Bài giảng Lý thuyết và phân tích

Sau khi học chương này bạn có thể: 1. Phân biệt được tổng chi phí cố định và tổng chi phí biến đổi 2. Minh họa tổng chi phí bình quân 3. Vẽ đường kế hoạch trên đồ thị 4. Thảo luận phân tích chi phí thống kê 5. Định nghĩa chi phí tăng tiến (khác biệt hoá) 6. Minh họa và thảo luận các chi phí chìm 7. Phân biệt chi phí tường minh và chi phí ẩn 8. Cho ví dụ về chi phí đóng cửa 9. Định nghĩa chi phí liên quan 10. Minh hoạ và giải thích ảnh hưởng của đường học hỏi 11. Tính điểm hoà vốn 12. Giải thích một bản phân tích chi phí - số lượng - lợi nhuận 13. Định nghĩa biên đóng góp đơn vị 14. Minh họa và thảo luận về tỷ số chi phí cố định Chi phí của hàng hoá và dịch vụ bắt nguồn từ đặc điểm của quá trình tạo ra các sản phẩm đó. Do vậy có thể phân tích được trạng thái chi phí dựa vào các nguyên tắc sản xuất. Chương này chuyển mối quan hệ giữa công nghệ sản xuất, đầu vào và đầu ra vào các hàm chi phí. Điểm khởi đầu cơ bản trong phân tích chi phí là ở chỗ mỗi kỳ đều tồn tại một mối quan hệ hàm số giữa các chi phí sản xuất và tỷ lệ đầu ra

doc108 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 3611 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Lý thuyết và phân tích, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC CHƯƠNG 8 - CHI PHÍ: LÝ THUYẾT VÀ PHÂN TÍCH MỤC TIÊU HỌC TẬP: Sau khi học chương này bạn có thể: Phân biệt được tổng chi phí cố định và tổng chi phí biến đổi Minh họa tổng chi phí bình quân Vẽ đường kế hoạch trên đồ thị Thảo luận phân tích chi phí thống kê Định nghĩa chi phí tăng tiến (khác biệt hoá) Minh họa và thảo luận các chi phí chìm Phân biệt chi phí tường minh và chi phí ẩn Cho ví dụ về chi phí đóng cửa Định nghĩa chi phí liên quan Minh hoạ và giải thích ảnh hưởng của đường học hỏi Tính điểm hoà vốn Giải thích một bản phân tích chi phí - số lượng - lợi nhuận Định nghĩa biên đóng góp đơn vị Minh họa và thảo luận về tỷ số chi phí cố định Chi phí của hàng hoá và dịch vụ bắt nguồn từ đặc điểm của quá trình tạo ra các sản phẩm đó. Do vậy có thể phân tích được trạng thái chi phí dựa vào các nguyên tắc sản xuất. Chương này chuyển mối quan hệ giữa công nghệ sản xuất, đầu vào và đầu ra vào các hàm chi phí. Điểm khởi đầu cơ bản trong phân tích chi phí là ở chỗ mỗi kỳ đều tồn tại một mối quan hệ hàm số giữa các chi phí sản xuất và tỷ lệ đầu ra HÀM CHI PHÍ Hàm chi phí cho biết các chi phí khác nhau tương ứng các mức độ đầu ra khác nhau, tức là: Chi phí = f(đầu ra) đầu ra lại là hàm số của việc sử dụng các nhân tố đầu vào. Đầu ra = f(đầu vào) Vì hàm sản xuất biểu diễn mối quan hệ giữa các dòng đầu ra và đầu vào nên một khi biết được giá của đầu vào, có thể xác định được chi phí của sản lượng đầu ra cụ thể. Kết quả là, mức độ và trạng thái của chi phí khi tỷ lệ đầu ra của hãng thay đổi phụ thuộc nhiều vào 2 nhân tố: (1) đặc điểm của hàm sản xuất cơ bản và (2) mức giá trả cho đầu vào. Nhân tố thứ nhất quyết định hình dạng của các hàm chi phí trong khi nhân tố thứ 2 xác định mức độ chi phí. Trong sản xuất ngắn hạn, có ít nhất một