Bài giảng Lịch sử Lớp 7 - Bài 1: Sự hình thành và phát triển của nhà nước

1.1.1. Các quan điểm về nguồn gốc nhà nước trước Mác-Lênin  Các nhà tư tưởng the thuyết thần học là những nhà tư tưởng cổ điển nhất đưa ra nguồn gốc của nhà nước. Đại diện ch trường phái này gồm Ph.Acvin (trng xã hội trung cổ); Masiten. Kct Phlre (trng xã hội tư sản). Thuyết này ch rằng Thượng đế là người sắp đặt trật tự trng xã hội, nhà nước là d thượng đế sáng tạ ra để bả vệ trật tự chung. Nhà nước là lực lượng siêu nhiên. D vậy, Nhà nước là thiết chế quyền lực của thượng đế; quyền lực của thượng đế là vĩnh cửu. Có thể nhận thấy nhà nước the thuyết này là sự phái sinh từ quyền lực của Thượng đế.  Thuyết gia trưởng (Arixtôn, Philmer, Mikhailôp, Merđóc, ) ch rằng nhà nước ra đời là sự phát triển của gia đình, là hình thức tổ chức tự nhiên của cuộc sống cn người. Nhà nước thực chất là một gia tộc mở rộng và quyền lực nhà nước là sự mở rộng của quyền gia trưởng.  Từ thế kỷ XVI – XVIII cùng với trà lưu cách mạng tư sản, đã xuất hiện hàng lạt quan điểm mới về nhà nước, trng đó có thuyết khế ước xã hội. Những người đại diện ch học thuyết này gồm có Grôxi, Xpirôza, Gốp, Lôre, Rútxô,. ch rằng sự ra đời của nhà nước là kết quả của một khế ước (hợp đồng) được ký kết giữa những cn người sống trng trạng thái tự nhiên không nhà nước. Sự ra đời của học thuyết này, đánh dấu một bước phát triển nhận thức mới của cn người về nguồn gốc nhà nước, thể hiện sự tiến bộ của lài người và phủ nhận thuyết thần học về sự ra đời của nhà nước, đồng thời ci quyền lực nhà nước là sản phẩm hạt động của cn người. Cn người từ trạng thái tự nhiên đã tự nguyện liên kết lại thành nhà nước trên cơ sở khế ước xã hội với những điều kiện và sự ràng buộc nhất định như đóng thuế để nuôi dưỡng bộ máy nhà nước, tra ch nhà nước một số quyền lực và phụcBài 1: Sự hình thành và phát triển của nhà nước TGL101_Bai1_v1.0014103225 3 tùng nó; còn ngược lại, nhà nước phải có trách nhiệm duy trì trật tự xã hội và bả vệ các quyền và tự d của người dân, Trường hợp nhà nước không giữ được vai trò của mình, các quyền tự nhiên bị vi phạm thì khế ước sẽ mất hiệu lực và nhân dân có quyền lật đổ nhà nước và ký khế ước mới. Vì vậy, thuyết khế ước xã hội đã trở thành cơ sở tư tưởng ch cách mạng tư sản, lật đổ chế độ phng kiến, với ý nghĩa đó, nó có tính cách mạng và giá trị lịch sử nhất định. Tuy nhiên, thuyết khế ước xã hội vẫn có những hạn chế nhất định, về căn bản các nhà tư tưởng vẫn đứng trên lập trường quan điểm của chủ nghĩa duy tâm để giải thích sự xuất hiện của nhà nước, bản chất của nhà nước và sự thay thế nhà nước. Nó chưa lý giải được nguồn gốc vật chất và bản chất giai cấp của nhà nước.  