Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin - Bài 9: Chủ nghĩa xã hội hiện thực và triển vọng - Nguyễn Văn Thuân

1.1.1. CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA • Cách mạng tháng Mười Nga nổ ra và giành thắng lợi (7/11/1917) dưới sự lãnh đạo của đảng Bônsêvích mà người đứng đầu là V.I.Lênin.  Đập tan bộ máy nhà nước của Chính phủ tư sản lâm thời.  Giành “Toàn bộ chính quyền về tay Xô viết”. • Cách mạng tháng Mười Nga là thắng lợi vĩ đại nhất của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức.  Dùng bạo lực cách mạng để đánh đổ giai cấp tư sản và giai cấp phong kiến, lập nên chính quyền của những người lao động, xây dựng một xã hội không còn tình trạng người bóc lột người.  Mở ra con đường mới cho các dân tộc đang bị chủ nghĩa thực dân áp bức. Mở đầu một thời đại mới, thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH.

pdf33 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 102 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin - Bài 9: Chủ nghĩa xã hội hiện thực và triển vọng - Nguyễn Văn Thuân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1v1.00123103214 BÀI 9 CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC VÀ TRIỂN VỌNG ThS. Nguyễn Văn Thuân Trường Đại học Kinh tế Quốc dân v1.00123103214 2 Vậy có phải chủ nghĩa xã hội đã sụp đổ và chủ nghĩa tư bản mới là xã hiện thực và tương lai của nhân loại? TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG Với thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga do V.I.Lênin lãnh đạo, nhà nước Xôviết ra đời, chủ nghĩa xã hội đã từ lý luận trở thành hiện thực. Tuy nhiên vào những năm 80 của thế kỷ XX, chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu rơi vào khủng hoảng và sụp đổ. Trước thực tế đó, nhiều người đã cho rằng chủ nghĩa xã hội đã sụp đổ và không còn nữa, chủ nghĩa tư bản mới là xã hội hiện thực và tương lai của nhân loại? v1.00123103214 3 MỤC TIÊU • Bài này sẽ giúp học viên thấy được sự ra đời và thành tựu của chủ nghĩa xã hội hiện thực, dù chủ nghĩa xã hội hiện thực khủng hoảng, sụp đổ nhưng chủ nghĩa xã hội vẫn là tương lai của nhân loại. • Trên cơ sở nhận thức đúng về mặt lí luận sẽ giúp học viên tin tưởng vào sự tất thắng của chủ nghĩa xã hội cũng như con đường mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội tiến tới cộng sản chủ nghĩa. v1.00123103214 4 NỘI DUNG Chủ nghĩa xã hội hiện thực Sự khủng hoảng của mô hình CNXH Xô Viết và nguyên nhân của nó Triển vọng của chủ nghĩa xã hội v1.00123103214 5 1. CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC 1.1. Cách mạng Tháng Mười Nga và mô hình CNXH hiện thực đầu tiên trên thế giới 1.2. Sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa và những thành tựu của nó v1.00123103214 6 1.1. CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA VÀ MÔ HÌNH CNXH HIỆN THỰC ĐẦU TIÊN TRÊN THẾ GIỚI 1.1.1. Cách mạng Tháng Mười Nga 1.1.2. Mô hình chủ nghĩa xã hội đầu tiên trên thế giới v1.00123103214 7 1.1.1. CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA • Cách mạng tháng Mười Nga nổ ra và giành thắng lợi (7/11/1917) dưới sự lãnh đạo của đảng Bônsêvích mà người đứng đầu là V.I.Lênin.  Đập tan bộ máy nhà nước của Chính phủ tư sản lâm thời.  Giành “Toàn bộ chính quyền về tay Xô viết”. • Cách mạng tháng Mười Nga là thắng lợi vĩ đại nhất của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức.  