Bài giảng Lịch sử Lớp 6 - Bài 3: Nhà nước xã hội chủ nghĩa

3.1. Đặc trưng của nhà nước XHCN  Nhà nước XHCN được xây dựng trên cơ sở của chế độ kinh tế xã hội chủ nghĩa, là công cụ để thực hiện quyền lực chính trị của nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản.  Khác với các kiểu nhà nước trước đây, nhà nước xã hội chủ nghĩa vừa có bản chất giai cấp công nhân, vừa có tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc (giống như bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa). Theo chủ nghĩa Mác-Lênin, bản chất của bất kỳ nhà nước nào trong xã hội có giai cấp bao giờ cũng mang bản chất của giai cấp thống trị xã hội (ví dụ: nhà nước dân chủ chủ nô, nhà nước quân chủ phong kiến, nhà nước dân chủ tư sản.). Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa (nhà nước chuyên chính vô sản) do đó trước hết nó mang bản chất giai cấp công nhân. Nhưng giai cấp công nhân lại là giai cấp thuộc nhân dân lao động mà ra, đại biểu phương thức sản xuất mới, hiện đại, gắn với lợi ích của toàn thể nhân dân lao động và dân tộc.  Dựa vào cơ sở lý luận khoa học của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin và thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng ta có thể đưa ra những đặc trưng cơ bản của nhà nước XHCN như sau: o Có nền sản xuất công nghiệp hiện đại:  Chỉ có nền sản xuất công nghiệp hiện đại mới đưa năng suất lao động lên cao, tạo ra ngày càng nhiều của cải vật chất cho xã hội, đảm bảo đáp ứng những nhu cầu về vật chất và văn hóa của nhân dân, không ngừng nâng cao phúc lợi xã hội cho toàn dân. Nền công nghiệp hiện đại đó được phát triển dựa trên lực lượng sản xuất đã phát triển cao.  Ở những nước thực hiện sự quá độ “bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa lên chủ nghĩa xã hội”, trong đó có Việt Nam thì đương nhiên phải có quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa để từng bước xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật hiện đại cho Nhà nước XHCN. o Thiết lập chế độ công hữu về những tư liệu sản xuất chủ yếu:  Thủ tiêu chế độ tư hữu là cách nói vắn tắt nhất, tổng quát nhất về thực chất của công cuộc cải tạo xã hội theo lập trường của giai cấp công nhân. Tuy nhiên, không phải xóa bỏ chế độ tư hữu nói chung mà là xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa.  Chủ nghĩa xã hội được hình thành dựa trên cơ sở từng bước thiết lập chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất, bao gồm sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. Chế độ sở hữu này được củng cố, hoàn thiện, bảo đảm thích ứng với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển, xóa bỏ dần những mâu thuẫn đối kháng trong xã hội, làm cho mọi thành viên trong xã hội ngày càng gắn bó với nhau vì những lợi ích căn bản. o Tạo ra cách tổ chức lao động và kỷ luật lao động mới:  Quá trình xây dựng Nhà nước XHCN và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là một quá trình hoạt động tự giác của đại đa số nhân dân lao động, vì lợi ích của đa số nhân dân. Chính bản chất và mục đích đó, cần phải tổ chức lao động và kỷ luật lao động mới phù hợp với địa vị làm chủ của người lao động, đồng thời khắc phục những tàn dư của tình trạng lao động bị tha hóa trong xã hội cũ. o Thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động: Nhà nước XHCN bảo đảm cho mọi người có quyền bình đẳng trong lao động sáng tạo và hưởng thụ. Mọi người có sức lao động đều có việc làm và được hưởng thù lao theo nguyên tắc “làm theo năng lực, hưởng theo lao động”. Đó là một trong những cơ sở của công bằng xã hội ở giai đoạn này. o Nhà nước mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc: Nhà nước xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Thông qua nhà nước, Đảng lãnh đạo toàn xã hội về mọi mặt và nhân dân lao động thực hiện quyền lực và lợi ích của mình trên mọi mặt của xã hội. Nhân dân lao động tham gia nhiều vào công việc nhà nước. Đây là một “nhà nước nửa nhà nước”, với tính tự giác, tự quản của nhân dân rất cao, thể hiện các quyền dân chủ, làm chủ và lợi ích của chính mình ngày càng rõ hơn. o Giải phóng con người thoát khỏi áp bức bóc lột, thực hiện công bằng, bình đẳng, tiến bộ xã hội: Mục tiêu cao nhất của Nhà nước XHCN là giải phóng con người khỏi mọi ách áp bức về kinh tế và nô dịch về tinh thần, bảo đảm sự phát triển toàn diện cá nhân, hình thành và phát triển lối sống xã hội chủ nghĩa, làm cho mọi người phát huy tính tích cực của mình trong công cuộc xây dựng Nhà nước XHCN. Nhờ xóa bỏ chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa mà xóa bỏ sự đối kháng giai cấp, xóa bỏ tình trạng người bóc lột người, tình trạng nô dịch và áp bức dân tộc, thực hiện được sự công bằng, bình đẳng xã hội.  Những đặc trưng trên phản ánh bản chất của Nhà nước XHCN, do đó, Nhà nước XHCN là một xã hội tốt đẹp, lý tưởng, ước mơ của toàn thể nhân loại. Những đặc trưng đó có mối quan hệ mật thiết với nhau. Vì vậy, trong quá trình xây dựng Nhà nước XHCN cần phải quan tâm đầy đủ tất cả các đặc trưng này.

pdf30 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 11 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Lịch sử Lớp 6 - Bài 3: Nhà nước xã hội chủ nghĩa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 3: Nhà nước xã hội chủ nghĩa 54 TGL101_Bai3_v1.0014103225 0 Nội dung  Đặc trưng của nhà nước XHCN.  Quy luật phát triển của nhà nước XHCN – Vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền.  Chức năng nhà nước XHCN.  Bộ máy nhà nước XHCN.  Hình thức nhà nước XHCN  Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam Mục tiêu Hướng dẫn học  Sau khi học bài này, các bạn cần:  So sánh được bản chất của nhà nước XHCN với các kiểu nhà nước khác.  Trình bày được chức năng, hình thức, bộ máy của nhà nước XHCN.  Trình bày được đặc trưng, hình thức và bộ máy của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Thời lượng học 6 tiết  Nghe giảng và đọc tài liệu để nắm bắt các nội dung chính.  Đặt câu hỏi ngay nếu có thắc mắc.  Trả lời các câu hỏi ôn tập. Bài 3: NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Bài 3: Nhà nước xã hội chủ nghĩa TGL101_Bai3_v1.0014103225 55 Chủ nghĩa Mác-Lênin khẳng định rằng, cách mạng vô sản và sự ra đời của nhà nước vô sản là một tất yếu lịch sử. Tính tất yếu đó được quy định bởi mâu thuẫn nội tại giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản trong lòng chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc đạt đến mức không thể điều hòa được nữa thì cách mạng vô sản ra đời là một tất yếu lịch sử. Nguyên nhân dẫn đến cách mạng vô sản và sự ra đời của nhà nước vô sản là các tiền đề kinh tế, chính trị và xã hội, tư tưởng nảy sinh trong lòng tư bản chủ nghĩa.  Tiền đề kinh tế Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của lực lượng sản xuất. Nhưng lực lượng sản xuất ngày càng phát triển đến một trình độ xã hội hóa cao ngay trong lòng chủ nghĩa đế quốc thì những quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và bóc lột giá trị thặng dư đã trở nên mâu thuẫn, không còn phù hợp nữa. Mâu thuẫn này ngày càng trở nên gay gắt, đòi hỏi phải có cách mạng quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa và thiết lập nên một quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Đó là kiểu quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.  Tiền đề chính trị – xã hội  Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa biểu hiện về mặt chính trị – xã hội là mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản. Tới giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, xuất hiện chủ nghĩa tư bản lũng đoạn nhà nước. Nhà nước tư sản đã tham gia trực tiếp vào một số hoạt động kinh tế, trở thành công cụ trong tay giới tư bản độc quyền, đã sử dụng nhiều phương pháp phản dân chủ được che đậy dưới các hình thức dân chủ. Chính điều này dẫn tới bản chất của nhà nước tư sản ngày càng biến đổi, mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản trở nên gay gắt.  Mặt khác, nền sản xuất tư bản chủ nghĩa tạo điều kiện cho giai cấp vô sản phát triển mạnh về số lượng và tính tổ chức kỷ luật. Lúc này giai cấp vô sản trở thành tầng lớp tiến bộ nhất của xã hội, có sứ mệnh dẫn dắt tầng lớp lao động làm cách mạng xóa bỏ nhà nước tư sản. Phong trào đấu tranh diễn ra mạnh mẽ, nhiều nước đã dành được thắng lợi và lựa chọn con đường đi lên xã hội chủ nghĩa. Nhà nước Xô Viết ra đời năm 1917 đã có sức lan tỏa mạnh mẽ tới nhiều nước và có sức ảnh hưởng lớn tới quá trình phát triển của thế giới.  Tiền đề tư tưởng Giai cấp vô sản có vũ khí tư tưởng và lý luận sắc bén là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để nhận thức đúng đắn các quy luật vận động và phát triển của xã hội. Đó là chủ nghĩa Mác-Lênin. Đây là cơ sở nhận thức lý luận để giai cấp vô sản và tầng lớp lao động đề ra những chủ trương biện pháp tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà nước kiểu mới. Trong tiến trình cách mạng, giai cấp vô sản và nhân dân lao động sử dụng bạo lực cách mạng để đập tan bộ máy nhà nước cũ và xây dựng bộ máy nhà nước kiểu mới. Bộ máy nhà nước ấy là công cụ sắc bén để giai cấp vô sản và tầng lớp lao động giữ vững thành quả cách mạng và xây dựng xã hội mới. Như vậy, nhà nước xã hội chủ nghĩa ra đời là kết quả của cách mạng do giai cấp vô sản và nhân dân lao động tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Bài 3: Nhà nước xã hội chủ nghĩa 56 TGL101_Bai3_v1.0014103225 3.1. Đặc trưng của nhà nước XHCN  Nhà nước XHCN được xây dựng trên cơ sở của chế độ kinh tế xã hội chủ nghĩa, là công cụ để thực hiện quyền lực chính trị của nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản.  Khác với các kiểu nhà nước trước đây, nhà nước xã hội chủ nghĩa vừa có bản chất giai cấp công nhân, vừa có tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc (giống như bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa). Theo chủ nghĩa Mác-Lênin, bản chất của bất kỳ nhà nước nào trong xã hội có giai cấp bao giờ cũng mang bản chất của giai cấp thống trị xã hội (ví dụ: nhà nước dân chủ chủ nô, nhà nước quân chủ phong kiến, nhà nước dân chủ tư sản...). Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa (nhà nước chuyên chính vô sản) do đó trước hết nó mang bản chất giai cấp công nhân. Nhưng giai cấp công nhân lại là giai cấp thuộc nhân dân lao động mà ra, đại biểu phương thức sản xuất mới, hiện đại, gắn với lợi ích của toàn thể nhân dân lao động và dân tộc.  Dựa vào cơ sở lý luận khoa học của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin và thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng ta có thể đưa ra những đặc trưng cơ bản của nhà nước XHCN như sau: o Có nền sản xuất công nghiệp hiện đại:  Chỉ có nền sản xuất công nghiệp hiện đại mới đưa năng suất lao động lên cao, tạo ra ngày càng nhiều của cải vật chất cho xã hội, đảm bảo đáp ứng những nhu cầu về vật chất và văn hóa của nhân dân, không ngừng nâng cao phúc lợi xã hội cho toàn dân. Nền công nghiệp hiện đại đó được phát triển dựa trên lực lượng sản xuất đã phát triển cao.  