Bài 1
Khái quát về mối quan hệ giữa lôgíc và ngữ nghĩa
1.1. Tư duy và ngôn ngữ
Tư duy
Quá trình hình thành tư tưởng (hoạt động nhận thức): Từ cảm giác, tri giác, biểu tượng (nhận thức cảm tính) đến khái niệm, phán đoán, suy lý (nhận thức lý tính)
Tư tưởng (sản phẩm của hoạt động nhận thức)
10 trang |
Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1556 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Logic chủ nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Logic chu nghia
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
Bài 1
Khái quát về mối quan hệ giữa lôgíc và ngữ nghĩa
1.1. Tư duy và ngôn ngữ
Tư duy
Quá trình hình thành tư tưởng (hoạt động nhận thức): Từ cảm giác, tri giác, biểu tượng (nhận thức cảm tính) đến khái niệm, phán đoán, suy lý (nhận thức lý tính)
Tư tưởng (sản phẩm của hoạt động nhận thức)
Ngôn ngữ
Theo nghĩa hẹp, là hệ thống tín hiệu dùng làm phương tiện giao tiếp, gồm các đơn vị, các kiểu kết cấu ngôn ngữ (ngôn ngữ tự nhiên)
Theo nghĩa rộng, là hệ thống thông tin kí hiệu đảm bảo chức năng hình thành, giữ gìn và chuyển giao thông tin, là phương tiện giao tiếp giữa mọi người, gồm
Ngôn ngữ tự nhiên: Hệ thống tín hiệu được dùng làm phương tiện giao tiếp
Ngôn ngữ nhân tạo: Các hệ thống ký hiệu bổ sung được dùng trong các ngành khoa học như ký hiệu toán học, hoá học, vật lý v.v
Quan hệ ngôn ngữ và tư duy
Ngôn ngữ là công cụ của tư duy trừu tượng
Ngôn ngữ tham gia quá trình hình thành tư tưởng (ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu thứ 2 thay thế cho hệ thống tín hiệu thứ nhất - thực tế khách quan)
Ngôn ngữ là vỏ vật chất của tư tưởng (ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tuởng)
Ngôn ngữ thống nhất nhưng không đồng nhất với tư duy
Tư duy
Ngôn ngữ
Thể chất
Tinh thần
Vật chất
Cấu trúc
Khái niệm
Từ
Phán đoán
Câu
Suy lý
Đoạn, văn bản
Chức năng
Nhận thức
Giao tiếp
(phản ánh hiện thực)
(phản ánh nhận thức)
Tiêu chuẩn
Đúng/Sai so với hiện thực
Hiệu quả/Không hiệu quả về giao tiếp
1.2. Lôgic và ngữ nghĩa
Lôgíc
Tập hợp các quy luật bắt buộc quá trình tư duy phải tuân theo nhằm phản ánh đúng đắn hiện thực, cũng như để biểu thị các quy tắc lập luận khoa học và những hình thức trong đó lập luận tồn tại
Tính quy luật của thế giới khách quan (“lôgíc của sự kiện”, “lôgíc của sự phát triển xã hội”)
Ngữ nghĩa
Nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ (cái được biểu đạt của tín hiệu ngôn ngữ), thuộc bình diện nội dung tinh thần của ngôn ngữ
Gồm
Nghĩa miêu tả (nghĩa mệnh đề)
Nghĩa phi miêu tả (nghĩa tình thái, nghĩa ngữ pháp, nghĩa ngữ dụng)
Quan hệ giữa lôgíc và ngữ nghĩa: Ngữ nghĩa thống nhất nhưng không đồng nhất với lôgíc
Ngữ nghĩa là một loại sản phẩm của tư duy trừu tượng: Được quy định bởi các quy tắc của tư duy (gắn với các quy tắc xây dựng khái niệm, phán đoán, các phương pháp suy luận, nêu giả thuyết, chứng minh, bác bỏ)
Ngữ nghĩa là một bình diện của ngôn ngữ: Được quy định bởi hệ thống (nội tại và ngoại tại) của tín hiệu ngôn ngữ (phải gắn với hình thức vật chất âm thanh ngôn ngữ - biểu thức ngôn ngữ, gắn với cấu trúc hệ thống ngôn ngữ và gắn với người dùng)
Xét ví dụ sau
(1) a. Tôi vào Nam (+)
b. Tôi vào Bắc (-)
(2) a. Tôi trồng lúa (+)
b. Tôi trồng thóc (+)
Ví dụ 1: Theo Nguyễn Lai, trong ý thức của người Việt xưa, phương Nam gắn với một vùng đất mới: Nam = vùng địa lý (miền Nam, đối lập với miền Bắc); về mặt địa lý, miền Nam bấy giờ hẹp hơn miền Bắc: Nam = hẹp. Với nghĩa tố [hẹp], Nam mới kết hợp được với vào. Chính nhận thức về không gian đã điều khiển cách sử dụng từ ngữ chỉ không gian; và ngược lại, từ cách sử dụng từ ngữ đó, nghĩa của từ được định hình và quy định trở lại đối với cách tư duy về không gian của người Việt (nghĩa tố [hẹp] của từ Nam quy định cách nói từ Hà Nội vào Huế, từ Huế ra Đông Hà, từ Huế vào Đà Nẵng). Cho nên có thể nói (1a) mà không thể nói (1b).
Ví dụ 2: Trong tiếng Việt, có sự phân biệt giữa lúa và thóc (khác với tiếng Anh, đều là “rice”). Ngoài ý nghĩa chung chỉ [hạt của cây lương thực phổ biến ở vùng Đông Nam Á], [chưa qua xay giã dần sàng, còn nguyên vỏ], lúa còn có ý nghĩa chỉ cây. Đó là ý nghĩa do hệ thống quy định (do mối quan hệ đồng nhất và đối lập của các từ trong hệ thống tiếng Việt quy định). Bởi vậy, có thể nói (2a) mà không thể nói (2b).
Bài 2
Khái quát về ngữ nghĩa học và ngữ nghĩa học lôgic
2.1. Sự xâm nhập của lôgic học vào ngôn ngữ học
Trong nửa cuối thế kỷ XX, có sự xâm nhập mạnh mẽ của toán học vào các ngành khoa học xã hội, mà trước hết là vào ngôn ngữ học (do ngôn ngữ học là khoa học xã hội dễ hình thức hoá nhất). Ngôn ngữ tự nhiên có thể được mô hình hoá theo phương pháp thống kê. Đặc biệt, các phương pháp và các loại lôgíc khác nhau được vận dụng rất nhiều và thành công trong các khảo cứu ngôn ngữ
Lôgíc được coi là một điểm tựa trong nghiên cứu ngôn ngữ tự nhiên
Lý do: Mối quan hệ chặt chẽ giữa lôgic và ngôn ngữ tự nhiên
Về quan hệ giữa lôgíc và ngôn ngữ
Giống nhau
Khác nhau
Lôgic
Ngôn ngữ
Về hệ thống ký hiệu: Đều là hệ thống ký hiệu
Ký hiệu nhân tạo và hình thức
Đơn trị
Ký hiệu tự nhiên, không thuần nhất, không bất biến
Đa trị
Về đơn vị: Có các đơn vị tương đương
Có khái niệm (tương đương từ và cụm từ)
Có phán đoán (tương đương câu)
Có âm vị
Có các từ hư (không biểu thị khái niệm)
Có các câu cảm thán, mệnh lệnh, cầu khiến, nghi vấn (không tương đương với phán đoán)
Về cú pháp: Có liên từ
Dùng liên từ lôgíc (các tác tử logic như tác tử phủ định, tuyển, hội, kéo theo trong lôgíc mệnh đề)
Liên kết các phán đoán để tạo thành phán đoán mới
Được định nghĩa qua bảng giá trị chân lý cho từng khả năng tổ hợp các giá trị chân lý của hai phán đoán thành phần)
Tạo nên các biểu thức lôgíc đơn trị về cấu trúc
Dùng hư từ
Tạo nên các biểu thức ngôn ngữ đa trị về mặt cấu trúc
Về quy luật: Có tính quy luật
Quy tắc hình thức
Phổ quát
Cố định
Phụ thuộc nội dung
Có quy tắc đặc thù cho từng ngôn ngữ
Không bất biến
Một ví dụ về vai trò của liên từ và liên từ lôgic
“Công dân, tổ chức có quyền phổ biến tác phẩm dưới hình thức xuất bản phẩm thông qua nhà xuất bản”
(Điều 5, Luật xuất bản, dẫn theo Nguyễn Đức Dân, Lô gích và ngôn ngữ)
Thuật ngữ pháp lý: có quyền A = có quyền không A
A
-A
Giá trị chân lý của -A
Có quyền phổ biến tác phẩm
Có quyền không phổ biến tác phẩm
Đ
Có quyền phổ biến tác phẩm dưới hình thức xuất bản phẩm
Có quyền phổ biến tác phẩm không dưới hình thức xuất bản phẩm
Đ
Có quyền phổ biến tác phẩm dưới hình thức xuất bản phẩm thông qua nhà xuất bản
Có quyền phổ biến tác phẩm dưới hình thức xuất bản phẩm không thông qua nhà xuất bản
S
Cần bổ sung liên từ: Có quyền phổ biến tác phẩm dưới hình thức xuất bản phẩm nhưng phải thông qua nhà xuất bản
Một ví dụ về tính đơn trị và đa trị về cấu trúc của lôgic và của ngôn ngữ
(1) p = Bức tranh này đẹp
Phủ định trong lôgíc: Chỉ có một cách duy nhất theo quy tắc: “Nếu p đúng thì –p sai còn nếu p sai thì –p đúng”)
Phủ định trong ngôn ngữ (tiếng Việt)
(2) a. Bức tranh này không đẹp
b. Bức tranh này đâu có đẹp
c. Bức tranh này nào có đẹp
d. Bức tranh này mà đẹp
e. Bức tranh này đẹp sao được
g. Bức tranh này đẹp đâu mà đẹp
h. Bức tranh này đẹp gì mà đẹp
i. Bức tranh này mà đẹp
f. Sao bảo bức tranh này đẹp?
2.2. Các hệ thống lôgic được sử dụng trong miêu tả và nghiên cứu ngôn ngữ tự nhiên
Lô gích mệnh đề
Lô gích vị từ
Lô gích tình thái
Lô gích thời gian
Lô gích đa trị
Lô gích xác suất
Lô gích mờ
1.Ngữ nghĩa học và ngữ nghĩa học lôgíc
2.3.1. Ngữ nghĩa học: Khoa học nghiên cứu nghĩa của ngôn ngữ
Đối tượng của ngữ nghĩa học: Ý nghĩa ngôn ngữ
Các khuynh hướng ngữ nghĩa học
Ngữ nghĩa học truyền thống
Cách tiếp cận lịch sử học
Cách tiếp cận tâm lí học
Cách tiếp cận xã hội học
Cách tiếp cận tu từ học
Cách tiếp cận tín hiệu học
Ngữ nghĩa học hiện đại
Cách tiếp cận cấu trúc
Cách tiếp cận hình thức (tiếp cận lôgíc)
Cách tiếp cận tri nhận
1.Khuynh hướng tiếp cận hình thức trong ngữ nghĩa học
Ngữ nghĩa học hình thức?
Khuynh hướng lí luận quy chiếu - sử dụng lôgic trong phân tích ngữ nghĩa, gồm
Ngữ nghĩa học lôgíc
Ngữ nghĩa học điều kiện sự thật
Ngữ nghĩa học lí thuyết mô hình
Ngữ nghĩa học ngữ pháp Montague
(Lê Quang Thiêm, tr. 27, 28)
Mục đích: Xem xét nghĩa của câu với quan niệm cho nghĩa của câu là nội dung mệnh đề theo quan điểm chân trị
Ngữ nghĩa học lôgíc?
Dùng hình thức lôgíc như một “siêu ngôn ngữ ngữ nghĩa” nhằm chính xác hoá trong miêu tả ngữ nghĩa
Chương 2
LÔGÍC NGỮ NGHĨA CỦA TỪ
Bài 3
Lôgíc ngữ nghĩa của từ định danh
Câu hỏi
Nghĩa của từ? Các nhân tố hình thành nghĩa của từ? Các thành phần nghĩa của từ định danh?
Quan hệ giữa từ với khái niệm? Chứng minh nghĩa của từ thống nhất nhưng không đồng nhất với nội hàm và ngoại diên của khái niệm.
Quan hệ lôgíc giữa các từ cùng trường nghĩa?
Cách giải nghĩa từ dựa vào phương pháp định nghĩa khái niệm
Bài học
3.1. Khái niệm và từ
Khái niệm?
Hình thức cơ bản của tư duy
Phản ánh thuộc tính bản chất của sự vật, phân biệt sự vật này với sự vật khác
Kết quả của quá trình nhận thức (phản ảnh hiện thực)
Gồm ngoại diên và nội hàm
Có tính nhân loại
Thuần túy tinh thần
Từ?
Đơn vị cơ bản của ngôn ngữ và là vỏ vật chất của khái niệm
Phản ánh cách chia cắt thế giới sự vật, hiện tượng và những hiểu biết của con người về sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan
Kết quả của quá trình phản ánh nhận thức của con người về sự vật, hiện tượng (phản ánh của phản ánh)
Gồm các bình diện hình thức và nội dung
Có tính dân tộc, địa phương
Có hình thức vật chất làm cái biểu đạt (có ngoại biểu)
Thống nhất nhưng không đồng nhất với khái niệm: Có từ đồng âm, từ đồng nghĩa, hiện tượng nhiều nghĩa...
Về đơn vị: Có từ
Về Nghĩa của từ là kết quả của sự ngôn ngữ hóa sự vật và khái niệm: Nghĩa biểu vật ứng với ngoại diên của khái niệm; Nghĩa biểu niệm ứng với nội hàm của khái niệm. và nội hàm của khái niệm.
Có tính dân tộc
Phân loại khái niệm và phân loại từ
Phân loại khái niệm: Có thể phân loại theo ngoại diên, gồm khái niệm đơn nhất và khái niệm tập hợp
Phân loại từ: Có thể dựa vào nghĩa - trường biểu vật, trường biểu niệm
Lưu ý: Không hoàn toàn đồng nhất với phân loại khái niệm. Ví dụ: Trường rau...
Nghĩa của từ?
Kết quả của sự ngôn ngữ hóa sự vật hiện tượng (nghĩa biểu vật) và khái niệm (nghĩa biểu niệm). Ngoài ra còn liên quan đến yếu tố chủ quan của người nói và hệ thống ngôn ngữ (nghĩa biểu thái, nghĩa ngữ pháp).
Có mối quan hệ với tư duy (thông qua nghĩa biểu niệm) và với hiện thực (thông qua nghĩa biểu vật).
TƯ DUY NGÔN NGỮ
Khái niệm Nghĩa biểu niệm
Nghĩa biểu vật
HIỆN THỰC
3.2. Quan hệ giữa khái niệm với nghĩa của từ
Khái niệm?
Quan hệ giữa khái niệm với từ?: Quan hệ thống nhất nhưng không đồng nhất
Thống nhất?
Đều có quan hệ với hiện thực, xuất phát từ hiện thực
Đều liên quan đến sự vật, hiện tượng
Nghĩa biểu vật của từ ứng với ngoại diên khái niệm
Nghĩa biểu niệm của từ ứng với nội hàm của khái niệm
Không đồng nhất?
