PP và CNDH là môn học mang tính dẫn đƣờng, cung cấp những kiến thức lí
luận và thực tiễn về các PPDH trƣớc khi ngƣời học tiếp cận với những vấn đề đặc thù
của PPDH bộ môn cụ thể và các vấn đề về CNDH. Môn học gồm 2 nội dung chính:
- Các vấn đề về PPDH: Cung cấp những kiến thức lí luận về PPDH (hệ thống
khái niệm, bản chất, phân loại các PPDH), các PPDH hiệu quả (các quan điểm và mô
hình dạy học), các kỹ thuật triển khai dạy học hiệu quả (lập kế hoạch, thiết kế bài
giảng, soạn giáo án, triển khai dạy học, kiểm tra đánh giá v.v.)
- Công nghệ dạy học: Quan điểm về tích hợp công nghệ trong dạy học, một số
ứng dụng cụ thể trong dạy học.
Trong chuyên đề này chúng ta quan tâm chủ yếu đến Công nghệ dạy học.
Tuy nhiên, CNDH thường gắn chặt với các PPDH dạy học nên chúng ta cũng sẽ tìm
hiểu một số vấn đề về PPDH trước khi xem xét về CNDH.
58 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 5081 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng môn học công nghệ dạy học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
MỤC LỤC
1. Một số vấn đề về phương pháp dạy học hiện đại ............................................................. 2
1.1. Một số vấn đề về Phƣơng pháp dạy học ...................................................................................... 2
1.1.1. Khái niệm phƣơng pháp dạy học ............................................................................................. 2
1.1.2. Vai trò, vị trí của phƣơng pháp dạy học trong quá trình dạy học ............................................... 3
1.1.3. Phân loại các phƣơng pháp dạy học ......................................................................................... 4
1.1.4. Lựa chọn phƣơng pháp dạy học ............................................................................................... 5
1.2. Bản chất của phƣơng pháp dạy học hiện đại ............................................................................... 6
1.2.1. Quan niệm dạy và học theo hƣớng tiếp cận thông tin ............................................................... 6
1.2.2. Phƣơng pháp sƣ phạm tƣơng tác và quan điểm lấy ngƣời học làm trung tâm ............................ 7
1.2.3. Dạy học tích cực ................................................................................................................... 10
1.3. Một số phƣơng pháp dạy học hiện đại ..................................................................................... 12
1.4. Mô hình giáo dục ..................................................................................................................... 16
1.5. Vai trò của ngƣời dạy, ngƣời học trong các phƣơng pháp dạy học hiện đại ............................... 17
2. Công nghệ dạy học và phương tiện dạy học ................................................................... 17
2.1. Công nghệ thông tin và truyền thông ....................................................................................... 17
2.2. Phƣơng tiện dạy học ................................................................................................................. 18
2.3. Khái niệm và phân loại công nghệ dạy học ............................................................................... 18
3. Sử dụng công nghệ trong trong dạy ................................................................................ 22
3.1. Công nghệ với khoa học nhận thức ........................................................................................... 22
3.2. Công nghệ dạy học với đổi mới phƣơng pháp dạy học .............................................................. 23
3.3. Lựa chọn công nghệ dạy học ................................................................................................... 24
3.4. Dạy học với công nghệ hiện đại ................................................................................................ 24
3.4.1. Đa phƣơng tiện (Multimedia) ................................................................................................ 25
3.4.2. Giáo án điện tử ...................................................................................................................... 25
3.4.3. Khai thác một số phần mềm cơ bản ...................................................................................... 28
3.4.4. Khai thác thông tin trên internet ............................................................................................ 41
3.5. Đào tạo trực tuyến .................................................................................................................... 51
2
BÀI GIẢNG MÔN HỌC
CÔNG NGHỆ DẠY HỌC
(Teaching Technology)
Mã số môn học: HVCN 548
Số tín chỉ: 01
PP và CNDH là môn học mang tính dẫn đƣờng, cung cấp những kiến thức lí
luận và thực tiễn về các PPDH trƣớc khi ngƣời học tiếp cận với những vấn đề đặc thù
của PPDH bộ môn cụ thể và các vấn đề về CNDH. Môn học gồm 2 nội dung chính:
- Các vấn đề về PPDH: Cung cấp những kiến thức lí luận về PPDH (hệ thống
khái niệm, bản chất, phân loại các PPDH), các PPDH hiệu quả (các quan điểm và mô
hình dạy học), các kỹ thuật triển khai dạy học hiệu quả (lập kế hoạch, thiết kế bài
giảng, soạn giáo án, triển khai dạy học, kiểm tra đánh giá v.v.)
- Công nghệ dạy học: Quan điểm về tích hợp công nghệ trong dạy học, một số
ứng dụng cụ thể trong dạy học.
Trong chuyên đề này chúng ta quan tâm chủ yếu đến Công nghệ dạy học.
Tuy nhiên, CNDH thường gắn chặt với các PPDH dạy học nên chúng ta cũng sẽ tìm
hiểu một số vấn đề về PPDH trước khi xem xét về CNDH.
1. Một số vấn đề về phương pháp dạy học hiện đại
1.1. Một số vấn đề về Phương pháp dạy học
1.1.1. Khái niệm phương pháp dạy học
Có nhiều cách trình bày khác nhau về khái niệm phƣơng pháp dạy học, mỗi
cách trình bày nhấn mạnh một vài khía cạnh và phản ánh sự phát triển nhận thức của
các nhà khoa học, các nhà sƣ phạm về bản chất của khái niệm.
Có ý kiến cho rằng phƣơng pháp dạy học chỉ là phƣơng tiện, thủ thuật của
ngƣời thầy, ngƣời thầy là ngƣời chỉ đạo, truyền đạt kiến thức, còn trò tiếp thu kiến
thức; phương pháp dạy học là cách thức làm việc của thầy và trò, trong sự phối hợp
thống nhất và dưới sự chỉ đạo của thầy, nhằm thực hiện tốt nghĩa vụ dạy học. Nhƣ vậy
cách trình bày này chỉ nói lên đƣợc sự tƣơng tác giữa thầy và trò.
Ý kiến khác cho rằng, phương pháp dạy học là một hệ thống những hành động
có mục đích của giáo viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và thực hành của học
sinh, đảm bảo cho học sinh lĩnh hội nội dung học vấn.
Ngoài ra còn có nhiều cách nói khác nhau về phƣơng pháp dạy học, chẳng hạn:
Phƣơng pháp dạy học là cách thức tƣơng tác giữa thầy và trò nhằm giải quyết
các nhiệm vụ giáo dƣỡng, giáo dục và phát triển trong quá trình dạy học (Iu
K. Babanxki, 1983).
3
Phƣơng pháp dạy học là cách thức hoạt động tƣơng hỗ giữa thầy và trò nhằm
đạt đƣợc mục đích dạy học. Hoạt động này đƣợc thể hiện trong việc sử dụng các
nguồn nhận thức, các thủ thuật logic, các dạng hoạt động độc lập của học sinh
và cách thức điều khiển quá trình nhận thức của thầy(I.D. Dverev, 1980).
Hoạt động học tập của học sinh tuân theo các qui định của quá trình lĩnh hội và
các điều kiện dạy học. Vì vậy, căn cứ vào các đặc điểm của hoạt động học tập, mục
đích và nội dung dạy học của giáo viên xác định phƣơng pháp dạy học nhằm tổ chức,
điều khiển quá trình học tập của học sinh theo hƣớng tích cực. Quy trình này luôn luôn
đƣợc điều chỉnh nhờ những mối liên hệ phản hồi của học sinh, thể hiện ở kết quả kiểm
tra đánh giá chất lƣợng giáo dục.
Phƣơng pháp dạy học luôn phải phù hợp với nội dung dạy học mới mang lại
hiệu quả cao:
Nếu coi mục đích dạy học là nhằm dẫn dắt học sinh đạt tới một trình độ nhận
thức xác định, thì việc xây dựng nội dung dạy học, ta sẽ dự kiến trước một trình độ
lĩnh hội của học sinh để từ đó xác định những nội dung dạy học, nhằm giúp học sinh
đạt tới trình độ dự kiến. Kết quả của quá trình dạy học phụ thuộc rất lớn vào phương
pháp dẫn dắt người học, nếu như đạt tới trình độ lĩnh hội dự kiến thì điều đó chứng tỏ
rằng nội dung, phương pháp dạy học là hiệu nghiệm. (Lý luận dạy học, tr.16,
NXBGD HN-2002)
1.1.2. Vai trò, vị trí của phương pháp dạy học trong quá trình dạy học
PPDH giữ vai trò then chốt trong quá trình dạy học, tạo nên sự liên kết giữa mục
đích, nội dung, phƣơng tiện, hình thức tổ chức dạy học, đảm bảo tính hệ thống, toàn vẹn
của quá trình hoạt động đặc thù này. Nếu mục tiêu đảm bảo sự thành công, nội dung đảm
bảo tính khoa học, thì phương pháp tạo nên hiệu quả của quá trình dạy học.
Sơ đồ vị trí của PPDH trong quá trình dạy học
Dạy Học
NỘI DUNG
PHƢƠNG PHÁP
PHƢƠNG TIỆN
Hình thức TC, ĐG
MỤC TIÊU
4
1.1.3. Phân loại các phương pháp dạy học
Việc phân loại các phƣơng pháp dạy học chỉ mang tính chất tƣơng đối nhằm
giúp cho ngƣời dạy, ngƣời học nhận diện đƣợc bản chất, ƣu nhƣợc điểm của từng
phƣơng pháp để thuận tiện trong việc triển khai. Sau đây là một số quan điểm phân
loại phƣơng pháp dạy học:
Một số cách phân loại phương pháp dạy học truyền thống
Phân loại theo hình thức hoạt động của các chủ thể trong quá trình dạy
học:
- Theo hình thức hoạt động của người dạy có: Phƣơng pháp thông báo, giải
thích, diễn giảng, thuyết trình, kể chuyện, làm mẫu...
- Theo hình thức hoạt động của người học có: Phƣơng pháp luyện tập, thực
hành, bắt chƣớc, tự học, tự nghiên cứu...
Phân loại theo con đường tiếp nhận tri thức:
Phương pháp dùng lời: Con đƣờng tiếp nhận tri thức là ngôn ngữ nói hoặc viết.
Ví dụ: kể chuyện, giải thích, diễn giảng, trò chuyện gợi mở, độc giảng
Phương pháp trực quan: Tri thức đến với ngƣời học thông qua các giáo cụ trực
quan, sự vật, hiện tƣợng có thể quan sát đƣợc. Ví dụ: minh hoạ, trình diễn, làm mẫu...
Phương pháp thực hành: Thông qua các hoạt động, hành động, thao tác...
ngƣời học chiếm lĩnh tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo... Ví dụ: luyện tập, thực
hành, thực nghiệm, thí nghiệm, trò chơi ...
Phân loại theo hướng tiếp cận:
- Phƣơng pháp truyền thống, cổ điển/Phƣơng pháp hiện đại;
- Phƣơng pháp giáo điều, một chiều, tái tạo/ Phƣơng pháp khám phá, phát huy
sáng tạo, tích cực của ngƣời học;
- Phƣơng pháp thụ động/Phƣơng pháp tích cực;
- Phƣơng pháp Algorit hoá/ Phƣơng pháp Heuristic...
Phân loại theo đặc điểm hoạt động nhận thức của người học:
Xuất phát từ quan điểm cho rằng mục đích việc lựa chọn và sử dụng phƣơng
pháp dạy học là nhằm thiết kế và triển khai việc dạy học có hiệu quả, tức đạt đƣợc mục
tiêu dạy học, M.N. Skatkin, I.Ja. Lener đã chọn đặc điểm hoạt động nhận thức của
người học làm tiêu chí phân loại phương pháp. Quan điểm này cũng phù hợp với
việc đề ra các mục tiêu dạy học theo các lĩnh vực hoạt động của người học (J. Dave):
Nhận thức (Cognitive) - Tâm vận (Pshycomotor) - Tình cảm (Affective), theo bậc
thang nhận thức của B.J. Bloom (1954), theo triết lý dạy học theo mục tiêu: kiến thức -
kỹ năng - thái độ và dạy học lấy người học làm trung tâm hiện nay (Chất lƣợng là sự
trùng khớp với mục tiêu!).
5
B.J. Bloom chia hoạt động nhận thức ra làm 6 cấp độ: Biết (Nhớ) - Hiểu - Vận
dụng - Phân tích - Tổng hợp - Đánh giá. Nhƣ vậy ứng với mỗi mục tiêu dạy học
(ngƣời học sẽ phải đạt tới cấp độ nào của thang bậc nhận thức?) sẽ có một nhóm
phƣơng pháp dạy học thích hợp.
o Phương pháp thuyết trình-minh hoạ (thông báo thông tin-thu nhận).