Ở những nước thực hiện sự quá độ “bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa lên chủ nghĩa xã hội”, trong đó có Việt Nam thì đương nhiên phải có quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa để từng bước xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật hiện đại cho Nhà nước XHCN. o Thiết lập chế độ công hữu về những tư liệu sản xuất chủ yếu:  Thủ tiêu chế độ tư hữu là cách nói vắn tắt nhất, tổng quát nhất về thực chất của công cuộc cải tạo xã hội theo lập trường của giai cấp công nhân. Tuy nhiên, không phải xóa bỏ chế độ tư hữu nói chung mà là xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa.  Chủ nghĩa xã hội được hình thành dựa trên cơ sở từng bước thiết lập chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất, bao gồm sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. Chế độ sở hữu này được củng cố, hoàn thiện, bảo đảm thích ứng với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển, xóa bỏ dần những mâu thuẫn đối kháng trong xã hội, làm cho mọi thành viên trong xã hội ngày càng gắn bó với nhau vì những lợi ích căn bản. o Tạo ra cách tổ chức lao động và kỷ luật lao động mới:  Quá trình xây dựng Nhà nước XHCN và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là một quá trình hoạt động tự giác của đại đa số nhân dân lao động, vì lợi ích của đa số nhân dân. Chính bản chất và mục đích đó, cần phải tổ chức lao động và kỷ luật lao động mới phù hợp với địa vị làm chủ của người lao động, đồng thời khắc phục những tàn dư của tình trạng lao động bị tha hóa trong xã hội cũ. Bài 3: Nhà nước xã hội chủ nghĩa TGL101_Bai3_v1.0014103225 57 o Thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động: Nhà nước XHCN bảo đảm cho mọi người có quyền bình đẳng trong lao động sáng tạo và hưởng thụ. Mọi người có sức lao động đều có việc làm và được hưởng thù lao theo nguyên tắc “làm theo năng lực, hưởng theo lao động”. Đó là một trong những cơ sở của công bằng xã hội ở giai đoạn này. o Nhà nước mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc: Nhà nước xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Thông qua nhà nước, Đảng lãnh đạo toàn xã hội về mọi mặt và nhân dân lao động thực hiện quyền lực và lợi ích của mình trên mọi mặt của xã hội. Nhân dân lao động tham gia nhiều vào công việc nhà nước. Đây là một “nhà nước nửa nhà nước”, với tính tự giác, tự quản của nhân dân rất cao, thể hiện các quyền dân chủ, làm chủ và lợi ích của chính mình ngày càng rõ hơn. o Giải phóng con người thoát khỏi áp bức bóc lột, thực hiện công bằng, bình đẳng, tiến bộ xã hội: Mục tiêu cao nhất của Nhà nước XHCN là giải phóng con người khỏi mọi ách áp bức về kinh tế và nô dịch về tinh thần, bảo đảm sự phát triển toàn diện cá nhân, hình thành và phát triển lối sống xã hội chủ nghĩa, làm cho mọi người phát huy tính tích cực của mình trong công cuộc xây dựng Nhà nước XHCN. Nhờ xóa bỏ chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa mà xóa bỏ sự đối kháng giai cấp, xóa bỏ tình trạng người bóc lột người, tình trạng nô dịch và áp bức dân tộc, thực hiện được sự công bằng, bình đẳng xã hội.  