Bài giảng Mọt mắt nhỏ

a, Dạng trưởng thành: Thân dài 2,5 – 3 mm, hình bầu dục dài và dẹt.Cơ thể màu hồng nâu có ánh. Đầu rộng và dẹt. Mắt kép màu đen, hình tròn rất nhỏ. Râu hình chùy có 11 đốt. Ngực trước gần giống hình vuông, hai góc của mép ngực trước lồi về phía trước, hai góc của mép ngực sau gần giống góc vuông. Mép ngực trước hơi rộng hơn mép ngực sau. Trên cánh cứng có 8 đường chạy dọc. Bụng có 5 đốt, đốt 1 dài nhất, đốt 2 và đốt cuối cùng tương đối ngắn, đốt 3 và đốt 4 ngắn nhất

ppt20 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2348 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Mọt mắt nhỏ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mọt mắt nhỏ (Palorus ratzeburgi Wissmann) a, : I, Đặt vấn đề Theo kết quả điều tra của FAO, hàng năm trên thế giới, mức tổn thất của lương thực trong kho bảo quản từ 6 - 10 %, ở Mỹ là 5 % so với tổng số lương thực sản xuất. Ở các nước Châu Á, Châu Mỹ La tinh và Châu Phi, mức thiệt hại này là 10 %, riêng ở các nước có trình độ bảo quản nông sản còn thấp và vùng khí hậu nhiệt đới thì mức tổn thất lương thực lên đến 20 %. Sự tổn thất lương thực trong kho, phần lớn là do sâu mọt gây ra Ở nước ta, theo thực nghiệm của Bộ môn nghiên cứu côn trùng trực thuộc Tổng cục lương thực (1957 - 1974), nếu công tác phòng trừ sâu mọt trong kho không tốt, hàng năm chúng ta sẽ bị hao hụt từ 3 - 10 % số lượng nông sản dự trữ. Palorus ratzeburgi W. là 1 trong những loài sâu mọt có ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình bảo quản và lưu trữ các sản phẩm trong kho II, Nội dung 1, Giới thiệu: Mọt mắt nhỏ Tên khoa học: Palorus ratzeburgi (Wissmann 1848) Họ: Tenebrionidae Bộ: Coleoptera Mạng phân loại: a, Nguồn gốc và sự phân bố: Mọt mắt nhỏ Palorus ratzeburgi Wismann ban đầu sống ở gỗ chết và dưới vỏ cây ở châu Phi. Sau thời gian dài lan rộng ra toàn thế giới và ta có thể dễ dàng bắt gặp loài mọt này ở bất kì vùng miền nào 2, Đặc điểm chung b, Sự gây hại: Mọt mắt nhỏ Palorus ratzeburgi W. ăn hại nhiều sản phẩm khác nhau: hạt có vỏ, hạt có dầu, các loại bột, các loại đậu, gỗ. Nói chung, nó có khả năng ăn hại nhiều sản phẩm khác nhau. Sâu non thích ăn các loại bột lương thực. Tần số xuất hiện mọt mắt nhỏ Palorus ratzeburgi W. trong kho ở 1 số tỉnh miền Bắc là 14,03% (Tạp chí KHKT Nông nghiệp, Tập 2 số 1/2004) Mọt này có trong danh sách thành phần sâu mọt trên cám trong kho ANGIMEX tại An Giang từ tháng 15-09-2001 đến 28-02-2002 với tần số xuất hiện là 80%.. 3, Đặc điểm hình thái a, Dạng trưởng thành: Thân dài 2,5 – 3 mm, hình bầu dục dài và dẹt.Cơ thể màu hồng nâu có ánh. Đầu rộng và dẹt. Mắt kép màu đen, hình tròn rất nhỏ. Râu hình chùy có 11 đốt. Ngực trước gần giống hình vuông, hai góc của mép ngực trước lồi về phía trước, hai góc của mép ngực sau gần giống góc vuông. Mép ngực trước hơi rộng hơn mép ngực sau. Trên cánh cứng có 8 đường chạy dọc. Bụng có 5 đốt, đốt 1 dài nhất, đốt 2 và đốt cuối cùng tương đối ngắn, đốt 3 và đốt 4 ngắn nhất b, Trứng Dài 0,3 mm, rộng 0,15 mm, hình bầu dục, màu trắng sữa. Ấu trùng dài cuộn lại hình trụ, phủ lông, màu vàng-nâu, độ dài lên đến 8 mm c, Sâu non Khi đã lớn dài 5 mm. Đầu màu vàng nâu, ngắn và dẹt. Miệng màu đen nâu. Râu có 3 đốt, đốt 2 lớn nhất, đốt cuối cùng nhỏ nhất. Toàn thân có 12 đốt màu vàng trắng nhạt, có rải rác những lông nhỏ màu xám trắng. Đốt ngực 1 có độ rộng lớn hơn độ dài. Đốt bụng cuối cùng phía lưng