Trong đời sống xã hội thì vai trò của pháp luật không thể thiếu được mà hoạt động kinh tế là hoạt động nền tảng và nó chi phối tới các hoạt động khác của xã hội. Vì vậy, bất kỳ một nhà nước nào cũng đều sử dụng pháp luật để tác động tới các hoạt động kinh tế nhằm điều chỉnh các hoạt động kinh tế nhằm điều chỉnh các hoạt đó phát triển theo một hướng nhất định mà nhà nước đặt ra.
92 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 3703 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Luật kinh tế - Võ Mai Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
BỘ MÔN: KINH TẾ LÂM NGHIỆP
-----------------------------
BÀI GIẢNG MÔN
LUẬT KINH TẾ
Giáo viên giảng dạy: Võ Mai Anh
Hà Tây, 2007
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH MÔN LUẬT KINH TẾ
Chương I: Giới thiệu chung về Luật kinh tế.
Chương II: Các loại hình doanh nghiệp theo Luật kinh tế Việt nam
Bài 1. Địa vị pháp lý của Hợp tác xã
Bài 2. Địa vị pháp lý của Công ty
Bài 3. Địa vị pháp lý của Nhóm công ty
Bài 4. Địa vị pháp lý của Doanh nghiệp tư nhân
Bài 5. Địa vị pháp lý của Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Chương III. Chế độ pháp lý về Hợp đồng trong kinh doanh
Chương IV: Chế độ pháp lý về phá sản doanh nghiệp
Chương VI. Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh
Chương I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LUẬT KINH TẾ
I. Đối tượng, phương pháp điều chỉnh của LKT
Trong đời sống xã hội thì vai trò của pháp luật không thể thiếu được mà hoạt động kinh tế là hoạt động nền tảng và nó chi phối tới các hoạt động khác của xã hội. Vì vậy, bất kỳ một nhà nước nào cũng đều sử dụng pháp luật để tác động tới các hoạt động kinh tế nhằm điều chỉnh các hoạt động kinh tế nhằm điều chỉnh các hoạt đó phát triển theo một hướng nhất định mà nhà nước đặt ra.
Đối tượng điều chỉnh của Luật kinh tế
- Đối tượng điều chỉnh là các quan hệ xã hội được các QPPL của ngành luật đó hướng tới điều chỉnh.
vậy, đối tượng điều chỉnh của Luật kinh tế là các quan hệ kinh tế diễn ra giữa các doanh nghiệp với nhau, giữa các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế với các doanh nghiệp, mối quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp.
a. Nhóm quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp: như mua bán vật tư, sản phẩm, cung ứng dịch vụ các loại…Đây là nhóm quan hệ chủ yếu, nhóm này có những đặc điểm cơ bản sau:
- Cơ sở phát sinh: chúng ph sinh trực tiếp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh cảu các doanh nghiệp.
Ví dụ: Cty CPA và Cty CPB( Trong HĐSXKD CTCPA thiếu một loại nguyên liệu (thép) còn CTCPB có loại nguyên liệu đó CTCPA và CTCPB ký kết 1 HĐ mua bán thép QH này phát sinh trực tếp trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
-Chủ thể: Chủ thể của nhóm quan hệ này là các loại hình doanh nghiệp như DNNN, CTYCP, CTTHHH, HTX, DNTN… Đó là các quan hệ phát sinh giữa cá chủ thể độc lập, bình đẳng với nhau.
- Quyền và nghĩa vụ: Nhóm quan hệ phát sinh chủ yếu thông qua các hợp đồng kinh tế.
- Nội dung : Quan hệ này là quan hệ tài sản.
Tuy nhiên QH này khác với quan hệ tài sản trong LDS. QHTS trong luật DS được hình thành do nhu cầu tiêu dùng của cá nhân và bị chi phối bởi nhu cầu của cá nhân. QHTS trong luật kinh tế được hình thành do nu cầu HĐSXKD của DN. TS này phải gắn liền với sự vận động của hàng hóa – tiền tệ và phục vụ cho mục đích kinh doanh.
Do bị chi phối bởi nhu cầu SXKD cho nên ngoài sự tác động của thi trường, QH này còn chịu sự tác động của nhà nước (sự QLNN). Vì vậy, trong một số QHKT cụ thể do LKT điều chỉnh ngoài yếu tố tài sản còn có yếu tố tổ chức kế hoạch nữa.( thực hiện chỉ tiêu pháp lệnh của nhà nước).
b. Nhóm Quan hệ phát sinh giữa cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế đối với các doanh nghiệp.
Ví dụ: Mối QH giữa Bộ QLý ngành với một doanh nghiệp do ngành đó QL.
- Cơ sở phát sinh: Nhóm QH này phát sinh trực tiếp từ quá trình quản lý nhà nước đối với các hoạt động kinh tế.
- Chủ thể: Chủ thể tham gia QH này với vị trí pháp lý khác nhau( không bình đẳng) thể hiện ở chỗ:
Một bên CQQL NN về kinh tế: Bộ QLKT, UBND có quyền ra các QĐ.
Một bên là các doanh nghiệp ( có nghĩa vụ thực hiện)
c.Quan hệ trong nội bộ DN
d. Nhóm QH liên quan đến các hoạt động tài phán kinh tế, liên quan đến một hệ thống đa dạng các cơ quan tài phán kinh tế và thủ tục giải quyết các tranh chấp kinh tế (Trọng tài, Toà án)
e. Nhóm Quan hệ diễn ra trong quá trình phá sản DN ðPL về PSDN
2. Phương pháp điều chỉnh của Luật kinh tế
Phương pháp điều chỉnh là cách thức tác động vào các quan hệ xã hội được nghành luật nào đó hướng tới điều chỉnh.
a. Phương pháp quyền uy (phương pháp hành chính – phương pháp mệnh lệnh)
- Phương pháp này chủ yếu được áp dụng để điều chỉnh những quan hệ kinh tế phát sinh giữa các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế với các doanh nghiệp ( quan hệ theo chiều dọc).
- Xuất phát từ vị trí pháp lý không bình đẳng giữa các bên tham gia, khi thực hiện sự quản lý nhà nước ở đay, các cơ quan này nhân danh nhà nước lên hoạt động kinh tế
- Các chủ thể được làm những gì mà pháp luật ghi nhận:
VD: - Quy định về trình tự, thủ tục thành lập DN
Quy định về ĐKKD
Nộp thuế
b. Phương pháp bình đẳng ( Phương pháp dân sự)
Phương pháp này chủ được sử dụng để điều chỉnh những quan hệ phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp. Trên cơ sở quy định của pháp luật các chủ thể có đủ khả năng pháp lý tự do sáng tạo và thoả thuận .Việc sử dụng nó như thế nào là phụ thuộc vào ý chí của các chủ thể
VD: Quyết định lĩnh vực đầu tư, phương án kinh doanh, đối tác …Khi quan hệ pháp luật được thiết lập thực sự thì sự thoả thuận ấy trở thành “căn cứ pháp lý riêng” của các chủ thể tham gia ký kết
1I. Khái niệm, chủ thể, vai trò và nguồn của LKT
1. Khái niệm:
Luật kinh tế là tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận điều chỉnh các quan hệ giữa cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về kinh tế với doanh nghiệp hoặc giữa các doanh nghiệp với nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Câu hỏi: Có hoạt động nào không nằm trong quá trình sản xuất kinh doanh không ? Luật kinh tế không điều chỉnh?
2. Chủ thể tham gia Luật kinh tế
* Dấu hiệu cơ bản của luật kinh tế
- Chủ thể của luật kinh tế phải hoạt động môt cách hợp pháp
+ Sự tồn tại đó của chủ thể phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập
+ Chủ thể đó phải có chức năng, nhiệm vụ họat động , lĩnh vực cụ thể
+ Chủ thể đó phải thể hiện trrên một hình thức nhất định
Phải có tài sản riêng (thế nào được hiểu là tài sản riêng?)
“ Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh” (LDN 2005).
“Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một , một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi”
+ Tài sản là cơ sở vật chất không thể thiếu để các chủ thể Luật kinh tế tiến hành các hoạt động kinh doanh và quản lý kinh doanh - Khối lượng quyền năng mà địa vị kinh tế có được đối với từng loại tài sản phụ thuộc vào tính chất sở hữu, phạm vi, quy mô hoạt động của từng chủ thể.
- Phải có thẩm quyền kinh tế: Năng lực pháp lý + Năng lực hành vi là cơ sở pháp lý để các chủ thể luật kinh tế thực hiện các hành vi pháp lý nhằm tạo cho mình những quyền và nghĩa vụ.
