2. Biểu hiện
Cũng xuất phát từ Jellinek là cách phân loại thông dụng của các biểu hiện
chứng nghiện rượu:
a,Típ alpha:
-Loại người này uống rượu để giải quyết các căng thẳng nội tâm và mâu
thuẫn.
-Lượng rượu tùy thuộc vào từng tình huống stress.
7 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1632 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Nghiện rượu –Phần 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiện rượu – Phần 5
2. Biểu hiện
Cũng xuất phát từ Jellinek là cách phân loại thông dụng của các biểu hiện
chứng nghiện rượu:
a, Típ alpha :
- Loại người này uống rượu để giải quyết các căng thẳng nội tâm và mâu
thuẫn.
- Lượng rượu tùy thuộc vào từng tình huống stress.
- Đặc biệt nguy hiểm là sự lệ thuộc tâm lý vào rượu vì sự lệ thuộc của cơ thể
vào rượu chưa xảy ra.
- Típ người này không nghiện rượu nhưng có nguy hiểm nghiện.
b, Típ beta :
- Loại người này uống một lượng lớn trong các buổi giao tiếp xã hội nhưng
vẫn bình thường về mặt xã hội cũng như tâm thần.
- Người thuộc típ beta có lối sống gần rượu.
- Do thường uống rượu nên chịu nhiều hậu quả cho sức khỏe, tuy vậy những
người này không bị lệ thuộc cả về cơ thể lẫn tâm thần nhưng có nguy hiểm
nghiện.
c, Típ gamma :
- Người thuộc típ này có những thời kỳ không uống rượu xen kẽ với những
giai đoạn uống thật say sưa.
- Đặc trưng là mất sự tự chủ: Người này không thể ngưng không uống nữa,
ngay cả khi đã có cảm giác là đã đủ rồi.
- Mặc dù là người này cảm thấy an toàn vì có khả năng không uống rượu
một thời gian nhưng thật ra là đã nghiện rượu.
d, Típ delta
- Thường không gây sự chú ý của xã hội trong một thời gian dài vì rất ít khi
nhận thấy được người này say rượu.
- Mặc dù vậy đã có một sự lệ thuộc của cơ thể mạnh đến nổi phải uống rượu
liên tục để tránh các triệu chứng của sự thiếu rượu.
- Xuất hiện nhiều tác hại lên cơ thể là hậu quả của việc liên tục uống rượu.
- Người uống rượu típ delta không thể kiêng rượu và đã nghiện rượu.
e, Típ epsilon
- Có những chu kỳ với những lúc uống thật nhiều rượu và mất tự chủ có thể
kéo dài nhiều ngày hay nhiều tuần.
- Giữa những giai đoạn này người thuộc típ epsilon có thể hằng tháng không
uống rượu. Típ epsilon thuộc về những người nghiện rượu.
VI. Điều trị
1. Nguyên tắc cơ bản
+ Điều trị trong bệnh viện
- Từ bỏ từ từ, tránh đột ngột trong lúc điều trị cai rượu, vì có thể xuất hiện
những phản ứng rất mạnh hoặc nguy hiểm đến tính mạng, nên cần được điều
trị trong bệnh viện.
- Thời gian điều trị trong bệnh viện kéo dài 8-14 ngày.
- Trong thời gian này thường xuất hiện những triệu chứng như buồn nôn, bị
xúc động, rối loạn trong giấc ngủ, bực tức và trầm uất.
- Nếu như cơ thể đã bị lệ thuộc nhiều vào rượu thì thêm vào đó là run rẩy
(nhất là hai tay) và trong những trường hợp rất nặng là co giật và ảo giác
(Delirium tremens).
+ Điều trị tâm lý - để người nghiện rượu có thể bỏ rượu được lâu dài nên cần
đến sự giúp đỡ chuyên môn về tâm lý. Có thể điều trị tâm lý hoặc là trong
một nhà điều dưỡng hoặc là ngoại trú.
+ Nhóm tự giúp đỡ (AA) cũng rất là hữu ích.
- Tại đây những người đã từng nghiện rượu gặp gỡ nhau thường kỳ để trao
đổi về vấn đề chung của họ.
- Các nhóm tự giúp đỡ có tác động trợ giúp cho việc điều trị đi đến thành
công rất nhiều, trong một số trường hợp có thể xem đó là một sự lựa chọn
khác cho các điều trị cổ điển.
- Nhưng điều này chỉ có thể có khi người bệnh có được chỗ dựa đúng mức
từ gia đình và bạn bè.
+ Để điều trị thành công
- Có thành công hay không thường phụ thuộc vào sức mạnh ý chí của người
bệnh nhiều hơn là vào cách thức và thời gian điều trị.