Phương pháp này hướng đến mục tiêu làm cho người học Biết (ghi nhớ), phù
hợp với nội dung dạy học sự kiện, khái niệm.
o Phương pháp tái tạo (lặp lại, thao tác theo mẫu cho sẵn).
Phương pháp này nhắm đến mục tiêu làm cho người học Hiểu (bước đầu vận
dụng), phù hợp với nội dung dạy học qui trình, quá trình.
o Phương pháp nêu vấn đề-tình huống.
Phương pháp này nhắm đến mục tiêu giúp người học Vận dụng được các kỹ
năng để giải quyết những vấn đề của nội dung, phù hợp với dạy học các nguyên lý,
nguyên tắc.
o Phương pháp khám phá sáng tạo.
Phương pháp này nhắm đến mục tiêu giúp người học Phân tích được các vấn
đề của nội dung đặt ra, phù hợp với dạy học sáng tạo.
o Phương pháp tự nghiên cứu (làm việc độc lập).
Phương pháp này nhắm đến mục tiêu giúp người học Phân tích, Tổng hợp và
Đánh giá, đưa ra quan điểm, ý kiến riêng về những vấn đề của nội dung dạy học.
1.1.4. Lựa chọn phương pháp dạy học
Do phƣơng pháp tạo nên hiệu quả của quá trình dạy học nên vấn đề lựa chọn
phƣơng pháp luôn đƣợc đặt lên hàng đầu trong khi thiết kế, xây dựng ý đồ triển khai
một bài giảng cụ thể. Trên thực tế không tồn tại một phương pháp tuyệt hảo cũng nhƣ
không có một phương pháp tồi tệ. Mỗi phƣơng pháp đều có những mặt ƣu và nhƣợc
riêng. Do đó ngƣời dạy phải biết chọn lựa để phát huy những điểm mạnh và hạn chế
những nhƣợc điểm của từng phƣơng pháp trong quá trình dạy học. Một phƣơng pháp
dạy học đƣợc coi là hợp lý và hiệu quả khi phƣơng pháp này đạt đƣợc các tiêu chí:
- Nhắm đến mục tiêu dạy học rõ ràng: Tạo ra khả năng cao nhất để thực hiện
mục tiêu, nhiệm vụ dạy học, phát triển nhận thức, kỹ năng, thái độ của ngƣời học.
- Tương thích: Phù hợp với nội dung dạy học cụ thể, đặc thù của từng môn học,
bài học, vấn đề cụ thể; từng giai đoạn cụ thể trong tiến trình giờ học... (Một số tác giả
đặc biệt lưu tâm đến việc cần phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau tại những
thời điểm khác nhau trong giờ học căn cứ vào mức độ tập trung chú ý của người học.
Ví dụ: khủng hoảng chú ý ở người học sẽ xảy ra ở phút 14-18, sau đó tình trạng này sẽ
lặp lại lần thứ hai sau khoảng 11-14 phút, lần ba sau khoảng 9-11 phút, lần cuối sau
khoảng 8-9 phút...).
6
- Khả thi: Phù hợp với năng lực, trình độ, sở thích, hứng thú, kinh nghiệm của
cả ngƣời dạy lẫn ngƣời học, phù hợp các điều kiện dạy học...
1.2. Bản chất của phương pháp dạy học hiện đại
Ngày nay, ngƣời ta thƣờng nói về các phƣơng pháp dạy học hiện đại. Trong dạy
học hiện đại, thầy là ngƣời đạo diễn, tổ chức các hoạt động của trò (bao gồm cả tổ
chức quản lý lớp học) để khám phá ra vấn đề, ứng dụng lý thuyết đã học vào cuộc
sống. Các phƣơng pháp dạy học hiện đại hƣớng tới đích: Hình thành và phát triển
nhân cách người lao động có tri thức, tự chủ, năng động, sáng tạo và hợp tác. Trong
dạy học hiện đại, tự đánh giá của ngƣời học đƣợc coi trọng. Thông qua quá trình tham
gia tích cực vào các hoạt động học: qua kiểm tra, thảo luận và trao đổi với thầy và bạn,
học thầy và học bạn, ngƣời học sẽ lĩnh hội đƣợc kiến thức một cách chính xác, sâu
rộng và biết đƣợc mức độ phát triển của bản thân.