Ngày càng có nhiều nhà tư tưởng tư sản thừa nhận nhà nước là sản phẩm của đấu tranh giai cấp, là tổ chức quyền lực của xã hội có giai cấp, nhưng mặt khác họ vẫn không chịu thừa nhận bản chất giai cấp của nhà nước mà ci nhà nước vẫn là công cụ đứng ngài bản chất giai cấp, không mang tính giai cấp, là cơ quan trọng tài để điều hà mâu thuẫn giai cấp. Vì thế, trng lịch sử tư tưởng chính trị – pháp lý xuất hiện một học thuyết khác của các nhà tư tưởng tư sản về nguồn gốc nhà nước, đó là: thuyết bạ lực. Đại diện ch những nhà tư tưởng the học thuyết này là Gumplôvích, E. Đuyrinh, Kauxky. Thuyết bạ lực ch rằng: nhà nước xuất hiện trực tiếp từ việc sử dụng bạ lực của thị tộc này với thị tộc khác, thị tộc chiến thắng đã lập ra bộ máy đặc biệt (nhà nước) để nô dịch thị tộc chiến bại.  Nhìn chung, tất cả các quan điểm trên đều có một hạn chế là đều tách rời những điều kiện vật chất của xã hội, tách rời những nguyên nhân kinh tế và chứng minh rằng nhà nước là một thiết chế tồn tại trng mọi xã hội, một lực lượng đứng trên xã hội, đứng ngài xã hội để giải quyết các tranh chấp, điều hòa mâu thuẫn xã hội nhằm bả đảm sự ổn định và phồn vinh ch xã hội. The họ, nhà nước không thuộc giai cấp nà, nhà nước là của tất cả mọi người và nhà nước tồn tại mãi mãi cùng xã hội.

pdf23 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 20 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Lịch sử Lớp 7 - Bài 1: Sự hình thành và phát triển của nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1: Sự hình thành và phát triển của nhà nước TGL101_Bai1_v1.0014103225 1 0 Nội dung  Nguồn gốc nhà nước.  Khái niệm và bản chất của nhà nước.  Đặc trưng của nhà nước.  Chức năng nhà nước.  Bộ máy nhà nước.  Hình thức nhà nước.  Kiểu nhà nước. Mục tiêu Hướng dẫn học Sau khi học bài này, các bạn có thể:  Chỉ ra được sự khác biệt các quan điểm khác nhau về sự ra đời của nhà nước.  Nắm bắt được khái niệm nhà nước và bản chất của nhà nước.  Xác định các đặc trưng của nhà nước.  Nhìn nhận và đánh giá ban đầu về chức năng của nhà nước, bộ máy nhà nước.  Phân loại các hình thức nhà nước và các kiểu nhà nước Thời lượng học 6 tiết  Nghe giảng và đọc tài liệu để nắm bắt các nội dung chính.  Đặt câu hỏi ngay nếu có thắc mắc.  Trả lời các câu hỏi ôn tập. Bài 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC Bài 1: Sự hình thành và phát triển của nhà nước 2 TGL101_Bai1_v1.0014103225 Cùng với sự xuất hiện và phát triển, nhà nước và pháp luật có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Chúng tạo thành hạt nhân chính trị – pháp lý của thượng tầng kiến trúc của xã hội. Nhà nước không thể tồn tại nếu thiếu pháp luật, bởi vì theo nghĩa chung nhất, nhà nước là tổ chức được hình thành từ những quy định của pháp luật. Và ngược lại, pháp luật là sản phẩm của quyền lực nhà nước, thể hiện ý chí hợp quy luật và điều kiện khách quan do nhà nước nhận thức được. Chính vì vậy, việc tìm hiểu đến sự hình thành và phát triển của nhà nước sẽ là tiền đề để hiểu rõ bản chất của pháp luật. Bởi nhà nước là một hiện tượng xã hội đa dạng và phức tạp liên quan chặt chẽ đến lợi ích của giai cấp, tầng lớp, dân tộc. Để nhận thức đúng đắn bản chất, vai trò của nhà nước, trước hết làm sáng tỏ nguồn gốc của nhà nước, chỉ ra nguyên nhân cội nguồn làm xuất hiện nhà nước. 1.1. Nguồn gốc nhà nước Trong lịch sử chính trị – pháp lý, ngay từ thời kỳ cổ đại, trung đại và cận đại đã có nhiều nhà tư tưởng đề cập tới vấn đề nguồn gốc của nhà nước. Xuất phát từ các góc độ khác nhau, các nhà tư tưởng trong lịch sử đã có những lý giải khác nhau về vấn đề nguồn gốc của nhà nước. 1.1.1. Các quan điểm về nguồn gốc nhà nước trước Mác-Lênin  Các nhà tư tưởng theo thuyết thần học là những nhà tư tưởng cổ điển nhất đưa ra nguồn gốc của nhà nước. o Đại diện cho trường phái này gồm Ph.Acvin (trong xã hội trung cổ); Masiten. Koct Phlore (trong xã hội tư sản). o Thuyết này cho rằng Thượng đế là người sắp đặt trật tự trong xã hội, nhà nước là do thượng đế sáng tạo ra để bảo vệ trật tự chung. Nhà nước là lực lượng siêu nhiên. o Do vậy, Nhà nước là thiết chế quyền lực của thượng đế; quyền lực của thượng đế là vĩnh cửu. Có thể nhận thấy nhà nước theo thuyết này là sự phái sinh từ quyền lực của Thượng đế.  Thuyết gia trưởng (Arixtôn, Philmer, Mikhailôp, Merđoóc,) cho rằng nhà nước ra đời là sự phát triển của gia đình, là hình thức tổ chức tự nhiên của cuộc sống con người. Nhà nước thực chất là một gia tộc mở rộng và quyền lực nhà nước là sự mở rộng của quyền gia trưởng.  Từ thế kỷ XVI – XVIII cùng với trào lưu cách mạng tư sản, đã xuất hiện hàng loạt quan điểm mới về nhà nước, trong đó có thuyết khế ước xã hội. o Những người đại diện cho học thuyết này gồm có Grôxi, Xpirôza, Gốp, Lôre, Rútxô,... cho rằng sự ra đời của nhà nước là kết quả của một khế ước (hợp đồng) được ký kết giữa những con người sống trong trạng thái tự nhiên không nhà nước. o Sự ra đời của học thuyết này, đánh dấu một bước phát triển nhận thức mới của con người về nguồn gốc nhà nước, thể hiện sự tiến bộ của loài người và phủ nhận thuyết thần học về sự ra đời của nhà nước, đồng thời coi quyền lực nhà nước là sản phẩm hoạt động của con người. o Con người từ trạng thái tự nhiên đã tự nguyện liên kết lại thành nhà nước trên cơ sở khế ước xã hội với những điều kiện và sự ràng buộc nhất định như đóng thuế để nuôi dưỡng bộ máy nhà nước, trao cho nhà nước một số quyền lực và phục Bài 1: Sự hình thành và phát triển của nhà nước TGL101_Bai1_v1.0014103225 3 tùng nó; còn ngược lại, nhà nước phải có trách nhiệm duy trì trật tự xã hội và bảo vệ các quyền và tự do của người dân, Trường hợp nhà nước không giữ được vai trò của mình, các quyền tự nhiên bị vi phạm thì khế ước sẽ mất hiệu lực và nhân dân có quyền lật đổ nhà nước và ký khế ước mới. Vì vậy, thuyết khế ước xã hội đã trở thành cơ sở tư tưởng cho cách mạng tư sản, lật đổ chế độ phong kiến, với ý nghĩa đó, nó có tính cách mạng và giá trị lịch sử nhất định. o Tuy nhiên, thuyết khế ước xã hội vẫn có những hạn chế nhất định, về căn bản các nhà tư tưởng vẫn đứng trên lập trường quan điểm của chủ nghĩa duy tâm để giải thích sự xuất hiện của nhà nước, bản chất của nhà nước và sự thay thế nhà nước. Nó chưa lý giải được nguồn gốc vật chất và bản chất giai cấp của nhà nước.  Ngày càng có nhiều nhà tư tưởng tư sản thừa nhận nhà nước là sản phẩm của đấu tranh giai cấp, là tổ chức quyền lực của xã hội có giai cấp, nhưng mặt khác họ vẫn không chịu thừa nhận bản chất giai cấp của nhà nước mà coi nhà nước vẫn là công cụ đứng ngoài bản chất giai cấp, không mang tính giai cấp, là cơ quan trọng tài để điều hoà mâu thuẫn giai cấp. Vì thế, trong lịch sử tư tưởng chính trị – pháp lý xuất hiện một học thuyết khác của các nhà tư tưởng tư sản về nguồn gốc nhà nước, đó là: thuyết bạo lực. Đại diện cho những nhà tư tưởng theo học thuyết này là Gumplôvích, E. Đuyrinh, Kauxky. Thuyết bạo lực cho rằng: nhà nước xuất hiện trực tiếp từ việc sử dụng bạo lực của thị tộc này với thị tộc khác, thị tộc chiến thắng đã lập ra bộ máy đặc biệt (nhà nước) để nô dịch thị tộc chiến bại.  Nhìn chung, tất cả các quan điểm trên đều có một hạn chế là đều tách rời những điều kiện vật chất của xã hội, tách rời những nguyên nhân kinh tế và chứng minh rằng nhà nước là một thiết chế tồn tại trong mọi xã hội, một lực lượng đứng trên xã hội, đứng ngoài xã hội để giải quyết các tranh chấp, điều hòa mâu thuẫn xã hội nhằm bảo đảm sự ổn định và phồn vinh cho xã hội. Theo họ, nhà nước không thuộc giai cấp nào, nhà nước là của tất cả mọi người và nhà nước tồn tại mãi mãi cùng xã hội. 1.1.2. Quan điểm Mác-Lênin về nguồn gốc của nhà nước Kế thừa những thành tựu nghiên cứu khoa học của xã hội loài người, các nhà sáng lập Chủ nghĩa Mác-Lênin giải thích nguồn gốc của nhà nước trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và lịch sử đã chỉ ra rằng nhà nước là một phạm trù lịch sử có quá trình phát sinh, phát triển và tiêu vong. Nhà nước nảy sinh từ trong đời sống xã hội, xuất hiện khi xã hội loài người phát triển đến một trình độ nhất định. Các luận điểm quan trọng của học thuyết Mác-Lênin về nguồn gốc nhà nước được trình bày tập trung trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, chế độ sở hữu và của nhà nước” của Ph.Ănghen. Qua tác phẩm này, Ph.Ănghen đã phân tích các vấn đề về gia đình, nguồn gốc của giai cấp và của nhà nước và những quy luật tiếp tục phát triển và biến đổi sau này của chúng. Ph.Ănghen đã chỉ ra rằng nhà nước chỉ ra đời ở một giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội trên cơ sở xuất hiện chế độ tư hữu và gắn liền với nó là sự phân chia xã hội thành các giai cấp đối kháng, ông cũng luận chứng về tính chất giai cấp và tính lịch sử của nhà nước, làm sáng tỏ chức năng giai cấp cơ bản của nhà nước Sau đó được bổ sung và phát triển trong tác phẩm “nhà nước và cách mạng” của Lênin.  Chế độ cộng sản nguyên thủy, tổ chức thị tộc – bộ lạc và quyền lực xã hội o Cơ sở kinh tế của xã hội cộng sản nguyên thủy là chế độ sở hữu chung về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động xã hội, được quy định bởi trình độ thấp kém của Bài 1: Sự hình thành và phát triển của nhà nước 4 TGL101_Bai1_v1.0014103225 lực lượng sản xuất. Chỉ với công cụ lao động thô sơ, năng suất lao động kém, sự bất lực của con người trước thiên nhiên đã hợp nhất con người trong một tập thể. Lao động chung dẫn đến sở hữu chung về tư liệu sản xuất và việc phân phối đồng đều sản phẩm làm ra. o Cấu trúc xã hội cộng sản nguyên thủy dựa vào thị tộc – tế bào cơ sở của xã hội cộng sản nguyên thủy.  