Tiền rộng M2:
M2 = M1 + Tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn
2. Hoạt động của ngân hàng
Ngân hàng TW: Quản lý các ngân hàng Trung
gian, ngân hàng của các ngân hàng Trung gian,
cơ quan độc quyền in và phát hành tiền, ngân
hàng của chính phủ; vận dụng những công cụ
của chính sách tiền tệ và tín dụng nhằm đạt
được những mục tiêu kinh tế vĩ mô
Ngân hàng Trung gian: bao gồm toàn bộ các
ngân hàng TM và các tổ chức tài chính có chức
năng kinh doanh tiền & đầu tư ->nhằm mục
đích tìm kiếm lợi nhuận
Ngân hàng Trung gian
TÀI SẢN CÓ TÀI SẢN NỢ
Tài sản dự trữ 900 Tiền gửi có thể phát hành sec 16.000
Dự trữ tại NHTW 420
Dự trữ tiền mặt 480
Tài sản thanh khoản 3.200 Tiền gửi tiết kiệm 9.650
Đầu tư chứng
khoán 10.500 Tiền gửi có kỳ hạn 12.600
Cho vay 35.000 Tài sản nợ khác 16.930
Tài sản khác 4.650
Tổng cộng 55.180 Tổng cộng 55.180
3. Số nhân tiền tệ kM
Số nhân tiền tệ là hệ số phản ánh mức thay
đổi của lượng cung tiền khi lượng tiền mạnh
thay đổi 1 đơn vị
kM = M/H = ΔM/ΔH
M: Lượng cung tiền
H: là lượng tiền mà ngân hàng TW đã phát
hành
H = CM + RM
RM: Tổng dự trữ trong hệ thống ngân hàng
3. Số nhân tiền tệ kM
kM = (c + 1)/(c+d)
c = CM/DM
d = RM/DM
II. Thị trường tiền tệ
1. Cung tiền
2. Cầu tiền tệ
3. Sự cân bằng trên thị trường tiền tệ
4. Hàm đầu tư tư nhân theo lãi suất
1. Cung tiền
Ngân hàng TW phát hành tiền
Ngân hàng TM cho vay tiền
Các ngân hàng TM phải ký gửi tại ngân hàng
TW một tỷ lệ nhất định của số tiền gửi không
kỳ hạn của khách hàng
Khi vốn tự có của ngân hàng cộng với tiền gửi
của khách hàng không đủ để có thể cho vay
nhiều như ý muốn, Ngân hàng TM có thể vay
tiền từ ngân hàng TW, được gọi là tái cấp vốn
2. Cầu tiền tệ
Cầu tiền giao dịch và dự phòng (L1) là nhu
cầu giữ tiền để thực hiện các giao dịch cá
nhân hoặc trong kinh doanh và để dự phòng
những trường hợp chi tiêu đột xuất
Cầu tiền đầu cơ (L2) là lượng tiền mà mọi
người cần có để mua cổ phiếu nhằm thu
được lợi nhuận dựa vào chênh lệch giữa giá
bán và giá mua cổ phiếu
2. Cầu tiền tệ
Sản lượng quốc gia (Y): khi sản lượng hay thu
nhập quốc gia càng lớn, thì nhu cầu về tiền
càng nhiều để đáp ứng cho những chi tiêu
thông thường (giao dịch) và đặc biệt (dự
phòng) cao hơn. L1 là một hàm số đồng biến
với mức thu nhập hay sản lượng (Y)
L1 = Lo1 + Lm.Y
Lo1: là cầu tiền giao dịch và dự phòng tự định
Lm: là hệ số nhạy cảm của cầu tiền theo Y
2. Cầu tiền tệ
Cầu tiền đầu cơ (L2) là một hoạt động nhằm kiếm lời trên
những biến động của giá chứng khoán do lãi suất thay
đổi
Khi lãi suất thấp và giá chứng khoán cao, nhu cầu về
tiền cho đầu cơ sẽ cao. Ngược lại khi lãi suất cao và giá
