I. Một số vấn đề cơ bản về dân tộc
1. Một số vấn đề chung về dân tộc
Lịch sử tiến hoá của nhân loại trải qua 4 loại hình cộng đồng tộc người: đó là một quá trình phát triển từ thấp lên cao theo một quy luật nhất định. Các loại hình cộng đồng tộc người phổ biến trong lịch sử là: Thị tộc, Bộ lạc, Bộ tộc và Dân tộc
Dân tộc là vấn đề phức tạp không chỉ về mặt lý luận mà còn cả về mặt thực tiễn. Nhận thức và giải quyết vấn đề dân tộc luôn là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia dân tộc. Cho đến nay, trên thế giới, dân tộc được quan tâm với hai nghĩa chính:
- Dân tộc theo nghĩa tộc người . Ví dụ dân tộc Thái, dân tộc Chăm, dân tộc Khmer Trong mỗi dân tộc có thể bao gồm nhiều nhóm địa phương có thể bao gồm nhiều nhóm địa phương khác nhau, nhưng có đặc trưng về ngôn ngữ, văn hoá gần gũi nhau. Chẳng hạn, dân tộc Mông có các nhóm Mông hoa, Mông xanh, Mông đen ; dân tộc Chứt có các nhóm địa phương như Mày, Rục, Sách, Arem, Mã Liềng.
- Dân tộc theo nghĩa quốc gia dân tộc. Theo nghĩa này, dân tộc là một cộng đồng chính trị- xã hội, được chỉ đạo bởi một nhà nước, thiết lập trên một lãnh thổ nhất định, ví dụ như dân tộc Trung Hoa, dân tộc Việt Nam, dân tộc Pháp. Hoặc dân tộc ở nhiều nước khác nhau, như người Kurd ở nhiều quốc gia khác nhau như: Iran, Afghanistan, Iraq, Thổ Nhĩ kỳ và một số nước Trung Á thuộc Liên Xô cũ;
1.1. Khái niệm: Dân tộc là cộng đồng người ổn định, hình thành trong lịch sử, tạo lập một quốc gia, trên cơ sở cộng đồng bền vững về: lãnh thổ quốc gia, kinh tế, ngôn ngữ, truyền thống, văn hoá, đặc điểm tâm lý, ý thức về dân tộc và tên gọi của dân tộc. Khái niệm được hiểu cơ bản như sau:
- Có một lãnh thổ chung, được phân định bằng đường biên giới giữa các quốc gia, mà ở đó có một hay nhiều tộc người sinh sống. Không có biên giới lãnh thổ riêng thì không có dân tộc quốc gia riêng
- Có một đời sống kinh tế chung, với một thị trường, một đồng tiền chung thống nhất làm nền tảng, điều kiện vật chất cơ bản bảo đảm sự cố kết bền chặt của cộng đồng quốc gia dân tộc.
- Có một ngôn ngữ giao tiếp chung. Ngôn ngữ của dân tộc đa số thường được chọn làm quốc ngữ của quốc gia dân tộc; ví như quốc ngữ của dân tộc Việt Nam là ngôn ngữ của dân tộc Việt (Kinh), quốc ngữ của dân tộc Trung Hoa là ngôn ngữ của dân tộc Hán
- Có tâm lý chung biểu hiện ở nền văn hoá, tạo nên bản sắc văn hoá của quốc gia dân tộc. Đây là yếu tố rất cơ bản, là “quốc hồn”, “quốc tuý”, “chứng minh thư” của dân tộc quốc gia để phân biệt quốc gia dân tộc này với quốc gia dân tộc khác.
- Có một thể chế chính trị với một nhà nước thống nhất để quản lý, điều hành mọi hoạt động của quốc gia dân tộc và quan hệ với các quốc gia dân tộc, vùng lãnh thổ khác.
- Các thành viên trong cùng một dân tộc đều có chung một ý thức tự giác dân tộc, tức là ý thức tự cho mình, tự thừa nhận mình là thuộc một cộng đồng dân tộc, đều tự hào mình thuộc dân tộc này mà không thuộc dân tộc kia, tự hào về ngôn ngữ, văn hóa của dân tộc mình, luôn có ý thức bảo lưu, giữ gìn ngôn ngữ, văn hóa, lợi ích dân tộc mình mà biểu hiện cao nhất là việc tự nhận tên dân tộc của bản thân mình.
