Bài giảng Những khái niệm cơ bản về bản đồ

Bản đồ học là một ngành khoa học xuất hiện từ thời cổ xưa, cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế như nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, giao thông, thương mại, quân sự ngành bản đồ cũng ngày càng phát triển hoàn thiện.

pdf43 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 11901 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Những khái niệm cơ bản về bản đồ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1 NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ BẢN ĐỒ 1.1 Bản đồ và phân loại bản đồ 1.1.1 Đối tượng và nhiệm vụ của bản đồ học Bản đồ học là một ngành khoa học xuất hiện từ thời cổ xưa, cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế như nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, giao thông, thương mại, quân sự…ngành bản đồ cũng ngày càng phát triển hoàn thiện. Trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước đòi hỏi cần phải có đầy đủ các loại bản đồ, phục vụ công tác thăm dò, khai thác tài nguyên khoáng sản, quản lý đất đai, nghiên cứu về rừng, biển…Do đó, các loại bản đồ được thành lập ngày càng yêu cầu độ chính xác cao, áp dụng các thành tựu khoa học tiên tiến Bản đồ học là lĩnh vực khoa học kỹ thuật về bản đồ về các tính chất và phương pháp thành lập và sử dụng bản đồ. Đối tượng nhận thức của bản đồ học là không gian cụ thể của các đối tượng và hiện tượng thực tế khách quan và những biến đổi của chúng theo thời gian. Bản đồ học bao gồm nhiều bộ môn khoa học và kỹ thuật, chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nhưng mỗi môn lại có chức năng riêng. 1. Cơ sở lý thuyết bản đồ: Nghiên cứu các loại bản đồ địa lý, các tính chất, thành phần, lịch sử phát triển và các phương pháp thành lập chúng. 2. Toán bản đồ: Nghiên cứu và đề xuất các phương pháp toán học để biểu thị bề mặt trái đất lên mặt phẳng. 3. Thành lập và biên tập bản đồ: Nghiên cứu các phương pháp xây dựng và thiết kế bản đồ, chỉ đạo biên tập qua các giai đoạn thành lập bản đồ 4. Trình bày bản đồ: Nghiên cứu và đề xuất các phương pháp và phương tiện trình bày màu sắc và chuẩn bị bản đồ cho khâu in ấn. 5. In bản đồ: Nghiên cứu các phương pháp chế bản in và in hàng loạt bản đồ. 6. Sử dụng bản đồ: Đó là một bộ phận của bản đồ học, trong đó nghiên cứu những phương hướng và phương pháp sử dụng các bản đồ, đánh giá độ tin cậy và độ chính xác của các kết quả thu nhận được từ bản đồ. 7. Bản đồ số: Nghiên cứu các phương pháp và công nghệ thành lập bản đồ số, với sự trợ giúp của kỹ thuật tin học và các phần mềm chuyên dùng. 8. Kinh tế và tổ chức sản xuất bản đồ: Nghiên cứu các mặt về kinh tế và các biện pháp tổ chức hợp lý trong sản xuất bản đồ Bản đồ học có quan hệ chặt chẽ với các ngành khoa học như thiên văn, trắc địa, trọng lực, địa hình, địa lý và ngành in. Kết quả của các ngành thiên văn, trắc địa trọng lực cung cấp cho các nhà bản đồ những tài liệu về hình dạng, kích thước trái đất về vị trí địa lý của các điểm khống chế tọa độ, độ cao trên mặt đất Môn địa lý trình bày bản chất các hiện tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội, nguồn gốc của chúng, mối liên hệ tương quan và sự phân bố của chúng trên bề mặt trái đất. Đó chính là cơ sở để phản ánh đúng đắn các đối tượng và hiện tượng trên bản đồ. 1.1.2 Định nghĩa và các tính chất của bản đồ 1. Định nghĩa: Bản đồ là hình ảnh thu nhỏ của bề mặt trái đất lên mặt phẳng thông qua một quy tắc toán học nhất định (hay là phép chiếu bản đồ). Các nội dung trình bày trên bản đồ được lựa chọn thông qua sự tổng quát hóa và được thể hiện trên bản đồ bởi hệ thống các ký hiệu quy ước mang tính khoa học. Bản đồ số là bản đồ trên đó có sự chồng xếp các lớp thông tin khác nhau, là tập hợp của các thông tin được lưu trữ trong máy tính (trong đĩa) dưới dạng số và được thành lập dưới sự trợ giúp của máy tính và các phần mềm chuyên dùng gắn liền với kỹ thuật sản xuất bản đồ Bản chất của bản đồ là một loại mô hình thông tin. Trong khoa học thuật ngữ mô hình thông tin được định nghĩa như sau: “Trong công tác nghiên cứu một đối tượng nào đó, dù là nghiên cứu lý luận hay nghiên cứu ứng dụng nếu người ta không nghiên cứu trực tiếp lên đối tượng mà thay bằng nghiên cứu một hệ thống tự nhiên hay nhân tạo nào đó thì hệ thống tự nhiên hay nhân tạo đó được gọi là mô hình” do đó: - Bản đồ là một mô hình nhận thức - Bản đồ là một mô hình thông tin - Bản đồ là một dạng ngôn ngữ kỹ thuật đặc biệt (ghi nhận và định vị đối tượng) 2. Tính chất của bản đồ a. Bản đồ có tính trìu tượng: Thực tế khách quan là một hệ thống nhiều thứ bậc hết sức phức tạp nhưng bản đồ thể hiện giản hóa và rõ ràng những mối liên hệ phức tạp đó. Đặc điểm của tính trìu tượng là nó không tách rời bản chất cụ thể của đối tượng mà mà là sự khái quát, diễn giải. b. Tính chọn lọc: Tất cả các đối tượng được thể hiện trên bản đồ đều phải thông qua sự lựa chọn tùy thuộc vào mục đích sử dụng, tỷ lệ bản đồ. c. Tính đo được: Đây là tính chất quan trọng của bản đồ. Dựa vào tỷ lệ và phép chiếu của bản đồ và thang bậc các ký hiệu quy ước trong bản chú dẫn … người sử dụng bản đồ có thể xác định được tọa độ, chiều dài, diện tích, phương hướng… của các đối tượng. d. Tính đơn trị: Có sự tương ứng đơn trị của các đối tượng trên bản đồ và trên bề mặt đất. Có sự tương ứng phù hợp chặt chẽ giữa nội dung bản đồ và bản chú dẫn (mỗi ký hiệu trên bản đồ chỉ có một sự giải thích duy nhất trên bản chú dẫn) e. Tính liên tục: Trên toàn bộ phạm vi lãnh thổ được thể hiện trên bản đồ thì các nội dung đều được thể hiện hoàn chỉnh, không có trường hợp một phạm vi lãnh thổ nào đó bị bỏ trống. f. Tính trực quan: Nhờ tính trực quan của bản đồ mà người sử dụng bản đồ có thể nhanh chóng nhận biết ra các đối tượng, tiếp thu nhanh chóng các đối tượng quan trọng của nội dung bản đồ. Nhận biết được quy luật phân bố của các đối tượng trên bề mặt trái đất g. Tính bao quát: Bản đồ có thể thể hiện bất kỳ một phạm vi nào từ vùng nhỏ đến cả Trái đất. Nhờ tính bao quát của bản đồ mà người sử dụng nhanh chóng nhận ra sự phân bố và các mối liên hệ của các đối tượng và hiện tượng trên bề mặt rộng lớn. h. Tính đồng dạng: Đó là tính tương ứng của hình dạng và kích thước của sự thể hiện bản đồ với các hiện tượng và các quá trình. Nó đảm bảo độ chính xác đo đạc trên bản đồ trong khả năng tỷ lệ của bản đồ đó i. Tính logic: Tính logic của bản đồ chủ yếu nói đến tính logic của bản chú dẫn. Nếu bản chú dẫn được sắp xếp một cách khoa học thì sự phân tích và giải thích mới đúng đắn và chính xác được. Bảng chú dẫn không chỉ để thuyết minh chú thích bản đồ mà nó còn bao gồm sự phân loại phân cấp tính phụ thuộc và những mối quan hệ. Trong bản chú dẫn không chỉ đưa ra các định nghĩa mà còn đưa ra các đặc trưng về số lượng. 