Những nguyên tắc chủ yếu của quá trình dạy học hiện đại (Dạy học hiện đại –
Nguyễn Thành Hƣng- NXB ĐHQG Hà Nội):
Tương tác: Nhà giáo và hoạt động dạy học của họ phải phát động đƣợc và tổ
chức đƣợc các dạng tƣơng tác khác nhau giữa ngƣời học và nội dung dạy học, giữa
ngƣời học với nhau và với giáo viên, giữa các hình thức học tập và giao tiếp, hạn chế
càng nhiều càng tốt tính chất một chiều trong quan hệ dạy và học, phát huy tối đa các
cơ hội hoạt động của ngƣời học.
Tham gia: Hoạt động dạy học phải có tác dụng động viên, khuyến khích ngƣời
học trao đổi, chia sẽ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau, sao cho nỗ lực của mỗi ngƣời đều
góp phần vào mục tiêu và kết quả học tập chung, và việc đạt đƣợc kết quả chung cũng
là bảo đảm cho mỗi ngƣời thành công trong học tập; trí tuệ chung, tình cảm chung, ý
chí chung đƣợc vun đắp từ sự tham gia của mỗi ngƣời và chính chúng trở thành chỗ
dựa, sức mạnh gấp bội của mỗi ngƣời.
Tính vấn đề của dạy học: Tình huống dạy học do nhà giáo tổ chức phải có giá
trị đối với ngƣời học, phải có liên hệ với kinh nghiệm và giá trị cá nhân của họ, từ đó
thúc đẩy họ hoạt động trí tuệ và thực hành; các yếu tố trong tình huống dạy học không
đƣợc vô tình, trung tính đối với ngƣời học, trở thành nhàm chán, nhạt nhẽo, làm suy
giảm tính tích cực của họ.
Nhƣ vậy, bản chất của các phƣơng pháp dạy học hiện đại là tăng tính chủ động,
khả năng tự học, tự giác, tính tích cực, tương tác, khả năng sáng tạo của người học.
1.2.1. Quan niệm dạy và học theo hướng tiếp cận thông tin
Có nhiều cách quan niệm về việc dạy và học:
(1) Dạy học bao gồm toàn bộ các thao tác có mục
đích nhằm chuyển các giá trị tinh thần, các hiểu
biết, các giá trị văn hóa mà nhân loại hoặc cộng
đồng đã đạt được vào bên trong một con người.
(1) Hoạt động học tập là hoạt động lĩnh
hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo để hướng tới
mục đích làm thay đổi chính chủ thể của
hoạt động.
7
(2) Dạy học là một hoạt động đặc trưng của
người dạy nhằm tổ chức, điều khiển và tạo ra
nhiều cơ hội cho quá trình học một cách thuận lợi
và đạt được mục đích.
(2) Hoạt động học là quá trình tự giác,
tích cực, tự lực chiếm lĩnh khái niệm
khoa học dưới sự điều khiển sư phạm của
người thầy.
Quan điểm dạy và học theo hƣớng tiếp cận thông tin
Học là quá trình tự biến đổi mình và làm phong
phú mình bằng cách chọn nhập và xử lý thông
tin lấy từ môi trường xung quanh (Michel
Deverlay, 1994)
Dạy là việc giúp cho người học tự mình
chiếm lĩnh những kiến thức, kỹ năng và hình
thành hoặc biến đổi những tình cảm, thái độ
(Lâm Quang Thiệp, 2000)
1.2.2. Phương pháp sư phạm tương tác và quan điểm lấy người học làm trung tâm
Quan điểm dạy học này thể hiện ở một số nét chính sau:
Quan tâm 3 tác nhân chính: ngƣời học, ngƣời dạy và môi trƣờng (Theo Denommé
& M. Roy, 2000, trong "Tiến tới một phương pháp sư phạm tương tác“):
o Ngƣời học là người đi học chứ không phải ngƣời đƣợc dạy (tính tự nguyện và
chủ động),
o Nhiệm vụ của ngƣời dạy là giúp đỡ người học, phục vụ người học để làm nảy
sinh tri thức ở ngƣời học,
o Môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh và bên trong ngƣời học là tác nhân
quan trọng ảnh hƣởng đến việc dạy và học. Môi trƣờng là nơi chứa thông tin.