Những đặc trưng trên phản ánh bản chất của Nhà nước XHCN, do đó, Nhà nước XHCN là một xã hội tốt đẹp, lý tưởng, ước mơ của toàn thể nhân loại. Những đặc trưng đó có mối quan hệ mật thiết với nhau. Vì vậy, trong quá trình xây dựng Nhà nước XHCN cần phải quan tâm đầy đủ tất cả các đặc trưng này. 3.2. Quy luật phát triển của nhà nước XHCN – Vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền 3.2.1. Khái niệm  Xét về phương diện lịch sử, nhà nước pháp quyền xuất hiện sớm nhất ở Trung Quốc cổ đại, vào cuối thời Xuân Thu, đầu thời Chiến Quốc với tư tưởng pháp gia. Tư tưởng chung là dùng pháp luật để trị nước, như theo Hàn Phi Tử, trong pháp luật có ba đối tượng (chủ thể pháp luật) tham gia: Vua là người đặt ra pháp luật, bề tôi (hệ thống quan lại) là những người triển khai và giám sát pháp luật, dân cư là những người tuân thủ pháp luật. Tư tưởng pháp gia đã có ảnh hưởng sâu rộng về phương diện thực tiễn trong xã hội Trung Quốc đương thời, tuy còn những hạn chế nhất định, song tư tưởng pháp trị của pháp gia đã tạo tiền đề lý luận cho việc hình thành tư tưởng về nhà nước pháp quyền của nhân loại về sau.  Tiếp đó là tư tưởng về nhà nước pháp quyền trong thời kỳ cổ đại, điển hình có Platon, Aristote, Democrite, Xocrat o Theo Platon, trong tác phẩm “nền cộng hòa” xác định rằng, người cầm quyền phải gạt ý chí, quyền lợi cá nhân sang một bên để tuân thủ ý chí, mục đích của Bài 3: Nhà nước xã hội chủ nghĩa 58 TGL101_Bai3_v1.0014103225 pháp luật. Ông cho rằng nhìn thấy sự sụp đổ mau chóng của nhà nước ở nơi nào mà pháp luật không có hiệu lực và nằm dưới quyền lực của một ai đó. Còn ở đâu luật pháp đứng trên nhà cầm quyền, còn họ chỉ là nô lệ của luật pháp thì có sự cứu thoát của nhà nước”. o Sự sụp đổ của nền dân chủ Athens vào giữa thế kỷ thứ IV trước Công Nguyên đã tạo cơ sở thực tiễn cho Aristote đi đến những kết luận mới về nhà nước. Ông nêu lên tư tưởng chia hoạt động nhà nước thành ba thành tố: nghị luận, chấp hành và xét xử. Ông cho rằng nhà nước là một tổ chức phức tạp, tập hợp những cá thể khác nhau về chức phận, về tình trạng tài sản, về phẩm chất đạo đức, trình độ học vấn; khả năng tham gia của công chúng vào công việc nhà nước quy định thể chế chính trị của nó.  Trong thời kỳ phục hưng, thì điển hình có hai nhà tư tưởng John Locker và Montesqiue. o Nhà tư tưởng của John Locker (1632 – 1704) căn cứ vào tính chất, cách thức lập pháp để xác định các kiểu và các hình thức chính quyền nhà nước. Nét đặc trưng của học thuyết này là việc khởi tạo học thuyết về sự phân chia quyền lực. John Locker cho rằng khi một cộng đồng quốc gia mới thành lập, hành động đầu tiên nó cần làm là thiết lập cơ quan quyền lực lập pháp. Cơ quan lập pháp này không những là quyền lực tối cao của cộng đồng quốc gia mà còn là quyền lực thiêng liêng và không thể hoán đổi một khi cộng đồng đã đặt nó vào cương vị đó. Để luật pháp được xã hội giám sát và thực thi một cách hiệu quả, theo Locker cần thiết phải thành lập một cơ quan nhà nước khác, gọi là hành pháp. Có thể nói, Locker đã đặt nền móng xây dựng lý thuyết nhà nước pháp quyền, ông đã phác họa ra những đặc điểm chung của nhà nước pháp quyền. o Tiếp nối học thuyết của Locker, Montesqiue (1689 – 1755) đã nghiên cứu và đưa ra lý thuyết phân chia quyền lực. Theo ông, biện pháp hữu hiệu nhằm chống lại sự lạm dụng quyền lực là phân chia quyền lực nhà nước thành ba quyền riêng biệt: quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Quyền lập pháp giao cho nghị viện, quyền hành pháp giao cho chính phủ và quyền tư pháp giao cho tòa án. Có thể nhận thấy rằng tư tưởng của Montesqiue đã trở thành một trong những nội dung cơ bản của thuyết tam quyền phân lập trong nhà nước pháp quyền tư sản truyền thống và hiện đại.  