Bài giảng Nho giáo và kinh tế

Nho giáo ra đời vào thời Xuân thu, Chiến quốc. Xuân thu (722 - 481), Chiến quốc (481-221) là thời đại của lừa lọc, bạo lực và chiến tranh. Mấy trăm nước chư hầu thành lập đầu đời Chu lần lượt bị tiêu diệt để còn lại vài chục vào thời Xuân thu và bảy nước vào thời Chiến quốc. Bảy nước dùng chiến tranh khốc liệt tranh nhau quyền làm chủ toàn Trung Quốc. Khổng tử và Mạnh tử, hai vị thánh của Nho giáo là những người rất nhiệt thành cứu đời. Đều làm cho hai người đó lo lắng là cảnh loạn ly “con giết cha, tôi giết vua, tranh giành nhau, gây chiến tranh với nhau, làm đủ chuyện bậy bạ”. Hai người để cả cuộc đời chạy vạy khắp các nước, mong kiếm một ông vua chịu theo Đạo; Nghĩa của mình, thực hành vương đạo để có thái bình. Nguồn gốc của loạn ly, theo Khổng tử và Mạnh tử là tranh giành, kiện tụng và chiến tranh, đẻ ra từ chỗ không ai chịu yên phận, yên mệnh, người nghèo muốn giàu, người giàu muốn giàu thêm, tìm mọi cách giành thêm cho nhiều. Cho nên cách của đời theo họ ý họ là xác định phân vị, làm cho mọi người biết phận, yên phận, nhường nhịn nhau. Như thế thì xã hội sẽ hòa mục, trật tự và ổn định. Khổng tử và Mạnh Tử không chỉ mong chấm dứt loạn lạc trước mắt mà còn mong muốn, tin tưởng có thể lập ra một trật tự hợp lý vĩnh viễn để sau đó người làm vua có thể “thõng tay mà cai trị”. Tất nhiên muốn đến đó những người có trách nhiệm – kẻ làm vua và làm quan – phải nỗ lực làm việc chính sự (chủ yếu là giáo hóa). Khổng tử nói: “Xử kiện (cho công bằng) thì ta cũng như những người khác; khác chăng là ở năm thì có thể khắc phục sự tàn bạo và hủy bỏ việc giết người”.

docx9 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2292 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Nho giáo và kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên