Đề cương môn học – Giáo dục họcđại cương II

Mục đích, yêu cầu của chương  Tri thức về líluận: o Hiểu rõ những nhiệm vụ cơ bản của quá trình dạy họcvà phân tích được các nhiệm vụ cơ bản của một quá trình dạy học cụ thể o Hiểurõbản chất của quá trình dạy học o Phân tích được mâu thuẫn, động lực và logic phát triển của quá trình dạy học  Trên cơ sởhiểu rõcác tri thức về lí luận, vận dụng vào nhiệm vụ giảng dạy ngoại ngữ ở trường Phổ thông.  Đề ra biện pháp cần thiết để đảm bảo kết quả của quá trình dạy học môn ngoại ngữ ở trường Phổ thông.

pdf28 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1314 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương môn học – Giáo dục họcđại cương II, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương môn học – Giáo dục học đại cương II Bộ môn Tâm lý – Giáo dục/ Trường Đại học Ngoại ngữ/ ĐH QG HN 1 PHẦN MỘT: LÍ LUẬN DẠY HỌC Chuyên đề 1: Những vấn đề cơ bản của Lí luận dạy học (LLDH) Lí luận dạy học là hệ thống lí luận về hoạt động Dạy và hoạt động Học được tiến hành trong sự thống nhất biện chứng với nhau. Mục đích, yêu cầu của chương  Tri thức về lí luận: o Hiểu rõ những nhiệm vụ cơ bản của quá trình dạy học và phân tích được các nhiệm vụ cơ bản của một quá trình dạy học cụ thể o Hiểu rõ bản chất của quá trình dạy học o Phân tích được mâu thuẫn, động lực và logic phát triển của quá trình dạy học  Trên cơ sở hiểu rõ các tri thức về lí luận, vận dụng vào nhiệm vụ giảng dạy ngoại ngữ ở trường Phổ thông.  Đề ra biện pháp cần thiết để đảm bảo kết quả của quá trình dạy học môn ngoại ngữ ở trường Phổ thông. I. Dạy học và ý nghĩa của nó 1. Dạy học là gì? 2. Ý nghĩa của Dạy học a. Dạy học là con đường thuận lợi nhất, với khoảng thời gian ngắn nhất cho học sinh có thể nắm được một khối lượng tri thức cần thiết. o Là con đường thuận lợi nhất vì: Quá trình dạy học được tiến hành có tổ chức (lớp, trường), có kế hoạch (năm học, kì học, tiết học) với nội dung dạy học bao gồm những tri thức phổ thông, cơ bản, hiện đại và hệ thống những Kĩ năng, Kĩ xảo tương ứng, với những hình thức tổ chức dạy học đa dạng, với sự điều khiển linh hoạt của GV. Nói một cách khác, trong QTDH đã diễn ra sự gia công sư phạm trên cơ sở tính đến những đặc điểm của KH, những đặc điểm tâm sinh lí của HS và đặc biệt là tính đặc thù của QTDH (HS lĩnh hội những tri thức KH mà loài người đã phát hiện một cách sang tạo, không phải là sự phát minh những chân lí KH mới). o QTDH diễn ra trong khoảng thời gian ngắn nhất vì: trong QTDH hoạt động nhận thức của HS được thực hiện trong điều kiện thuận lợi và không có tình huống thử, sai; do vậy HS nắm được hệ thống những chân lí KH một cách dễ dàng, nhanh Dạy (hoạt động dạy của thầy) Học (hoạt động học của trò) Nhằm thực hiện nhiệm vụ dạy học Đề cương môn học – Giáo dục học đại cương II Bộ môn Tâm lý – Giáo dục/ Trường Đại học Ngoại ngữ/ ĐH QG HN 2 chóng. Những chân lí KH này được phát minh nhờ các thế hệ các nhà KH và trải qua nhiều thế kỉ. b. Dạy học là con đường quan trọng bậc nhất giúp HS phát triển một cách có hệ thống năng lực hoạt động trí tuệ, đặc biệt là năng lực tư duy sáng tạo. o Dạy học là con đường quan trọng bậc nhất vì: với sự gia công sư phạm trong QTDH, mà nhờ đó HS nắm được một cách nhanh chóng và có hiệu quả hệ thống những tri thức KH cần thiết. o Hệ thống những tri thức này được HS nắm vững trên cơ sở tiến hành những thao tác hoạt động trí tuệ, đặc biệt là thao tác tư duy. Ngược lại, các thao tác trí tuệ này thông qua việc nắm tri thức KH lại được phát triên và hoàn thiện thêm một bước. c. Dạy học là con đường chủ yếu GD cho HS Thế giới quan, Nhân sinh quan và những phẩm chất đạo đức cho HS. o Vì thông qua DH, HS có thể nhanh chóng nắm vững có hiệu quả hệ thống những tri thức KH cần thiết, những tri thức này giúp HS dần dần nắm được bản chất của TGQ, của tự nhiên, xã hội, rút ra những qui luật vận động và phát triên của chúng, trên cơ sở đó vận dụng nó vào cải tạo tự nhiên, xã hội, bản thân, nói cách khác đi tức là HS sẽ dần dần hình thành được TGQ và NSQ. II. Cấu trúc, bản chất, qui luật của QTDH 1. Cấu trúc của QTDH Theo quan điểm hiện đại, QTDH là một hệ thống cấu trúc hoàn chỉnh bao gồm nhiều nhân tố và những nhân tố đó có quan hệ biện chứng với nhau. Và chính những mối quan hệ này phản ánh tính qui luật của QTDH. a. Mục đích Dạy học o Mục đích dạy học là sự phản ánh một cách tập trung nhất những yêu cầu của XH đối với QTDH. Trên cơ sở XD mục đích Dạy học mới xác định được nhiệm vụ Dạy học. o Nói một cách khác, mục đích DH qui định những yêu cầu về tri thức, Kĩ năng, Kĩ xảo, yêu cầu về phát triển trí tuệ và GD cho học sinh. Do đó mục đích DH giữ vị trí quan trọng hàng đầu và nó có chức năng định hướng hoạt động của GV và HS, đồng thời nó định hướng cho các nhân tố khác của QTDH, định hướng cho sự phát triển nói chung của QTDH. d. Nội dung Dạy học o Là một nhân tố cơ bản của quá trình Dạy học, nó qui định hệ thống những tri thức, Kĩ năng, Kĩ xảo mà HS cần phải nắm vững, và qui định nội dung hoạt động của GV và HS. o Tạo nên nội dung hoạt động cơ bản của QTDH: Nội dung giảng dạy của GV và nội dung hoạt động của HS. c. Các phương pháp và phương tiện Dạy học Đề cương môn học – Giáo dục học đại cương II Bộ môn Tâm lý – Giáo dục/ Trường Đại học Ngoại ngữ/ ĐH QG HN 3 Là hệ thống những cách thức, phương tiện hoạt động phối hợp của người dạy và người học nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ DH. Có chức năng quan trọng là XD phương thức hoạt dộng dạy và hoạt động học. d. GV với hoạt động dạy và HS với hoạt động học: Là 2 nhân tốt đặc trưng cơ bản của QTDH. o GV với hoạt động dạy có chức năng tổ chức điều khiển, lãnh đạo hoạt động học tập của HS, đảm bảo cho học sinh thực hiện đầy đủ và có chất lượng cao những yêu cầu đã được qui định phù hợp với mục đích GD và đào tạo. o HS với hoạt động học giữ vai trò tích cực chủ động, quyết định chất lượng và hiệu quả của QTDH (vừa là khách thể vừa là chủ thể của QTDH) e. Kết quả dạy học: Phản ánh kết quả hoạt động chung của GV và HS trong QTDH. Chú ý: o Tất cả các nhân tố cấu trúc của hệ thống QTDH tồn tại trong mối quan hệ qua lại thống nhất với nhau. o Toàn bộ hệ thống này lại có mối quan hệ qua lại và thống nhất với các môi trường của nó (Môi trường chính trị - xã hội và môi trường Khoa học kĩ thuật). Các môi trường một mặt đòi hỏi hoàn thiện QTDH để phục vụ cho chúng, mặt khác chúng tạo điêu kiện cho việc hoàn thiện QTDH. 2. Bản chất của QTDH Muốn xác định bản chất của QTDH cần xem xét mối quan hệ giữa Dạy và Học, giữa GV và HS. Dạy và Học là hai hoạt động đặc trưng, cơ bản của QTDH. Hai mặt đó thống nhất biện chứng với nhau. Sự tác động qua lại giữa Dạy và Học, GV và HS phản ánh tính hai mặt của QTDH. Xét cho cùng mọi hoạt động giảng dạy, tổ chức, điều khiển của GV đều nhằm thúc đẩy hoạt động nhận thức của HS. Như vậy kết quả Dạy học được phản ánh tập trung ở kết quả nhận thức của HS. Vì thế chỉ có thể tìm thấy bản chất của QTDH trong mối quan hệ giữa HS và tài liệu học tập, ở hoạt động nhận thức của HS. Bản chất của QTDH là quá trình nhận thức độc đáo của HS. a. QTDH là quá trình nhận thức của học sinh: có nghĩa là QT này cũng tuân theo những qui luật của quá trình nhận thức: từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. b. Quá trình nhận thức độc đáo của HS Nhận thức của nhà khoa học Nhận thức của học sinh Con đường mò mẫm, thử và sai Tìm kiếm những chân lý mới, chứng minh những cái mới mà loài người chưa biết Thời gian nhận thức dài Con đường đã được khám phá Nhận thức cái mới với bản thân Thời gian học tập tương đối ngắn vì tiến hành trong điều kiện sư phạm, dưới sự tổ chức, Đề cương môn học – Giáo dục học đại cương II Bộ môn Tâm lý – Giáo dục/ Trường Đại học Ngoại ngữ/ ĐH QG HN 4 Không có khâu kiểm tra, đánh giá kiến thức Không có tính giáo dục hướng dẫn của GV, nội dung tri thức đã được rút ngắn, hệ thống hóa Có khâu củng cố, kiểm tra, đáng giá kiến thức Có tính giáo dục 1. Các qui luật cơ bản của QTDH Qui luật là những mối lien hệ bản chất, tất yếu, phổ biến, lặp đi lặp lại giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt khác nhau của một sự vật hiện tượng. Dạy học là một quá trình luôn luôn vận động và phát triên không ngừng nhằm thực hiện mục tiêu DH ở các mức độ nhất định. Sự vận động của QTDH diễn ra theo những qui luật phổ biến và đặc thù của nó. Các qui luật đó phản ánh những mối liên hệ tất yếu và bền vững giữa các thành tố của QTDH cũng như giữa QTDH với điều kiện KTXH và KHKT. Ví dụ:  QL về tính qui định của môi trường KT-XH đối với các thành tố của QTDH  QL thống nhất biện chứng giữa DH và phát triển trí tuệ của HS  QL thống nhất biện chứng giữa Dạy và Học, giữa GV và HS trong QTDH  QL thống nhất biện chứng giữa nội dung, phương pháp, phương tiện và các hình thức tổ chức dạy học  QL thống nhất biện chứng giữa Dạy học và Giáo dục  Trong những qui luật trên, QL thống nhất biện chứng giữa Dạy và Học là qui luật cơ bản của QTDH vì QL này phản ánh mối liên hệ tất yếu, chủ yếu và bền vững giữa 2 nhân tố trung tâm, đặc trưng cho tính hai mặt QTDH: hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS. QL này chi phối, ảnh hưởng tích cực tới các QL khác của QTDH, ngược lại các QL khác chỉ có thể phát huy tác dụng tích cực ảnh hưởng tác động của QL này. III. Các nhiệm vụ dạy học Việc xác định nhiệm vụ Dạy học được xác định dựa vào những căn cứ sau:  Mục đích đào tạo nói chung và mục đích của từng cấp học, từng loại trường nói riêng  Những thành tựu của KHKT trong nước và trên thế giới  Nhận thức luận Duy vật biện chứng  Điều kiện thực tiễn của đất nước  Đặc điểm tâm sinh lí của HS  Kinh nghiệm DH của các nước trên thế giới và trong nước 1. Nhiệm vụ 1 Đề cương môn học – Giáo dục học đại cương II Bộ môn Tâm lý – Giáo dục/ Trường Đại học Ngoại ngữ/ ĐH QG HN 5 Võ trang cho HS hệ thống những tri thức khoa học phổ thông, cơ bản, hiện đại, phù hợp với thực tiễn của nước ra về tự nhiên, xã hội, tư duy; đồng thời rèn luyện cho HS hệ thống những kĩ năng kĩ xảo tương ứng.  Tri thức khoa học: là những vốn kinh nghiệm của loài người, được tích lũy, đúc kết trong quá trình đấu tranh cải tạo tự nhiên, xã hội và được hệ thống hóa, khái quát hóa tạo thành những cơ sở của các khoa học. Đó là: những sự kiện KH, tri thức thực hành, tri thức về PP.  