KHÁI NIỆM
TỪ
Phản ánh hiện thực khách quan
Phản ánh nhận thức về hiện thực (phản ánh của phản ánh), bao gồm cả các yếu tố tưởng tượng
Được chi phối bởi hiện thực
Được chi phối bởi các nhân tố của hoạt động giao tiếp (mục đích giao tiếp, nhân vật giao tiếp, hệ thống ngôn ngữ...)
Có tính khách quan
Có yếu tố chủ quan (nghĩa biểu thái) và yếu tố thuộc ngôn ngữ (nghĩa ngữ pháp)
Có tính quốc tế
Có tính dân tộc
Thuần túy tinh thần
Luôn có hình thức vật chất làm cái biểu đạt cụ thể (có ngoại biểu)
Quan hệ giữa nội hàm và ngoại diên của khái niệm với nghĩa của từ?
Nội hàm của khái niệm và nghĩa biểu niệm
Nội hàm của khái niệm: Tập hợp những thuộc tính bản chất của khái niệm đó; ứng với những thuộc tính bản chất của sự vật, hiện tượng trong hiện thực
Nghĩa biểu niệm: Tập hợp những thuộc tính của sự vật, hiện tượng đã được ngôn ngữ hóa; ứng với các thuộc tính được ngôn ngữ quy định (các thuộc tính bậc 1 và thuộc tính bậc 2...)
Ví dụ: các thuộc tính [còn nguyên vỏ trấu/đã bóc vỏ] của các từ "lúa", "gạo"; [không cân đối] của từ "lùn" trong tiếng Việt v.v...
Ngoại diên của khái niệm và nghĩa biểu vật
Ngoại diên của khái niệm: Tập hợp những khái niệm có nội hàm của khái niệm đó; ứng với phạm vi sự vật, hiện tượng trong hiện thực
Nghĩa biểu vật: Tập hợp những sự vật, hiện tượng mà từ biểu thị - các sự vật thuộc ngôn ngữ (sự vật bậc 1 và sự vật bậc 2)
Quan hệ giữa nội hàm và ngoại diên của khái niệm và đặc điểm ngữ nghĩa của từ?
Nội hàm và ngoại diên của khái niệm có quan hệ ngược nhau
Từ càng có nghĩa cụ thể, càng có giá trị gợi hình tượng
3.3. Quan hệ lôgíc - ngữ nghĩa giữa các từ cùng trường nghĩa
Quan hệ đồng nghĩa
Quan hệ trái nghĩa
Quan hệ bao hàm và nằm trong
Quan hệ chỉnh thể - bộ phận (BP khả ly và BP bất khả ly)
Quan hệ khác nghĩa
3.4. Định nghĩa khái niệm và phương pháp giải nghĩa từ (siêu ngữ nghĩa)
Định nghĩa nội hàm và phép phân tích nghĩa tố (phân tích nét nghĩa)
Định nghĩa ngoại diên và phương pháp giải nghĩa từ dựa vào nghĩa biểu vật
Định nghĩa trỏ ra và phương pháp đối chiếu, phương pháp trỏ
Định nghĩa không tường minh
Định nghĩa cú pháp
Định nghĩa duy danh và định nghĩa hiện thực
Logic hoc va cac khoa hoc khac
Ngôn ngữ học có quan hệ với rất nhiều khoa học khác nhau.
1. Tín hiệu học là khoa học đại cương về các hệ thống tín hiệu như: mã điện báo, tín hiệu hàng hải, hàng không, hệ thống đèn giao thông, hệ thống tín hiệu của các loài động vật, bản chất tín hiệu của các bản đồ địa lí, của các nét vẽ hoạ hình, kĩ thuật sử dụng ngón tay của người câm điếc v.v... Là một hệ thống tín hiệu, ngôn ngữ phải vận dụng những nguyên lí chung của tín hiệu học để xác lập các quy tắc riêng của mình.