Từ quan hệ tạp hôn, con cái chỉ biết mẹ, dần dần trong quan hệ hôn nhân diễn ra sự biến đổi quan trọng: những người cùng dòng máu mẹ không kết hôn với nhau, những người này hợp thành một cộng đồng gọi là thị tộc. Như vậy, thị tộc được hợp thành do quan hệ huyết thống.  Về kinh tế, thị tộc hình thành do quá trình phát triển của lực lượng sản xuất. Thị tộc phát triển qua hai giai đoạn: thị tộc mẫu hệ và thị tộc phụ hệ. Trong xã hội phụ hệ, chế độ hôn nhân một vợ một chồng được xác lập, mọi người trong thị tộc đều theo dòng họ cha, đó là chế độ phụ quyền. Thị tộc có ruộng đất, có khu vực cư trú riêng.  Việc điều hành và quản lý thị tộc do tù trưởng và thủ lĩnh quân sự đảm đương. Những người này do các thành viên của thị tộc bầu ra.  Thị tộc là kết quả của quá trình tiến hóa lâu dài, xuất hiện khi xã hội đã phát triển tới một trình độ nhất định. Vì vậy, đây được coi là bước tiến trong lịch sử của nhân loại.  Trong thị tộc, trên cơ sở sở hữu chung về tư liệu sản xuất và sản phẩm, mọi người đều bình đẳng không ai có đặc quyền đặc lợi. Ở đó đã có sự phân công lao động nhưng chỉ ở mức phân công lao động giữa đàn ông và đàn bà, người già và trẻ nhỏ để thực hiện các loại công việc khác nhau, chứ chưa mang tính xã hội.  Hội đồng thị tộc là tổ chức quyền lực cao nhất của thị tộc bao gồm những người đàn ông và đàn bà lớn tuổi. Hội đồng thị tộc quyết định tất cả các vấn đề quan trọng của thị tộc như tổ chức lao động sản xuất, giải quyết các tranh chấp nội bộ, tiến hành chiến tranh. Quyết định của hội đồng thị tộc có tính bắt buộc đối với tất cả mọi người.  Nhưng trong thị tộc chưa có cơ quan cưỡng chế mà được bảo đảm bằng sự cưỡng chế tự nhiên mạnh mẽ. Hội đồng thị tộc sẽ bầu ra người đừng đầu thị tộc gồm tù trưởng, thủ lĩnh quân sự để thực hiện quyền lực, quản lý công việc chung. Căn cứ để bầu người đứng đầu thị tộc là dựa vào tập thể cộng đồng, uy tín cá nhân, sự ủng hộ và tín nhiệm của các thành viên trong thị tộc. Do đó, tù trưởng, thủ lĩnh quân sự có thể bị bãi nhiễm bất cứ lúc nào nếu uy tín không còn và không được tập thể cộng đồng ủng hộ. o Thị tộc là một cộng đồng xã hội độc lập, là tổ chức tế bào cơ sở của xã hội cộng sản nguyên thủy. Đến một giai đoạn phát triển nhất định, do có sự cấm đoán hôn nhân trong nội bộ thị tộc mà các thành viên của thị tộc này đã có quan hệ hôn nhân với các thành viên của thị tộc khác hình thành nên chế độ hôn nhân ngoại tộc. Các thị tộc mà các thành viên có quan hệ ngoại tộc với nhau hợp lại thành bào tộc. Nhiều bào tộc liên kết lại với nhau thành bộ lạc. Bộ lạc có tên gọi, nơi ở, tiếng nói, phong tục tập quán, ruộng đất, riêng. Bài 1: Sự hình thành và phát triển của nhà nước TGL101_Bai1_v1.0014103225 5  Đứng đầu bộ lạc là tù trưởng bộ lạc do hội nghị bộ lạc bầu ra. Tù trưởng bộ lạc có quyền giải quyết những công việc gấp, không quan trọng giữa hai kỳ hội nghị bộ lạc và có quyền triệu tập hội nghị.  