* Hệ thống chủ thể của luật kinh tế
- Chủ thể chủ yếu, thường xuyên của quan hệ pháp luật kinh tế là các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân…
Tại sao nói là chủ thể chủ yếu, thường xuyên của luật kinh tế?
- Chủ thể là các cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về kinh tế
? BMNN
+ Cơ quan quyền lực nhà nước ð Quốc hội, HĐND ð Chức năng Đại diện
+ Cơ quan hành chính nhà nước ðChính phủ, UBND ð Quản lý ( Hệ thống cơ quan thẩm quyền chung quản lý nhà nước về kinh tế)
+ Cơ quan Toà án; Kiểm sát ð TW đến ĐP ð Công tố
+ Chủ tịch nước ð Đại diện nhà nước (dân tộc)
Cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về kinh tế gồm:
+ Chính phủ, UBND các cấp ð Thẩm quyền chung
+ Bộ KH&ĐT; sở KH&ĐT ð Thẩm quyền chuyên môn
- Các chủ thể có điều kiện:
Tổ chức, cá nhân nước ngoài, Hộ gai đình, Tổ hợp tác, Nghệ nhân, Nhà khoa học…các chủ thể này phải quan hệ với doanh nghiệp mới trở thành chủ thể của luật kinh tế.
3. Vai trò của Luật kinh tế
- Xác định địa vị pháp lý của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật kinh tế
+ Địa vị pháp lý là việc luật xác định chỗ đứng cho doanh nghiệp
+ Cơ quan quản lý (Nhân danh nhà nước) ð Doanh nghiệp (phục tùng)
- Đảm bảo bình đẳng và công bằng cho các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh
+ Sự bình đẳng này không có nghĩa là mọi doanh nghiệp bằng nhau
+ Sự công bằng khi đáp ứng được lợi ích của các doanh nghiệp
- Xác định hành vi kinh doanh của các tổ chức kinh tế
+ Hành vi kinh doanh ð Doanh nghiệp được làm gì?
+ Trách nhiệm, quyền hạn của từng doanh nghiệp và nhiệm vụ của doanh nghiệp.
- Hệ thống luật kinh tế phải phản ánh được hiện thực khách quan đang tồn tại
- Là cơ quan tài phán trong kinh doanh, bảo vệ bên bị xâm hại, xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh
- Quy định về phá sản doanh nghiệp bắt đầu từ năm 1993 với Luật phá sản doanh nghiệp - được thay thế bằng LPSDN 2004.
Câu hỏi:
Luật kinh tế là gì
Chủ thể của luật kinh tế ? so sánh chủ thể của luật kinh tế trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa tập trung với thời kỳ kinh tế thị trường
Vai trò của luật kinh tế
Phân biệt pháp nhân với thể nhân
Phân biệt trách nhiệm hữu hạn và vô hạn
6.Nguồn của luật kinh tếChương II. CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP THEO LUẬT KINH TẾ VIỆT NAM
Bài 1. ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA HỢP TÁC XÃ
I. Giới thiệu chung về Hợp tác xã
1. Lịch sử phát triển của HTX
- HTX xuất hiện lần đầu tiên tại Anh vào thế kỷ 19, sau đó xuất hiện ở Pháp, Đức, Hà lan, Đan mạch.
- Ở Việt nam HTX được hình thành từ cuối những năm 1950 sau khi Hội nghị TƯ lần thứ 8 Khoá II (T8/1955).
- T11/1958 - Hội nghị TW Đảng lần thứ 14 –KII Đảng ta đã xác định:
“Phong trào HTX mới phát triển, vì vậy cần đi từ thấp đến cao, từ tổ vần công, tổ đổi công ð HTX bậc thấp, HTX bậc cao”.
- Những thập kỷ 60, 70 của thế kỷ 20, phong trào HTX phát triển rầm rộ, đóng góp đáng kể cho phát triển kinh tế, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp chống mỹ cứu nước.
- Thời kỳ phát triển cao điểm chúng ta có khoảng 40.000 HTX
- HTX cùng với DNNN giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế như:
+ Đảm bảo sự ổn định của nền kinh tế
+ Tránh khủng khoảng thừa, thiếu.
Hai mục tiêu này mang tính chính trị.