21 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 473 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Một số nội dung cơ bản về dân tộc tôn giáo và đấu tranh phòng chống địch lợi dụng dân tộc tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
BỘ QUỐC PHÒNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ SỐ 23
----- @&? -----
BÀI GIẢNG
MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ DÂN TỘC TÔN GIÁO VÀ ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG ĐỊCH LỢI DỤNG DÂN TỘC TÔN GIÁO
CHỐNG PHÁ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
(Dùng cho giảng dạy sinh viên trình độ Cao đẳng, Trung cấp)
Thừa Thiên Huế, 30 tháng 04 năm 2017
B. NỘI DUNG GIẢNG DẠY
I. Một số vấn đề cơ bản về dân tộc
1. Một số vấn đề chung về dân tộc
Lịch sử tiến hoá của nhân loại trải qua 4 loại hình cộng đồng tộc người: đó là một quá trình phát triển từ thấp lên cao theo một quy luật nhất định. Các loại hình cộng đồng tộc người phổ biến trong lịch sử là: Thị tộc, Bộ lạc, Bộ tộc và Dân tộc
Dân tộc là vấn đề phức tạp không chỉ về mặt lý luận mà còn cả về mặt thực tiễn. Nhận thức và giải quyết vấn đề dân tộc luôn là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia dân tộc. Cho đến nay, trên thế giới, dân tộc được quan tâm với hai nghĩa chính:
- Dân tộc theo nghĩa tộc người . Ví dụ dân tộc Thái, dân tộc Chăm, dân tộc Khmer Trong mỗi dân tộc có thể bao gồm nhiều nhóm địa phương có thể bao gồm nhiều nhóm địa phương khác nhau, nhưng có đặc trưng về ngôn ngữ, văn hoá gần gũi nhau. Chẳng hạn, dân tộc Mông có các nhóm Mông hoa, Mông xanh, Mông đen ; dân tộc Chứt có các nhóm địa phương như Mày, Rục, Sách, Arem, Mã Liềng.
- Dân tộc theo nghĩa quốc gia dân tộc. Theo nghĩa này, dân tộc là một cộng đồng chính trị- xã hội, được chỉ đạo bởi một nhà nước, thiết lập trên một lãnh thổ nhất định, ví dụ như dân tộc Trung Hoa, dân tộc Việt Nam, dân tộc Pháp. Hoặc dân tộc ở nhiều nước khác nhau, như người Kurd ở nhiều quốc gia khác nhau như: Iran, Afghanistan, Iraq, Thổ Nhĩ kỳ và một số nước Trung Á thuộc Liên Xô cũ;
Khái niệm: Dân tộc là cộng đồng người ổn định, hình thành trong lịch sử, tạo lập một quốc gia, trên cơ sở cộng đồng bền vững về: lãnh thổ quốc gia, kinh tế, ngôn ngữ, truyền thống, văn hoá, đặc điểm tâm lý, ý thức về dân tộc và tên gọi của dân tộc. Khái niệm được hiểu cơ bản như sau:
Có một lãnh thổ chung, được phân định bằng đường biên giới giữa các quốc gia, mà ở đó có một hay nhiều tộc người sinh sống. Không có biên giới lãnh thổ riêng thì không có dân tộc quốc gia riêng
Có một đời sống kinh tế chung, với một thị trường, một đồng tiền chung thống nhất làm nền tảng, điều kiện vật chất cơ bản bảo đảm sự cố kết bền chặt của cộng đồng quốc gia dân tộc.
Có một ngôn ngữ giao tiếp chung. Ngôn ngữ của dân tộc đa số thường được chọn làm quốc ngữ của quốc gia dân tộc; ví như quốc ngữ của dân tộc Việt Nam là ngôn ngữ của dân tộc Việt (Kinh), quốc ngữ của dân tộc Trung Hoa là ngôn ngữ của dân tộc Hán
Có tâm lý chung biểu hiện ở nền văn hoá, tạo nên bản sắc văn hoá của quốc gia dân tộc. Đây là yếu tố rất cơ bản, là “quốc hồn”, “quốc tuý”, “chứng minh thư” của dân tộc quốc gia để phân biệt quốc gia dân tộc này với quốc gia dân tộc khác.