nhân tố đầu vào là cố định, do vậy một hãng không thể xây dựng phương án kết hợp các đầu vào tối ưu nhất để đạt được mức đầu ra mong muốn. Vì trong sản xuất ngắn hạn có cả các chi phí cố định và biến đổi nên chúng ta có thể xác định 7 loại chi phí khác nhau trong các đường chi phí ngắn hạn: tổng chi phí cố định, tổng chi phí biến đổi, tổng chi phí, chi phí cố định bình quân, chi phí biến đổi bình quân, tổng chi phí bình quân và chi phí cận biên. Chú ý: Trong sản xuất dài hạn, chi phí cho các nguồn lực không bị cố định. Do vậy một hãng có thể thay đổi số lượng của bất kỳ một nhân tố đầu vào nào. Trong sản xuất ngắn hạn có một hoặc nhiều đầu vào bị cố định. TẬP HỢP CÁC KHÁI NIỆM VỀ TỔNG CHI PHÍ Ba khái niệm của tổng chi phí quan trọng trong phân tích cơ cấu chi phí của một hãng trong ngắn hạn là: tổng chi phí cố định (TFC), tổng chi phí biến đổi (TVC), và tổng chi phí (TC). Tổng chi phí cố định (TFC) hiểu đơn giản là tổng chi phí giữa số lượng đầu vào cố định nhân với giá tương ứng. Trong sản xuất ngắn hạn, tổng chi phí cố định là một hằng số. Tương tự như vậy, tổng chi phí biến đổi (TVC) là tổng số tiền mà một hãng dùng để mua các nhân tố đầu vào biến đổi dùng trong sản xuất. Tổng chi phí biến đổi bằng 0 khi đầu ra bằng 0, bởi vì không dùng một yếu tố đầu vào nào để sản xuất. Tuy nhiên, khi đầu ra tăng lên thì việc sử dụng các yếu tố đầu vào biến đổi tăng và do vậy tổng chi phí biến đổi tăng lên. Tổng chi phí của một mức đầu ra cho trước trong sản xuất ngắn hạn là tổng của tổng chi phí biến đổi và tổng chi phí cố định: TC = TVC + TFC TVC là các chi phí làm thay đổi tổng chi phí theo một tỷ lệ liên quan trực tiếp đến các thay đổi trong hoạt động sản xuất. Chẳng hạn như các nguyên vật liệu sản xuất trực tiếp và chi phí xăng dầu tính theo quãng đường đi được. Tổng chi phí cố định là các chi phí không đổi trong tổng chi phí dù cho có những thay đổi trong hoạt động sản xuất. Chẳng hạn như tiền thuê nhà xưởng, bảo hiểm và thuế. TẬP HỢP CÁC KHÁI NIỆM CHI PHÍ ĐƠN VỊ Có 4 khái niệm chi phí đơn vị cơ bản: chi phí cố định bình quân (AFC), chi phí biến đổi bình quân (AVC), tổng chi phí bình quân (ATC), và chi phí cận biên (MC). Tất cả các khái niệm này phát sinh từ các khái niệm tổng chi phí đề cập ở trên. Chi phí biến đổi bình quân bằng tổng chi phí biến đổi chia cho tổng sản lượng đầu ra tương ứng: Chi phí cố định bình quân (AFC) được định nghĩa là tổng chi phí cố định chia cho các đơn vị đầu ra: Do tổng chi phí cố định là một hằng số nên chi phí cố định bình quân giảm liên tiếp khi tỷ lệ sản xuất tăng lên. VÍ DỤ 1 Nếu TFC=$1,000, tại sản lượng đầu ra là 10 đơn vị thì AFC= $1,000/10=$100; tại sản lượng đầu ra là 20 đơn vị thì AFC=$1000/20= $50; tại sản lượng đầu ra có 50 đơn vị thì AFC= $1000/50= $20; Việc giảm AFC bằng cách sản xuất thêm nhiều đơn vị đầu ra là những gì mà các doanh nhân thường gọi là phân bổ tổng chi phí quản lý chung. Tổng chi phí bình quân được định nghĩa là tổng chi phí chia cho số đơn vị đầu ra tương ứng, hay Tuy nhiên, vì TC = TFC + TVC, Trên đồ thị ATC có dạng hình chữ U bởi vì AVC là hàm tăng còn AFC là hàm đầu ra giảm liên tục. CHI PHÍ CẬN BIÊN Chi phí cận biên (MC) là chi phí để sản xuất thêm một đơn vị đầu ra. Ví dụ, chi phí cận biên của đơn vị đầu ra thứ 500 được xác định bằng chênh lệch giữa tổng chi phí của 499 đơn vị và tổng chi phí của 500 đơn vị đầu ra. Do đó MC là chi phí thêm vào của một đơn vị đầu ra tăng thêm. MC cũng là mức thay đổi giữa tổng chi phí cố định khi thay đổi một đơn vị đầu ra. Có điều này vì tổng chi phí thay đổi trong khi tổng chi phí cố định không thay đổi. MC cũng có thể được hiểu là tỷ lệ thay đổi trong tổng chi phí khi số lượng đầu ra (Q) thay đổi và đơn giản là đạo hàm bậc nhất của hàm TC. Các nhà kinh tế thường giả định rằng các hãng đang sản xuất tại một điểm mà chi phí cận biên dương và đang tăng. Trong việc ứng dụng của khái niệm này vào quản lý, MC được xem xét tương đương với chi phí tăng tiến tăng lên trong chi phí giữa 2 phương án lựa chọn hay 2 sản lượng đầu ra riêng biệt. CHÚ Ý: AFC có mối quan hệ nghịch đảo với AP của các đầu vào cố định AVC có mối quan hệ nghịch đảo với AP của các đầu vào biến đổi MC có mối quan hệ nghịch đảo với MP của các đơn vị thêm vào của các đầu vào biến đổi. Nếu L là đầu vào biến đổi (nhân công) và w là lương, thì CÁC GIAI ĐOẠN SẢN XUẤT VÀ ĐƯỜNG CHI PHÍ NGẮN HẠN Hình 1 biểu diễn mối quan hệ giữa hàm sản xuất và các đường chi phí đơn vị và tổng chi phí tương ứng trong ngắn hạn. Dạng của đường TC được xác định hoàn toàn bởi đường TVC, bởi vì các chi phí cố định chỉ đơn thuần làm dịch chuyển đường TC tới một mức cao hơn. Điều này có nghĩa là MC hoàn toàn độc lập với FC. Đường TVC tăng lên với mức giảm dần theo các mức đầu ra mà ở đó lợi nhuận tăng lên theo đầu vào biến đổi chiếm ưu thế (0 đến Q1). Suốt các mức đầu ra mà ở đó lợi nhuận giảm dần theo đầu vào biến đổi được đưa vào (Q1 đến Q2) , đường TVC tăng nhanh dần. Giải thích cho trạng thái của TVC dựa trên nguyên tắc lợi nhuận cận biên giảm dần (DMR). Trong đó sản lượng đầu ra tăng lên với một tỷ lệ tăng dần, sản phẩm cận biên (MP) cũng tăng dần và mức độ tăng của sản lượng đầu vào biến đổi cần có để sản xuất các đơn vị đầu ra liên tiếp ngày càng giảm. Điều này có nghĩa là TVC sẽ tăng lên tới một lượng ngày càng nhỏ hơn khi đầu ra tăng lên. Nhưng khi DMR xuất hiện và MP bắt đầu giảm thì cần phải sử dụng khối lượng đầu vào biến đổi ngày càng lớn nhằm có được khối lượng đầu ra tăng thêm tương ứng. Vì vậy, TVC tăng lên ở một tỷ lệ tăng dần suốt các mức sản lượng đầu ra này. Đường AFC giảm liên tục khi sản lượng đầu ra tăng lên. Nói theo ngôn ngữ hình học, đường AFC là một hypecbol có dáng hình chữ nhật, nghĩa là đường này tiệm cận với trục tung và trục hoành. Thêm vào đó, lấy một điểm trên đường AFC, vẽ các đường vuông góc với 2 trục, và tính diện tích vùng có được, không kể đến điểm đã được chọn vì vùng này đo AFC x Q bằng với TFC, là một giá trị không đổi. Đường AVC có dạng hình chữ U vì nó có mối quan hệ nghịch đảo với AP. Khi AP tăng lên, AVC phải giảm xuống, và khi AP giảm thì AVC phải tăng