Dùng bạo lực cách mạng để đánh đổ giai cấp tư sản và giai cấp phong kiến, lập nên chính quyền của những người lao động, xây dựng một xã hội không còn tình trạng người bóc lột người.  Mở ra con đường mới cho các dân tộc đang bị chủ nghĩa thực dân áp bức. Mở đầu một thời đại mới, thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định: “Giống như mặt trời chói lọi, cách mạng tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên trái đất. Trong lịch sử loài người chưa có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa đến thế”. v1.00123103214 8 Nội chiến ở nước Nga (1917-1922) 1.1.2. MÔ HÌNH CHỦ NGHĨA XÃ HỘI ĐẦU TIÊN TRÊN THẾ GIỚI Bối cảnh ra đời: • Từ sau cách mạng Tháng Mười đến khi kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ hai, Liên Xô là nước XHCN duy nhất. • Điều kiện xây dựng chế độ mới vô cùng khó khăn và phức tạp :  Nền kinh tế lạc hậu.  Bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh thế giới lần thứ I.  Xảy ra một cuộc Nội chiến gần 5 năm  Can thiệp của 14 nước đế quốc, bao vây, cấm vận. v1.00123103214 9 Khẩu hiệu trưng thu lương thực thừa trong thời kỳ thực hiện chính sách Cộng sản thời chiến. 1.1.2. MÔ HÌNH CHỦ NGHĨA XÃ HỘI ĐẦU TIÊN TRÊN THẾ GIỚI Các chính sách cụ thể: Chính sách Cộng sản thời chiến (1918-1921): • Quốc hữu hóa tài sản và tư liệu sản xuất quan trọng. • Hạn chế quan hệ hàng hóa – tiền tệ. • Trưng thu lương thực thừa. • Thực hiện nghĩa vụ lao động (cưỡng bức). Chính sách này có thể cung cấp lương thực cho quân đội, tuyền tuyến, cho công nhân và nhân dân thành thị trong điều kiện nội chiến, lương thực cực kỳ khan hiếm. v1.00123103214 10 1.1.2. MÔ HÌNH CHỦ NGHĨA XÃ HỘI ĐẦU TIÊN TRÊN THẾ GIỚI Chính sách kinh tế mới NEP : Từ tháng 3 năm 1921 (Đại hội X của ĐCS Nga) Thực chất của chính sách này là thực hiện nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, do Nhà nước quản lý trong quá trình xây dựng CNXH. v1.00123103214 11 1.2. SỰ RA ĐỜI CỦA HỆ THỐNG CÁC NƯỚC XHCN VÀ THÀNH TỰU CỦA NÓ 1.2.1. Sự ra đời và phát triển của các nước xã hội chủ nghĩa 1.2.2. Những thành tựu của chủ nghĩa xã hội hiện thực v1.00123103214 12 1.2.1. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC NƯỚC XHCN • Cách mạng Tháng Mười cho ra đời Nhà nước XHCN đầu tiên: Liên Xô. • Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, hàng loạt các nước XHCN ra đời. CNXH trở thành một hệ thống bao gồm: Liên Xô, Cộng hòa dân chủ Đức, Bungari, Balan, Hunggari, Rumani, Tiệp Khắc, Anbani, Mông Cổ, Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên, Cu Ba. • Như vậy CNXH đã lan ra khắp thế giới (Âu, Á , Mỹ la tinh). v1.00123103214 13 1.2.1. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC NƯỚC XHCN Năm 1960 Hội nghị 81 của Đảng Cộng sản và công nhân của các nước trên thế giới tại Matxcơva đã tuyên bố khẳng định: “Đặc điểm của thời đại của chúng ta là hệ thống xã hội CNXH thế giới đang trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội loài người”. v1.00123103214 14 1.2.2. NHỮNG THÀNH TỰU CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC Đưa nhân dân lao động lên làm chủ xã hội, thúc đẩy trào lưu đấu tranh cho quyền tự do, dân chủ trên toàn thế giới. • Chế độ dân chủ cho đại bộ phận nhân dân lao động được thiết lập. • Thúc đẩy trào lưu đấu tranh cho quyền tự do, dân chủ ở các nước tư bản chủ nghĩa và trên toàn thế giới. v1.00123103214 15 1.2.2. NHỮNG THÀNH TỰU CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC Trong hơn 70 năm Liên Xô và