Người kế thừa Montesquieu là Rousseau (1712 – 1788). Ông đã bổ sung học thuyết về nhà nước pháp quyền tư sản những quan điểm lý luận mới và sâu sắc hơn. Theo ông, để cho xã hội tồn tại và phát triển, mọi công dân thực hiện một bản cam kết hay khế ước ủy quyền cho các đại biểu trong bộ máy nhà nước. Và khi nhà nước không thực hiện hành vi “khế ước xã hội” như đã thỏa thuận thì nhân dân có quyền thay thế bằng nhà nước mới.  Kế thừa những tư tưởng tiến bộ của Rousseau, Immanuel Kant (1724 – 1804) cho rằng, nhà nước là sự liên kết mọi người trong khuôn khổ của pháp luật nhằm giám sát và đảm bảo quyền bình đẳng cho mọi công dân. Nhà nước ra đời nhằm giải quyết những đối kháng xã hội, điều hòa sự phát triển của xã hội theo hướng ngày càng hoàn thiện vì lợi ích con người. Kant khẳng định rằng trong nhà nước pháp quyền, mỗi cá nhân là một giá trị tuyệt đối, cá nhân này không thể lấy cá nhân khác làm mục Bài 3: Nhà nước xã hội chủ nghĩa TGL101_Bai3_v1.0014103225 59 đích hay phương tiện sống của mình, thậm chí cá nhân không thể trở thành vật hy sinh vì phúc lợi chung của toàn xã hội. Với quan niệm này, ông cho rằng, nhà nước pháp quyền không là gì khác như một cộng đồng pháp lý, do vậy nó phải đảm đương trách nhiệm ngăn chặn sự chuyên quyền độc đoán. Để hoàn thành nhiệm vụ cao cả này thì bộ máy nhà nước cần có sự phân chia quyền lực: quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp.  Quan điểm về nhà nước pháp quyền của Kant đã tạo tiền đề cho sự hình thành tư tưởng nhà nước pháp quyền của Hegel (1770 – 1831). Khác với tư tưởng của các nhà khai sáng giải thích nguồn gốc nhà nước từ quan điểm “khế ước xã hội”, Hegel khẳng định nhà nước hiện đại chỉ xuất hiện khi tồn tại sự khác biệt giữa các giai cấp trong xã hội, khi sự chênh lệch giữa người giàu và người nghèo trở nên quá lớn. Do vậy, sự xuất hiện của nhà nước với tư cách là lực lượng xã hội đóng vai trò trung gian hòa giải và dung hòa mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo. Nhà nước theo cách hiểu của Hegel không chỉ đơn thuần là cơ quan hành chính mà tổng thể các quy chế, đạo đức, pháp quyền, chính trị, văn hóa, của xã hội, nhờ đó mỗi quốc gia mới có thể phát triển bình thường. Điểm tiến bộ trong học thuyết của Hegel là cho rằng mọi hoạt động nhà nước phải gắn liền với lĩnh vực đạo đức, nói cách khác “nhà nước là tính hiện thực của ý niệm đạo đức”.  Bằng nhiều cách lý giải khác nhau, tuy còn nhiều điểm hạn chế do lập trường giai cấp, trình độ nhận thức và hoàn cảnh lịch sử quy định, song tư tưởng về nhà nước pháp quyền trong triết học trước Mác đã phần nào phản ánh được nguyện vọng và ý chí của nhân loại tiến bộ về một xã hội mà tất cả mọi người chung sống trong cảnh tự do bình đẳng bác ái.  Trong học thuyết Mác-Lênin, thuật ngữ nhà nước pháp quyền có ý nghĩa đầy đủ nhất. Tư tưởng nổi bật nhất về nhà nước pháp quyền của Mác chính là chế độ dân chủ mới – dân chủ vô sản, đó là dân chủ “do nhân dân tự quy định”, là bước chuyển từ “nhân dân của nhà nước” sang “nhà nước của nhân dân”, là chế độ dân chủ xuất phát từ con người và pháp luật. Đặc biệt tư tưởng của Mác về nhà nước kiểu mới – nhà nước chuyên chính vô sản, nhà nước dân chủ cao nhất, triệt để nhất. Những tư tưởng cốt lõi đó đã được Lênin vận dụng và làm rõ hơn khi người lãnh đạo nhân dân Xô Viết xây dựng nên pháp luật kiểu mới, nền pháp chế xã hội chủ nghĩa.  