Có một thể chế chính trị với một nhà nước thống nhất để quản lý, điều hành mọi hoạt động của quốc gia dân tộc và quan hệ với các quốc gia dân tộc, vùng lãnh thổ khác.
Các thành viên trong cùng một dân tộc đều có chung một ý thức tự giác dân tộc, tức là ý thức tự cho mình, tự thừa nhận mình là thuộc một cộng đồng dân tộc, đều tự hào mình thuộc dân tộc này mà không thuộc dân tộc kia, tự hào về ngôn ngữ, văn hóa của dân tộc mình, luôn có ý thức bảo lưu, giữ gìn ngôn ngữ, văn hóa, lợi ích dân tộc mình mà biểu hiện cao nhất là việc tự nhận tên dân tộc của bản thân mình.
Tình hình quan hệ dân tộc trên thế giới:
Hiện nay trên thế giới có hơn 200 quốc gia dân tộc, trong đó chỉ có khoảng trên dưới 10 quốc gia một tộc người, còn lại là quốc gia đa tộc người. Trong một quốc gia dân tộc, thường có một đến hai dân tộc có dân số đông được gọi là dân tộc đa số, ví như dân tộc Kinh ở Việt Nam, dân tộc Hán ở Trung Quốc, dân tộc Nga ở Liên bang Nga các dân tộc có số dân ít hơn được gọi là dân tộc thiểu số. Thuật ngữ dân tộc thiểu số chỉ thuần tuý căn cứ vào số lượng người của dân tộc này ít hơn trong quan hệ so sánh với các dân tộc khác trong một quốc gia dân tộc tuyệt nhiên nó không phản ánh trình độ phát triển của các dân tộc.
Lê Nin cho rằng “Chừng nào mà còn những sai biệt về mặt dân tộc và quốc gia giữa các dân tộc và các nước, những sự sai biệt này sẽ còn tồn tại lâu dài, ngay cả sau khi nền chuyên chính vô sản được thiết lập trong phạm vi toàn thế giới, thì chừng đó vẫn còn cơ sở xã hội và thực tiễn, vẫn còn nguy cơ tiềm ẩn mâu thuẫn và xung đột dân tộc”
Hiện nay, trước sự tác động của cách mạng khoa học công nghệ, xu thế toàn cầu hoá kinh tế diễn ra mạnh mẽ, làm cho quan hệ giai cấp, dân tộc diễn biến phức tạp, khó lường. Như Đảng ta đã nhận định: “trên thế giới, hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn trong quan hệ giữa các dân tộc. Toàn cầu hoá và các vấn đề toàn cầu làm cho sự hiểu biết lẫn nhau và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các dân tộc tăng lên, thúc đẩy xu thế khu vực hoá. Đồng thời các dân tộc đề cao ý thức độc lập, tự chủ, tự lực tự cường, chống can thiệp áp đặt và cường quyền” (NqĐH Đảng X)
Mặt khác, quan hệ dân tộc, sắc tộc hiện nay trên thế giới vẫn diễn ra rất phức tạp, nóng bỏng ở cả phạm vi quốc gia, khu vực và quốc tế. Mâu thuẫn, xung đột dân tộc, sắc tộc, xu hướng li khai, chia rẽ dân tộc đang diễn ra ở khắp các quốc gia, các khu vực, các châu lục trên thế giới
Nhìn lại lịch sử loài người qua các thời đại đã được sử sách ghi lại, những cuộc xung đột dân tộc đẫm máu giữa dân tộc, quốc gia này với dân tộc, quốc gia khác. Hoặc trong nội bộ một quốc gia, vì lợi ích kinh tế và quyền lực chính trị của các tập đoàn khác nhau đưa đến chiến tranh “nồi da nấu thịt”. Hiện nay vấn đề dân tộc và xung đột dân tộc trên thế giới đang là vấn đề quan tâm của nhiều quốc gia. Theo bản báo cáo “Những xung đột vũ trang trong cuối thời kỳ chiến tranh lạnh 1989-1992” của Viện nghiên cứu quốc tế về hoà bình ở Ôtslô (Na Uy), số lượng các cuộc chiến tranh nhỏ tăng lên 82 cuộc, liên quan ít nhất tới 64 quốc gia (các cuộc chiến tranh đẫm máu diễn ra ở Châu Âu là chủ yếu). Các cuộc xung đột năm 1992 làm chết 70.000 người. Cũng theo thông tin của Viện này thì năm 1989 có 36 cuộc xung đột, năm 1994 có 32 cuộc và năm 1995có 30 cuộc xung đột xảy ra trong 25 vùng trên thế giới. Như vậy thế giới sau chiến tranh lạnh, thì xung đột dân tộc, tôn giáo bùng lên với nhịp độ hiếm thấy. Bên cạnh đó, còn những nhân tố tiềm ẩn sự nảy sinh xung đột mới làm cho thế giới trở nên đầy bất trắc khó lường. Có thể rút ra mấy vấn đề sau:
+ Tính chất của các cuộc xung đột dân tộc trên thế giới, xét đến cùng đều xuất phát từ lợi ích: một bên vì lợi ích của giai cấp, dân tộc, quốc gia mà xâm phạm đến lợi ích của người khác; một bên để bảo vệ lợi ích sống còn của giai cấp, dân tộc, quốc gia mình mà quyết tâm chống lại sự xâm hại.