Hội đồng bộ lạc bao gồm: tù trưởng bộ lạc, các tù trưởng và thủ lĩnh quân sự của thị tộc. Quản lý công việc của thị tộc là một trưởng lão già nhất trong thị tộc. Nên hội đồng bộ lạc còn được gọi là hội đồng trưởng lão.  Hội đồng bộ lạc có quyền thảo luận, quyết định những vấn đề quan trọng của bộ lạc như tuyên chiến, đình chiến, cử sứ giả đi hoặc chia chiến lợi phẩm,. o Và đến giai đoạn cuối cùng của chế độ cộng sản nguyên thủy thì các liên minh bộ lạc hình thành.  Hội đồng liên minh bộ lạc gồm những tù trưởng của các bộ lạc và các thị tộc.  Hội đồng thảo luận và quyết định những công việc của liên minh theo phương thức dân chủ. Mọi quyết định phải được sự nhất trí hoàn toàn của các thành viên. Các quyết định đó khi đưa về các bộ lạc cũng phải được hội đồng bộ lạc tán thành thì mới có hiệu lực.  Liên minh bộ lạc có hai thủ lĩnh tối cao, không ai hơn ai về quyền hạn và chức trách. o Về cơ bản, tính chất quyền lực, cách thức tổ chức quyền lực trong bào tộc, bộ lạc, liên minh bộ lạc được xây dựng trên cơ sở những nguyên tắc trong xã hội thị tộc nhưng chừng mực nào đó thì được tập trung cao hơn. o Trong xã hội cộng sản nguyên thủy, quyền lực đều xuất phát từ xã hội và phục vụ lợi ích của cả cộng đồng. Quyền lực trong chế độ cộng sản nguyên thủy mới chỉ là quyền lực xã hội do toàn xã hội tổ chức và phục vụ lợi ích cho cả cộng đồng. o Tóm lại, trong xã hội cộng sản nguyên thủy, quyền lực xã hội được tổ chức thực hiện trên cơ sở dân chủ thực sự. Những quy tắc xã hội như đạo đức, tôn giáo, tập quán,dùng để điều chỉnh các thành viên trong xã hội cộng sản nguyên thủy. Các quy tắc xã hội đó đều được mọi người tự giác tuân theo và được đảm bảo thực hiện bởi sự cưỡng chế của cộng đồng.  Sự tan rã của tổ chức thị tộc và sự xuất hiện nhà nước o Xã hội cộng sản nguyên thuỷ chưa biết đến nhà nước, nhưng chính trong lòng xã hội đó đã nảy sinh những tiền đề vật chất cho sự ra đời của nhà nước. Những nguyên nhân làm xã hội cộng sản nguyên thuỷ tan rã đồng thời cũng là những nguyên nhân xuất hiện nhà nước, đó là sự phân công lao động xã hội. o Lịch sử xã hội cổ đại đã trải qua ba lần phân công lao động xã hội, đó là: chăn nuôi tách khỏi trồng trọt; thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp; và thương nghiệp xuất hiện.  Việc con người thuần dưỡng được động vật đã mở ra một kỷ nguyên mới trong sự phát triển của xã hội loài người. Từ con vật nuôi được thuần dưỡng, hình thành đàn gia súc đã trở thành nguồn tích lũy quan trọng. Do vậy, sau lần phân công lao động thứ nhất, chăn nuôi đã trở thành ngành kinh tế tách khỏi trồng trọt, có những bộ lạc chuyên về chăn nuôi và có những bộ lạc chuyên về trồng trọt. Và mầm mống của chế độ tư hữu đã xuất hiện. Năng suất lao động được nâng cao, làm cho sản xuất sản phẩm xã hội tăng nhanh. Ngoài