Nhà nước pháp quyền là công cụ để phục vụ xã hội, tồn tại để mang lại lợi ích cho công dân, bảo vệ tự do cá nhân và công bằng xã hội. Nhà nước này được tổ chức và hoạt động trên cơ sở chủ quyền nhân dân và sự phân chia quyền lực, nhà nước cũng như các chủ thể khác trong xã hội đều luôn tôn trọng và thực hiện pháp luật trong hành vi của mình. Đó là hệ thống pháp luật dân chủ, công bằng, minh bạch, thể hiện ý chí của nhân dân, thừa nhận rộng rãi các quyền cơ bản của con người và trách nhiệm tương hỗ giữa các chủ thể. Vì vậy, nhà nước pháp quyền là nhà nước được tổ chức, hoạt động trên cơ sở quyền nhân dân, sự phân chia quyền lực nhà nước, hệ thống pháp luật dân chủ, minh bạch, tiến bộ và là công cụ bảo đảm tự do cá nhân, công bằng xã hội, sự thống trị của pháp luật trong đời sống nhà nước, đời sống xã hội. Bài 3: Nhà nước xã hội chủ nghĩa 60 TGL101_Bai3_v1.0014103225 3.2.2. Các đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền Những đặc trưng của nhà nước pháp quyền đã được đề cập trong nhiều quan điểm, học thuyết của các nhà tư tưởng, các nhà lý luận chính trị – pháp lý trong lịch sử phát triển. Cách trình bày của các học thuyết có thể khác nhau, song về bản chất có thể khái quát các đặc trưng của nhà nước pháp quyền như sau:  Nhà nước pháp quyền là biểu hiện tập trung của chế độ dân chủ o Dân chủ vừa là bản chất của nhà nước pháp quyền vừa là điều kiện, tiền đề của chế độ nhà nước. o Mục tiêu của nhà nước pháp quyền là xây dựng và thực thi một nền dân chủ, đảm bảo quyền lực chính trị thuộc về nhân dân. o Nhân dân thực hiện quyền dân chủ của mình thông qua dân chủ trực tiếp; dân chủ đại diện.  Nhà nước pháp quyền được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật o Hiến pháp và pháp luật luôn giữ vai trò điều chỉnh cơ bản đối với toàn bộ hoạt động Nhà nước và hoạt động xã hội, quyết định tính hợp hiến và hợp pháp của mọi tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. o Nhưng không phải mọi chế độ lập Hiến, mọi hệ thống pháp luật đều có thể đưa lại khả năng xây dựng nhà nước pháp quyền, mà chỉ có Hiến pháp và hệ thống pháp luật dân chủ, công bằng mới có thể làm cơ sở cho chế độ pháp luật trong nhà nước và xã hội.  Nhà nước pháp quyền tôn trọng, đề cao và đảm bảo quyền con người trong mọi lĩnh vực hoạt động của Nhà nước và xã hội o Quyền con người là tiêu chí đánh giá tính pháp quyền của chế độ nhà nước. Mọi hoạt động của nhà nước đều xuất phát từ sự tôn trọng và đảm bảo quyền con người, tạo mọi điều kiện cho công dân thực hiện quyền của mình theo đúng các quy định của luật pháp. o Mối quan hệ giữa cá nhân và nhà nước được xác định chặt chẽ về phương diện luật pháp và mang tính bình đẳng. Mô hình quan hệ giữa Nhà nước và cá nhân được xác định theo nguyên tắc: Đối với cơ quan nhà nước chỉ được làm những gì luật cho phép; đối với công dân được làm tất cả trừ những điều luật cấm.  Quyền lực nhà nước trong nhà nước pháp quyền được tổ chức và thực hiện theo các nguyên tắc dân chủ: phân công quyền lực và kiểm soát quyền lực o Tính chất và cách thức phân công, kiểm soát quyền lực nhà nước rất đa dạng, tùy thuộc vào chính thể nhà nước ở các nước khác nhau. Nhưng đều có điểm chung là quyền lực nhà nước không thể tập trung vào một người, vào một cơ quan mà phải được phân công giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp. o Việc tổ chức và thực thi quyền lực phải được kiểm soát chặt chẽ với các cơ chế kiểm soát quyền lực cụ thể cả trong bộ máy nhà nước và bên ngoài bộ máy nhà nước. Bài 3: Nhà nước xã hội chủ nghĩa TGL101_Bai3_v1.0014103225 61  Nhà nước pháp quyền gắn liền với một cơ chế bảo vệ Hiến pháp và pháp luật phù hợp o Nền tảng của nhà nước pháp quyền là Hiến pháp và một hệ thống pháp luật dân chủ và công bằng, do vậy, một cơ chế bảo vệ Hiến pháp và pháp luật luôn là một yêu cầu, một điều kiện cần thiết nhằm đảm bảo cho Hiến pháp, pháp luật được coi trọng, đề cao và tuân thủ nghiêm minh. o