Bài giảng Kinh tế vi mô I - Chương 5 Thị trường cạnh tranh hoàn hảo

NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG 5 Khái niệm thị trường Các đặc trưng của thị trường cạnh tranh hoàn hảo (CTHH) Điều kiện cho tối đa hóa lợi nhuận của hãng CTHH trong ngắn hạn Lựa chọn sản phẩm trong ngắn hạn và cân bằng cạnh tranh trong ngắn hạn Lựa chọn sản phẩm trong dài hạn và cân bằng cạnh tranh trong dài hạn

ppt29 trang | Chia sẻ: thanhtuan.68 | Lượt xem: 1179 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Kinh tế vi mô I - Chương 5 Thị trường cạnh tranh hoàn hảo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 5THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH HOÀN HẢOPerfect Competitive Market BỘ MÔN KINH TẾ HỌC VI MÔ - ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠICHỦ BIÊN: THS. PHAN THẾ CÔNGTHAM GIA: TẬP THỂ GIẢNG VIÊN BỘ MÔN KINH TẾ HỌC VI MÔ1NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG 5Khái niệm thị trườngCác đặc trưng của thị trường cạnh tranh hoàn hảo (CTHH)Điều kiện cho tối đa hóa lợi nhuận của hãng CTHH trong ngắn hạnLựa chọn sản phẩm trong ngắn hạn và cân bằng cạnh tranh trong ngắn hạnLựa chọn sản phẩm trong dài hạn và cân bằng cạnh tranh trong dài hạnCHƯƠNG 5 BỘ MÔN KINH TẾ HỌC VI MÔ - ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI2KHÁI NIỆM THỊ TRƯỜNGThị trường là một tập hợp các dàn xếp mà thông qua đó người bán và người mua tiếp xúc với nhau để trao đổi hàng hóa và dịch vụ.Là khuôn khổ vô hình, trong đó người này tiếp xúc với người kia để trao đổi một thứ gì đó khan hiếm và trong đó họ cùng xác định giá và số lượng trao đổi.Sự tác động giữa người mua và người bán xác định giá, số lượng, chất lượng, chủng loại sản phẩm của từng loại hàng hóa và dịch vụ cụ thể. CHƯƠNG 5 BỘ MÔN KINH TẾ HỌC VI MÔ - ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI3Tiêu thức phân loại thị trườngSố lượng người mua và người bánLoại hình sản phẩm đang sản xuất và bánSức mạnh thị trường của người mua và người bánCác trở ngại của việc gia nhập thị trườngHình thức cạnh tranh phi giá cảCHƯƠNG 5 BỘ MÔN KINH TẾ HỌC VI MÔ - ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI4PHÂN LOẠI THỊ TRƯỜNGThị trường cạnh tranh hoàn hảo (thuần túy): có rất nhiều người mua và nhiều người bán.Thị trường độc quyền thuần túy (độc quyền mua và độc quyền bán): chỉ có một người mua và nhiều người bán hoặc chi có một người bán và nhiều người mua.Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo: bao gồm cạnh tranh độc quyền và độc quyền tập đoàn.CHƯƠNG 5 BỘ MÔN KINH TẾ HỌC VI MÔ - ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI5THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH HOÀN HẢOCác đặc trưng của thị trường cạnh tranh hoàn hảo (CTHH).Điều kiện cho tối đa hóa lợi nhuận của hãng CTHH trong ngắn hạn.Mức sản lượng và lợi nhuận của hãng CTHH trong ngắn hạn.Đường cung của hãng CTHH.Lựa chọn sản phẩm trong dài hạn và cân bằng cạnh tranh trong dài hạn.CHƯƠNG 5 BỘ MÔN KINH TẾ HỌC VI MÔ - ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI6Các đặc trưng của thị trường CTHHCó nhiều người mua và nhiều người bán độc lập với nhau.Tất cả các đơn vị hàng hóa trao đổi được coi là đồng nhất, giống nhau. Các loại hàng hóa có khả năng thay thế hoàn toàn.Tất cả người mua và người bán đều có hiểu biết đầy đủ về các thông tin liên quan đến việc trao đổi trên thị trường.CHƯƠNG 5 BỘ MÔN KINH TẾ HỌC VI MÔ - ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI7Các đặc trưng của thị trường cạnh tranh hoàn hảo4. Không có gì cản trở việc gia nhập mới vào thị trường.5. Các hãng CTHH và người tiêu dùng chấp nhận mức giá chung là giá thị trường.6. Hãng CTHH có thể bán tất cả sản lượng của mình ở mức giá thị trường, nếu đặt giá cao hơn thì sẽ không bán được một mức sản lượng nào.7. Hãng CTHH không có sức mạnh thị trường, không có khả năng kiểm soát giá.8. Đường cầu của hãng CTHH luôn là đường nằm ngang song song với trục hoành.CHƯƠNG 5 BỘ MÔN KINH TẾ HỌC VI MÔ - ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI8ĐƯỜNG CẦU CỦA HÃNG CTHH LÀ ĐƯỜNG NẰM NGANG VÀ CHÍNH LÀ ĐƯỜNG DOANH THU CẬN BIÊN MRP00PQCHƯƠNG 5 BỘ MÔN KINH TẾ HỌC VI MÔ - ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI9Điều kiện cho tối đa hóa lợi nhuận của hãng CTHH trong ngắn hạnĐiều kiện chung cho tất cả các loại hình doanh nghiệp: MR = MCHãng CTHH: đường MR chính là đường cầu và chính là giá thị trường: P = MR.Kết hợp 2 điều kiện trên, suy ra:CHƯƠNG 5P = MC BỘ MÔN KINH TẾ HỌC VI MÔ - ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI10Điều kiện cho tối đa hóa lợi nhuận của hãng CTHH trong ngắn hạnP > MC  Q sẽ  P ATCminThị trườngHãngCHƯƠNG 5 BỘ MÔN KINH TẾ HỌC VI MÔ - ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI14Điểm hòa vốn của hãng CTHHTại điểm hòa vốn B ta có MC = ATCmin = PHV. Để tìm được QHV ta chỉ cần giải phương trình MC = ATC hoặc ATC’(Q) = 0.PCPHV0QMCBQ*ATCCHƯƠNG 5 BỘ MÔN KINH TẾ HỌC VI MÔ - ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI15Mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận của hãng CTHH khi ATCmin > P > AVCminThị trườngDoanh nghiệpCHƯƠNG 5 BỘ MÔN KINH TẾ HỌC VI MÔ - ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI16Mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận của hãng CTHH khi ATCmin > P > AVCminHãng sẽ bị thua lỗ (S1) nhưng vẫn tiếp tục sản xuất để tối thiểu hóa lỗ vốn, bù đắp được một phần chi phí cố định. PCP00QAVCMCC1ABQ*ATCC0S1S2KCHƯƠNG 5 BỘ MÔN KINH TẾ HỌC VI MÔ - ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI17Mức giá đóng cửa sản xuất của hãng cạnh tranh hoàn hảoMức giá đóng cửa sản xuất của hãng CTHH là PĐC ≤ AVCminPCPĐC0QMCBQ*ATCAVCC0Lỗ MaxACHƯƠNG 5 BỘ MÔN KINH TẾ HỌC VI MÔ - ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI18Đường cung của hãng CTHHCHƯƠNG 5 BỘ MÔN KINH TẾ HỌC VI MÔ - ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI19Đường cung của hãng CTHHLà đường MC, dốc lên về phía phải.Xuất phát từ điểm đóng cửa sản xuất trở lên (P > AVCmin).Đường cung của ngành là tổng các đường cung của hãng theo chiều ngang (trục hoành).CHƯƠNG 5 BỘ MÔN KINH TẾ HỌC VI MÔ - ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI20Đường cung của ngành CTHHSản lượng của ngànhHãng 2Hãng 1CHƯƠNG 5 BỘ MÔN KINH TẾ HỌC VI MÔ - ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI21Lựa chọn sản phẩm trong dài hạn và cân bằng cạnh tranh trong dài hạnTrong ngắn hạn, hãng sẽ tiếp tục kinh doanh nếu P > AVCmin và có thể vẫn tiếp tục sản xuất nếu P ≤ AVCmin (chờ cơ hội giá tăng,). Trong dài hạn, nếu giá P ≤ AVCmin hãng sẽ rút lui khỏi thị trường.CHƯƠNG 5 BỘ MÔN KINH TẾ HỌC VI MÔ - ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI22Lựa chọn sản phẩm (tiếp)Một số hãng sẽ gia nhập thị trường nếu lợi nhuận kinh tế dương trong dài hạn và không có cân bằng.Cân bằng chỉ khi lợi nhuận kinh tế bằng 0.Điều kiện để đạt cân bằng cạnh tranh dài hạn: P = LACmin = LMC.CHƯƠNG 5 BỘ MÔN KINH TẾ HỌC VI MÔ - ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI23Mức giá thị trường trong ngắn hạn sinh ra lợi nhuận kinh tếDoanh nghiệpThị trườngCHƯƠNG 5 BỘ MÔN KINH TẾ HỌC VI MÔ - ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI24Các bước hình thành cân bằng dài hạnDoanh nghiệpThị trườngCHƯƠNG 5 BỘ MÔN KINH TẾ HỌC VI MÔ - ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI25Đường cung của ngành CTHH trong dài hạnDoanh nghiệpThị trườngCHƯƠNG 5 BỘ MÔN KINH TẾ HỌC VI MÔ - ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI26BÀI TẬP THỰC HÀNH BỘ MÔN KINH TẾ HỌC VI MÔ - ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI27Một hãng cạnh tranh hoàn hảo trong ngắn hạn có phương trình đường cung là: QS = 0,5(P - 4); và chi phí cố định của hãng là TFC = 225Viết phương trình các hàm chi phí AVC, ATC, AFC, TVC, TFC và MC.Xác định mức giá hòa vốn và mức giá đóng cửa sản xuất của hãng.Nếu giá thị trường là P = 16, thì lợi nhuận tối đa của hãng là bao nhiêu? Hãng có nên tiếp tục sản xuất hay không trong trường hợp này, vì sao?Nếu giá thị trường là P = 68 thì lợi nhuận tối đa của hãng là bao nhiêu?Giả sử chính phủ đánh một mức thuế t = 2/sản phẩm bán ra, tính lại câu (3) và câu (4). BỘ MÔN KINH TẾ HỌC VI MÔ - ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI28ÔN TẬP CHƯƠNG 5CHƯƠNG 5 BỘ MÔN KINH TẾ HỌC VI MÔ - ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI29