Bài giảng môn học Quản trị dự án đầu tư

Đầu tư là một hoạt động kinh tế và là một bộ phận hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị, doanh nghiệp. Nó có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tăng tiềm lực của nền kinh tế nói chung, tiềm lực sản xuất kinh doanh của các đơn vị nói riêng. Mỗi hoạt động đầu tư được tiến hành với rất nhiều công việc có những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật đa dạng. Nguồn lực cần huy động cho hoạt động đó thường rất lớn. Thời gian thực hiện và kết thúc đầu tư , nhất là việc thu hồi đầu tư vốn đã bỏ ra, hoặc đem lại những lợi ích cho xã hội, là một quá trình có thời gian dài. Do đó , để sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đã chi cho công cuộc đầu tư, đem lại lợi ích kinh tế xã hội lớn nhất cho đất nước, ngành và các đơn vị, một trong những vấn đề quan trọng có tính chất quyết định của mọi công cuộc đầu tư là những người trực tiếp quản lý điều hành quá trình đầu tư và thực hiện đầu tư phải được trang bị đầy đủ các kiến thức về hoạt động đầu tư và dự án đầu tư

docx95 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 5819 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng môn học Quản trị dự án đầu tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT HỌC PHẦN Nguồn gốc học phần: Đầu tư là một hoạt động kinh tế và là một bộ phận hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị, doanh nghiệp. Nó có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tăng tiềm lực của nền kinh tế nói chung, tiềm lực sản xuất kinh doanh của các đơn vị nói riêng. Mỗi hoạt động đầu tư được tiến hành với rất nhiều công việc có những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật đa dạng. Nguồn lực cần huy động cho hoạt động đó thường rất lớn. Thời gian thực hiện và kết thúc đầu tư , nhất là việc thu hồi đầu tư vốn đã bỏ ra, hoặc đem lại những lợi ích cho xã hội, là một quá trình có thời gian dài. Do đó , để sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đã chi cho công cuộc đầu tư, đem lại lợi ích kinh tế xã hội lớn nhất cho đất nước, ngành và các đơn vị, một trong những vấn đề quan trọng có tính chất quyết định của mọi công cuộc đầu tư là những người trực tiếp quản lý điều hành quá trình đầu tư và thực hiện đầu tư phải được trang bị đầy đủ các kiến thức về hoạt động đầu tư và dự án đầu tư. Để đáp ứng yêu cầu quản lý đầu tư trong nền kinh tế nói chung, trong các đơn vị, doanh nghiệp nói riêng, môn học “Quản trị dự án đầu tư” đã ra đời và được giảng dạy cho ngành Quản trị kinh doanh tại các cơ sở đào tạo đại học và cao đẳng. Cùng với quá trình giảng dạy, môn học ngày càng được hoàn thiện và được đánh giá là rất cần thiết và bổ ích phục vụ công tác quản lý có hiệu quả các dự án đầu tư. Mục tiêu của học phần: Về kiến thức: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về đầu tư và các hoạt động đầu tư, các khái niệm cơ bản về dự án đầu tư, trình tự và nội dung của quá trình lập dự án đầu tư, các nội dung cơ bản về phân tích kỹ thuật công nghệ, phân tích kinh tế - xã hội – môi trường, phân tích tài chính, thẩm định, tổ chức quản lý thực hiện một dự án đầu tư. Về kỹ năng: Trang bị cho sinh viên một số kỹ năng cơ bản khi tiến hành lập một dự án đầu tư trong thực tế, cũng như các kỹ năng đánh giá, thẩm định và tổ chức quản lý thực hiện một dự án đầu tư. Nội dung học phần: Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ Mục đích, yêu cầu: - Trang bị những kiến thức cơ bản về đầu tư và dự án đầu tư. - Nắm được kiến thức để tiếp thu và vận dụng cho các chương tiếp theo của học phần. Nội dung chính: - Đầu tư và hoạt động đầu