lên. AVC nhỏ nhất (một đầu ra của Q2) tương ứng với đầu ra khi AP đạt giá trị lớn nhất (X2 các đơn vị đầu vào biến đổi). Tại chính sản lượng đầu ra này xuất hiện lợi nhuận bình quân giảm dần (DAR) và giai đoạn 2 của quá trình sản xuất bắt đầu. Do vậy, mức sản lượng dầu ra của giai đoạn 1 tương ứng với mức đầu ra trong đó AVC giảm, trong khi đó lượng đầu ra của Giai đoạn 2 tương ứng với mức đầu ra trong đó AVC tăng. Xác định được hình dáng của đường ATC bằng cách cộng dọc các đường AFC và AVC tại mỗi mức sản lượng đầu ra. Bởi vì AFC giảm khi đầu ra tăng nên khoảng cách giữa ATC và AVC ngày càng giảm. Do vậy, đường ATC ngày càng tiệm cận với AVC. HÌnh 1 cÁC HÀM SẢN XUẤT VÀ ĐƯỜNG CHI PHÍ Chú ý: Hai đồ thị (a) và (b) biểu diễn tập hợp các đường mô tả hàm sản xuất tương ứng với 3 giai đoạn sản xuất. Đồ thị (c) minh hoạ các hàm tổng chi phí tương ứng. Đồ thị (d) minh họa hình dạng và mối quan hệ giữa các đường chi phí đơn vị. Đường ATC có hình chữ U và tiếp tục tụt xuống dưới mức sản lượng mà tại đó AVC là nhỏ nhất bởi vì mức giảm liên tục trong AFC nhanh hơn mức tăng trong AVC. Tuy nhiên, khi đầu ra tăng thêm thì mức tăng trong AVC sẽ bắt đầu vượt mức giảm trong AFC và đường ATC hướng lên trên. Điểm thấp nhất của đường ATC xác định sản lượng đầu ra hiệu quả nhất trong sản xuất ngắn hạn. Độ cong của hàm MC phản ánh mối quan hệ nghịch đảo với MP: Khi MP tăng, MC phải giảm. Nhưng khi bắt đầu có lợi nhuận cận biên giảm dần thì MC bắt đầu tăng. Do đó, giả định giá của một đầu vào biến đổi là không đổi, lợi nhuận tăng theo đầu vào biến đổi dẫn đến chi phí cận biên giảm dần và lợi nhuận giảm dần gắn với chi phí cận biên tăng lên. Chi phí cận biên là điểm thấp nhất của DMR khi MP tối đa. Hơn nữa, đường MC cắt đường AVC và ATC tại các điểm nhỏ nhất của chúng – đây là một mối quan hệ toán học tất yếu. Khi chi phí sản xuất thêm một đơn vị ít hơn tổng chi phí bình quân của các đơn vị sản xuất trước đó thì đường ATC mới sẽ giảm, bị đẩy xuống bởi đường MC thấp hơn. Tương tự, khi chi phí sản xuất thêm một đơn vị lớn hơn tổng chi phí bình quân của các đơn vị trước đó thì đường ATC mới sẽ tăng, bị đẩy lên bởi MC cao hơn. Theo đó, ATC đạt cực tiểu tại giao điểm của MC và ATC. Lý luận tương tự, đường MC phải đi qua điểm cực tiểu của hàm AVC. Hình 2 mô tả các đường chi phí sản xuất ngắn hạn. CHÚ Ý: Mối quan hệ cận biên - bình quân là mối quan hệ đồ thị giữa các đường cận biên và trung bình tương ứng. Mối quan hệ đó là: (1) Khi một đường bình quân (AC) tăng thì đường cận biên tương ứng (MC) nằm bên trên đường AC đó, (2) Khi một đường AC giảm, đường MC tương ứng nằm dưới, và (3) khi đường AC đạt cực hoặc cực tiểu, thì MC bằng AC. Đường chi phí bình quân có dạng hình chữ U Các ký hiệu AC và ATC có thể dùng thay cho nhau. CÁC ĐƯỜNG CHI PHÍ DÀI HẠN – CÁC ĐƯỜNG KẾ HOẠCH Trong sản xuất dài hạn, hãng có đầu vào hoàn toàn linh hoạt; do vậy, tất cả các nguồn lực đầu vào đều biến đổi. Trong sản xuất dài hạn không có tổng chi phí cố định hay chi phí cố định bình quân vì không có đầu vào nào là cố định, và việc tính toán chi phí đơn vị có thể được giới hạn ở mức chi phí bình quân. Nhìn chung, mục tiêu chi phí sản xuất dài hạn của một hãng là nhằm sản xuất đầu ra mong muốn với chi phí thấp nhất có thể. Điều này có nghĩa là điều chỉnh quy mô sản xuất cho “đúng kích cỡ”. Đôi khi hãng có thể sản xuất một cách kinh tế bằng cách phân chia quá trình sản xuất dài hạn thành các giai đoạn sản xuất nhỏ hơn. Cũng có lúc, hãng có thể đạt chi phí đơn vị thấp hơn bằng cách tăng quy mô sản xuất. Khi đánh giá mức độ ảnh hưởng của quy mô sản xuất đối với hiệu quả doanh nghiệp và các chi phí, việc phân biệt được giữa nhà máy sản xuất và hãng đóng vai trò quan trọng bởi vì ưu điểm và nhược điểm của hiệu quả chi phí của mỗi thành phần là khác nhau. Hình 2 CÁC ĐƯỜNG CHI PHÍ NGẮN HẠN: MỐI QUAN HỆ TỔNG CHI PHÍ, CHI PHÍ BÌNH QUÂN VÀ CHI PHÍ CẬN BIÊN Vì không có các đường TFC và AFC nên chúng ta chỉ cần xem xét bản chất và hình dạng của đường chi phí bình quân dài hạn (LRAC) Giả định rằng các ràng buộc về mặt kỹ thuật cho phép một hãng lựa chọn một trong 3 quy mô sản xuất sau: nhỏ, trung bình và lớn. Đường chi phí bình quân ngắn hạn (SRAC) của mỗi quy mô được thể hiện bằng SRACS, SRACM, và SRACL trong hình 3. Bất kể quy mô hiện tại của nhà máy là như thế nào thì nó vẫn có thể chuyển sang hay tạo lập một trong những quy mô nêu trên trong sản xuất dài hạn. Rõ ràng là, sự lựa chọn quy mô của một hãng bị ảnh hưởng bởi nhu cầu dự tính về khả năng sản xuất trong tương lai. Chẳng hạn như nếu tỷ lệ đầu ra dự tính là 0Q1, hãng nên lựa chọn xây dựng nhà máy quy mô nhỏ vì nó có thể sản xuất các đơn vị đầu ra 0Q1 cho mỗi thời kỳ với chi phí AC1, nằm dưới chi phí đơn vị của nhà máy quy mô trung bình (AC2) hay chi phí đơn vị của nhà máy quy mô lớn (AC3). Nếu tỷ lệ đầu ra dự tính là 0Q2 thì quy mô nhà máy trung bình sẽ đem lại chi phí đơn vị thấp nhất. Mặt khác, với sản lượng đầu ra 0Q3 thì nhà máy quy mô lớn và trung bình có hiệu quả như nhau về mặt chi phí đơn vị. Tỷ lệ của 3 đường chi phí bình quân ngắn hạn phù hợp với quy mô nhà máy tối ưu được minh hoạ bởi đường liền nét trong hình 3. Đường này được gọi là đường chi phí bình quân dài hạn (LRAC) và cho biết chi phí tối thiểu để sản xuất một đơn vị đầu ra khi tất cả đầu vào biến đổi và ở bất kì quy mô nhà máy sản xuất mong muốn. Các đoạn đứt quãng của các đường SRAC thể hiện chi phí đơn vị cao hơn so với khả năng có thể đạt được khi nhà máy hoạt động dọc theo đường LRAC. Trên thực tế, một hãng có nhiều hơn 3 phương án lựa chọn quy mô nhà máy. Khi hãng có vô số phương án lựa chọn, đường LRAC là hình “bao quanh” các đường sản xuất ngắn hạn và tiếp tuyến với mỗi đường chi phí bình quân trong ngắn hạn. Đường này là phần liền nét của mỗi đường SRAC và được gọi là đường bao quanh hay đường kế hoạch. Đường LRAC của một hãng cho biết chi phí bình quân nhỏ nhất của việc sản xuất một đơn vị của các quy mô khác nhau của hãng khi hãng đó có đủ thời gian điều chỉnh bất kỳ hay tất cả các yếu tố đầu vào để đạt tới mức sản lượng tối ưu. Nhìn chung, các đường LRAC của cả nhà