Tri thức phổ thông cơ bản: là những tri thức quan trọng nhất, chủ yếu nhất, cần thiết nhất giúp cho HS sau khi rời nhà trường phổ thông có khả năng đáp ứng được những đòi hỏi của XH và bản thân. Những tri thức phổ thông, cơ bản mang tính tương đối và luôn luôn biến đổi (thay đổi chương trình và SGK)  Tri thức phù hợp với thực tiễn XH  Tri thức có tính hệ thống: đảm bảo tính logic nội tại của từng môn học, đảm bảo mối liên hệ giữa tri thức của các môn học với nhau  Hệ thống những kĩ năng, kĩ xảo, đặc biệt là những KN, KX có liên quan đến hoạt động học tập, tự học nhằm giúp cho HS không những chỉ nắm vững tri thức mà còn biết vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo vào những tình huống khác nhau Kĩ năng là những năng lực tự giác hoàn thành được một thao tác hay một công việc nhất định trên cơ sở hiểu được những tri thức KH và vận dụng những tri thức đó. Kĩ xảo là những kĩ năng đã được tự động hóa nhờ lặp đi lặp lại (không có sự tham gia của ý thức) Quá trình nắm tri thức, KN, KX tiến hành qua 4 mức độ:  Mức độ nhận biết (những đặc điểm cơ bản của đối tượng cần nghiên cứu)  Mức độ tái hiện (nhớ lại một cách đầy đủ những tri thức, KN, KX)  Mức độ kĩ năng (vận dụng những tri thức, KN vào tình huống quen thuộc)  Mức độ sáng tạo (vận dụng những tri thức, KN vào những tình huống mới) 2. Nhiệm vụ 2: Phát triển ở HS năng lực hoạt động trí tuệ, đặc biệt là năng lực tư duy sáng tạo a. Năng lực hoạt động trí tuệ: là năng lực vận dụng các thao tác trí tuệ, đặc biệt là các thao tác tư duy (phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa). Nhờ các thao tác trí tuệ mà HS nắm được tri thức, và thông qua việc nắm tri thức mà các thao tác trí tuệ được hình thành và phát triển. b. Sự phát triển trí tuệ: được đặc trưng bởi sự tích lũy vốn tri thức và các thao tác trí tuệ thành thạo, vững chắc của con người. Đó là quá trình chuyển biến về chất lượng trong hoạt động về trí tuệ nói chung, quá trình nhận thức của người học nói riêng. Sự phát triển các phẩm chất trí tuệ trong QTDH: tính định hướng, tính linh hoạt, tính mềm dẻo, tính độc lập, tính phê phán, tính khái quát 3. Nhiệm vụ 3 Đề cương môn học – Giáo dục học đại cương II Bộ môn Tâm lý – Giáo dục/ Trường Đại học Ngoại ngữ/ ĐH QG HN 6 Trên cơ sở võ trang tri thức, KN, KX và phát triển năng lực hoạt động trí tuệ, giúp hình thành và phát triển ở HS thế giới quan khoa học, nhân sinh quan và các phẩm chất đạo đức của người công dân, người lao động có bản lĩnh và bản ngã trong cộng đồng. Đây chính là nhiệm vụ GD của QTDH. Giáo dục thế giới quan, đạo đức vừa là mục đích vừa là kết quả, đồng thời là cơ sở tư tưởng, là động cơ thúc đẩy việc chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng và phát triển toàn diện nhân cách đối với người học. Giữa Giáo dục và sự phát triển trí tuệ có sự thống nhất biện chứng với nhau. Mối quan hệ giữa các nhiệm vụ DH  Việc trang bị tri thức là cơ sở để rèn luyện các KN, KX. Việc trang bị tri thức, KN, KX là cơ sở để phát triển trí tuệ và hình thành TGQ khoa học, NSQ và các phẩm chất đạo đức.  Phát triển năng lực hoạt động trí tuệ là điều kiện rất quan trọng để HS nắm vững tri thức, KN, KX và hình thành TGQ, NSQ và các phẩm chất đạo đức (vừa là kết quả, vừa là điều kiện của 2 nhiệm vụ kia)  Cơ sở TGQ KH, NSQ và các phẩm chất đạo đức là kết quả đồng thời cũng là mục đích, là cơ sở tư tưởng của 2 nhiệm vụ kia IV. Động lực của QTDH 1. Khái quát về sự vận động và phát triển của QTDH QTDH cũng như các QT khác của thế giới khách quan, nó luôn vận động và phát triển. QTDH bao gồm nhiều nhân tố tồn tại trong mối quan hệ biện chứng với nhau. Bản thân mỗi nhân tố luôn luôn vận động và phát triển.  