tư vốn - Dự án đầu tư. Chương 2: TRÌNH TỰ VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA QUÁ TRÌNH LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ Mục đích, yêu cầu: - Trang bị những kiến thức cơ bản về trình tự và nội dung của quá trình lập dự án đầu tư - Nắm được kiến thức để tiếp thu và vận dụng Nội dung chính: - Các bước nghiên cứu và hình thành một dự án đầu tư - Trình tự nghiên cứu và lập dự án đầu tư khả thi - Phương pháp trình bày một dự án đầu tư khả thi Chương 3 PHÂN TÍCH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ DỰ ÁN ĐẦU TƯ Mục đích, yêu cầu: - Trang bị những kiến thức cơ bản về phân tích kỹ thuật công nghệ của dự án đầu tư - Nắm được kiến thức để vận dụng phân tích kỹ thuật công nghệ của dự án đầu tư Nội dung chính: - Vị trí phân tích kỹ thuật công nghệ của dự án đầu tư - Nội dung phân tích kỹ thuật công nghệ của dự án đầu tư Chương 4 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ Mục đích, yêu cầu: - Trang bị những kiến thức cơ bản về phân tích tài chính một dự án đầu tư - Nắm được kiến thức để vận dụng phân tích tài chính một dự án đầu tư Nội dung chính: - Mục đích và tác dụng phân tích tài chính một dự án đầu tư - Xác định tỷ suất tính toán và chọn thời điểm tính toán trong phân tích tài chính một dự án đầu tư - Nội dung phân tích tài chính một dự án đầu tư Chương 5 PHÂN TÍCH KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ Mục đích, yêu cầu: - Trang bị những kiến thức cơ bản về nghiên cứu kinh tế xã hội của dự án đầu tư - Nắm được kiến thức để vận dụng nghiên cứu kinh tế xã hội của dự án đầu tư. Nội dung chính: - Lợi ích kinh tế xã hội của dự án đầu tư (khái niệm; sự khác nhau giữa lợi ích kinh tế xã hội và lợi ích tài chính; tác dụng của việc nghiên cứu kinh tế xã hội của dự án đầu tư) - Đánh giá ảnh hưởng của dự án đầu tư đến nền kinh tế quốc dân (chỉ tiêu) - Ảnh hưởng của dự án đầu tư đến môi trường Chương 6 THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ Mục đích, yêu cầu: - Trang bị những kiến thức về phương pháp và nội dung thẩm định dự án đầu tư. - Nắm được kiến thức để vận dụng thẩm định một dự án đầu tư Nội dung chính: - Phương pháp thẩm định dự án đầu tư - Nội dung thẩm định dự án đầu tư. Chương 7 TỔ CHỨC QUẢN LÝ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ Mục đích, yêu cầu: - Trang bị những kiến thức chung về quản lý dự án đầu tư, quản lý thời gian và tiến độ, quản lý nguồn lực của dự án đầu tư - Nắm được kiến thức để làm cơ sở cho tiếp thu các kiến thức về quản lý dự án đầu tư Nội dung chính: - Khái niệm, mục tiêu, nội dung của quản lý dự án đầu tư - Các mô hình tổ chức quản lý dự án đầu tư - Mạng công việc trong quản lý dự án đầu tư - Phương pháp biểu đồ GANTT, sơ đồ PERT - Biểu đồ phụ tải nguồn lực và điều chỉnh nguồn lực - Phân phối nguồn lực cho dự án đầu tư. - Quản lý chi phí dự án đầu tư - Giám sát và đánh giá dự án đầu tư 4. Dự kiến phân bổ thời gian giảng dạy; Nội dung TS tiết Trong đó LT TH KT Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 2 2 I. Đầu tư 1 1 II. Dự án đầu tư 1 1 Chương 2 TRÌNH TỰ VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA QUÁ TRÌNH LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ 6 4 2 I. Các bước của quá trình soạn thảo dự án đầu tư 2 2 II. Trình tự nghiên cứu và lập dự án đầu tư khả thi 4 2 Chương 3 PHÂN TÍCH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 3 3 I. Vị trí của phân tích kĩ thuật công nghệ 1 1 II. Nội dung phân tích kĩ thuật công nghệ 2 2 Chương 4 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ 20 10 9 1 I. Mục đích và tác dụng của phân tích tài chính dự án đầu tư 1 1 II. Xác định tỷ suất tính toán và thời điểm tính toán 5 3 2 III. Nội dung phân tích tài chính dự án đầu tư 14 6 7 1 Chương 5 PHÂN TÍCH KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ 5 4 1 I. Lợi ích kinh tế - xã hội – môi trường và tác dụng của phân tích 1 1 II. Sự khác nhau giữa phân tích tài chính và phân tích kinh tế - xã hội dự án đầu tư: 1 1 III. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội – môi trường dự án đầu tư. 1 1 IV. Phân tích ảnh hưởng của dự án đầu tư đối với môi trường sinh thái 2 1 1 Chương 6 THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ 4 4 I. Khái niệm yêu cầu của việc thẩm định dự án đầu tư. 1 1 II. Nội dung thẩm định đầu tư 1 1 III. Phương pháp thẩm định đầu tư. 1 1 IV. Quy định về thẩm tra và thủ tục đăng ký dự án đầu tư theo luật đầu tư 1 1 Chương 7 TỔ CHỨC QUẢN LÝ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ 20 10 9 1 I. Khái niệm và nội dung quản lý dự án 1 1 II. Các mô hình tổ chức quản lý dự án 1 1 III. Quản lý thời gian và tiến độ dự án 5 4 1 IV. Phân phối các nguồn lực cho dự án đầu tư 5 4 1 V. Quản lý chi phí dự án 2 2 VI. Giám sát và đánh giá dự án đầu tư: 2 1 1 1 Tổng 60 37 20 3 Phương pháp giảng dạy và học tập học phần: Phương pháp giảng dạy: Sử dụng phương pháp thuyết trình, nêu vấn đề, kết hợp với sử dụng các bài tập tình huống để phân tích các nội dung kiến thức học phần, nhằm đạt được mục của học phần. Phương pháp học tập của sinh viên:Trên lớp chú ý nghe giảng, làm các bài tập tình huống do giảng viên yêu cầu. Về nhà nghiên cứu trước các nội dung kiến thức và củng cố các kiến thức đã học để vận dụng vào giải các bài tập tình huống cụ thể mà giảng viên cho về nhà ôn tập Tài liệu học tập và tham khảo: Tài liệu học tập: Bài soạn giảng và các slide của giảng viên Tài liệu tham khảo: Luật đầu tư (2006) NXB Lao động xã hội Luật đấu thầu (2006) NXB Chính trị quốc gia TS. Nguyễn Xuân Thuỷ (2003) Quản trị dự án đầu tư. NXB Thống kê TS. Nguyễn Bạch Nguyệt (2000) Giáo trình lập và quản lý dự án đầu tư. NXB Thống kê PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt (2005) Giáo trình lập dự án đầu tư. NXB Thống kê TS. Đặng Minh Trang (2004) Quản trị dự án đầu tư. NXB Thống kê TS Từ quang Phương (2005) Giáo trình quản lý dự án đầu tư NXB Lao động XH Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ I. Đầu tư 1. Khái niệm *Khái niệm Theo nghĩa chung nhất, đầu tư là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm tạo ra các kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định của chủ đầu tư trong tương lai. Theo luật đầu tư, đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản, tiến hành đầu tư theo quy định của luật này và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Từ khái niệm đầu tư, có thể thấy một số vấn đề cần lưu ý khi nghiên cứu khái niệm đầu tư như sau: -Đầu tư phải có sự bỏ ra (sự hy sinh) các nguồn lực. Nguồn lực đầu tư có thể là tiền vốn, tài nguyên thiên nhiên, tài sản trí tuệ, sức lao động… -Việc đầu tư phải được thực hiện bằng các hoạt động cụ thể để biến các nguồn lực đầu vào thành các kết quả đầu ra. -Hoạt động đầu tư phải tạo ra các kết quả cụ thể là sự ra tăng của các loại tài sản bỏ ra ban đầu và các tài sản khác. -Hoạt động đầu tư phải nhằm thực hiện được các mục tiêu đã định của chủ đầu tư. -Việc bỏ vốn đầu tư được thực hiện ở hiện tại, các kết quả và mục tiêu là sự kì vọng đạt được ở tương lai, đầu tư là một quá trình phức tạp, hàm chứa nhiều rủi ro. *Các đặc điểm của hoạt động đầu tư Nghiên cứu trường hợp khái quát đối với các dự án đầu tư sản xuất công nghiệp có xây dựng cơ bản, hoạt đông đầu tư có các đặc điểm cơ bản sau: Để tiến hành một hoạt động đầu tư phải có một lượng vốn nhất định. Để đầu tư, chủ đầu tư phải hy sinh các nguồn lực, tổng giá trị các nguồn lực chi ra để tiến hành hoạt động đầu tư là vốn đầu tư của dự án. Vốn để thực hiện các hoạt động đầu tư thường lớn. Vì vậy, khi tiến hành các hoạt động đầu tư, chủ đầu tư cần phải xác định được tổng mức vốn đầu tư cần thiết để thực hiện các hoạt động đầu tư, tìm kiếm được các nguồn huy động vốn phù hợp với những điều kiện cụ thể, xây dựng một cơ cấu vốn hợp lý với chi phí vốn là thấp nhất có thể, có phương án để huy động vốn đúng tiến độ vạch ra, đảm bảo tính ổn định của các nguồn huy động vốn và sử dụng vốn đạt hiệu quả cao nhất. Thời gian thực hiện các hoạt động đầu tư, vận hành và khai thác kết quả đầu tư diễn ra tương đối dài, có thể tới trên 50 năm nhưng không quá 70 năm. Do diễn ra trong thời gian tương đối dài nên quá trình thực hiện đầu tư chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố biến động theo thời gian, điều này làm cho các kết quả thực tế khi triển khai, vận hành dự án có thể sai lệch rất nhiều so với kết quả tính toán ban đầu.Vì vậy, hoạt động đầu tư tiềm ẩn rủi ro lớn. Do đó, trước quyết định đầu tư, người ta phải thực hiện phân tích độ nhạy dự án đầu tư. Các thành quả của hoạt động đầu tư thường có giá trị sử dụng tương đối dài. Với những công trình công cộng hoặc những thành quả của hoạt động đầu tư có lợi cho quốc kế dân sinh thì đặc điểm này cho thấy vai trò rất quan trọng của hoạt động đầu tư. Tuy nhiên, đây cũng là hạn chế của hoạt động đầu tư trong trường hợp chủ đầu tư mong muốn thu hồi vốn đầu tư nhanh chóng. Hầu hết các hoạt động đầu tư gắn liền với xây dựng cơ bản. Những hoạt động đầu tư này gọi là đầu tư xây dựng cơ bản. Đầu tư xây dựng cơ bản được thực hiện và vận hành tại một thời điểm cố định. Do đó, chủ đầu tư cần phải có sự đánh giá, lựa chọn kĩ lưỡng các phương án về địa điểm đầu tư; phải nghiên cứu kỹ các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, địa chất, văn hoá… của địa điểm được lựa chọn, đặc biệt là khả năng cung ứng nguyên liệu đầu vào và tiêu thụ các sản phẩm đầu ra cho dự án. 2. Phân loại đầu tư và các hình thức đầu tư * Phân loại đầu tư Có rất nhiều tiêu thức khác nhau để phân loại hoạt động đầu tư. Tuỳ vào mục đích nghiên cứu mà nhà nghiên cứu, nhà quản lý lựa chọn tiêu thức nào cho phù hợp. Dưới đây là các tiêu thức phân loại thường được sử dụng: Căn cứ vào bản chất và phạm vi lợi ích do đầu tư mang lại. Theo tiêu thức này, đầu tư được chia thành: Đầu tư phát triển, đầu tư tài chính và đầu tư thương mại - Đầu tư phát triển là một bộ phận của đầu tư nhằm duy trì những năng lực sản xuất sẵn có và tạo ra những năng lực sản xuất mới cho nền sản xuất xã hội. - Đầu tư tài chính là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra cho vay hoặc mua các chứng chỉ có giá để hưởng lãi suất hoặc cổ tức. - Đầu tư thương mại là hoạt động đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra để mua hàng hoá và sau đó bán lại với giá cao hơn nhằm thu lợi nhuận do chênh lệch giá khi mua và khi bán. b. Căn cứ vào nguồn vốn đầu tư Đầu tư bao gồm: đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài - Đầu tư trong nước: Là hoạt động đầu tư trong đó vốn đầu tư bỏ ra là vốn của nhà đầu tư trong nước (vốn đầu tư trong nước gồm: vốn ngân sách nhà nước, vốn của các doanh nghiệp nhà nước, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, vốn của các doanh nghiệp và vốn của dân cư). - Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam: Là hoạt động đầu tư mà vốn đầu tư bỏ ra để thực hiện đầu tư là vốn đầu tư nước ngoài (gồm