các nước XHCN đã xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH trên quy mô lớn và trình độ hiện đại, đảm bảo ngày càng tốt hơn đời sống nhân dân. • Liên Xô trở thành một trong hai siêu cường của thế giới. • Xã hội phát triển ưu việt về: việc làm, nhà ở, giáo dục, y tế. • Đạt được thành tựu lớn trong khoa học, chinh phục vũ trụ, có tiềm lực quân sự hùng mạnh, nhiều thành tựu trong văn hóa nghệ thuật. Mô hình con tàu Phương Đông 1 do I. Gagarin điều khiển v1.00123103214 16 1.2.2. NHỮNG THÀNH TỰU CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC • Có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống chính trị thế giới, đóng vai trò quyết định tới sự sụp đổ của hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, mở ra kỷ nguyên độc lập dân tộc và thời đại quá độ lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới. • Đóng vai trò quyết định, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh hủy diệt, bảo vệ hòa bình thế giới. • Ngay ở các nước phương Tây, nhân dân lao động thấy được sự hấp dẫn của CNXH hiện thực, đã đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ, các phúc lợi xã hội và các nước phương Tây đã phải nhượng bộ. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử năm 1949 v1.00123103214 17 2. SỰ KHỦNG HOẢNG, SỤP ĐỔ MÔ HÌNH CNXH VÔ VIẾT VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA NÓ 2.1. Sự khủng hoảng và sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội Xô Viết 2.2. Nguyên nhân khủng hoảng và sụp đổ mô hình CNXH Xô Viết v1.00123103214 18 2.1 SỰ KHỦNG HOẢNG VÀ SỤP ĐỔ MÔ HÌNH CNXH VÔ VIẾT • Lịch sử xã hội không theo đường thẳng mà bao gồm nhiều khúc quanh co. Phong trào cách mạng cũng vậy: Trong quá trình phát triển có thể có sai lầm, thất bại hoặc thoái trào. • Quốc tế I thành lập (1864), có vai trò rất lớn đối với phong trào công nhân thế giới. Sau thất bại của Công xã Pari, Quốc tế I khủng hoảng và tan rã (1876). Nhưng từ sự khủng hoảng dẫn đến thành lập Quốc tế II (1889). Thành lập Quốc tế I v1.00123103214 19 Đại hội I - Quốc tế III 2.1 SỰ KHỦNG HOẢNG VÀ SỤP ĐỔ MÔ HÌNH CNXH VÔ VIẾT • Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, CNTB chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, Quốc tế II lâm vào khủng hoảng và tan rã vào năm 1914. Sau cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, Quốc tế Cộng sản được thành lập (1919 – Quốc tế III). • Cuối những năm 80 của thế kỷ XX, Liên Xô và các nước XHCN lâm vào khủng hoảng. Từ tháng 4 năm 1989 đến tháng 9 năm 1991, chế độ XHCN ở Liên Xô, Đông Âu và Mông Cổ đã sụp đổ. v1.00123103214 20 Xếp hàng mua lương thực ở Liên Xô 2.2. NGUYÊN NHÂN KHỦNG HOẢNG VÀ SỤP ĐỔ MÔ HÌNH CNXH VÔ VIẾT Nguyên nhân sâu xa thứ nhất Sau khi V.I.Lênin qua đời, NEP không được tiếp tục thực hiện mà chuyển sang kế hoạch hóa tập trung cao độ: • Thời gian đầu, kế hoạch hóa đã phát huy tác dụng mạnh mẽ, song do kéo dài quá lâu đã biến dạng thành kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp. • Kế hoạch hóa tập trung cao độ đã từ bỏ một cách chủ quan duy ý chí nền kinh tế hàng hóa, cơ chế thị trường, thực hiện chế độ bao cấp tràn lan, thủ tiêu đi tính chủ động sáng tạo của người lao động. v1.00123103214 21 Hình ảnh Liên Xô trước năm 1990 2.2. NGUYÊN NHÂN KHỦNG HOẢNG VÀ SỤP ĐỔ MÔ HÌNH CNXH VÔ VIẾT Nguyên nhân sâu xa thứ hai: • Chậm đổi mới cơ chế kinh tế, hệ thống quản lý (Chậm đổi mới mô hình của CNXH) dẫn đến hậu quả :  Tụt hậu về khoa học công nghệ.  