chứng khoán thấp thì nhu cầu về tiền cho đầu cơ sẽ
thấp cầu tiền đầu cơ là một hàm nghịch biến với lãi
suất r
L2 = Lo2 + Lm(r).r
Lo2: cầu tiền đầu cơ tự định
Lm: hệ số nhạy cảm của cầu tiền theo lãi suất
2. Cầu tiền tệ
LM = Lo + Lm.Y + Lm(r).r
Lm(r) = ΔLM/Δr
3. Sự cân bằng trên thị trường tiền tệ
Tiền là loại tài sản không sinh lời, được dùng
làm phương tiện thanh toán trực tiếp cho các
giao dịch
Trái phiếu là loại tài sản sinh lời, nhưng
không thể dùng làm phương tiện thanh toán
trực tiếp
3. Sự cân bằng trên thị trường tiền tệ
Tổng tài sản thực WS = SM + SB
SM: cung tiền tệ thực
SB: cung trái phiếu thực
Cầu tài sản thực WD = LM + LB
LM: lượng tiền thực
LB: Lượng trái phiếu thực
Khi lãi suất cân bằng
r = (M – Lo)/Lm(r)
4. Hàm đầu tư tư nhân theo lãi suất
Đầu tư tư nhân có mối quan hệ mật thiết với
lãi suất.
I = Io + Im(r).r
Io: đầu tư tự định
Im(r): hệ số nhạy cảm của đầu tư theo lãi suất
III. Chính sách tiền tệ
1. Mục tiêu
2. Công cụ
3. Nguyên tắc hoạch định chính sách
4. Định lượng cho chính sách tiền tệ
1. Mục tiêu
Mở rộng hoạt động kinh tế trong những thời
kỳ thất nghiệp và công suất dư thừa và giảm
bớt hoạt động đó trong những thời kỳ cầu
quá lớn và lạm phát
2. Công cụ
Hoạt động trên thị trường mở: là hoạt động mua
bán các chứng khoán của chính phủ do NHTW
tiến hành, nhằm làm thay đổi lượng tiền mạnh, tạo
ra một sự thay đổi trong lượng cung tiền lớn hơn,
thông qua số nhân của tiền
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc: là tỷ lệ dự trữ tối thiểu trên
tổng số tiền gửi mà NHTW buộc các tổ chức có
nhận tiền gửi phải giữ lại như là một khoản dự trữ
Lãi suất chiết khấu: là mức lãi suất mà ngân
hàng trung gian phải trả khi vay tiền của NHTW
3. Nguyên tắc hoạch định chính sách
a. Khi nền kinh tế suy thoái (Y<Yp)
b. Khi nền kinh tế lạm phát cao (Y>Yp)
a. Khi nền kinh tế suy thoái
NHTW có thể thực thi chính sách tiền tệ nới
lỏng để tăng lượng cung tiền bằng cách sử dụng
các công cụ:
Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Giảm lãi suất chiết khấu
Mua chứng khoán vào
b. Khi nền kinh tế lạm phát cao
NHTW có thể thực thi chính sách tiền tệ thắt
chặt để giảm lượng cung tiền bằng cách sử
dụng các công cụ:
Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Tăng lãi suất chiết khấu
Bán ra chứng khoán
4. Định lượng cho chính sách tiền tệ
ΔY = Yp – Y
ΔAD = ΔY/k
ΔI = ΔAD
Δr = ΔI/Im(r)
ΔM = Lm(r). Δr
5. Những hạn chế
Trong nền kinh tế suy thoái, các doanh
nghiệp bi quan đối với những rủi ro, ngay khi
lãi suất ở mức thấp
Nếu có lạm phát cao, các doanh nghiệp có
thể sẵn sàng trả lãi cao để tránh chi phí cao
trong tương lai