vốn của các tổ chức quốc tế, của chính phủ các nước, các tổ chức phi chính phủ và các nhà đầu tư nước ngoài). - Đầu tư ra nước ngoài: Đây là loại đầu tư của các tổ chức hoặc cá nhân trong nước tại các nước khác. c. Căn cứ vào chủ thể đầu tư Đầu tư bao gồm: đầu tư của nhà nước, đầu tư của các doanh nghiệp và đầu tư của các cá nhân. d. Căn cứ vào tình hình tái sản xuất Theo tiêu thức phân loại này, đầu tư bao gồm: đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu. - Đầu tư theo chiều rộng là loại đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh trên cơ sở trình độ kĩ thuật công nghệ hiện có. - Đầu tư theo chiều sâu là loại đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh trên cơ sở cải tiến kĩ thuật công nghệ Với mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh, đầu tư chiều rộng, đầu tư chiều sâu đều có những vai trò nhất định. Tuỳ điệu kiện thực tế của đơn vị mà nhà đầu tư sẽ lựa chọn hình thức đầu tư nào cho phù hợp. e. Căn cứ vào quan hệ quản lý của chủ đầu tư Căn cứ vào tiêu thức này, đầu tư được chia thành đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. - Đầu tư trực tiếp là loại đầu tư trong đó người bỏ vốn trực tiếp tham gia vào quản lý, điều hành quá trình thực hiện và vận hành quá trình đầu tư. - Đầu tư gián tiếp là loại đầu tư trong đó người bỏ vốn không trực tiếp tham gia vào điều hành, quản lý quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tư. f. Theo thời gian sử dụng: Có đầu tư ngắn hạn, đầu tư trung hạn và đầu tư dài hạn g. Theo lĩnh vực hoạt động: Có đầu tư cho sản xuất kinh doanh, đầu tư cho nghiên cứu khoa học, đầu tư cho quản lý.. h. Theo ngành đầu tư: - Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng: Là hoạt động đầu tư phát triển nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật (giao thông vận tải, BCVT, điện nước) và hạ tầng xã hội (trường học, bệnh viện, cơ sở thông tin văn hoá). - Đầu tư phát triển sản xuất: Nhằm nâng cao năng lực sản xuất của cải vật chất của xã hội. - Đầu tư phát triển dịch vụ: Nhằm xây dựng các công trình dịch vụ… * Các hình thức đầu tư Mỗi loại đầu tư lại có những hình thức thực hiện khác nhau. Trong phạm vi nghiên cứu, chúng tôi chỉ xem xét các hình thức đầu tư trực tiếp và các hình thức đầu tư gián tiếp. Các hình thức đầu tư trực tiếp Theo Luật đầu tư, đầu tư trực tiếp có các hình thức sau: + Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư trong nước và 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài + Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữ các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài + Đầu tư theo hình thức BCC, BTO, BOT, BT + Đầu tư phát triển kinh doanh + Góp vốn, mua cổ phần để tham gia quản lý hoạt động đầu tư + Đầu tư thực hiện việc mua lại, sáp nhập doanh nghiệp + Các hình thức đầu tư trực tiếp khác b. Các hình thức đầu tư gián tiếp Theo Luật đầu tư, đầu tư gián tiếp có các hình thức sau: + Mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá trị khác + Thông qua quỹ đầu tư chứng khoán + Thông qua các định chế tài chính trung gian khác 3. Các giai đoạn đầu tư (chu kỳ của một dự án đầu tư) Chu kỳ của một dự án đầu tư bao gồm các bước, các giai đoạn mà một dự án đầu tư phải trải qua, bắt đầu từ khi dự án mới chỉ là một ý đồ, cho đến khi dự án được hoàn thành, đi vào vận hành khai thác và thanh lý dự án. Chu kì của một dự án đầu tư được minh hoạ như sau: Ý đồ về dự án đầu tư Chuẩn bị đầu tư Thực hiện đầu tư Vận hành các kết quả đầu tư Ý đồ về dự án mới Các giai đoạn đầu tư gồm: Chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và vận hành các kết quả đầu tư. Nội dung mỗi bước công việc trong mỗi giai đoạn của chu kỳ dự án đầu tư không giống nhau, tuỳ thuộc vào lĩnh vực đầu tư, tính chất tái sản xuất, thời gian đầu tư… các nội dung và các bước công việc trong mỗi giai đoạn được nghiên cứu ở đây thuộc loại dự án đầu tư sản xuất công nghiệp có xây dựng cơ bản. *Giai đoạn chuẩn bị đầu tư Giai đoạn này gồm các bước công việc sau: -Nghiên cứu phát hiện cơ hội đầu tư -Nghiên cứu sơ bộ lựa chọn dự án (nghiên cứu tiền khả thi ) -Nghiên cứu khả thi (Lập dự án- luận chứng kinh tế kĩ thuật ) -Đánh giá và quyết định đầu tư (thẩm định dự án ) *Giai đoạn thực hiện đầu tư Giai đoạn này gồm các bước công việc sau: -Hoàn tất các thủ tục để triển khai thực hiện đầu tư -Thiết kế và lập dự toán thi công xây lắp công trình -Thi công xây lắp công trình -Chạy thử, nghiệm thu, bàn giao *Giai đoạn vận hành kết quả đầu tư Giai đoạn này được chia thành 3 giai đoạn nhỏ: - Giai đoạn sử dụng chưa hết công suất - Giai đoạn sử dụng công suất ở mức cao nhất - Giai đoạn công suất giảm dần và kết thúc dự án Trong 3 giai đoạn trên đây, giai đoạn chuẩn bị đầu tư tạo tiền đề và quyết định sự thành công hay thất bại ở các giai đoạn sau, đặc biệt là đối với giai đoạn vận hành kết quả đầu tư. Do đó, với giai đoạn chuẩn bị đầu tư, vấn đề chất lượng, tính chính xác của các kết quả nghiên cứu, tính toán và dự đoán là quan trọng nhất. Làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư sẽ tạo điều kiện cho việc sử dụng hiệu quả vốn đầu tư của dự án ở giai đoạn thực hiện đầu tư và vận hành các kết quả đầu tư. Trong giai đoạn thứ hai, vấn đề thời gian là quan trọng nhất. Trong giai đoạn này, vốn đầu tư được chi ra và nằm khê đọng trong suốt những năm thực hiện đầu tư. Đây là thời kỳ vốn không sinh lời. Thời gian thực hiện đầu tư càng kéo dài, vốn ứ đọng càng nhiều, tổn thất càng lớn, lại thêm những tổn thất do thời tiết gây ra. Đến lượt mình, thời gian thực hiện đầu tư lại phụ thuộc nhiều vào công tác chuẩn bị đầu tư, vào việc quản lý quá trình thực hiện đầu tư, quản lý việc thực hiện các hoạt động khác có liên quan trực tiếp đến các kết quả của quá trình thực hiện đầu tư. Giai đoạn ba nhằm đạt được các mục tiêu của dự án. Hai giai đoạn trước sẽ tạo thuận lợi cho quá trình tổ chức quản lý, phát huy tác dụng các kết quả đầu tư. Dự án đầu tư là sản phẩm của giai đoạn chuẩn bị đầu tư. II. Dự án đầu tư 1. Khái niệm Dự án đầu tư được xem xét trên nhiều góc độ: Về mặt hình thức: Dự án đầu tư là một tập hồ sơ, tài liệu, trình bày một cách chi tiết, có hệ thống các hoạt động và chi phí theo kế hoạch, nhằm đạt được các kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai. Theo Luật đầu tư: Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định. Về mặt nội dung: Dự án đầu tư là tổng thể các hoạt động và chi phí cần thiết, được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ với lịch thời gian và địa điểm xác định để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định trong tương lai. Như vậy, khi xem xét khái niệm dự án đầu tư, cần chú ý tới 4 vấn đề trọng tâm sau: Mục tiêu: + Mục tiêu phát triển: thể hiện sự đóng góp của dự án vào việc thực hiện các mục tiêu chung của một quốc gia. Mục tiêu này được thực hiện thông qua những lợi ích dự án mang lại cho nền kinh tế - xã hội. + Mục tiêu trực tiếp của chủ đầu tư: đó là các mục tiêu cụ thể, cần đạt được của việc thực hiện dự án. Mục tiêu này được thực hiện thông qua những lợi ích tài chính mà chủ đầu tư thu được từ dự án. Các kết quả: Đó là những kết quả cụ thể, có thể định lượng, được tạo ra từ các hoạt động khác nhau của dự án. Các hoạt động: Là những nhiệm vụ hoặc hành động được thực h