Mục đich, nhiệm vụ DH ngày càng nâng cao và hoàn thiện do ảnh hưởng của môi trường KTXH, và sự tiến bộ của KHKT.  Nội dung, phương pháp, phương tiện DH ngày càng đổi mới, hiện đại hóa. Chính sự vận động, và phát triển đồng bộ của các nhân tố này tạo nên sự vận động và phát triển chung của QTDH. Sau đây là sự vận động và phát triển của các nhân tố trung tâm o HS và hoạt động học: vận động và phát triển không ngừng từ chỗ chưa biết, chưa ý thức được các nhiệm vụ dạy học đến chỗ ý thức được nhiệm vụ và mục đích dạy học; nắm tri thức đến nắm KN, KX và nắm ở mức độ ngày càng cao; vận dụng những điều đã học vào tình huống quen thuộc rồi đến sự vận dụng linh hoạt vào những tình huống mới. o GV và hoạt động dạy: trong QTDH trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm trình độ hoạt động XH của người GV cũng không ngừng được hoàn thiện. Mặt khác, nhân cách của người GV cũng không ngừng được hoàn thiện. Sự vận động và phát triển này diễn ra nhờ có sự tác động của những động lực nhất định. 2. Động lực của QTDH Đề cương môn học – Giáo dục học đại cương II Bộ môn Tâm lý – Giáo dục/ Trường Đại học Ngoại ngữ/ ĐH QG HN 7 Nguyên nhân của sự vận động và phát triên của QTDH là sự xuất hiện, nảy sinh và giải quyết có hiệu quả hệ thống những mâu thuẫn vốn có của QTDH. Đó là mâu thuẫn bên trong và bên ngoài. a. Những mâu thuẫn bên trong: Là những mâu thuẫn giữa các thành tố cấu trúc của QTDH hoặc giữa các yếu tố trong từng thành tố với nhau. Chẳng hạn: giữa mục đích, nhiệm vụ DH đã được nâng cao với phương pháp, phương tiện ở trình độ thấp; hoặc giữa nội dung DH đã hiện đại hóa nhưng phương pháp, hình thức DH còn lạc hậu Việc giải quyết những mâu thuẫn bên trong sẽ tạo nên hệ thống động lực thúc đẩy QTDH phát triển không ngừng. Trong tất cả các mâu thuẫn trên thì mẫu thuẫn giữa yêu cầu học tập ngày càng cao với trình độ nhận thức có hạn của HS là mâu thuẫn cơ bản tạo nên động lực chủ yếu của QTDH. Bởi vì, đó là mâu thuẫn tồn tại suốt từ đầu đến cuối QTDH, việc giải quyết các mâu thuẫn khác nhằm phục vụ giải quyết nó và ngược lại, việc giải quyết nó có liên quan trực tiếp và sâu sắc đến sự vận động và phát triển của HS và hoạt động học. b. Những mâu thuẫn bên ngoài: là mâu thuẫn giữa các nhân tố của môi trường KTXH, KHKT với những thành tố của QTDH. Chẳn hạn, mâu thuẫn về sự bùng nổ thông tin về mọi lĩnh vực KHKT hiện nay đòi hỏi phải hiện đại hóa, quốc tế hóa về nội dung DH cũng như hoàn thiện mục đích, nhiệm vụ DH. Điều kiện để mâu thuẫn trở thành động lực đó là: mâu thuẫn phải nảy sinh trong tiến trình DH, mâu thuẫn phải vừa sức với HS và mâu thuẫn phải được HS ý thức đúng và đầy đủ. V. Lôgic của QTDH 1. Khái niệm về Lôgic QTDH Lôgic của QTDH là trình tự vận động hợp qui luật của nó đảm bảo cho người học phát triên trí tuệ tương ứng với lúc bắt đầu nghiên cứu đến trình độ phát triển trí tuệ tương ứng với lúc kết thúc nghiên cứu môn học (hoặc một chương) nào đó. Lôgic của QTDH phụ thuộc vào: Đặc trưng nội dung môn học và đặc điểm hoạt động nhận thức của người học. Hay nói cách khác nó là “hợp kim” giữa Lôgic nhận thức và Lôgic môn học. Điều đó