có từ 3 – 5 u thịt nhỏ lồi lên và có một đôi hình gai nhỏ màu đen nâu, ở phía bụng có một đôi chân giả. d, Nhộng Dài 2,5 – 3 mm, rộng 1,5 – 2,0 mm, màu vàng nâu sẫm, đầu màu đen, trên thân mình có lác đác những lông nhỏ màu vàng sáng. 4, Đặc điểm sinh học Mọt nở ra, dừng lại trong buồng nhộng 5 – 11 ngày. Ở 300C có thể giao phối được trong 1 tuần lễ. Giao phối xong 1 - 2 ngày bắt đầu đẻ trứng. Mỗi năm sinh 2 – 3 lứa. Thời kỳ trứng 5 – 7 ngày, thời kỳ sâu non 26 – 100 ngày (tuổi 1 mất 2 – 4 ngày, tuổi 2 mất 3 – 8 ngày, tuổi 3 mất 3 – 11 ngày, tuổi 4 mất 4 – 41 ngày, tuổi 5 mất 5 – 11 ngày, tuổi 6 mất 7 – 24 ngày), thời kỳ nhộng 4 – 9 ngày. Ở 300C mọt sống được 5 tháng, ở 29,5 – 30,50C, độ ẩm khoảng 80 % con cái đẻ được 170 trứng. Ở 240C độ ẩm 60 % thời kỳ trứng mất khoảng 7- 10 ngày trung bình 8 ngày, ở 270C là 4 – 6 ngày trung bình là 5,4 ngày. Ở 300C, độ ẩm 60 % sâu non có 6 – 8 tuổi. Số ngày từ tuổi 1 đến tuổi 8 trung bình là 1,7; 7,5; 6,9; 6,0; 6,1; 6,2; 6,9 và 9,3 ngày. Số ngày từ tuổi 1 đến tuổi 8 trung bình là 45,1 ngày, ở 300C thời kỳ nhộng là 4 – 7 ngày, bình quân là 5,4 ngày. Có thể sinh trưởng và phát triển trong phạm vi nhiệt độ 17-37 ° C và độ ẩm tương đối từ 20 đến 90% Mọt họat động rất nhanh nhẹn, bay bò khỏe. Ở trong gạo, mọt thực hiện một vòng đời hết khoảng 40 ngày, trong bột mì hết khoảng 62 ngày. 5, Biện pháp phòng trừ Phòng trừ bằng phương pháp vật lý: - Tổng vệ sinh nhà kho sạch sẽ, sâu mọt khó có điều kiện để lan truyền. - Các đồ chèn lót trong kho thường xuyên được kiểm tra giám sát dịch hại, nếu phát hiện dịch hại phải xử lý ngay -Việc bảo quản kín trong Silo kim loại hoặc Silo cao su đều có tác dụng ngăn cách dịch hại. - Phơi sấy khô hàng hóa trong quá trình bảo quản, nhằm diệt sâu bọ. - Giữ cho thủy phần của hạt ổn định từ 12-13% là hạn chế sâu mọt gây hại. - Trong kho có thể điều chỉnh nhiệt độ xuống thật thấp. - Xử lý sâu mọt ở nhiệt độ cao, làm nóng hạt từ 48-85 0C - Bảo quản kín bằng CO2 Phòng trừ bằng sinh học: Có thể ứng dụng thiên địch trong phòng trừ tổng hợp côn trùng hại kho. Nhóm thiên địch ký sinh có thể sống ở trong hoặc trên cơ thể sinh vật khác, hoặc có thể sử dụng hormone diệt sản, làm cho sâu non không hoá nhộng được, khả năng sinh sản của con trưởng thành giảm và tỷ lệ trứng bị hư cũng cao Phong trừ bằng hóa học: - Xông hơi khử trùng bằng AIP và CH3Br III, Kết luận Dịch hại nông sản sau thu hoạch bao gồm rất nhiều loài vi sinh vật, các loài côn trùng là sâu mọt gây hại cho nông sản trong quá trình bảo quản. Các loài sâu mọt phá hoại lương thực, thực phẩm, giống… trong kho khá là phức tạp và thường xuyên biến động. Chúng làm tiêu hao trọng lượng của sản phẩm trong kho bảo quản, chất thải của chúng làm giảm phẩm chất của sản phẩm trong thời gian bảo quản. Palorus ratzeburgi Wissmann là 1 trong những loài mọt hại có ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình bảo quản và lưu trữ các sản phẩm trong kho. Vì vậy cần có các biện pháp phòng trừ hợp lý IV, Tài liệu tham khảo 1, Luận án tốt nghiệp Thạc sĩ Nông Nghiệp của Trần Văn Mì, 2004 2, Giáo trình kiểm dịch thực vật và dịch hại nông sản sau thu hoạch - GS.TS. Hà Quang Hùng. Trường ĐH Nông Nghiệp 3, Bảo quản và chế biến nông sản sau thu hoạch - PGS. Trần Minh Tâm. NXB Nông Nghiệp 4, Giáo trình bảo quản nông sản - Nguyễn Mạnh Khải, Nguyễn Thị Bích Thủy, Đinh Sơn Quang. ĐH Nông Nghiệp Hà Nội. 5,
Tài liệu liên quan