Bài giảng Những qui luật và hình thức cơ bản của tư duy biện chứng

Trong phép biện chứng duy vật, sau khi làm sáng rõ nội hàm của các phạm trù có liên quan thì nội dung quy luật này có thể được phát biểu như sau: Trong thế giới, mọi sự vật, hiện tượng (cả vật chất lẫn tinh thần – hình tượng, tư tưởng) đều có liên hệ lẫn nhau và không ngừng vận động, phát triển. Sự vận động và phát triển của chúng là do các mâu thuẫn biện chứng gây ra. Các mâu thuẫn biện chứng khác nhau tác động không giống nhau đến quá trình vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng. Bản thân mỗi mâu thuẫn đều trải qua ba giai đoạn: sinh thành, hiện hữu và giải quyết. Các giai đoạn này được thể hiện bằng: sự xuất hiện, sự thống nhất – đấu tranh và sự chuyển hóa của các mặt đối lập. Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập tạo thành xung lực nội tại của sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng. Sự chuyển hóa của các mặt đối lập làm cho mâu thuẫn cũ được giải quyết, cái cũ mất đi, cái mới ra đời với những mâu thuẫn mới xuất hiện hay thay đổi quy mô, vai trò tác động của các mâu thuẫn cũ. Mâu thuẫn biện chứng là nguồn gốc vận động và phát triển của mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới. Phát triển xảy ra trong thế giới vật chất luôn mang tính tự thân. Tư duy cũng như hiện thực khách quan mà nó phản ánh đều vận động và phát triển theo quy luật này. Sự phát triển tri thức của nhân loại luôn gắn liền với quá trình khắc phục những mâu thuẫn xuất hiện giữa chủ thể tư duy có cá tính và năng lực nhận thức hữu hạn với khách thể tư duy vô cùng phức tạp và luôn biến động, thay đổi. Mỗi bậc thang trong tiến trình nhận thức, mỗi bước hoàn thiện tri thức thực chất chỉ là việc giải quyết những mâu thuẫn giữa chủ thể và khách thể tư duy.

doc27 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2659 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Những qui luật và hình thức cơ bản của tư duy biện chứng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên