Cách giản dị nhất là ta cụm bàn tay lại trước vành tai để đón đưa âm thanh vào ống tai khi ta muốn nghe tiếng nói từ đằng xa vọng tới hoặc khi muốn nghe âm thanh trong đám đông người.
Dụng cụ trợ nghe đầu tiên được sáng chế vào thế kỷ thứ 17, hình dạng giống như một bông hoa kèn gọi là ống loa. Đầu nhỏ của ống để gần lỗ tai người nghe, đầu to nơi miệng người nói, như vậy âm thanh sẽ được tập trung vào tai.
30 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 3804 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Những điều lưu ý khi giảng dạy trẻ khiếm thính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những điều lưu ý khi giảng dạy trẻ khiếm thính Bố trí lớp học Lớp ít học sinh. Các học sinh ngồi theo vòng bán nguyệt, cô giáo là trung tâm Bố trí vị trí chỗ ngồi của học sinh theo bản đồ thính lực của từng em. Sau một thời gian phải thay đổi chỗ ngồi theo sự thay đổi thính lực đồ của học sinh. Phòng học Cách âm hoặc giảm thiểu tiếng âm thanh nền, âm dội. Bàn, ghế, bảng, kệ sách… phải làm bằng chất liệu không dội âm. Giáo viên Sử dụng ngôn ngữ kí hiệu và khẩu hình trong quá trình giảng dạy. Lớp can thiệp sớm: trẻ chưa có nhiều vốn từ kí hiệu ngôn ngữ nên cần sử dụng hình ảnh để cung cấp từ, dạy chậm. Thường xuyên nói chuyện tương ứng với vốn từ trẻ có. Trẻ lớn thì cần sử cả ngôn ngữ kí hiệu và khẩu hình trong giảng dạy. Nhiệt tình giúp đỡ phụ huynh học ngôn ngữ kí hiệu. Chỉ nói khi trẻ nhìn mình, tập trung. Nói rõ khẩu hình, chậm, lặp lại từ mới, từ quan trọng hay là với trẻ mới. Trình bày câu ngắn gọn, rõ ràng. Gọi trẻ nhắc lại câu mình nói để kiểm tra. Không vừa viết bảng vừa nói. Để trẻ nhìn khẩu hình khi giáo viên nói. Kiểm tra máy trợ thính của trẻ bằng cách hỏi trẻ bất ngờ và kiểm tra máy đầu giờ. Quan tâm đến trẻ điếc nặng và điếc sâu. I. Máy trợ thính là gì? Máy trợ thính là một thiết bị điện tử có khả năng xử lý và khuếch đại âm thanh nhằm trợ giúp cho những người có khó khăn khi nghe, khi giao tiếp. II. Lịch sử máy trợ thính Cách giản dị nhất là ta cụm bàn tay lại trước vành tai để đón đưa âm thanh vào ống tai khi ta muốn nghe tiếng nói từ đằng xa vọng tới hoặc khi muốn nghe âm thanh trong đám đông người. Dụng cụ trợ nghe đầu tiên được sáng chế vào thế kỷ thứ 17, hình dạng giống như một bông hoa kèn gọi là ống loa. Đầu nhỏ của ống để gần lỗ tai người nghe, đầu to nơi miệng người nói, như vậy âm thanh sẽ được tập trung vào tai. Phải đợi tới thế kỷ thứ 20 máy trợ thính điện tử mới được hình thành và mới thực sự giúp cho người bị khiếm khuyết thính giác nghe được, đặc biệt là khi những tế bào lông ở tai trong bị tổn thương. Đến thế kỷ 21, máy trợ thính kỹ thuật số mới được ra đời và có ý nghĩa rất lớn với người khiếm thính. III. Nguyên tắc hoạt động của máy trợ thính Khuếch đại âm thanh. Có nhiều loại máy khác nhau nhưng có cùng nguyên tắc: một microphone thu âm thanh, chuyển ra luồng điện, được khuếch thanh để có thể nghe được. Ngoài microphone, máy gồm có một bộ phận khuếch đại, một loa, một bộ phận gắn vào tai và nút điều chỉnh âm thanh cao thấp.Các máy đều dùng điện năng của một cục pin nhỏ. Máy có thể đeo sau vành tai hay đặt trong lỗ tai. Mang máy trợ thính Máy trợ thính mới Cấy óc tai IV. Lợi ích của máy trợ thính Máy trợ thính không thể nào thay thế được đôi tai của con người nhưng máy có thê giúp trẻ nghe được tiếng động và tập trung chú ý về hướng phát ra tiếng động Đối với trẻ nghe kém chỉ dừng lại ở mức độ nhẹ hay trung bình, máy trợ thính sẽ giúp trẻ nghe được trong đa số ngữ cảnh hàng ngày. Đối với trẻ mất khả năng nghe hoàn toàn, âm thanh lọt vào tai có phần méo mó hay “khá mờ nhạt”, ngay cả khi đang đeo máy, nhưng cũng có các thủ thuật khác giúp trẻ cải thiệnđược tình trạng trên, chẳng hạn như đọc nhép môi hoặc các phương pháp giao tiếp thị giác khác. Trẻ được đeo máy trợ thính sớm kết hợp với việc học nghe và nói (còn gọi là can thiệp sớm) sẽ học được ngôn ngữ. Máy trợ thính giúp hỗ trợ cho việc nghe hàng ngày.Chúng đặc biệt giúp nghe rõ ràng hơn khi giao tiếp Dùng máy trợ thính cho khá đơn giản và linh hoạt, không tốn kém so với cấy điện cực đường xương (BAHA) và cấy ốc tai. Trẻ có cơ hội phát triển ngôn ngữ, vốn từ và nhận thức về môi trường tự nhiên, xã hội một cách bình thường. Tạo điều kiện để trẻ hoà nhập với cuộc sống bình thường, với xu hướng phát triển chung của xã hội. Có thể nghe nhạc, xem phim và trò chuyện với mọi người xung quanh Từ đó trẻ sẽ phát triển tâm lý, tình cảm tốt Sử dụng máy trợ thính kịp thời và đúng phương pháp chẳng những giúp trẻ có được cuộc sống bình thường như những trẻ khác mà còn mang lại cho trẻ một tương lai tốt đẹp sau này. V. Chăm sóc máy trợ thính Phải bảo trì máy trợ thính để có thể nghe tốt nhất và bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh. Cần thay pin thường xuyên, để tránh trường hợp máy bất ngờ hết pin. Tắt máy khi không sử dụng. Nếu không dùng máy trong một thời gian dài cần lấy pin ra, tránh chỗ để pin dơ có thể làm máy trợ thính làm việc không chính xác. Không đeo máy trợ thính khi tắm, khi đi bơi hay khi sử dụng máy sấy tóc, chai xịt tóc hoặc bất cứ những dụng cụ phun xịt nào khác. Làm sạch ráy tai trên máy trợ thính. Ráy tai có thể gây ra trục trặc tạm thời cho máy hoặc thậm chí làm hư máy luôn. Đi bác sĩ khi cần làm sạch ống tai. ĐỌC HÌNH MÔI Giao tiếp có vai trò quan trọng hoạt động nhận thức của con người.Do mất hoặc suy giảm khả năng nghe nên trẻ khiếm thính rất hạn chế giao tiếp bằng ngôn ngữ nói, nhưng trẻ có khả năng sử dụng nhiều phương tiện giao tiếp khác nhau để đáp ứng nhu cầu giao tiếp của mình. Vì vậy, đọc hình môi có vai trò rất quan trọng trong quá trình giao tiếp với trẻ khiếm thính. ĐẶC ĐIỂM TIẾNG NÓI CỦA TRẺ KHIẾM THÍNH. Giọng: phần lớn trẻ khiếm thính phát âm với giọng không bình thường, khó nghe. Trẻ hay nói giọng mũi, giọng cao, giọng yếu, giọng khàn… Chất lượng giọng nói của trẻ khiếm thính phụ thuộc vào mức độ giảm thính lực, nếu trẻ không được đeo máy trợ thính và can thiệp sớm. Từ vựng: vốn từ rất nghèo nàn, ít hơn nhiều so với trẻ bình thường cùng lứa tuổi Ngữ pháp: trẻ khiếm thính thường nói không theo ngữ pháp tiếng Việt mà thường nói theo tư duy của mình, theo ý hiểu của mình. Tạo cho người nghe khó đoán được nội dung của câu nói. Ví dụ: “Ăn cơm _ tôi” – tôi ăn cơm. Phát âm: trẻ thường mắc trong giai đoạn hình thành ngôn ngữ, khoảng từ 2 đến 3 tuổi. Phần lớn trẻ phát âm thường sai phụ âm. ĐẶC ĐIỂM TIẾNG NÓI CỦA TRẺ KHIẾM THÍNH (tt) Thanh điệu: hầu hết trẻ điếc phát âm không đúng thanh điệu của tiếng Việt, thường trẻ chỉ sử dụng 3 thanh như không - sắc - huyền Ngữ điệu: trẻ khiếm thính hay nói rời rạc, ngát từng tiếng một, lên xuống tuỳ hứng. ĐẶC ĐIỂM TIẾNG NÓI CỦA TRẺ KHIẾM THÍNH (tt) KHÁI NIỆM Đọc hình miệng