2. Logic học là khoa học nghiên cứu các quy luật của tư duy và các hình thức của ý nghĩ. Ngôn ngữ và tư duy gắn bó với nhau cho nên việc vận dụng những khái niệm của logic học như khái niệm, biểu tượng, phán đoán, nội hàm, ngoại diên, các quan hệ logic, v.v... vào ngôn ngư học là rất quan trọng.
3. Tâm lí học. Một trong những nhiệm vụ của tâm lí học là miêu tả hành vi nói năng của con người, chẳng hạn, nghiên cứu sự hình hành lời nói ở trẻ em, sự phát triển lời nói ở học sinh... Ngôn ngữ học cũng nghiên cứu lời nói, nó phải chú ý tới những cứ liệu tâm lí học.
4. Sinh lí học. Hoạt động nói năng của con người là một nội dung nghiên cứu của sinh lí học. Sinh lí học lời nói sẽ nghiên cứu quá trình cấu tạo các âm của lời nói trong bộ máy phát âm và quá trình tri giác bằng tai.
5. Y học. Trong y học, có nhiều bệnh liên quan đến ngôn ngữ như: bệnh tâm thần, chứng mất ngôn, bệnh câm - điếc, mù - câm - điếc... Tri thức ngôn ngữ học sẽ giúp ích cho các bác sĩ trong việc chữa các bệnh có liên quan đến chứng mất ngôn, loạn ngôn... kể trên.
6. Sử học. Cơ cấu và sự tiến hoá của xã hội chi phối sự phát triển của ngôn ngữ. Tài liệu lịch sử là một trong những bằng chứng để giải thích các hiện tượng ngôn ngữ. Ngược lại, các cứ liệu về ngôn ngữ có thể rọi ánh sáng lên những sự kiện lịch sử nào đó.
7. Dân tộc học. Ngôn ngữ là một trong những đặc trưng cơ bản của dân tộc. Nghiên cứu đời sống vật chất và tinh thần của các dân tộc, dân tộc học không thể không chú ý đến các tài liệu ngôn ngữ.
8. Khảo cổ học. Khảo cổ học là khoa học nghiên cứu lịch sử quá khứ của xã hội loài người dựa theo các di chỉ văn hoá vật chất đã phát hiện được qua các lần khai quật. Cứ liệu khảo cổ học giúp các nhà ngôn ngữ học nghiên cứu các ngôn ngữ cổ, đã chết, xác định khu vực hoạt động và sự di chuyển của các ngôn ngữ đó. Những di chỉ văn tự có ghi rõ thời gian sẽ lại giúp cho khảo cổ học định niên đại các sự kiện một cách chính xác.
9. Văn học. Ngôn ngữ là chất liệu của văn học cho nên ngôn ngữ học gắn bó trực tiếp với văn học. Mỗi người làm công tác văn học phải có sự hiểu biết về ngôn ngữ học, nhưng nhà ngôn ngữ học không nhất thiết phải là nhà nghiên cứu văn học.
10. Các khoa học tự nhiên. Nhà ngôn ngữ học cần phải biết các thuộc tính âm học như: cao độ, trường độ, âm sắc, âm thoa, cộng hưởng... Đó chính là tri thức thuộc Vật lí học. Nhiều phương pháp Toán học đã được vận dụng vào ngôn ngữ như: lí thuyết xác suất, lí thuyết thống kê, lí thuyết tập hợp... và người ta đã xây dựng được ngôn ngữ toán học. Vì ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu, làm công cụ giao tiếp quan trọng nhất của con người cho nên nó liên quan chặt chẽ với lí thuyết thông tin và điều khiển học. Chính nhờ những thành tựu của lí thuyết thông tin và điều khiển học mà ngành ngôn ngữ học ứng dụng cũng phát triển và các máy phiên dịch đã ra đời.