máy sản xuất và của hãng đều có dạng hình chữ U. Hình dạng chữ U này cho biết với một sản lượng đầu ra thực tế nào đó, quy mô nhà máy càng lớn thì tính hiệu quả càng lớn và chi phí đơn vị càng thấp, nhưng nằm dưới mức sản lượng này, các nhà máy và hãng có quy mô càng lớn thì lại càng kém hiệu quả và do đó chi phí đơn vị cao hơn. Các nhân tố dẫn đến việc nhà máy càng lớn thì hiệu quả càng cao hơn so với các nhà máy có quy mô nhỏ là: Nhiều cơ hội chuyên môn hoá trong sử dụng nguồn lực đầu vào; Trên thực tế, công nghệ hiện đại và có năng suất cao nhất chỉ phát huy hiệu quả khi sản xuất một lượng lớn đầu ra; Một nhà máy có quy mô lớn hơn có ưu thế hơn trong việc sử dụng các sản phẩm phụ; Các nhà máy lớn có cơ hội lớn hơn khi mua nguyên liệu thô và do đó thu được phần giảm giá khi mua khối lượng lớn; và Các chi phí mua sắm và lắp đặt máy móc và thiết bị lớn thấp hơn một cách tương xứng. Tuy nhiên, sớm hay muộn thì tính kinh tế của quy mô rồi cũng phải đạt đến điểm giới hạn và việc tăng quy mô nhà máy lớn hơn sẽ làm giảm tính kinh tế của quy mô do có các khó khăn ngày càng tăng trong việc kiểm soát hiệu quả của việc giám sát, phối hợp, các yếu tố gây nên sự đình trệ trong sản xuất và chi phí vận chuyển nguyên vật liệu, nhân công và hàng hoá từ nơi này tới nơi khác trong nhà máy. CHÚ Ý: Các đường SRAC liên quan đến các chi phí và đầu ra cho quy mô cụ thể của một nhà máy, trong khi các đường LRAC xác định các quy mô tối ưu của nhà máy cho mỗi mức sản xuất. Trạng thái của các chi phí sản xuất dài hạn là yếu tố chính trong việc xác định số lượng và quy mô của các hãng trong một ngành cụ thể. Nói chung, khi ngành đạt được tính kinh tế cao nhờ công nghệ sản xuất hàng loạt, cơ cấu của một ngành sẽ chỉ có một số ít các nhà sản xuất quy mô lớn. Khi có ít ưu thế và nhiều bất lợi về chi phí để sản xuất số lượng lớn, ngành đó có nhiều nhà sản xuất quy mô nhỏ. PHÂN TÍCH CHI PHÍ THỐNG KÊ Các hãng luôn cố gắng xác định bản chất các mối quan hệ giữa chi phí và đầu ra trong sản xuất ngắn hạn hay dài hạn. Các đường chi phí được ước lượng thông qua các kỹ thuật như phân tích hồi quy, dựa trên chuỗi thời gian hoặc dữ liệu chéo. Có 3 dạng hàm – tuyến tính, bậc hai và bậc 3 – đặc biệt là 2 loại hàm đầu được dùng phổ biến trong xây dựng các hàm chi phí thống kê. Sự lựa chọn một trong các hàm phụ thuộc nhiều vào giới hạn mà đặc tính toán học của hàm biểu thị tính kinh tế trong trường hợp cụ thể. CHÚ Ý Mặc dù chi phí và sản xuất có mối quan hệ mật thiết với nhau thì vẫn phải kiểm tra bản chất của các mức giá đầu vào trước khi đưa vào hàm chi phí có liên quan tới hàm sản xuất cơ bản. Các mức giá đầu vào và năng suất cùng xác định các hàm chi phí. HÌNH 3 ĐƯỜNG CHI PHÍ BÌNH QUÂN DÀI HẠN VÀ ĐƯỜNG KẾ HOẠCH CÁC DẠNG CHI PHÍ Trong kế toán, thuật ngữ “chi phí” được định nghĩa như là sự đo lường bằng tiền số lượng nguồn lực được dùng cho một mục đích nào đó. Trong kinh tế, thuật ngữ chi phí được dùng trong nhiều cách khác nhau. Chi phí có thể được phân cấp dựa theo các tiêu chí như trạng thái. Rất nhiều