+ Nhìn lại các cuộc xung đột dân tộc trên thế giới tư sau chiến tranh lạnh kết thúc đến nay có thể thấy: đế quốc Mỹ muốn vươn lên làm bá chủ thế giới với sự thử nghiệm những chính sách mới do Mỹ cầm đầu và tự cho mình quyền can thiệp vào bất cứ nơi nào trên thế giới, thực hiện chính sách bá quyền.
+ Sự trỗi dậy của làn sóng dân tộc chủ nghĩa cực đoan từ các nước thuộc Liên Xô và Đông Âu trước đây, lan ra Châu Âu`và thế giới với mục tiêu điên cuồng chống chủ nghĩa xã hội, phủ nhận chủ nghĩa Mac- Lênin.
+ Lợi dụng quyền tự quyết dân tộc làm cái cớ để rút khỏi liên minh và thành lập quốc gia dân tộc độc lập, hình thành nên động lực bên trong mang tính cực đoan dân tộc chủ nghĩa.
+ Sự cuồng nhiệt của tinh thần dân tộc chủ nghĩa đã dẫn đến các mâu thuẫn, tranh chấp dân tộc, gắn dân tộc với vấn đề tôn giáo, đẩy mâu thuẫn từ thấp lên cao dẫn đến xung đột vũ trang và nội chiến. Thế giới hiện nay đang chịu nhiều tác động của làn sóng dân tộc chủ nghĩa cực đoan này.
Trong những năm đầu của thế kỷ XXI ít có khả năng xảy ra chiến tranh thế giới, nhưng các cuộc xung đột dân tộc, tôn giáo ở các quy mô và cường độ khác nhau còn xảy ra. Song nguyện vọng thiết tha của nhân dân thế giới vẫn muốn được sống trong hoà bình, hợp tác để cùng nhau phát triển. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng ta đã khẳng định: “Trong vài thập kỷ tới, ít có khả năng xảy ra chiến tranh thế giới. Nhưng chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp lật đổ, khủng bố còn xảy ra ở nhiều nơi với tính chất phức tạp ngày càng tăng. Hoà bình hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, phản ánh đòi hỏi bức xúc của các quốc gia dân tộc. Cuộc đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, dân sinh tiến bộ và công bằng xã hội sẽ có những bước tiến mới”
1.3.Quan điểm chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ chí Minh về dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc.
1.3.1. Quan điểm chủ nghĩa Mác -Angghen
Đứng trên lập trường duy vật, C.Mác và Ph.Ăngghen đã khẳng định:
Vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp quan hệ chặt chẽ với nhau;
Vấn đề dân tộc là một bộ phận của vấn đề giai cấp của giai cấp vô sản, cách mạng vô sản, chuyên chính vô sản;
Lợi ích của việc giải phóng nhân loại gắn liền với lợi ích của giai cấp công nhân toàn thế giới.
Các ông lên án sự nô dịch áp bức dân tộc “Một dân tộc mà đi áp bức những dân tộc khác thì dân tộc ấy không thể có tự do”; coi áp bức giai cấp là nguồn gốc đẻ ra áp bức dân tộc, áp bức dân tộc nuôi dưỡng, củng cố áp bức giai cấp. Theo đó, vấn đề dân tộc chỉ được giải quyết triệt để khi xoá bỏ được nạn người bóc lột người, cả ở phạm vi quốc gia và phạm vi quốc tế. C.Mác và Ph.Ăngghen viết “Hãy xoá bỏ tình trạng người bóc lột người, thì tình trạng dân tộc này bóc lột dân tộc khác cũng sẽ bị xoá bỏ”
Vấn đề dân tộc là những nội dung nảy sinh trong quan hệ giữa các dân tộc diễn ra trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội tác động xấu đến mỗi dân tộc và quan hệ giữa các dân tộc, các quốc gia dân tộc với nhau cần phải giải quyết.
- Vấn đề dân tộc còn tồn tại lâu dài. Bởi:
Do dân số và trình độ phát triển KT-XH giữa các dân tộc không đều nhau;
Do sự khác biệt về lợi ích;
Do sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hoá, tâm lí;
Do tàn dư tư tưởng dân tộc lớn, dân tộc hẹp hòi, tự ti dân tộc;
Do thiếu sót, hạn chế trong hoạch định, thực thi chính sách kinh tế - xã hội của nhà nước cầm quyền;
Do sự thống trị, kích động chia rẽ của bọn phản động đối với các dân tộc
-Thực chất của vấn đề dân tộc là sự va chạm, mâu thuẫn lợi ích giữa các dân tộc trong quốc gia đa dân tộc và giữa các quốc gia dân tộc với nhau trong quan hệ quốc tế diễn ra trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội.
TÓM LẠI: Vấn đề dân tộc là vấn đề chiến lược của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Vấn đề dân tộc gắn kết chặt chẽ với vấn đề giai cấp. Giải quyết vấn đề dân tộc vừa là mục tiêu vừa là động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa.
1.3.2. Giải quyết vấn đề dân tộc theo quan điểm của V.I.Lênin
V.I.Lênin và Đảng Bônsêvich Nga đã xác định nguyên tắc cơ bản trong giải quyết vấn đề dân tộc, đó là:
- Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng, không phân biệt lớn, nhỏ; trình độ phát triển cao, thấp;
+ Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng là các dân tộc không phân biệt lớn, nhỏ, trình độ phát triển cao hay thấp, đều có quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau trên mọi lĩnh vực trong quan hệ giữa các dân tộc trong quốc gia đa dân tộc, và giữa các quốc gia dân tộc với nhau trong quan hệ quốc tế; xoá bỏ mọi hình thức áp bức, bóc lột dân tộc. Quyền bình đẳng dân tộc phải được pháp luật hoá và thực hiện trên thực tế. Đây là quyền thiêng liêng, là cơ sở để thực hiện quyền dân tộc tự quyết, xây dựng quan hệ hữu nghị hợp tác giữa các dân tộc.
- Các dân tộc được quyền tự quyết, quyền làm chủ vận mệnh của mỗi dân tộc;
Các dân tộc được quyền tự quyết, là quyền làm chủ vận mệnh của mỗi dân tộc: quyền tự quyết định chế độ chính trị, con đường phát triển của dân tộc mình, bao gồm cả quyền tự do phân lập thành quốc gia riêng và quyền tự nguyện liên hiệp với các dân tộc khác trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện, phù hợp với lợi ích chính đáng của các dân tộc. Kiên quyết đấu tranh chống việc lợi dụng quyền tự quyết để can thiệp, chia rẽ, phá hoại khối đoàn kết dân tộc.
- Đoàn kết các dân tộc trên cơ sở liên minh của giai cấp công nhân toàn thế giới;
+ Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc là sự đoàn kết công nhân các dân tộc trong phạm vi quốc gia và quốc tế, và cả sự đoàn kết quốc tế của các dân tộc, các lực lượng cách mạng dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân để giải quyết tốt vấn đề dân tộc, giai cấp, quốc tế. Đây là nội dung vừa phản ánh bản chất quốc tế của giai cấp công nhân, vừa phản ánh sự thống nhất giữa sự nghiệp giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp, đảm bảo cho phong trào dân tộc có đủ sức mạnh và khả năng để giành thắng lợi.
- Ở các nước thuộc địa, có áp bức dân tộc tất yếu có đấu tranh dân tộc;
+ Đối với vấn đề dân tộc thuộc địa, V.I.Lênin có nhiều cống hiến to lớn về mặt lý luận và thực tiễn. Chính sự áp bức, bóc lột của chủ nghĩa đế quốc gây thảm hoạ khủng khiếp với các dân tộc thuộc địa, nửa thuộc địa, đẩy các dân tộc này vào tình cảnh nghèo nàn, lạc hậu, phụ thuộc. V.I. Lênin cũng chỉ rõ vấn đề có tính quy luật rằng, có áp bức dân tộc tất yếu có đấu tranh dân tộc. Người dự báo, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc chống đế quốc trên quy mô toàn cầu tất yếu xảy ra. Đây sẽ là một phong trào cách mạng to lớn và là một bộ phận của cách mạng XHCN.
- Đấu tranh không khoan nhượng tư tưởng dân tộc tiểu tư sản, dân tộc tư sản, dân tộc hẹp hòi.
+ Đấu tranh không khoan nhượng với các trào lưu tư tưởng dân tộc tiểu tư sản, dân tộc tư sản, tư tưởng sôvanh, tư tưởng dân tộc hẹp hòi, bệnh ấu trĩ tả khuynh, cơ hội cải lương trong giải quyết vấn đề dân tộc trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
TÓM LẠI: Chủ nghĩa Mac-Lênin đã đề cập đến những vấn đề cơ bản nhất của dân tộc và vấn đề dân tộc
Dân tộc và vấn đề dân tộc còn tồn tại lâu dài;
Vừa là mục tiêu trước mắt nhằm giải quyết vấn đề lực lượng cách mạng, vừa gắn liền với cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản nhằm xoá bỏ mọi ách áp bức giai cấp, áp bức dân tộc;
Xây dựng mối quan hệ dân tộc mới bình đẳng, tự quyết, liên hiệp giai cấp công nhân các dân tộc để thực hiện thắng lợi mục tiêu cách mạng XHCN.
Chủ nghĩa Mac- Lênin không tuyệt đối hoá vấn đề dân tộc nhưng cũng không xem nhẹ vấn đề này. Chỉ dưới CNXH, các dân tộc, quan hệ dân tộc mới hoàn toàn bình đẳng, có quyền tự quyết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển trong hoà bình. Ngày nay, vấn đề dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc vẫn là mục tiêu quan trọng, đồng thời trở thành vấn đề thời sự, mang tính toàn cầu.
1.3.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc
Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc là cơ sở lý luận trực tiếp để Đảng, Nhà nước ta hoạch định và thực thi chính sách dân tộc. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc gồm những vấn đề cơ bản sau đây
1. Độc lập tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc.
2. Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn các nước đấu tranh giành độc lập.
3. Kết hợp hài hoà giải quyết vấn đề dân tộc với giai cấp; độc lập dân tộc với CNXH; chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế.
Tư tưởng về cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, tự do cho nhân dân, hoà bình, thống nhất đất nước
+ Các dân tộc phải tự mình đứng lên đấu tranh để giành lấy quyền tự do, độc lập ấy.
Tư tưởng về kết hợp hài hoà giải quyết vấn đề dân tộc với vấn đề giai cấp, độc lập dân tộc với CNXH, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế
+ Hồ Chí Minh đã tìm thấy con đường giải phóng cho dân tộc mình theo con đường cách mạng vô sản;
+ Người thấy được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội thuộc địa là mâu thuẫn dân tộc, thấy được tiềm năng và động lực cách mạng của nhân dân các nước thuộc địa;
+ Các dân tộc thuộc địa phải dựa vào sức của chính mình, đồng thời biết tranh thủ sự đoàn kết, ủng hộ của giai cấp vô sản và nhân dân lao động thế giới;
+ Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản, theo hình mẫu của Cách mạng tháng Mười Nga 1917.
+ Theo Hồ Chí Minh, tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
Tư tưởng về tập hợp quần chúng nhân dân, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc
+ Tập hợp tất cả những người Việt Nam yêu nước, không phân biệt trẻ, già, gái, trai, giai cấp, đảng phái, dân tộc, tôn giáo, ở trong nước hay đang ở nước ngoài;
+ Đại đoàn kết dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu để tập hợp lực lượng cách mạng
+ Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân, dựa trên nền tảng khối liên minh công nhân – nông dân- tri thức dưới sự lãnh đạo của Đảng.
+ Đại đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế. Ngay từ khi tìm thấy con đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã sớm xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới.