- Nghị Quyết ĐH Đảng lần thứ VI – 1986 – Quyết định đổi mới toàn bộ nền kinh tế trong đó coá HTX
- Luật HTX ra đời năm 1996
- Các Điều lệ mẫu của các loại hình HTX năm 1997
- Luật HTX 2003 được thông qua tại kỳ họp thứ 4 QH khoá XI ngày 26/11/2003.
* HTX ở giai đoạn này có một số điểm đáng lưu ý:
+ Nhận thức về HTX đúng đắn và đầy đủ
+ HTX được coi là một trong những hinhf thức kinh tế tập thể có tính tự chủ cao, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
+ HTX được thành lập trên cơ sở tự nguyện, quản lý dân chủ, chú trọng tới hiệu quả của sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
+ Quản lý, điều chỉnh tổ chức hoạt động của HTX bằng công cụ pháp luật.
+ Hgđ trở thành đơn vị kinh tế tự chủ trong một số laọi hình HTX.
2. Khái niệm và đặc điểm về HTX
* Khái niệm.
- K/n về HTX của Đại hội Liên minh HTX quốc tế lần thứ 31 họp tại Mancherter Anh từ ngày 19 – 23/9/1995:
“ HTX là những hiệp hội tự chủ của những người tự nguyện liên kết lại với nhau để đáp ứng nguyện vọng và nhu cầu chung của họ về VH, XH, KT thông qua một tổ chức do chính cá thành viên cùng làm chủ và kiểm tra theo nguyên tắc dân chủ”.
- K/n về HTX của Tổ chức lao động quốc tế (ILO):
“ HTX là sự liên kết của những người đang gặp phải khó khăn kinh tế gióng nhau, tự nguyện liên kết lại trên cơ sở bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ; sử dụng những tài sản mà họ đã chuyển giao vào HTX phù hợp với nhu cầu chung và giải quyết những khó khăn đó chủ yếu bằng sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cách sử dụng các chức năng kinh doanh trong tổ chức hợp tác phục vụ cho lợi ích vật chất và tinh thần chung”.
- Theo Luật HTX Việt nam 2003 định nghĩa:
“ HTX là tổ chức kinh tê stập thể, do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức thành lập để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ chung nhằm nâng cao đời sống và góp phần phát triển kinh tế xã hội.”
* Đặc điểm của HTX.
- Là một tổ chức kinh tế tập thể hoạt động như DN
- Có ít nhất 7 thành viên trở lên
- Chủ thể tham gia có thể là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân
- Thành viên góp vốn + góp sức - Vốn của HTX là sở hữu tập thể.
- Có TCPN - chịu TNHH
Giải thích:
+ Kinh tế tập thể - sở hữu nhiều thành phần
+ Hoạt động như DN nhưng nó không phải là DN – không hoạt động theo LDN mà hoạt động theo Luật HTX.
+ Thành viên góp vốn + góp sức è làm ăn chung ≠ công ty ( chỉ góp vốn và là sở hữu chung theo phần).
+ Thành viên của HTX có thành viên đặc thù là Hộ gia đình và ít nhất phải là 7 thành viên. Tổ chức là thành viên mới của HTX.
+ HTX có TCPN - tự chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng có (TNHH) – tài sản đó tách bạch với tài sản của từng thành viên.
II. Thành lập - Giải thể HTX
1. Thành lập.
* Thông báo về việc thành lập.
- Các sáng lập viên gửi thông báo đến UBND cấp Xã về việc thành lập HTX - dự kiến nơi đặt trụ sở, phương hướng sản xuất kinh doanh và kế hoạch hoạt động của HTX.
* Hội nghị thành lập HTX.
- Sau khi tiến hành vận động các đối tượng khác vàp HTX. HTX tiến hành Hội nghị thành lập. Tại Hội nghị sẽ tiến hành thông qua và quyết định các vấn đề quan trọng như:
+ Danh sách số lượng xã viên
+ Điều lệ, nội quy HTX
+ Cơ cấu tổ chức quản lý HTX
+ Nhân sự của HTX
+ Biên bản thành lập HTX.
* Đăng ký kinh doanh
- HTX đang ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh hoặc cấp huyện nơi HTX dự định đặt trụ sở chính, tuỳ theo điều kiện cụ thể của HTX.
- Người đại diện theo pháp luật của HTX sẽ thành lập nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh. Hồ sơ gồm:
+ Đơn đăng ký kinh doanh
+ Điều lệ, nội quy HTX
+ Tên, biểu tượng (nếu có) của HTX
+ Ngành nghề đăng ký kinh doanh
+ Phương hướng sản xuất kinh doanh – Đây là đặc điểm riêng có của HTX (?)