là cách hiểu tiếng nói thông qua những chuyển động của cơ quan phát âm khi nói. Đọc hình miệng không phải là đọc hình môi của từng âm một mà là đọc hình miệng của một cụm từ, một câu nói. Mặc dù nghe không thấy hoặc không rõ âm thanh nhưng qua hệ thống hình ảnh này trẻ có thể “đoán” được nội dung cơ bản của tiếng nói khi gặp lại ở lần sau. Sự ghi nhớ này rất tốt cho trẻ khiếm thính VAI TRÒ Đọc hình miệng là cách hỗ trợ để trẻ có khả năng tiếp thu thông tin từ người đối thoại. ở trẻ khiếm thính, nếu được rèn kỹ năng đọc hình miệng thì khả năng tiếp thu thông tin sẽ tốt hơn. Nếu trẻ được học từ 4 đến 5 năm thì có thể tiếp thu tiếng nói bằng đọc hình miệng đạt 60-70% lượng thông tin. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG ĐỌC HÌNH MÔI Đây là việc làm thường xuyên của giáo viên, được thực hiện trong tất cả các môn học, trong sinh hoạt hằng ngày, đặc biệt trong khi giao tiếp với trẻ. Nguyên tắc đọc khẩu hình miệng Với việc sử dụng máy trợ thính thì việc đọc môi là rất cần thiết. khi thính giác của trẻ có vấn đề thì thị giác là con đường tiếp nhận thông tin của trẻ rất quan trọng thông qua việc đọc thônng tin từ khuân hình miệng của người khác. Nguyên tắc đọc khuôn hình miệng Học sinh khiếm thính tập chung nhìn vào khuân hình miệng của giáo viên. Giáo viên không nói với học sinh khi đang quay lưng về phía các em như: vừa nói vừa viết, quay mặt vào bảng khi viết. Để sách trước ngực sao cho không để sách che khuất khuân hình miệng của giáo viên. Nhìn thẳng vào người khiếm thính, do mất khả năng nghe nên sự tiếp xúc thị giác đối với trẻ là rất quan trọng. Theo quy luật bù trừ khi người khiếm thính mất hoặc thiếu hụt đi giác quan nghe thì giác quan thị giác phải tăng cường cao độ hơn so với trẻ bình thường Giáo viên là người trực tiếp dạy trẻ phải nói chậm và rõ, ngôn ngữ cô đọng súc tích, khi nói thì phải nói dứt khoát không cường điệu hình miệng. Bởi việc đọc môi không dễ dàng. Chỉ có khoảng 25% - 30% thấy được lời nói đọc trên môi và cả những người có khả năng đọc hình miệng khá cũng không đọc được tất cả những điều người ta nói. Khuyến khích trẻ nói nói cho ta biết khi các em chưa hiểu bài và chưa hiểu phần nào?... Tôn trọng ý kiền của từng cá thể học sinh. Giáo viên nên nói chuyện nghiều với trẻ để tăng khả năng giao tiếp và vốn từ của trẻ. Khi nói chuyện với trẻ cần phải biết phối hợp các giác quan với nhau sử dụng ngôn ngữ cơ thể qua nét mặt củ chỉ điệu bộ. Trong khi giảng bài nên hỏi lại trẻ xem trẻ có nắm bắt được bài không? Gây sự thu hút với trẻ khiếm thính, lôi kéo sự chú ý của học sinh khiếm thính : vỗ nhẹ tay, khiều vai, cử chỉ nét mặt điệu bộ, sử dụng phi ngôn ngữ,… Ngồi đối diện với học sinh khiếm thính. Ngồi phía bên tai nghe rõ hơn( nếu có một tai nghe rõ hơn). Quan sát hình miệng, vẽ diễn cảm trên khuôn mặt và các cử chỉ điệ bộ kèm theo lời nói. Nói lặp đi lặp lại hay thay đổi cách nói. Sử dụng khuân hình miệng cùng các hình thức giao tiếp bằng tay với trẻ như: Ngôn ngữ ký hiệu. Ngôn ngữ cử chỉ điệu bộ. Chữ cái ngón tay Khi sử dụng thuần thục giao tiếp bằng tay thì nó sẽ giúp trẻ tiếp nhận thông tin tốt hơn, nhanh nhạy hơn, nắm bắt tâm lý của người đối diện tốt hơn đáp ứng nhu cầu hướng tới mục tiêu dạy trẻ khiếm thính: phát triển khả năng giao tiếp của trẻ bằng nhiều loại:( tiếng nói, chữ viết,chữ cái ngón tay, đọc khuân hình miệng người đối diện).