Bài giảng Lý luận nhà nước và pháp luật - Chương VIII: Nhà nước xã hội chủ nghĩa

1.3. Bản chất của Nhà nước XHCN  - Nhà nước XHCN vừa là một bộ máy chính trị - hành chính, một cơ quan cưỡng chế, vừa là tổ chức quản lý kinh tế xã hội của nhân dân lao động, nhà nước XHCN không còn là nhà nước theo nguyên nghĩa mà chỉ còn là “một nửa nhà nước”. - Dân chủ XHCN là thuộc tính của nhà nước XHCN; - Nhà nước XHCN luôn giữ vai trò tích cực và sáng tạo, là công cụ để xây dựng một xã hội nhân đạo công bằng và bình đẳng.

pptx19 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 290 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lý luận nhà nước và pháp luật - Chương VIII: Nhà nước xã hội chủ nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG VIIINHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA1. SỰ RA ĐỜI, CƠ SỞ TỒN TẠI VÀ BẢN CHẤT CỦA NHÀ NƯỚC XHCN 1.1. Tính tất yếu khách quan và sự ra đời của nhà nước XHCN - Tiền đề về kinh tế : Mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa dẫn đến yêu cầu phải có một kiểu quan hệ sản xuất mới, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.- Tiền đề về tư tưởng – chính trị : Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản ngày càng căng thẳng; giai cấp vô sản ngày càng phát triển nhanh về số lượng và chất lượng với yêu cầu xóa bỏ nhà nước cũ, xây dựng nhà nước của giai cấp mình.- Các hình thức ra đời của nhà nước XHCN như Công xã Paris (1871), Nhà nước Xô Viết (1917), Cu ba (1959), Việt Nam (1945)1.2. Cơ sở kinh tế - xã hội cho sự tồn tại của nhà nước XHCN - Cơ sở kinh tế: chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, với mục đích nhằm thoả mãn những điều kiện vật chất và tinh thần của người dân.- Cơ sở xã hội: tiến tới xoá bỏ giai cấp trong xã hội, chỉ còn tồn tại các nhóm xã hội, các tầng lớp trên cơ sở sự hợp tác.- Cơ sở tư tưởng: là Chủ nghĩa Mác – LêNin.1.3. Bản chất của Nhà nước XHCN  - Nhà nước XHCN vừa là một bộ máy chính trị - hành chính, một cơ quan cưỡng chế, vừa là tổ chức quản lý kinh tế xã hội của nhân dân lao động, nhà nước XHCN không còn là nhà nước theo nguyên nghĩa mà chỉ còn là “một nửa nhà nước”. - Dân chủ XHCN là thuộc tính của nhà nước XHCN; - Nhà nước XHCN luôn giữ vai trò tích cực và sáng tạo, là công cụ để xây dựng một xã hội nhân đạo công bằng và bình đẳng. 2. CÁC HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC XHCN2.1 Hình thức chính thể Tất cả các nhà nước xã hội chủ nghĩa đều được tổ chức theo hình thức cộng hoà dân chủ, dù tên gọi ở mỗi nước có khác nhau.  * Công xã Paris Công xã Paris là hình thức nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên, ra đời trong cuộc khởi nghĩa vũ trang ngày 18/3/1871 của công nhân thủ đô Paris đã chiến thắng quân đội chính phủ Thiers. Công xã Pari có những đặc trưng sau: - Công xã xoá bỏ chế độ đại nghị tư sản, thiết lập hệ thống cơ quan đại diện mới.  - Công xã Paris thực hiện việc đập tan bộ máy nhà nước cũ của giai cấp tư sản, xây dựng bộ máy nhà nước mới của giai cấp công nhân. - Công xã đã xoá bỏ những nguyên tắc tổ chức của bộ máy nhà nước tư sản, xác lập các nguyên tắc mới về tổ chức bộ máy nhà nước mới của giai cấp vô sản. - Công xã Paris thiết lập một chế độ dân chủ mới với nhiều biện pháp nhằm thu hút, tạo điều kiện cho nhân dân lao động tham gia quản lý công xã và xã hội đồng thời bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân - Công xã Paris đã thi hành các biện pháp cưỡng chế đối với các phần tử phản cách mạng. * Cộng hoà Xô Viết Xuất hiện lần đầu trong cuộc tổng bãi công của công nhân thành phố Pêtrôgrát năm 1905 với tư cách là Hội đồng đại biểu công nhân. Sau khi tiến hành thành công Cách mạng Tháng 10, hình thức Xô viết đã trở thành hình thức chính thể được áp dụng ở nước Nga và sau là Liên bang xã hội chủ nghĩa Xô Viết. Hình thức Cộng hoà Xô Viết có những đặc trưng sau: - Cộng hoà Xô Viết là tổ chức quyền lực của quần chúng, thể hiện ý chí và nguyện vọng của quần chúng. - Các Xô Viết tạo thành một hệ thống cơ quan được tổ chức và hoạt động dựa trên nguyên tắc tập trung - dân chủ. - Cộng hoà Xô Viết tập trung trong tay Xô Viết cả quyền lập pháp và hành pháp. - Cộng hoà Xô Viết không có sự thoả hiệp giữa các đảng trong việc tham gia chính quyền. Nhà nước được xây dựng trên cơ sở sự lãnh đạo của một đảng chính trị duy nhất - Đảng Bônsêvích. - Chế độ dân chủ trong Nhà nước Xô Viết thể hiện tính giai cấp công khai và không khoan nhượng. Do những nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau nên Nhà nước Xô Viết đã không dành được thắng lợi trong công cuộc cải tổ và đi đến sụp đổ vào năm 1991. * Nhà nước dân chủ nhân dân Hình thức Nhà nước dân chủ nhân dân ra đời sau Đại chiến thế giới II, hình thức này có những đặc trưng sau: - Nhà nước dân chủ nhân dân (trừ Việt Nam và Bungari) có đặc điểm chung là sử dụng kết hợp phương pháp hoà bình và bạo lực để giành và tổ chức chính quyền, thực hiện bước chuyển tiếp từ cách mạng dân chủ nhân dân sang cách mạng xã hội chủ nghĩa. - Trong tất cả các nước đều tồn tại hình thức mặt trận đoàn kết dân tộc với sự tham gia rộng rãi của các đảng phái chính trị và tổ chức quần chúng, đặt dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản các nước. Mặt trận giữ vai trò quan trọng trong việc tham gia vào thành lập, củng cố bộ máy chính quyền. - Nhà nước dân chủ nhân dân trong thời kỳ đầu mới thành lập có sử dụng một số chế định pháp lý cũ nhưng không trái với nguyên tắc của chế độ mới và có bổ sung thêm những nội dung mới. - Thực hiện nguyên tắc bầu cử bình đẳng, phổ thông, trực tiếp và bỏ phiếu kín để thành lập cơ quan quyền lực nhà nước. - Cơ sở xã hội của Nhà nước dân chủ nhân dân rộng rãi hơn nhiều so với cơ sở xã hội trong Nhà nước Xô Viết. - Tổ chức cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất được hình thành tương tự như hình thức hình thành các cơ quan tương ứng trong chế độ cũ, tuy có sự thay đổi về bản chất và nội dung hoạt động cho thích ứng với xu hướng chính trị mới. - Chế định nguyên thủ quốc gia có lúc, có nơi là cơ quan tập thể với tên gọi là Hội đồng nhà nước hoặc Đoàn chủ tịch cơ quan quyền lực nhà nước tối cao. Trong những năm cuối của thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20, các nhà nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu đã không kịp thời đổi mới cho thích ứng với tình hình trong nước và thế giới vì thế đã dẫn đến hậu quả là sụp đổ vào năm 1990 - 1991. 2.2 Hình thức cấu trúc Ở nhà nước xã hội chủ nghĩa có hai hình thức cấu trúc nhà nước cơ bản: nhà nước đơn nhất và nhà nước liên bang. 2.3 Chế độ chính trị của nhà nước xã hội chủ nghĩa Tất cả các nhà nước xã hội chủ nghĩa đều có chung một đặc điểm trong chế độ chính trị là nó mang tính dân chủ cao, thể hiện và bảo vệ lợi ích của đông đảo nhân dân lao động trong xã hội. Phương pháp thực hiện quyền lực nhà nước của nhà nước xã hội chủ nghĩa chủ yếu là thuyết phục, giáo dục, lôi cuốn đông đảo nhân dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật.3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA NHÀ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM 3.1. Bản chất nhà nước CHXHCN Việt Nam - Nhà nước CHXHCN Việt Nam là một nhà nước dân chủ thật sự và rộng rãi;- Nhà nước CHXHCN Việt Nam là một nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam;- Nhà nước CHXHCN Việt Nam thể hiện tính xã hội rộng rãi;- Nhà nước thực hiện đường lối đối ngoại hòa bình, hợp tác và hữu nghị.3.2. Chức năng của Nhà nước XHCN - Chức năng đối nội  + Chức năng tổ chức và quản lý kinh tế; + Chức năng giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, trấn áp sự phản kháng của giai cấp bóc lột đã bị lật đổ và âm mưu phản cách mạng khác; + Chức năng tổ chức và quản lý văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ; + Chức năng bảo vệ trật tự pháp luật, bảo vệ các quyền và lợi ích cơ bản của công dân.- Chức năng đối ngoại + Chức năng bảo vệ tổ quốc Việt Nam; + Chức năng mở rộng quan hệ hợp tác với các nước; các tổ chức quốc tế và khu vực trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi; ủng hộ và góp phần tích cực vào phong trào đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội.3.3. Bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam - Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Nhà nước CHXHCN Việt Nam + Nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân tổ chức nên bộ máy nhà nước và tham gia quản lý nhà nước;+ Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam;+ Nguyên tắc tập trung dân chủ;+ Nguyên tắc pháp chế XHCN.- Các loại cơ quan nhà nước XHCN  + Cơ quan quyền lực nhà nước gồm Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp; + Cơ quan hành chính nhà nước gồm Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp; + Cơ quan xét xử gồm Tòa án nhân dân, tòa án quân sự và các tòa án khác thành lập theo luật định; + Cơ quan kiểm sát gồm Viện kiểm sát nhân dân và viện kiểm sát quân sự.4. NHÀ NƯỚC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ XHCN4.1. Khái niệm hệ thống chính trị XHCN Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa là toàn bộ các thiết chế chính trị gắn bó hữu cơ, tác động lẫn nhau cùng thực hiện quyền lực chính trị của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Xét về mặt cấu trúc Hệ thống chính trị nước ta gồm có các bộ phận cấu thành sau: Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính tri-xã hội. 4.2 Hệ thống chính trị của Nhà nước CHXHCN Việt Nam - Đảng cộng sản Việt Nam giữ vai trò lãnh đạo hệ thống chính trị. (*) - Nhà nước CHXHCN Việt Nam giữ vị trí trung tâm. (*) - Mặt trận tổ quốc Việt Nam giữ vai trò thực hiện và phát huy dân chủ. (*)