1.1.3 Phân loại bản đồ Phân loại bản đồ có ý nghĩa khoa học và thực tiễn rất lớn đối với công tác sản xuất bản đồ cũng như trong công tác sử dụng và bảo quản bản đồ. Theo đặc điểm và dấu hiệu mà người ta có thể chia bản đồ thành các loại như sau: 1. Phân loại theo nội dung: Theo nội dung bản đồ được phân loại thành 2 nhóm là bản đồ địa lý chung và bản đồ chuyên đề a. Bản đồ địa lý chung: là bản đồ biểu thị các đặc trưng chung của các yếu tố tự nhiên và xã hội của khu vực thành lập bản đồ. Nó không nhấn mạnh một yếu tố nào, nó có nội dung tương đối tỷ mỉ đáp ứng nhu cầu tìm hiểu các đặc trưng chung của khu vực. b. Bản đồ chuyên đề: Là loại bản đồ trên đó thể hiện rõ ràng nổi bật và hoàn thiện một hoặc một số các yếu tố đã được thể hiện trên bản đồ địa lý chung hoặc chưa được thể hiện trên bản đồ địa lý chung. Bản đồ chuyên đề được chia làm 03 nhóm đối tượng: - Bản đồ tự nhiên - Bản đồ kinh tế xã hội - Bản đồ kỹ thuật chuyên ngành 2. Phân loại theo tỷ lệ: Theo tỷ lệ bản đồ được chia thành bản đồ tỷ lệ lớn, bản đồ tỷ lệ trung bình và bản đồ tỷ lệ nhỏ - Bản đồ địa lý chung tỷ lệ lớn: ≥ 1:100.000 được gọi là bản đồ địa hình - Bản đồ địa lý chung tỷ lệ trung bình: 1:100.000 – 1:1.000.000 gọi là bản đồ địa hình khái quát. - Bản đồ địa lý chung tỷ lệ nhỏ: là các bản đồ có tỷ lệ nhỏ hơn 1:1.000.000 gọi là bản đồ khái quát. 3. Phân loại theo mục đích sử dụng - Bản đồ tra cứu - Bản đồ dùng trong giảng dạy (SGK) - Bản đồ dẫn đường (hàng không, hàng hải…) - Bản đồ kỹ thuật chuyên ngành 4. Phân loại theo các đối tượng thể hiện: Theo đối tượng thể hiện bản đồ được phân thành 2 nhóm là bản đồ địa lý và bản đồ thiên văn (bản đồ địa lý biểu thị bề mặt trái đất, bản đồ thiên văn bao gồm bản đồ bầu trời, bản đồ các thiên thể và bản đồ hành tinh 5. Phân loại theo lãnh thổ: Theo lãnh thổ thì bản đồ được phân ra: bản đồ thế giới, bản đồ bán cầu, bản đồ châu lục, bản đồ các nước, bản đồ vùng và bản đồ các tỉnh, thành phố. 6. Phân loại theo tính chất phụ: như bản đồ treo tường, bản đồ để bàn… 1.1.4 Các yếu tố của bản đồ Để thành lập và sử dụng bản đồ không những phải nắm được những đặc điểm, tính chất của nó mà còn phải phân biệt được các yếu tố hợp thành, hiểu rõ ý nghĩa, giá trị của từng yếu tố và mối liên hệ giữa chúng. Mỗi một bản đồ đều bao gồm 03 nhóm yếu tố để thể hiện bản đồ đó là yếu tố nội dung, cơ sở toán học, các yếu tố hỗ trợ bổ sung. - Nội dung của bản đồ là thành phần chủ yếu của tờ bản đồ, bao gồm các thông tin về các đối tượng, các hiện tượng được biểu thị trên tờ bản đồ - Cơ sở toán học của bản đồ bao gồm:phép chiếu bản đồ, hệ quy chiếu của bản đồ, múi chiếu, đơn vị, tỷ lệ bản đồ và mạng lưới khống chế trắc địa phục vụ đo vẽ bản đồ. - Các yếu tố hỗ trợ bổ sung bao gồm: tên bản đồ, bảng chú giải, thước tỷ lệ, thước độ dốc và các biểu đồ, đồ thị… 1.2 Vai trò của bản đồ trong thực tiễn và khoa học Bản đồ thể hiện sự bao quát đồng thời trên một phạm vi bất kỳ của bề mặt trái đất, bản đồ tạo ra hình ảnh nhìn thấy được của hình dạng kích thước và vị trí tương quan của các đối tượng. Ngoài ra bản đồ còn chứa đựng rất nhiều thông tin về chất lượng số lượng, cấu trúc của các đối tượng và các mối liên hệ tồn tại giữa chúng. Chính vì vậy, bản đồ có vai trò hết sức quan trọng trong khoa học và thực tiễn. 1. Vai trò của bản đồ trong thực tiễn - Trong các ngành kinh tế xã hội bản đồ được dùng trong công