+ Thực hiện đại đoàn kết toàn dân phải rộng rãi, phải lâu dài. Hồ Chí Minh đã khẳng định rất gọn và rõ: “Đoàn kết rộng rãi và lâu dài: Đoàn kết của ta không những rộng rãi mà còn lâu dài. Đoàn kết là một chính sách dân tộc, không phải là một thủ đoạn chính trị”
Tóm lại: Tư tưởng của Người luôn trung thành với quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, bám sát thực tiễn cách mạng, đặc điểm các dân tộc ở Việt Nam. Tư tưởng về dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc của Hồ Chí Minh về nội dung toàn diện, phong phú, sâu sắc, khoa học và cách mạng; đó là những luận điểm cơ bản chỉ đạo, lãnh đạo nhân dân ta thực hiện thắng lợi sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ độc lập dân tộc; xây dựng quan hệ tốt đẹp giữa các dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam và giữa dân tộc Việt Nam với các quốc gia dân tộc trên thế giới.
Người rất quan tâm chăm sóc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số. Khắc phục tàn dư tư tưởng phân biệt, kì thị dân tộc, tư tưởng dân tộc lớn, dân tộc hẹp hòi. Người quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc. Lên án, vạch trần mọi âm mưu thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam.
Đặc điểm các dân tộc ở Việt Nam và quan điểm chính sách dân tộc của Đảng Nhà nước ta hiện nay.
Tình hình dân tộc ở Nước ta:
Theo Viện Dân tộc học (được Nhà nước cho thành lập năm 1968), đưa ra các tiêu chí để phân biệt các dân tộc ở Nước ta, tiêu chí này đưa ra đòi hỏi đảm bảo tính khoa học, vừa đảm bảo tính thực tiễn phù hợp với bức tranh tộc người Việt Nam. Giới chuyên môn đã thống nhất về các tiêu chí để xác định thành phần tộc người ở Nước ta là:
+ Sự cộng đồng về mặt ngôn ngữ;
+ Có các đặc điểm chung về sinh hoạt- văn hoá;
+ Có ý thức tự giác tộc người.
- Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, dựa trên 3 tiêu chí trên để xác định có 54 dân tộc anh em cùng chung sống. Dân tộc Kinh có số dân 85,7% ở (¼ vùng đất);
Các dân tộc thiểu số với 14,3% ở (¾ vùng đất);
Trên 1 triệu có 5(Tày, Thái, Mường, Khmer, HMông)
Từ 600.000 đến dưới 1 tr có 3(Hoa, Nùng, Dao)
Từ 100.000 đến dưới 600.000 có11 (Giarai, Bana, Êđê, Sán Chay, Chăm, Xơđăng, SánDìu, CơHo, Hrê. RaGiai. Mnông)
Từ 10.000 đến dưới 100.000 có 17 dân tộc;
Từ 1.000 đến dưới 10 nghìn có 12 dân tộc;
Từ 376 đến 709 có 5 (Ơđu, Brâu, Rơmăn, PuPéo, SiLa)
Cộng đồng dân tộc Việt Nam hiện nay là kết quả của một quá trình hình thành và phát triển lâu dài trong lịch sử. Trong 54 dân tộc anh em, có những dân tộc vốn sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Việt Nam ngay từ thuở ban đầu; có những dân tộc di cư từ nơi khác đến vào các thời điểm khác nhau kéo dài mãi cho đến trước cách mạng tháng Tám năm 1945. Hướng di cư, tụ cư đến từ cả bốn hướng: từ Bắc xuống, từ Nam lên, từ Tây sang, Đông vào.
Thực tiễn lịch sử Việt Nam khẳng định, các dân tộc anh em trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, đã chung lưng đấu cật chống thiên tai địch hoạ khắc nghiệt để xây dựng cuộc sống cho cộng đồng và đấu tranh chống giặc ngoại xâm tàn bạo để giành và giữ nền độc lập. Đoàn kết trong lao động, trong đấu tranh là truyền thống của các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. Từ khi có Đảng, truyền thống đoàn kết gắn bó giữa các dân tộc anh em càng được phát huy mạnh mẽ, là một trong những nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên, trong vấn đề dân tộc và mối quan hệ giữa các dân tộc ở nước ta vẫn có nguy cơ tiềm ẩn mất