khái niệm chi phí phát huy tác dụng trong việc ra quyết định và lập kế hoạch quản lý. CHI PHÍ ẨN VÀ CHI PHÍ TƯỜNG MINH Chi phí tường minh gồm những chi phí thể hiện bằng tiền mặt, chi phí trả bằng tiền mặt, trong khi chi phí ẩn không bao gồm những chi phí tiền mặt và phát sinh từ việc sử dụng phương án thay thế - là chi phí cơ hội. CÁC CHI PHÍ BIẾN ĐỔI, CHI PHÍ CỐ ĐỊNH, VÀ CHI PHÍ HỖN HỢP Nhìn từ quan điểm quản lý, có lẽ tiêu chí quan trọng nhất để phân loại các chi phí là xem xét phản ứng của chúng khi có sự thay đổi trong sản lượng hay trong phạm vi hoạt động nào đó. Với tiêu chí này, các chi phí có thể được phân loại theo 3 cấp cơ bản: chi phí biến đổi, chi phí cố định và chi phí hỗn hợp (chi phí biến đổi kép). Các chi phí cố định và chi phí biến đổi đã được định nghĩa ở trên. Chi phí hỗn hợp (hay chi phí biến đổi kép) là chi phí biến đổi khi sản lượng thay đổi, nhưng không giống như chi phí biến đối, chi phí này không thay đổi theo một tỷ lệ trực tiếp. Nói cách khác những chi phí này chứa cả yếu tố biến đổi và yếu tố cố định. Ví dụ như việc thuê một chiếc xe tải phân phối, trong đó phí thuê xe là cố định cộng thêm phần phí biến đổi dựa trên số dặm đi được. Sự phân tách các chi phí thành chi phí biến đổi và chi phí cố định là rất quan trọng trong nhiều lĩnh vực của kinh tế học, như phân tích điểm hòa vốn và ra quyết định trong ngắn hạn. CHI PHÍ CƠ HỘI Chi phí cơ hội (Opportunity costs) là doanh thu ròng dự kiến bị bỏ qua khi không sử dụng nguồn lực thay thế tốt nhất như thời gian, tiền bạc, và thiết bị. Đây là khái niệm cơ bản nhất trong kinh tế học vì nó nhấn mạnh đến một thực tế rằng tất cả các nguồn lực nói chung đều bị giới hạn và có các phương án thay thế. Chẳng hạn như một hãng có sự lựa chọn giữa sử dụng công suất của hãng để sản xuất thêm 10,000 đơn vị hàng hóa hoặc đem cho thuê với giá $20,000. Chi phí cơ hội của việc sử dụng công suất này là $20,000. Một ví dụ khác là phần lợi nhuận bị bỏ qua từ việc tiền bị đóng băng một thời gian dài trong tài khoản phải thu gây nên do vấn đề thu nợ. Nếu các quỹ vượt mức bị đóng băng trong các khoản phải thu là $400,000 cho thời kỳ 3 tháng và hãng có thể thu được lãi suất 10% mỗi năm thì chi phí cơ hội là . CHI PHÍ TIỀN MẶT Chi phí tiền mặt (Outofpocket costs) là các chi phí bằng tiền mặt để tiến hành một hoạt động cụ thể. Chúng là các chi phí tường minh được ghi lại trong sổ sách kế toán chính thức của một hãng để từ đó tính toán lợi nhuận, như các dòng tiền mặt thực tế phải chi trả trong kỳ cho lương nhân viên, quảng cáo và các chi phí hoạt động khác. Giảm giá không phải là chi phí tiền mặt vì nó không bao gồm phí tổn trả bằng tiền mặt thực tế. CHI PHÍ CHÌM (SUNK COSTs) Chi phí chìm (Sunk costs) là chi phí của nguồn lực được tính tại một thời điểm nào đó trong quá khứ mà tổng chi phí của nó không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ quyết định nào được ra tại thời điểm hiện tại hoặc trong tương lai. Chi phí chìm thường là các chi phí quá khứ hay chi phí lịch sử. Chi phí chìm do đó không liên quan tới cá