tác quản lý hành chính, quy hoạch, quản lý đất đai, bản đồ được sử dụng để thiết kế xây dựng các công trình, các tuyến đường giao thông, sử dụng trong công tác thăm dò, khai thác khoáng sản, dùng để dự đoán hay dự báo các quá trình, các hiện tượng tự nhiên thông qua việc phân tích các bản đồ. - Trong giáo dục bản đồ là công cụ đắc lực trong giảng dạy địa lý, lich sử, là công cụ để nâng cao trình độ văn hóa chung của nhân dân - Trong lĩnh vực quân sự bản đồ đóng vai trò vô cùng quan trọng là công cụ đắc lực trong việc dẫn đường, vạch ra các kế hoạch tác chiến, bản đồ còn được ví như “con mắt của quân đội”. - Trong công tác nghiên cứu địa lý và các khoa học về trái đất đều bắt đầu từ việc phân tích bản đồ và kết quả nghiên cứu cuối cùng cũng được thể hiện trên bản đồ. 2. Vai trò của bản đồ trong khoa học - Bản đồ là công cụ nghiên cứu khoa học trong nhiều ngành kinh tế quốc dân - Bản đồ là nguồn cung cấp thông tin cần thiết và chính xác. Bản đồ cho ta cái nhìn tổng quan như nhìn mô hình không gian khách quan thực tế. Qua bản đồ có thể phát hiện được các quy luật về sự phân bố không gian của các đối tượng, hiện tượng và các mối tương quan giữa chúng. 1.4 Khái niệm chức năng của địa chính 1.4.1 Khái niệm địa chính Theo truyền thống, địa chính được xem như là “trạng thái hộ tịch của quyền sở hữu đất đai” Ngày nay, có thể hiểu địa chính là tổng hợp các tư liệu và văn bản xác định rõ vị trí, ranh giới, phân loại, số lượng, chất lượng của đất đai, quyền sở hữu, sử dụng đất, và những công trình kiến trúc phụ thuộc kèm theo. Ban đầu mục đích chủ yếu của địa chính là chức năng thu thuế, ngày nay nó còn bao gồm đăng ký quyền sở hữu, quyền sdđ, số liệu thống kê diện tích các loại đất, phân hạng đất, ước tính giá đất. Để có cơ sở cho việc điều tra thu thập, tổng hợp các dữ liệu trên thì nhất thiết phải tiến hành đo vẽ thành lập bản đồ địa chính. Việc quản lý địa chính sẽ bao gồm trách nhiệm thành lập, cập nhật và bảo quản các thông tin địa chính Do có tính không gian và tính pháp lý cao nên đòi hỏi tư liệu địa chính phải chính xác, có tính liên tục và quan hệ chặt chẽ với đo đạc địa chính. 1.4.2 Chức năng của địa chính 1. Chức năng kỹ thuật Để thực hiện các chức năng pháp lý, thuế khóa và chức năng tư liệu chúng ta phải thành lập bản đồ địa chính. Bởi vì, bản đồ địa chính thể hiện chính xác vị trí, kích thước diện tích, chất lượng các thửa đất trong các đơn vị hành chính và các yếu tố địa lý có liên quan trong một hệ tọa độ thống nhất. Bản đồ địa chính thường xuyên được cập nhật các thông tin về sự thay đổi hợp pháp của đất đai. 2. Chức năng tư liệu Địa chính là nguồn cung cấp tư liệu phong phú, đó là các tư liệu dạng bản đồ, sơ đồ và các văn bản. Các tư liệu này thường thông qua 3 quá trình: - Xây dựng tư liệu ban đầu - Cập nhật tư liệu khi có biến động - Cung cấp tư liệu 3. Chức năng pháp lý Đây là chức năng cơ bản của bản đồ địa chính. Sau khi có đủ tư liệu xác định hiện trạng và nguồn gốc đất đai. Thông qua việc đăng ký và chứng nhận thì tư liệu địa chính có hiệu lực pháp lý. 4. Chức năng định thuế Đây là chức năng ban đầu và cơ bản của địa chính. Trước hết là nhận dạng vị trí, ranh giới, sau đó là xác định nội dung, đánh giá phân hạng, định giá nhà đất, xác định mức thuế, tính toán các khoản thuế. 1.4.3 Quản lý địa chính Quản lý địa chính là hệ thống các biện pháp giúp cho cơ quan nhà nước nắm chắc được các thông tin đất đai, quản lý được quyền sở hữu, quyền sử dụng đất, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người sở hữu và chủ sử dụng đất Nội dung quản lý địa chính bao gồm: điều tra đất đai, đo đạc, lập bản đồ địa chính, đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, phân loại, phân hạng và định giá đất. Nó có ý nghĩa to lớn trong việc quản lý đất đai, lập quy hoạch tổng thể, kế hoạch sử dụng đất, hoạch định chính sách đất đai và thu thuế. Nguyên tắc quản lý: - Quản lý địa chính theo nguyên tắc thống nhất do Nhà nước quy định và được cụ thể hóa bằng các văn bản pháp luật. - Tư liệu địa chính phải đảm bảo tính nhất quán liên tục và hệ thống - Đảm bảo độ chính xác và độ tin cậy cao - Đảm bảo tính khái quát và tính hoàn chỉnh 1.4.4 Phân loại địa chính 1. Phân loại theo giai đoạn phát triển của địa chính - Địa chính thu thuế - Địa chính pháp lý - Địa chính đa mục đích 2. Phân loại theo đặc điểm và nhiệm vụ của địa chính - Địa chính ban đầu - Địa chính thường xuyên hay địa chính biến động 3. Phân chia địa chính theo cấp quản lý hành chính - Địa chính quốc gia - Địa chính địa phương 4. Phân loại theo độ chính xác - Địa chính đồ giải - Địa chính cho tọa độ giải tích 1.5 Đo đạc địa chính 1.5.1 Đo đạc địa chính và quản lý địa chính Quản lý địa chính là quản lý cơ sở trong quản lý đất đai nói chung còn đo đạc địa chính là công tác kỹ thuật quan trọng trong công tác quản lý địa chính, nó là nội dung trọng tâm của quản lý địa chính. Nó đảm bảo độ tin cậy và tính chính xác các thông tin đất đai. Quản lý địa chính mà không có đo đạc địa chính thì không thể thực hiện được nhiệm vụ Đo đạc địa chính để xác định các thông tin về đơn vị đất đai như ranh giới, vị trí phân bố đất, ranh giới sử dụng đất, diện tích, phân hạng chất lượng đất. Sản phẩm của đo đạc địa chính là bản đồ địa chính và các văn bản mang tích kỹ thuật và pháp lý cao phục vụ trực tiếp cho việc quản lý địa chính và quản lý đất đai. Nó khác công tác đo đạc thông thường khác ở chỗ có tính chuyên môn cao: - Là hành vi hành chính có tính pháp lý cao - Có độ chính xác cao đáp ứng đươc yêu cầu qlđđ - Có tư liệu đồng bộ như bản đồ, giấy chứng nhận - Cần đảm bảo tính xác thực, tính hiện thời của tư liệu - Sự đổi mới không nhất thiết phải theo chu kỳ cố định khi yếu tố địa chính thay đổi thì phải kịp thời đo đạc bổ sung và cập nhật hồ sơ địa chính. 1.5.2 Nhiệm vụ và tác dụng của đo đạc địa chính Đo đạc địa ngoài việc cần đảm bảo thực hiện đúng các tiêu chuẩn Nhà nước về đo vẽ bản đồ tỷ lệ lớn còn phải tiến hành điều tra địa chính để thu thập các thông tin về địa lý, kinh tế, pháp luật của đất đai và bất động sản. Nội dung của đo đạc địa chính gồm có: - Đo đạc lưới khống chế tọa độ và độ cao địa chính - Đo vẽ các thửa đất, các loại đất và các công trình trên đất - Điều tra thu thập về quyền sử dụng đất, hiện trạng sử dụng đất, phân hạng, tính thuế… - Khi có biến động đất đai cần kịp thời đo vẽ cập nhật hồ sơ địa chính. - Căn cứ theo các yêu cầu sử dụng đất, khai thác tài nguyên, quy hoạch đất để tiến hành công tác đo vẽ có liên quan. Bản đồ địa chính là thành quả chủ yếu của đo đạc địa chính. Đó là loại bản đồ chuyên ngành song nó cần được thành lập ở tỷ lệ lớn, phạm vi đo vẽ rộng khắp toàn quốc. Bản đồ địa chính đáp ứng được yêu cầu của địa chính đa mục đích, được sử dụng trong nhiều ngành kinh tế, kỹ thuật nên nó còn có tính chất của loại bản đồ cơ bản quốc gia. 1.6 Bản đồ địa chính 1.6.1 Khái niệm Bản đồ địa chính là bản đồ chuyên ngành quản lý đất đai thể hiện chính xác vị trí, ranh giới các thửa đất và các yếu tố địa lý có liên quan, BĐĐC được đo vẽ ở tỷ lệ thống nhất trên toàn quốc theo đơn vị hành chính xã phường thị trấn và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận. BĐĐC là tài liệu quan trọng nhất trong bộ hồ sơ địa chính, mang tính pháp lý cao phục vụ việc quản lý đất đai chặt chẽ tới từng thửa đất từng chủ sử dụng đất Bản đồ địa chính khác với các bản đồ chuyên ngành thông thường ở chỗ BĐĐC có tỷ lệ lớn và phạm vi đo vẽ phủ kín mọi nơi trên toàn quốc. BĐĐC thường xuyên được cập nhật các thay đổi hợp pháp của đất đai có thể cập nhật thường xuyên hoặc cập nhật theo định kỳ. 1.6.2 Mục đích yêu cầu của bản đồ địa chính 1. Mục đích của bản đồ địa chính a. Làm cơ sở để thực hiện đăng ký quyền sử dụng đất (hay gọi tắt là đăng ký đất đai), giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, đền bù, giải phóng mặt bằng, cấp mới, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật. b. Xác nhận hiện trạng về địa giới hành chính xã, phường, thị trấn; quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là huyện); tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là tỉnh). c. Xác nhận hiện trạng, thể hiện biến động và phục vụ cho chỉnh lý biến động của từng thửa đất trong từng đơn vị hành chính xã. d. Làm cơ sở để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng các khu dân cư, đường giao thông, cấp thoát nước, thiết kế các công trình dân dụng và làm cơ sở để đo vẽ các công trình ngầm. e. Làm cơ sở để thanh tra tình hình sử dụng đất và giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai. f. Làm cơ sở để thống kê và kiểm kê đất đai. g. Làm cơ sở để xây dựng cở sở dữ liệu đất đai các cấp. 2. Yêu cầu của bản đồ địa chính - Thể hiện đúng hiện trạng của các thửa đất, chính xác rõ ràng cả về mặt địa lý và pháp lý, không nhầm lẫn về chủ sử dụng đất và loại đất. - Lựa chọn tỷ lệ bản đồ địa chính phù hợp với vùng đất và loại đất - Bản đồ địa chính phải có hệ thống tọa độ thống nhất, có phép chiếu phù hợp để các yếu tố trên bản đồ biến dạng nhỏ nhất. - Các yếu tố pháp lý phải được điều tra, thể hiện chuẩn xác. 1.7 Nội dung của bản đồ địa chính 1.7.1 Các yếu tố cơ bản của bản đồ địa chính Để đảm bảo tính thống nhất và dễ dàng khi thành lập và sử dụng bản đồ ta cần nắm rõ một số yếu tố cơ bản của BĐĐC. 1. Yếu tố điểm: Là một vị trí được đánh dấu ở thực địa bằng một dấu mốc đặc biệt. Đó là các điểm trắc địa, các điểm đặc trưng đường biên thửa đất, các điểm đặc trưng địa hình địa vật 2. Yếu tố đường: Đó là các đoạn thẳng cần xác định và quản lý tọa độ hai điểm đầu và cuối. 3. Thửa đất: Là một mảnh đất tồn tại ở thực địa có diện tích xác định, được giới hạn bởi một đường bao khép kín thuộc một chủ sở hữu hoặc một chủ SDĐ. 4. Thửa đất phụ: Trên một thửa đất lớn có thể tồn tại một số các thửa nhỏ, ranh giới phân chia không ổn định, có các phần được sử dụng vào các mục đích khác nhau, mức tính thuế khác nhau. 5. Lô đất: Là vùng đất có thể gồm một hoặc nhiều thửa đất 6. Khu đất, xứ đồng: Đó là vùng đất gồm nhiều thửa đất, nhiều lô đất 7. Thôn, bản, xóm, ấp: Là cụm dân cư tạo thành cộng đồng người cùng sống, lao động và sản xuất. 8. Xã, phường: Là đơn vị hành chính cơ sở gồm