Năng suất lao động thấp. • Đây lại là yếu tố thắng hay bại của chế độ mới. v1.00123103214 22 Enxin và Goócbachốp 2.2. NGUYÊN NHÂN KHỦNG HOẢNG VÀ SỤP ĐỔ MÔ HÌNH CNXH VÔ VIẾT Nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp • Một là, trong cải tổ, đã mắc sai lầm rất nghiêm trọng trong đường lối chính trị, tư tưởng, tổ chức:  Đường lối từ hữu khuynh trượt dài sang cơ hội và xét lại.  Công khai tuyên bố từ bỏ những mục tiêu của CNXH, từ bỏ chủ nghĩa Mác – Lênin và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.  Cuộc cải cách chính trị trước hết đánh thẳng vào hệ thống chính trị của CNXH, trước hết là vào tổ chức Đảng.  Từ phê phán đến công kích, bôi đen, phủ định sạch trơn mọi thành tựu của CNXH. v1.00123103214 23 2.2. NGUYÊN NHÂN KHỦNG HOẢNG VÀ SỤP ĐỔ MÔ HÌNH CNXH VÔ VIẾT • Hai là, Chủ nghĩa đế quốc đã can thiệp toàn diện, vừa tinh vi, vừa trắng trợn, thực hiện được “Âm mưu diễn biến hòa bình”, trong nội bộ Liên Xô và các nước Đông Âu. Tóm lại, sự phá hoại của chủ nghĩa đế quốc, và sự phản bội từ bên trong, từ cơ quan lãnh đạo cao nhất đã làm Liên Xô sụp đổ. Hai nguyên nhân này quyện chặt vào nhau, tác động cùng chiều tạo nên cơn lốc chính trị, trực tiếp làm sụp đổ CNXH. v1.00123103214 24 3. TRIỂN VỌNG CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI 3.1. Chủ nghĩa tư bản - Không phải là tương lai của xã hội loài người 3.2. Chủ nghĩa xã hội – Tương lai của xã hội loài người v1.00123103214 25 Biểu tình “Chiếm phốWall” ở Mỹ đã lan ra toàn cầu 3.1. CHỦ NGHĨA TƯ BẢN – KHÔNG PHẢI LÀ TƯƠNG LAI CỦA XÃ HỘI LOÀI NGƯỜI Bản chất của CNTB không thay đổi : • Trong mấy thập kỷ qua do biết “tự điều chỉnh và thích ứng”, đồng thời sử dụng triệt để những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, các nước TBCN đã vượt qua khủng hoảng, và vẫn còn khả năng phát triển. • Trong khuôn khổ của CNTB hiện đại, thế giới còn hàng tỷ người nghèo đói, tình trạng thất nghiệp gia tăng. • CNTB với những mâu thuẫn bên trong không thể khắc phục. Xã hội tư bản không thể thay đổi bản chất. v1.00123103214 26 Biểu tình “Chiếm phốWall” ở Mỹ đã lan ra toàn cầu. 3.1. CHỦ NGHĨA TƯ BẢN – KHÔNG PHẢI LÀ TƯƠNG LAI CỦA XÃ HỘI LOÀI NGƯỜI • Trong khuôn khổ của xã hội của TBCN đã xuất hiện những yếu tố của xã hội mới:  Tính chất xã hội của sở hữu ngày càng gia tăng.  Điều tiết của Nhà nước với thị trường ngày càng hữu hiệu.  Tính nhân dân và xã hội của Nhà nước tăng lên.  Phúc lợi xã hội và môi trường được giải quyết tốt hơn. • Đây có thể xem như là những xã hội quá độ, vì nó chứa đựng trong nó cả yếu tố của CNTB và xã hội tương lai. v1.00123103214 27 3.2. CHỦ NGHĨA XÃ HỘI - TƯƠNG LAI CỦA XÃ HỘI LOÀI NGƯỜI Học viên đọc giáo trình, chú ý: • Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu sụp đổ, không phải là sự cáo chung của CNXH. • Các nước XHCN còn lại tiến hành công cuộc cải cách, đổi mới, đạt những thành tựu vô cùng to lớn. • Đã xuất hiện những nhân tố mới của xu hướng đi lên CNXH ở một số quốc gia đương đại. v1.00123103214 28 GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG • Với thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga do V.I.Lênin lãnh đạo, nhà nước Xôviết ra đời, chủ nghĩa xã hội đã từ lý luận trở thành hiện thực. Tuy nhiên vào những năm 80 của thế kỷ XX, chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu rơi vào khủng hoảng và sụp đổ. Trước thực tế đó, nhiều người đã cho rằng chủ nghĩa xã hội đã sụp đổ và không còn nữa, chủ nghĩa tư bản mới là xã hội hiện thực và tương lai của nhân loại? • Vậy, có phải chủ nghĩa xã hội đã sụp đổ và chủ nghĩa tư bản mới là xã hiện thực và tương lai của nhân loại? v1.00123103214 29 GIẢI QUYẾT TÌNH HỐNG Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ không có nghĩa là chủ nghĩa xã hội đã sụp đổ và chủ nghĩa tư bản mới là xã hiện thực và tương lai của nhân loại vì: • Vì sự sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu chỉ là sự sụp đổ của một mô hình chủ nghĩa xã hội. • Trên thế giới vẫn còn tồn tại hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa đang ngày càng phát triển: Trung Quốc, Việt Nam • Như vậy sự sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu không phải là sự cáo chung của CNXH. • Với những mâu thuận và hạn chế vốn có của nó chủ nghĩa tư bản không phải là tương tương lai của xã hội loài người. • Đã xuất hiện những nhân tố mới của xu hướng đi lên CNXH ở một số quốc gia đương đại. Như vậy, tương lai của xã hội loài người không phải là chủ nghĩa tư bản mà tương lai của xã hội loài người chính là chủ nghĩa xã hội. v1.00123103214 30 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI Bài học hôm nay đã cung cấp cho chúng ta những kiến thức cơ bản về: • Chủ nghĩa xã hội hiện thực. • Sự khủng hoảng của mô hình CNXH Xô Viết và nguyên nhân của nó. • Triển vọng của chủ nghĩa xã hội. Từ đó, giúp chúng ta thấy được dù chủ nghĩa xã hội hiện thực khủng hoảng, sụp đổ nhưng chủ nghĩa xã hội vẫn là tương lai của nhân loại. v1.00123103214 31 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1 Sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu là sự: a. sụp đổ của chủ nghĩa xã hội. b. sụp đổ của chủ nghĩa Mác – Lênin. c. sụp đổ của một mô hình chủ nghĩa xã hội. d. cáo chung của chủ nghĩa xã hội. Trả lời: • Đáp án đúng là: c. sụp đổ của một mô hình chủ nghĩa xã hội. • Vì: Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu chỉ là một một hình chủ nghĩa xã hội trong quá trình đi tới mục tiêu xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa. v1.00123103214 32 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2 Trước sự sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu, các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới tất yếu phải: a.phát triển quân sự. b.phát triển khoa học. c.tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. d.cải tổ, cải cách, mở của, đổi mới. Trả lời: •Đáp án đúng là: d. cải tổ, cải cách, mở của, đổi mới. •Vì: Chỉ có một cuộc cải tổ, cải cách, đổi mới sâu sắc, toàn điện mới đưa chủ nghĩa xã hội thoát khỏi khủng hoảng để bước vào thời kỳ phát triển mới. v1.00123103214 33 BÀI TẬP TỰ LUẬN Tai sao chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu lại rơi vào khủng hoảng và sụp đổ? Trả lời: Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu lại rơi vào khủng hoảng và sụp đổ là do nhưng nguyên sau: • Nguyên nhân sâu xa:  Sau khi V.I. Lê nin qua đời, NEP không được tiếp tục thực hiện mà chuyển sang kế hoạch hóa tập trung.  Chậm đổi mới cơ chế kinh tế, hệ thống quản lý (Chậm đổi mới mô hình của CNXH). • Nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp:  Trong cải tổ, đã mắc sai lầm rất nghiêm trọng trong đường lối chính trị, tư tưởng, tổ chức.  Chủ nghĩa đế quốc đã can thiệp toàn diện, vừa tinh vi, vừa trắng trợn, thực hiện được “Âm mưu diễn biến hòa bình”, trong nội bộ Liên Xô và các nước Đông Âu.