+ Danh sách, số lượng thành viên (≥ 7);
+ Danh sách Ban quản trị
+ Danh sách Ban kiểm soat của HTX.
Kết luận: Thủ tục thành lập HTX rất đơn giản vì:
Nhà nước khuyến khích thành lập HTX
Chủ thể của HTX thường là những người yếu thế trong xã hội, ngành nghề thủ công là chủ yếu.
Mục tiêu của HTX là làm ăn chung để tăng thu nhập, hiệu quả kinh tế của các thành viên.
2. Giải thể HTX.
* Giải thể tự nguyện
- Theo Nghị quyết của Đại hội xã viên (3/4 số xã viên tán thành giải thể HTX).
ð HTX phải gửi đơn xin giải thể và nghị quyết của Đại hội xã viên đến cơ quan Đăng ký kinh doanh đã cấp GCNĐKKD cho HTX.
ð Đăng báo địa phương nơi HTX hoạt động trong 03 số liên tiếp về việc xin giải thể và thời hạn thanh toán nợ, thanh lý các hợp đồng.
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hết hạn thanh toán nợ, thanh lý HĐ, cơ quan ĐKKD nhận đơn phải ra thông báo chấp thuận hoặc không chấp thuận giải thể của HTX.
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo chấp thuận việc xin giải thể của cơ quan ĐKKD. HTX phải xử lý vốn, tài sản, thanh toán cá khoản chi phí cho việc giải thể, trả vốn góp và giải thể các quyền lợi cho xã viên theo quy định của Điều lệ HTX.
* Giải thể bắt buộc
Những trường hợp sau pháp luật quy định HTX phải giải thể bắt buộc và UBND nơi cấp GCNĐKKD có quyền quyết định buộc giải thể đối với HTX:
12 tháng sau khi ĐKKD HTX không hoạt động
12 tháng liền ngững hoạt động
18 tháng liền không tiến hành Đại hội xã viên thường kỳ mà không có lý do chính đáng
Các trường hợp khác theo quy định củ pháp luật
ð UBND nơi cấp GCNĐKKD ra quyết định giải thể - lập HĐGT và chỉ định Chủ tịch HĐGT để tổ chức việc giải thể HTX.
ð HĐGT HTX phải đăng báo địa phương nơi HTX hoạt động trong 03 số liên tiếp về quyết định giải thể HTX; thông báo trình tự, thủ tục, thời hạn thanh toán nợ, thanh lý các hợp đồng, xử lý vốn, tài sản, trả vốn góp và giải quyết các quyền lợi khác có liên quan của xã viên - Thời hạn tối đa là 180 ngày, kể từ ngày đăng báo lần thứ nhất.
ð Kể từ ngày HTX nhận được thông báo giải thể, cơ quan ĐKKD đã cấp GCNĐKKD phải thu hồi GCNĐKKD và xoá tên HTX trong sổ ĐKKD; HTX phải nộp ngay con dấu cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
III. Quyền và nghĩa vụ của HTX
1. Quyền của HTX
* Chọn ngành nghề, quy mô, địa bàn hoạt động của HTX
- Ngành nghề - trừ những ngành nghề PL cấm hoạt động sản xuất kinh doanh
- Quy mô – thành viên ≥ 7
- Vốn – không hạn chế
- Lao động – không hạn chế
- Địa bàn hoạt động – không giới hạn.
* Chọn cơ cấu tổ chức quản lý - chọn một trong hai mô hình HTX mà nhà nước quy định (IV)
* Chọn thị trường, bạn hàng, xuất nhập khẩu, đặt chi nhánh, văn phòng đại diện
Thị trường ≠ bạn hàng ( đầu ra ≠ đầu vào hoạt động sản xuất kinh doanh)
XNK - được trực tiếp XNK và không hạn chế
Đạt chi nhánh ( sản xuất như một HTX con)
Văn phòng đại diện - chỉ mang tính đại diện quản lý, không có hoạt động SX –KD.
* Được tuyển, thuê và bố trí lao động khi cần
Vì; - Đặc thù của HTX là góp vốn + góp sức vì vậy xã viên trong HTX chính là lực lượng lao động trong HTX. Chỉ khi lực lượng lao động này không đáp ứng đủ nhu cầu của HTX èHTX tuyển, thuê, bố trí lao động khác.
* Được lựa chọn hình thức, cách thức huy động vốn.
Góp vốn thêm của xã viên
Vay vốn ngân hàng…
* Được nhận sự hỗ trợ của nhà nước
- Hiện nay nhà nước hỗ trợ đào tạo cán bộ HTX ( 50% kinh phí đào tạo)
Vì sao HTX được nhà nước hỗ trợ?
Vì: Nhà nước khuyến khích HTX phát triển vì ngoài mục tiêu kinh tế, HTX còn là tổ chức xã hội góp phần ổn định nền kinh tế nông thôn.
* Được quyền quyết định các vấn đề liên quan đến xã viên như:
Kết nạp
Xin ra
Khen thưởng
Kỷ luật
…
Trước đây, quyền này thuộc về HTX.
* Quyết định việc phân phối thu nhập, xử lý các khoản lỗ của HTX.
* Từ chối yêu cầu bất hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trái với quy định PL
Đây là bước cải cách thủ tục hành chính nhà nước đối với HTX – Theo Luật khiếu nại tố cáo.
2. Nghĩa vụ của HTX.
* Kinh doanh đúng nganh nghề đã ĐKKD
Nhằm mục đích - Đảm bảo sự quản lý vĩ mô của nhà nước
- Đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh
* Đảm bảo chất lượng hàng hoá dịch vụ
* Thực hiện tốt công tác kế toán theo quy định của PL
* Nộp thuế
* Đảm bảo quyền lợi cho xã viên và những người lao động
-Xã viên là thành viên, đồng thời là chủ HTX, được chia lợi nhuận khi HTX làm ăn có lãi và chịu lỗ nếu HTX làm ăn thua lỗ
-Góp sức của Xã viên HTX hiện nay có thể - góp sức thường xuyên, liên tục; góp sức gián tiếp như NCKH, tư vấn..
* Đóng bảo hiểm xã hội cho xã viên lao động thường xuyên - tự HTX quyết định đóng BHXH cho xã viên nào
?Bao giờ nông dân được nghỉ hưu
Thực tế hiện nay, HTX chưa đóng BHXH cho xã viên
* Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho xã viên
* Bảo vệ môi trường, tài nguyên, danh thắng, an ninh quốc phòng.
IV. Cơ cấu tổ chức quản lý HTX.
1. Đại hội xã viên
- Đại hội đại biểu hoặc đại hội toàn thể tiến hành 12 T/1 lần. ĐH đại biểu phải có 2/3 số xã viên đủ tư cách tham gia.
- Đây là cơ quan lãnh đạo cao nhất - Quyết định các vấn đề quan trọng nhất của HTX theo nguyên tắc quá bán.
- Riêng đối với những vấn đề đặc biệt quan trọng như:
+Tổ chức lại
+ Giải thể ð Thông qua theo nguyên tắc ¾ xã viên đồng ý
+ Sửa đổi điều lệ
2> Ban quản trị và Chủ nhiệm HTX
Mô hình 1
- BQT và Chủ nhiệm HTX do ĐHXV bổ nhiệm, miễn nhiệm, cùng thực hiện chức năng quản lý, điều hành.
- Chủ nhiệm HTX là thành viên BQT, là người lãnh đạo BQT và là đại diện của HTX.
Mô hình 2
- BQT do ĐHXV bổ nhiệm, miễn nhiệm - đứng đầu là Trưởng BQT- là người đại diện của HTX. BQT thực hiện chức năng quản lý
- Chủ nhiệm HTX do BQT chọn hoặc thuê thực hiện chức năng điều hành mọi hoạt động thường ngày của HTX
3. Ban kiểm soát
- Khi HTX có ≥ 15 thành viên ð thành lập BKS gồm từ 3 đến 5 người do ĐHXV bổ nhiệm, miễn nhiệm trong đó 1 người có trình độ chuyên môn với chức năng kiểm soát hoạt động quản lý và tài chính của HTX.
- Một số trường hợp không được là thành viên của BKS
+ Người quản lý và những người thân thích của họ
+ Người đã từng vi phạm pháp luật về kinh tế
Mục đích nhằm bảo đảm tính khách quan
Nếu HTX có < 15 thành viên việc thành lập BKS là tuỳ HTX quyết định nhưng HTX ≥ 15 thành viên bắt buộc phải thành lập BKS.
Chương