- Mặc dù vậy, chữa trị chứng nghiện rượu càng sớm thì triển vọng thành
công càng nhiều.
- Nếu bệnh nhân đã nhìn nhận được và có lòng mong muốn cai rượu cao độ
thì cơ hội bỏ được rượu rất tốt.
- Dù sao thì cũng khoảng 50% bệnh nhân cai được rượu lâu dài.
+ Trường hợp lại uống rượu trở lại thì không thể bỏ qua được các biện pháp
cai rượu và điều trị tâm lý sau đó.
- Nhiều bệnh nhân chỉ cai được rượu một cách ổn định lâu dài sau nhiều lần
điều trị.
- Bệnh nhân có thể lại uống rượu trở lại sau nhiều năm hay ngay cả sau
nhiều thập niên, tức là không có sự lành bệnh theo đúng nghĩa của nó.
- Bệnh chỉ được làm dừng lại bằng cách cai nghiện nhưng không được chữa
trị lành hẳn.
2. Phương pháp điều trị mới
a Điều trị bằng thuốc:
+ Giai đoạn detox:
. Khi uống rượu lâu ngày và bị nghiện rượu (hay alcohol dependence), thì
cần phải qua giai đoạn detox (detoxication-giải độc) bằng thuốc, nếu không
người nghiện sẽ bị rất nhiều phản ứng thiếu rượu (withrawal) như buồn nôn,
lo âu, tay chân run rảy, mất ngủ hay co giật (hội chứng cai)...
. Để điều trị hội chứng cai rượu, bác sĩ thường cho dùng seduxen liều 20-40
mg/ngày. Nếu bệnh nhân còn tỉnh táo thì có thể cho uống, còn nếu rối loạn ý
thức thì nên tiêm bắp.
. Nếu không có seduxen, có thể thay thế bằng một trong những thuốc trong
nhóm Bezodiazepine: Tranxen 10 mg x 4 viên mỗi ngày; Listica 20mg x 3
viên/ngày; Lorazepam...
. Dùng các thuốc trên trong 5-7 ngày, hội chứng cai sẽ thuyên giảm và hết.
Lúc đó, cần giảm dần liều.
. Nếu bệnh nhân có thêm hoang tưởng nặng nề, có thể phải dùng phối hợp
với thuốc an thần như haloperidol 10 mg/ngày hoặc olanzapine 10 mg/ngày.
. Lưu ý khi dùng haloperidol thì nên dùng kèm avtane để hạn chế tác dụng
phụ.
. Nếu có sảng rượu, bệnh nhân phải được điều trị nội trú tại bệnh viện
chuyên khoa.
. Nếu có các bệnh thực thể do rượu như viêm gan, loét dạ dày..., bác sĩ cần
cho phác đồ điều trị phối hợp.
+ Dùng thuốc cai rượu
. Sau khi detox rồi bệnh nhân cần uống thuốc cai rượu để tránh tái phát uống
rượu trở lại. Một số bác sĩ sử dụng phác đồ:
. Amitriptilin 25 mg x 4 viên mỗi ngày, uống sáng, tối;
. Metronidazol 0,25 mg x 4 viên mỗi ngày, uống sáng, tối.
Thời gian điều trị phải nhiều tháng, thậm chí kéo dài 2-3 năm để bệnh nhân
quen với cuộc sống không có rượu.
Các thuốc mới
. Disulfiram (viên 250mg; 30v=93USD)Thường khi cai rượu, mỗi ngày
dùng 500mg, mỗi đợt dùng 2 tuần, sau đó duy trì đều mỗi ngày 250mg,
ngừng dùng quá 2 tuần sẽ mất tác dụng. (3-6 tháng).
. Campral (viên 333mg; 180v=126USD) x 3v/ngày (12 tháng!)
. Naltrexone (viên 50mg; 30v=104USD; ống 30-50mg=234USD) (dùng 12
tuần hoặc hơn).
Nghiên cứu cho thấy khi kết hợp Campral và Naltrexone, tỷ lệ tránh uống
rượu trở lại cao hơn là mỗi thứ thuốc riêng biệt.
Riêng disulfiram với bd tên Espéral tại ĐN có giá 5000VND/viên; viên
natrexone với bd Danapha-natrex50 giá khoảng 20.000/viên. Nói chung đều
đắt và cũng khó mua.
b, Chương trình cai rượu:
+ Lập kế hoạch chữa trị:
. mục tiêu trước mắt, ngắn hạn và dài hạn.
+ Quá trình điều trị được chia thành 4 giai đoạn:
. Giai đoạn tiền điều trị
. Cai nghiện (giai đoạn cắt cơn ):
. Điều trị tích cực:
. Hậu chăm sóc (giai đoạn chống tái nghiện)