Bài giảng Lý luận nhà nước và pháp luật - Bài 6: Hệ thống pháp luật Xã hội chủ nghĩa Việt Nam

6.1.1. Khái niệm Hệ thống pháp luật là hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành có mối quan hệ nội tại thống nhất. Hệ thống pháp luật được hình thành từ bộ phận nhỏ nhất là các quy phạm pháp luật, nhiều quy phạm pháp luật có tính chất đặc thù tạo thành chế định pháp luật, các chế định pháp luật có các đặc trưng giống nhau nhất định tạo thành các ngành luật Về mặt nội dung, giữa các bộ phận của hệ thống pháp luật luôn có sự liên kết, ràng buộc, thống nhất và tác động qua lại lẫn nhau. Hệ thống pháp luật có thể được định nghĩa như sau: Hệ thống pháp luật là cấu trúc bên trong của pháp luật, biểu hiện ở sự liên kết, gắn bó thống nhất nội tại với nhau của các quy phạm pháp luật, được phân định thành chế định pháp luật, ngành luật, có mối quan hệ qua lại chặt chẽ với nhau trong một chỉnh thể thống nhất1. 6.1.2. Đặc điểm của hệ thống pháp luật pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trước hết, hệ thống pháp luật là cấu trúc bên trong của pháp luật được hình thành một cách khách quan, phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Cũng bởi vậy nên cấu trúc của hệ thống pháp luật được quyết định bởi chính các quan hệ xã hội mà chúng điều chỉnh. Thứ hai, hệ thống pháp luật được phân định thành các ngành luật, trong các ngành luật có các chế định pháp luật và trong chế định pháp luật là các quy phạm pháp luật cụ thể Thứ ba, hệ thống pháp luật luôn là một tập hợp có tính ổn định tương đối, nó luôn vận động, thay đổi thông qua việc được bổ sung các quy phạm pháp luật mới, thay thế các quy phạm pháp luật không còn phù hợp, cho phù hợp với nhu cầu điều chỉnh pháp luật và sự phát triển mọi mặt của một quốc gia. Thứ tư, giữa các bộ phận của hệ thống pháp luật luôn có mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất với nhau.

pdf75 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 179 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Lý luận nhà nước và pháp luật - Bài 6: Hệ thống pháp luật Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 6: Hệ thống pháp luật Xã hội chủ nghĩa Việt Nam LAW101_Bai6_v2.0018105228 91 Bài 6 HỆ THỐNG PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Nội dung Mục tiêu Trong bài này, người học sẽ được tiếp cận các nội dung: • Khái niệm hệ thống pháp luật. • Căn cứ để phân chia ngành luật và chế định pháp luật trong hệ thống pháp luật. • Các ngành luật cơ bản trong hệ thống pháp luật Việt Nam: o Luật hành chính; o Luật hình sự; o Luật dân sự; o Luật quốc tế. • Xác định được khái niệm, đặc điểm của hệ thống pháp luật. • Xác định được các lĩnh vực pháp luật của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. • Phân tích được một số nội dung cơ bản của 3 lĩnh vực pháp luật quan trọng trong hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đó là: Luật hành chính, Luật hình sự và Luật dân sự. • Phân tích được một số nội dung cơ bản của ngành luật quốc tế đó là: Công pháp quốc tế và Tư pháp quốc tế. Hướng dẫn học Để học tốt bài này sinh viên cần: • Nắm được nguyên lý xác định ngành luật và chế định pháp luật, xu hướng phân chia hệ thống pháp luật; • Cập nhật các văn bản pháp luật hiện hành: Luật viên chức, Luật cán bộ công chức, luật xử lý vi phạm hành chính, Luật tố tụng hành chính; Bộ luật dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự; Bộ luật hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự có liên quan đến nội dung của các ngành luật: Hành chính, dân sự, hình sự. Bài 6: Hệ thống pháp luật Xã hội chủ nghĩa Việt Nam LAW101_Bai6_v2.0018105228 92 TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP Từ năm 2009, Diễn đàn Doanh nghiệp (DĐDN) đã có tọa đàm và nhiều bài viết khẳng định những hệ lụy liên quan đến “hình sự hóa các quan hệ kinh tế”. Tuy vậy, đến thời điểm này, đây vẫn là vấn đề thời sự. Khẳng định với DĐDN, PGS. TS. Nguyễn Như Phát – Trọng tài Viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) – Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật, Viện Nhà nước và Pháp luật: “hành chính hóa”, “dân sự hóa” và “hình sự hóa” tất cả những hiện tượng “hóa” đó đều được coi là áp dụng sai pháp luật và đều cần phải được loại bỏ trong trật tự nhà nước pháp quyền. Trong đời sống pháp luật, người ta nhắc đến những hiện tượng như “hành chính hóa”, “dân sự hóa” và “hình sự hóa”. Hay đơn cử, một hành vi vi phạm pháp luật doanh nghiệp lại bị truy tố hình sự như vụ “cà phê Xin chào” được gọi là “hình sự hóa” Tất cả những hiện tượng “hóa” đó đều được coi là áp dụng sai pháp luật và đều cần phải được loại bỏ trong trật tự nhà nước pháp quyền. Theo nghĩa đó, không chỉ Chính phủ mà mọi cơ quan có chức năng thi hành, áp dụng pháp luật đều không được “hình sự hóa” mà không chỉ các quan hệ kinh tế. Vì vậy, đây là chủ trương hòan toàn đúng đắn của Chính phủ nhằm khắc phục yếu kém vừa qua trong thực thi pháp luật và nhằm kiến tạo thị trường phát triển theo nhà nước pháp quyền. Bộ luật Hình sự được sửa theo hướng không hình sự hóa quan hệ kinh tế, tạo sự an toàn cho nhà đầu tư là quan điểm chỉ đạo. Tuy nhiên, sự thể hiện tinh thần đó trong pháp luật vẫn còn một số vấn đề. Rà soát Bộ luật hình sự 2015, lác đác vẫn còn những quy định đi ngược với tinh thần này gây bất an cho cộng đồng doanh nhân. Sửa đổi về kỹ thuật các điều luật đó là điều tất nhiên, nhưng đúng là giải quyết gốc rễ câu chuyện này trong pháp luật cũng như trong thực tiễn cần phải dựa trên nền tảng lý thuyết nhất định. Vấn đề mấu chốt là, cần phân biệt hai loại quan hệ pháp luật công và pháp luật tư mà ở đó, khu vực pháp luật công, nơi mà nhà nước là người đại diện cho quyền và lợi ích công cộng (bị xâm hại) thì mới cần đến luật hình sự. Còn hành vi xâm phạm đến lợi ích tư thì nên lấy roi vọt của thị trường (tiền bạc) thay thế cho hình phạt. Bên cạnh đó, cần lưu ý là, trong khi định hướng “phi tội phạm hóa” cần hòan thiện các thể chế kinh tế thị trường để không còn cơ hội và mảnh đất để tội phạm xuất hiện và như thế có thế không cần tội phạm hóa. Pháp luật tố tụng hình sự có nêu nguyên tắc “Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự”. Theo đó, vấn đề dân sự trong vụ án hình sự được giải quyết song song trong cùng một vụ án, bởi các thẩm phán hình sự. Tuy nhiên luật áp dụng cho nội dung dân sự và hình sự lại khác nhau, nguyên tắc và trình tự tố tụng cũng khác nhau. Vì vậy, khi giải quyết “Vấn đề dân sự trong vụ án hình sự” vẫn phải áp dụng các nguyên tắc, các quy định của pháp luật dân sự. Tuy nhiên, sẽ xuất hiện những vấn đề khó khăn về tính chuyên nghiệp và chuyên trách của thẩm phán và vụ án vụ án hình sự. Trên thực tế, cơ quan tiến hành tố tụng có thể là thiếu thông tin hay có thể là chủ quan mà đánh giá chưa hết và đúng về nội dung của các quan hệ pháp luật kinh tế, dân sự nên kết luận trong các vụ án đó bị tranh cãi khá gay gắt. Nếu khắc phục được điều này thì sẽ không có việc sự phàn nàn về việc giải quyết việc dân sự song song hay sau khi giải quyết vụ án hình sự gây bất bình đẳng trong quan hệ lợi ích công tư. Bài 6: Hệ thống pháp luật Xã hội chủ nghĩa Việt Nam LAW101_Bai6_v2.0018105228 93 1. Hệ thống pháp luật là gì? 2. Có những lĩnh vực pháp luật nào trong hệ thống pháp luật Việt Nam? 3. Căn cứ nào để xác định một quan hệ xã hội cụ thể thuộc đối tượng điều chỉnh của lĩnh vực pháp luật nào? 4. Mỗi lĩnh vực pháp luật điều chỉnh những nhóm quan hệ xã hội nào? ? Bài 6: Hệ thống pháp luật Xã hội chủ nghĩa Việt Nam LAW101_Bai6_v2.0018105228 94 ính hệ thống của pháp luật là một trong những yếu tố cơ bản của việc hòan thiện nhà nước pháp quyền. Tính hệ thống của pháp luật được xem xét dưới nhiều góc độ: Cấu trúc pháp luật, hình thức biểu hiện (nguồn) của pháp luật. Nguồn gốc, bản chất và chức năng của nhà nước. 6.1. Khái niệm và đặc điểm của hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam 6.1.1. Khái niệm Hệ thống pháp luật là hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành có mối quan hệ nội tại thống nhất. Hệ thống pháp luật được hình thành từ bộ phận nhỏ nhất là các quy phạm pháp luật, nhiều quy phạm pháp luật có tính chất đặc thù tạo thành chế định pháp luật, các chế định pháp luật có các đặc trưng giống nhau nhất định tạo thành các ngành luật Về mặt nội dung, giữa các bộ phận của hệ thống pháp luật luôn có sự liên kết, ràng buộc, thống nhất và tác động qua lại lẫn nhau. Hệ thống pháp luật có thể được định nghĩa như sau: Hệ thống pháp luật là cấu trúc bên trong của pháp luật, biểu hiện ở sự liên kết, gắn bó thống nhất nội tại với nhau của các quy phạm pháp luật, được phân định thành chế định pháp luật, ngành luật, có mối quan hệ qua lại chặt chẽ với nhau trong một chỉnh thể thống nhất1. 6.1.2. Đặc điểm của hệ thống pháp luật pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trước hết, hệ thống pháp luật là cấu trúc bên trong của pháp luật được hình thành một cách khách quan, phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Cũng bởi vậy nên cấu trúc của hệ thống pháp luật được quyết định bởi chính các quan hệ xã hội mà chúng điều chỉnh. Thứ hai, hệ thống pháp luật được phân định thành các ngành luật, trong các ngành luật có các chế định pháp luật và trong chế định pháp luật là các quy phạm pháp luật cụ thể Thứ ba, hệ thống pháp luật luôn là một tập hợp có tính ổn định tương đối, nó luôn vận động, thay đổi thông qua việc được bổ sung các quy phạm pháp luật mới, thay thế các quy phạm pháp luật không còn phù hợp, cho phù hợp với nhu cầu điều chỉnh pháp luật và sự phát triển mọi mặt của một quốc gia. Thứ tư, giữa các bộ phận của hệ thống pháp luật luôn có mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất với nhau. 6.2. Căn cứ để phân định ngành luật và các ngành luật trong hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam 6.2.1. Căn cứ để phân định ngành luật Ngành luật là tập hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh một loại quan hệ xã hội có những đặc điểm chung thuộc một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội, bằng những phương pháp nhất định. Mỗi ngành luật có đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của riêng mình. Đây chính là căn cứ để phân định các ngành luật trong hệ thống pháp luật. 1 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, tr330, NXB Tư pháp 2016 T Bài 6: Hệ thống pháp luật Xã hội chủ nghĩa Việt Nam LAW101_Bai6_v2.0018105228 95 Đối tượng điều chỉnh của một ngành luật là những quan hệ xã hội được pháp luật tác động đến có chung tính chất, phát sinh trong một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội. Các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của một ngành luật có thể biến động theo thời gian và phụ thuộc vòa quan điểm của các nhà làm luật, nhà nghiên cứu cũng như các điều kiện chính trị, xã hội Phương pháp điều chỉnh pháp luật là cách thức mà pháp luật tác động lên các quan hệ xã hội. Phương pháp điều chỉnh của ngành luật phụ thuộc vào nội dung, tính chất của quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của ngành luật. Cách thức tác động của pháp luật lên các quan hệ xã hội có thể là: cấm đoán (cấm tiến hành những hành vi, hoạt động nhất định); bắt buộc (buộc phải thực hiện hoạt động hoặc hành vi nhất định); cho phép (được phép thực hiện những hoạt động, hành vi nhất định trong những phạm vi nhất định). Mỗi ngành luật khác nhau, phụ thuộc vào các đặc điểm, tính chất của quan hệ xã hội là đối tượng điều chỉnh sẽ có các phương pháp điều chỉnh không giống nhau. Thông thường phương pháp điều chỉnh pháp luật có thể chia làm hai loại đặc trưng là phương pháp mệnh lệnh và tự định đoạt. Trong đó, phương pháp mệnh lệnh điều chỉnh các quan hệ xã hội mà trong đó có một bên nhân danh nhà nước, mang quyền lực nhà nước (quan hệ pháp luật hành chính, quan hệ pháp luật hình sự). Phương pháp tự định đoạt thường được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ xã hội mà các bên chủ thể luôn ở vị trí bình đẳng với nhau (quan hệ dân sự, quan hệ hôn nhân và gia đình,). 6.2.2. Các ngành luật trong hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam • Luật Hiến pháp (luật nhà nước) bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội quan trọng nhất gắn liền với việc tổ chức quyền lực nhà nước. • Luật hành chính bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động chấp hành, điều hành của nhà nước trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. • Luật hình sự bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm xác định hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm, đồng thời xác định hậu quả đối với chủ thể thực hiện hành vi phạm tội. • Luật tố tụng hình sự bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử và hoạt động kiểm sát việc điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự. • Luật dân sự bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ tài sản mang tính chất bình đẳng phát sinh giữa các cá nhân, pháp nhân với nhau. • Luật tố tụng dân sự bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tòa án giải quyết các vụ việc về dân sự, hôn nhân gia đình, lao động, kinh doanh thương mại của các cá nhân, pháp nhân. • Luật hôn nhân và gia đình bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ nhân thân, quan hệ tài sản phát sinh từ việc kết hôn giữa nam và nữ. • Luật kinh tế bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức quản lý và thực hiện hoạt động kinh doanh giữa các doanh nghiệp với nhau và với các cơ quan quản lý nhà nước. Bài 6: Hệ thống pháp luật Xã hội chủ nghĩa Việt Nam LAW101_Bai6_v2.0018105228 96 • Luật lao động bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa người lao động và người sử dụng lao động. • Luật tài chính bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình hình thành, phân phối và sử dụng ngân sách nhà nước. • Luật đất đai bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai. 6.3. Luật Hành chính Việt Nam 6.3.1. Khái quát chung về Luật Hành chính a. Khái niệm chung về Luật Hành chính Trong chế độ xã hội có nhà nước thì phần lớn các công việc quan trọng của xã hội do nhà nước quản lý và đó là hoạt động Quản lý nhà nước. Dưới giác độ pháp lý, hoạt động quản lý nhà nước được hiều theo hai nghĩa: • Theo nghĩa rộng: Quản lý nhà nước là mọi hoạt động của nhà nước do các chủ thể có quyền nhân danh nhà nước tiến hành trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước. • Theo nghĩa hẹp: là hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực hành pháp (gọi là quản lý hành chính nhà nước). b. Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của Luật Hành chính • Đối tượng điều chỉnh Như đã nói ở trên, chức năng quản lý hành chính nhà nước trước hết và chủ yếu được giao cho hệ thống cơ quan hành chính nhà nước. Trong quá trình thực hiện hoạt động quản lý hành chính trên các lĩnh vực thì đều có thể làm phát sinh những quan hệ xã hội, những quan hệ này liên quan trực tiếp đến các quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quản lý nhà nước nói chung. Những quan hệ xã hội trong quản lý nhà nước đều có tính chất chấp hành – điều hành và thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Hành chính. Những quan hệ xã hội do Luật hành chính điều chỉnh có thể khái quát chia thành bốn nhóm sau đây: o Các quan hệ chấp hành – điều hành phát sinh trong quá trình các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện chức năng quản lý hành chính trên mọi lĩnh vực của đờì sống xã hội; o Các quan hệ chấp hành – điều hành hình thành trong quá trình các cơ quan hành chính nhà nước xây dựng, củng cố chế độ công tác nội bộ của cơ quan để ổn định về tổ chức nhằm hòan thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình; o Các quan hệ có tính chất chấp hành – điều hành phát sinh trong hoạt động tổ chức và công tác nội bộ của các cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan xét xử, cơ quan kiểm sát (cơ quan nhà nước khác); Bài 6: Hệ thống pháp luật Xã hội chủ nghĩa Việt Nam LAW101_Bai6_v2.0018105228 97 o Các quan hệ có tính chất chấp hành – điều hành phát sinh khi các cơ quan nhà nước khác, tổ chức xã hội hoặc cá nhân được nhà nước trao quyền thực hiện những nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước cụ thể do pháp luật quy định. Nhìn chung, những quan hệ xã hội do luật hành chính điều chỉnh đều liên quan đến việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Trên tinh thần đó, có thể nói: Luật hành chính là ngành luật về quản lý nhà nước. Từ những phân tích trên, có thể định nghĩa như sau: Luật hành chính là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình hoạt động quản lý hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước, các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình các cơ quan nhà nước xây dựng và ổn định chế độ công tác nội bộ, các quan hệ xã hội phát sinh khi các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội hoặc cá nhân thực hiện hoạt động quản lý hành chính đối với các vấn đề cụ thể do pháp luật quy định. • Phương pháp điều chỉnh Là những quan hệ xã hội thuộc phát sinh trong các lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước, các quan hệ xã hội mà luật hành chính điều chỉnh có một đặc điểm quan trọng là trong đó bao giờ cũng có ít nhất một bên chủ thể mang quyền lực nhà nước, nhân danh nhà nước và bên kia phải chấp hành quyền lực đó. Trong các quan hệ này không có sự bình đẳng về ý chí mà luôn luôn có một bên phải phục tùng ý chí của bên kia. Bên mang quyền lực nhà nước, nhân danh nhà nước có quyền đơn phương đưa ra quyết định quản lý và bên kia có nghĩa vụ phải chấp hành các quyết định đơn phương đó. Đồng thời, bên mang quyền lực nhà nước có quyền áp dụng các biện pháp kiểm tra, xem xét việc thực hiện quyết định của mình, có quyền sử dụng các biện pháp cưỡng chế bảo đảm các quyết định của mình được thực hiện. Tính chất quyền lực - phục tùng như vậy là yêu cầu tất yếu của quản lý. Vì vậy, phương pháp mệnh lệnh là phương pháp điều chỉnh chủ yếu của luật hành chính hay còn được gọi là phương pháp hành chính. Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của luật hành chính là cơ sở để phân biệt ngành luật này với các ngành luật khác trong hệ thống pháp luật nói chung. c. Quan hệ pháp luật hành chính Các quan hệ xã hội trong lĩnh vực quản lý, điều hành các mặt hoạt động của đời sống xã hội khi được các quy phạm của luật hành chính điều chỉnh trở thành các quan hệ pháp luật hành chính. Nói cách khác, quan hệ pháp luật hành chính là hình thức biểu hiện về mặt pháp lý của các quan hệ về quản lý nhà nước. Việc quản lý nhà nước là do các cơ quan nhà nước hoặc cán bộ, công chức hay các chủ thể khác thực hiện và bản thân nó là hoạt động chấp hành Hiến pháp và luật. Chính vì vậy, các quan hệ xã hội về quản lý nhà nước chỉ có thể biểu hiện dưới hình thức quan hệ pháp luật, chỉ tồn tại, gắn liền với nhà nước và pháp luật. Là một loại quan hệ pháp luật cụ thể, quan hệ pháp luật hành chính có tất cả những đặc điểm của quan hệ pháp luật nói chung: đó là các quan hệ ý chí, trong đó mỗi bên (chủ thể) có các quyền và nghĩa vụ pháp lý, tức là các chủ thể được và phải xử sự trong Bài 6: Hệ thống pháp luật Xã hội chủ nghĩa Việt Nam LAW101_Bai6_v2.0018105228 98 những mức độ, phạm vi nhất định mà nhà nước đã xác định trong các quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, quan hệ pháp luật hành chính cũng có những đặc điểm riêng. Những đặc điểm này xuất phát từ các đặc điểm của luật hành chính. Trong đó, những đặc điểm chủ yếu là: • Thứ nhất, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên chủ thể tham gia quan hệ pháp luật hành chính luôn gắn liền với hoạt động chấp hành, điều hành của quản lý nhà nước. Các quyền và nghĩa vụ này chỉ phát sinh trong quá trình quản lý hành chính nhà nước trong các lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội. • Thứ hai, quan hệ pháp luật hành chính có thể phát sinh theo yêu cầu hợp pháp của bất kỳ bên chủ thể nào, sự thỏa thuận của bên kia không phải là điều kiện bắt buộc phải có cho việc hình thành các quan hệ pháp luật hành chính. • Thứ ba, trong quan hệ pháp luật hành chính bao giờ cũng có ít nhất một chủ thể mang quyền lực nhà nước, nhân danh nhà nước và để thực hiện quyền lực nhà nước. Đây là chủ thể bắt buộc phải có, mà thiếu nó thì không thể hình thành quan hệ pháp luật hành chính. Chủ thể này có thể là cơ quan hành chính nhà nước, là cán bộ, công chức hoặc các cơ quan, tổ chức khác được nhà nước trao quyền thực hiện những nhiệm vụ quản lý nhà nước cụ thể nào đó. Do vậy, không thể hình thành một quan hệ pháp luật hành chính giữa các cá nhân, tổ chức xã hội với nhau nếu các cá nhân, tổ chức đó không được nhà nước trao quyền thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước. Trong các quan hệ pháp luật hành chính, chủ thể nhân danh quyền lực nhà nước luôn có quyền đơn phương đưa ra các quyết định quản lý và bên kia (các đối tượng bị quản lý) có nghĩa vụ bắt buộc phải chấp hành các quyết định đơn phương đó. • Thứ tư, phần lớn các tranh chấp phát sinh trong quan hệ pháp luật hành chính được giải quyết theo thủ tục hành chính. Một số ít các tranh chấp có tính chất phức tạp, sau khi đã giải quyết theo thủ tục hành chính mà không đạt kết quả, thì có thể được giải quyết theo thủ tục tố tụng hành chính. Các quan hệ phát sinh trong tố tụng hành chính, có những đặc điểm riêng phù hợp với đặc điểm của quan hệ pháp luật hành chính và khác biệt với các quan hệ trong tố tụng dân sự, tố tụng hình sự. • Thứ năm, bên chủ thể vi phạm trong quan hệ pháp luật hành chính luôn phải chịu trách nhiệm pháp lý trước nhà nước chứ không phải trước bên chủ thể kia. Bởi vì, bản chất của sự vi phạm đó bao giờ cũng là vi phạm trật tự quản lý nhà nước nói chung. Khoa học Luật Hành chính chia các quan hệ pháp luật hành chính thành hai loại: • Quan hệ pháp luật hành chính dọc hình thành giữa các chủ thể có quan hệ lệ thuộc về mặt tổ chức; ví d