tiêu Bài 1: Sự hình thành và phát triển của nhà nước 6 TGL101_Bai1_v1.0014103225 dùng hàng ngày, con người đã có của cải dư thừa để dành. Trong các cộng đồng, những người có địa vị đã chiếm được nhiều của cải dư thừa của tập thể. Xã hội đã phân chia thành người giàu và người nghèo dẫn đến quan hệ xã hội đã có nhiều biến đổi. Đại gia đình phụ quyền được phân thành nhiều gia đình nhỏ, bao gồm vợ chồng và con cái. Mỗi gia đình nhỏ là một đơn vị kinh tế, có tài sản riêng như công cụ sản xuất, tư liệu lao động và những thứ đó được truyền lại cho con cái từ đời này qua đời khác, củng cố thêm chế độ tư hữu. Bên cạnh đó, của cải và tù binh trong chiến tranh cũng được coi là tài sản quan trọng mà những người có địa vị trong bộ lạc thắng trận chiếm đoạt cho riêng mình.  Xã hội tiếp tục phát triển, cùng với sự tồn tại của chăn nuôi và trồng trọt, thủ công nghiệp cũng được phát triển mạnh mẽ. Việc tìm ra kim loại và chế tạo công cụ bằng kim loại tạo khả năng tăng năng suất lao động. Nghề chế tạo kim loại, nghề dệt, nghề làm đồ gốm, chế biến sản phẩm nông nghiệp.v.v... ngày càng phát triển. Điều này đã dẫn đến việc thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp. Hậu quả của lần phân công lao động thứ hai này đã làm quá trình phân hóa xã hội diễn ra mạnh mẽ, nô lệ trở thành lực lượng xã hội với số lượng ngày càng đông, sự phân biệt giữa người giàu và người nghèo, giữa chủ nô và nô lệ ngày càng sâu sắc, đối kháng giai cấp ngày càng gia tăng.  Với việc xuất hiện nhiều ngành nghề chuyên môn trong sản xuất đã làm phát sinh nhu cầu trao đổi hàng hoá trong xã hội. Sự phát triển nền sản xuất hàng hoá dẫn đến sự phát triển của thương nghiệp. Lần phân công lao động này đã làm thay đổi sâu sắc xã hội. Nền sản xuất hàng hóa và tiền tệ ra đời, thương mại phát triển và tầng lớp thương nhân xuất hiện chế độ tư hữu và kéo theo là sự phân chia giai cấp trong xã hội. o Tất cả những yếu tố trên đã làm đảo lộn đời sống thị tộc, phá vỡ tính khép kín của thị tộc. Tổ chức thị tộc với hệ thống quản lý trước đây trở nên bất lực trước tình hình mới. Để điều hành xã hội mới đòi hỏi phải có tổ chức mới đủ sức mạnh để dập tắt cuộc xung đột công khai giữa các giai cấp đối lập nhau. Tổ chức đó là nhà nước và nhà nước đã xuất hiện.  Quan điểm Mác-Lênin o Nhà nước xuất hiện trực tiếp từ sự tan rã của chế độ cộng sản nguyên thuỷ, là "sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được". Nhà nước là "bộ máy trấn áp đặc biệt của giai cấp này đối với giai cấp khác". o Trong tác phẩm nhà nước và cách mạng, Lênin chỉ ra rằng về bản chất, Nhà nước là quyền lực chính trị của một giai cấp. Nhưng giai cấp nắm chính quyền nhà nước lại nhân danh xã hội để điều hành và quản lý xã hội, nhà nước trong thực tế tồn tại như một công quyền, như một quyền lực công cộng. Vì vậy, nhà nước không những có tính giai cấp, mà còn có tính xã hội, không những thực hiện chức năng giai cấp, mà còn phải hoàn thành các chức năng xã hội. Chức năng giai cấp của nhà