3 yếu tố quan trọng nhất: mục tiêu (MT), nội dung (ND) và phƣơng pháp (PP)
Mối liên hệ giữa 3 yếu tố (Theo Nguyễn Ngọc Quang, 1998)
Theo quan niệm trên:
+ Ngƣời học là TRUNG TÂM của quá trình dạy học
+ Sự vận động của nhân tố ngƣời học là quan trọng nhất để làm cho hoạt động
HỌC thật sự đƣợc diễn ra và nâng cao hiệu quả của quá trình dạy và học.
+ Việc phát huy tính CHỦ ĐỘNG của ngƣời học là một trong những nguyên tắc
quan trọng nhất của quá trình dạy và học ở đại học.
8
So sánh quan niệm dạy học lấy ngƣời học làm trung tâm với dạy học truyền
thống (lấy GV làm trung tâm)
Lấy GV làm trung tâm Lấy HS làm trung tâm
Mục tiêu
Chăm lo trƣớc hết đến việc thực hiện
nhiệm vụ của GV là truyền đạt cho hết
những kiến thức đã quy định trong
chƣơng trình và SGK,
Chú trọng khả năng và lợi ích của ngƣời
dạy
Chuẩn bị cho HS đi thi là mục tiêu của
dạy học
Hƣớng vào việc chuẩn bị cho HS sớm
thích ứng với đời sống xã hội, hòa nhập
và phát triển cộng đồng, tôn trọng nhu
cầu, lợi ích, tiềm năng của ngƣời học.
Hƣớng tới tạo điều kiện thuận lợi để mỗi
HS - bằng hoạt động của chính mình –
sáng tạo ra nhân cách của mình, hình
thành và phát triển bản thân.
Nội dung
Chú trọng trƣớc hết đến hệ thống kiến
thức lí thuyết, sự phát triển tuần tự của các
khái niệm, định luật, học thuyết khoa học.
Chƣơng trình học tập đƣợc thiết kế chủ
yếu theo logic nội dung khoa học của các
môn học
Chú trọng thêm các kĩ năng thực hành
vận dụng các kiến thức lí thuyết, năng lực
phát hiện và giải quyết những vấn đề thực
tiễn.
Chƣơng trình giảng dạy phải giúp cho
từng cá nhân ngƣời học biết hành động và
tích cực tham gia vào các chƣơng trình
hành động của cộng đồng; “từ học làm
đến biết làm, muốn làm và cuối cùng
muốn tồn tại phát triển như nhân cách
một con người lao động tự chủ, năng
động và sáng tạo”.
Phương pháp
Phƣơng pháp chủ yếu là thuyết trình giảng
giải, thày nói trò ghi.
HS tiếp thu thụ động, cố hiểu và nhớ
những điều GV đã giảng, trả lời những
câu hỏi GV nêu ra về những vấn đề đã
dạy.
Giáo án đƣợc thiết kế theo trình tự đƣờng
thẳng, chung cho cả lớp học
GV chủ động thực hiện giáo án theo các
bƣớc đã chuẩn bị.
Coi trọng việc tổ chức cho HS hoạt động
độc lập hoặc theo nhóm.
HS vừa tự lực nắm các tri thức, kĩ năng
mới, đồng thời đƣợc rèn luyện vè phƣơng
pháp tự học, đƣợc tập dƣợt phƣơng pháp
nghiên cứu.
Giáo án đƣợc thiết kế theo kiểu phân
nhánh.
GV thực hiện giờ học phân hóa theo trình
độ và năng lực của HS, tạo điều kiện
thuận lợi cho sự bộc lộ và phát triển tiềm
năng của mỗi em.
9
Hình thức tổ chức
Bài lên lớp đƣợc tiến hành chủ yếu trong
phòng học mà bàn GV và bảng đen là
điểm thu hút chú ý của mọi HS.
HS thƣờng ngồi theo bàn dài, bố trí thành
dãy cố định, hƣớng lên bảng đen.
Nhiều bài học đƣợc tiến hành trong phòng
thí nghiệm, ngoài trời, tại Viện bảo tàng
hay cơ sở sản xuất.
Bàn ghế có thể bố trí thay đổi linh hoạt
cho phù hợp với hoạt động học tập trong
tiết học, theo yêu cầu sƣ phạm của từng
phần trong tiết học
Đánh giá
GV là ngƣời độc quyền đánh giá kết