có nghĩa là QTDH vận động theo Lôgic môn học và phải phù hợp với Lôgic nhận thức của HS. Quá trình này được diễn ra theo những bước nhất định. Mỗi bước của QTDH nhằm giải quyết trọn vẹn những nhiệm vụ DH nhất định. Mỗi bước đó còn được gọi là mỗi khâu của QTDH. 2. Các khâu cơ bản của QTDH 1. Kích thích thái độ học tập tích cực của HS 2. Tổ chức, điều khiển HS nắm tri thức 3. Tổ chức, điều khiển HS củng cố tri thức 4. Tổ chức, điều khiển HS rèn luyện KN, KX Đề cương môn học – Giáo dục học đại cương II Bộ môn Tâm lý – Giáo dục/ Trường Đại học Ngoại ngữ/ ĐH QG HN 8 VI. Các nguyên tắc dạy học QTDH về bản chất là QTNT độc đáo của HS nhằm chiếm lĩnh tri thức, KN, KX. Quá trình đó luôn luôn vận động và phát triển theo những qui luật nhất định, vì vậy muốn tổ chức, điều khiển QTDH nhằm đạt kết quả tối ưu, GV và HS phải tuân theo những luận điểm cơ bản đó chính là các nguyên tắc dạy học. 1. Định nghĩa Các nguyên tắc dạy học (NTDH) là các luận điểm cơ bản có tính qui luật của QTDH, có tác dụng chỉ đạo toàn bộ tiến trình dạy và học nhằm thực hiện tối ưu các mục đích và nhiệm vụ dạy học. Các NTDH phản ánh những qui luật, trước hết là những qui luật cơ bản của QTDH. Các NTDH chỉ đạo việc lựa chọn và phối hợp nội dung, phương pháp và các hình thức tổ chức DH, có nghĩa là chỉ đạo toàn bộ tiến trình DH, đảm bảo cho nó vận động và phát triển hợp qui luật, nhằm thực hiện các nhiệm vụ DH. Phân loại các NVDH còn nhiều ý kiến chưa thống nhất, việc xác định các NTDH căn cứ vào:  Mục tiêu GD và ĐT,  Mục đích và nhiệm vụ DH,  Qui luật DH, thực tiễn DH,  Đặc điểm tâm sinh lí,  Đặc điểm QTNT của HS. 2. Hệ thống các nguyên tắc dạy học a. Nguyên tắc thống nhất giữa tính khoa học và tính giáo dục trong DH  Nội dung: o Tính khoa học: giúp HS nắm vững hệ thống những tri thức KH cơ bản, hiện đại về các lĩnh vực tự nhiên, XH và tư duy phản ánh những thành tựu hiện đại của KHKT và băn hóa, giúp HS hình thành được một số phương pháp nghiên cứu KH ở những mức độ khác nhau. o Tính giáo dục: nhằm hình thành cho HS TGQ, NSQ và những phẩm chất đạo đức. Đây chính là sự thống nhất giữa “dạy chữ” và “dạy người” Đề cương môn học – Giáo dục học đại cương II Bộ môn Tâm lý – Giáo dục/ Trường Đại học Ngoại ngữ/ ĐH QG HN 9  Phương thức thực hiện o Trong QTDH, GV cần tổ chức, điều khiển HS chiếm lĩnh hệ thống những tri thức cơ bản, hiện đại về các lĩnh vực KH. o Vận dụng các phương pháp và hình thức tổ chức DH theo hướng phát triển năng lực tư duy khoa học o Giúp HS tiếp xúc, hình thành và phát triển một số các phương pháp NCKH o Tăng cường GD tư tưởng chính trị, bồi dưỡng phẩm chất ĐĐ cho HS trong QTDH b. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa lí luận và thực tiễn trong DH Nguyên tắc này có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt vì HS không những phải nắm vững tri thức lí thuyết mà còn phải vận dụng chúng vào giải quyết những nhiệm vụ thực tiễn, góp phần cải tạo hiện thực khách quan.  Nội dung: o Giúp cho HS nắm vững những tri thức lí thuyết và những kĩ năng vận dụng chúng o Đào tạo HS có năng lực thực tế  Phương hướng thực hiện: o Khi xây dựng chương trình, kế hoạc DH cần lựa chọn nội dung các môn học đảm bảo cung cấp những tri thức KH cơ bản, hiện đại phù hợp với thực tiễn XH o Cần làm cho HS thấy rõ nguồn gốc thực hiện của các KH (mọi KS đều nảy sinh do nhu cầu thực tiễn và trở lại phục vụ thực tiễn) o Cần vận dụng
Tài liệu liên quan