nước bắt nguồn từ lý do ra đời của nhà nước tạo thành bản chất chủ yếu của nó. Chức năng xã hội bắt nguồn từ nhiệm vụ phải giải quyết những công việc chung của xã hội. Nhà nước thực hiện chức năng xã hội trong mối liên hệ mật thiết với các chức năng giai cấp. Hơn nữa, chức năng xã hội còn là cơ sở cho sự thống trị chính trị giai cấp. Bài 1: Sự hình thành và phát triển của nhà nước TGL101_Bai1_v1.0014103225 7 o Tiền đề kinh tế cho sự xuất hiện nhà nước là sự xuất hiện chế độ tư hữu về tài sản trong xã hội. Tiền đề kinh tế là cơ sở vật chất cho sự ra đời của nhà nước – đó là sự phân chia xã hội thành các giai cấp mà lợi ích cơ bản giữa các giai cấp và các tầng lớp này là đối kháng với nhau đến mức không thể điều hoà được. o Ngoài các yếu tố chung nói trên, sự xuất hiện nhà nước ở các vùng và của các dân tộc khác nhau cũng có những đặc điểm khác nhau do có các điều kiện kinh tế, xã hội và ngoại cảnh khác nhau. Theo Ph. Ăngghen có ba hình thức xuất hiện nhà nước điển hình:  Nhà nước Aten: Đây là hình thức nhà nước thuần tuý cổ điển nhất. Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của Nhà nước Aten chủ yếu trên cơ sở phân hoá nội bộ xã hội thị tộc do sự phát triển của kinh tế và sự xuất hiện mâu thuẫn giai cấp đối kháng.  Nhà nước La Mã: Nhà nước này ra đời trên cơ sở kết quả đấu tranh giữa giới bình dân chống lại giới quý tộc. Chiến thắng của giới bình dân đã phá vỡ tổ chức thị tộc, thúc đẩy quá trình hình thành thiết chế nhà nước vốn dựa trên sự phân chia lãnh thổ và sự khác biệt về tài sản.  Nhà nước Giéc Manh: Đây là hình thức nhà nước được thiết lập sau chiến thắng của người Giéc Manh đối với đế quốc La Mã cổ đại. Nó ra đời do nhu cầu thiết lập quyền thống trị trên lãnh thổ La Mã mà người Giéc Manh đã xâm chiếm được chứ không phải do đòi hỏi bức thiết của cuộc đấu tranh giai cấp trong nội bộ xã hội của người Giéc Manh. o Vì vậy, theo quan điểm của triết học Mác-Lênin thì nhà nước là một phạm trù lịch sử, nghĩa là nhà nước chỉ ra đời và tồn tại trong một giai đoạn nhất định trong quá trình phát triển của lịch sử. Nhà nước sẽ mất đi khi những điều kiện tồn tại của nó không còn. Trong lịch sử đã có một thời kỳ rất dài chưa có nhà nước và sau này nhà nước cũng mất đi khi điều kiện tồn tại của nó không còn. 1.2. Khái niệm và bản chất của nhà nước 1.2.1. Khái niệm  Lịch sử phát triển của xã hội cho thấy trong xã hội nguyên thủy, dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, mọi người sống bình đẳng, chưa có giai cấp nên chưa có nhà nước.  Theo Ph.Ănghen, so với tổ chức thị tộc thì nhà nước có hai điểm khác biệt cơ bản là phân chia dân cư theo lãnh thổ và thiết lập quyền lực công cộng. Nếu tổ chức thị tộc được hình thành và duy trì trên cơ sở quan hệ huyết thống thì nhà nước tổ chức công dân theo sự phân chia lãnh thổ. Khác với quyền lực xã hội do dân cư tự tổ chức trong chế độ cộng sản nguyên thủy, quyền lực công cộng sau khi nhà nước xuất hiện thuộc về giai cấp thống trị cầm quyền chứ không t