Bài giảng Ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông tại thành phố Hồ Chí Minh

Việt Nam chúng ta đang trên đường phát triển đất nước, do vậy tốc độ đô thị hóa quá nhanh. Dân số tập trung về các đô thị ngày càng tăng. Dân số tăng tất nhiên các nhu cầu phục vụ đời sống con người cũng tăng theo. Một nhu cầu quan trọng trong đó là giao thông vận tải. Xã hội càng phát triển hiện đại thì giao thông đường bộ bằng các phương tiện cơ giới dần sẽ thay thế các phương tiện thô sơ. Giao thông bằng các phương tiện cơ giới đem lại nhiều tiện ích cho con người nhưng cũng góp phần cùng các yếu tố khác ảnh hưởng tác hại đến môi trường sinh thái và sức khỏe cộng đồng.

doc14 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 4347 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông tại thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP VĂN LANG KHOA CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG MÔN HỌC PHÂN TÍCH HỆ THỐNG Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ DO HOẠT ĐỘNG GIAO THÔNG TẠI TP. HỒ CHÍ MINH SVTH: Đoàn Thị Mai Trâm Nguyễn Thị Phương Trâm Nguyễn Thị Thùy Liên Nguyễn Thị Thùy Trang Ngô Công Tín Võ Nguyễn Hoài Ân Đỗ Xuân Thư LỚP: K13M01 GVHD: Phạm Thị Anh Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 06 năm 2008 MỤC LỤC 1. GIỚI THIỆU CHUNG 1 2. KHU VỰC TP. HỒ CHÍ MINH ….. 2 3. SƠ ĐỒ HỆ THỐNG 3 4. PHÂN TÍCH HỆ THỐNG 4 4.1 Sử dụng quá nhiều xe 4 4.2 Các chất phát thải trong giap thông 4 4.3 Chất lượng xe và xăng dầu kém 7 4.4 Cơ sở hạ tầng trong giao thông 8 5. TÁC ĐÔNG Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ ĐẾN MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI 9 6. BIỆN PHÁP VÀ KẾT LUẬN 10 TÀI LIỆU THAM KHẢO. ……11 Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ DO HOẠT ĐỘNG GIAO THÔNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 1. Giới Thiệu Chung Việt Nam chúng ta đang trên đường phát triển đất nước, do vậy tốc độ đô thị hóa quá nhanh. Dân số tập trung về các đô thị ngày càng tăng. Dân số tăng tất nhiên các nhu cầu phục vụ đời sống con người cũng tăng theo. Một nhu cầu quan trọng trong đó là giao thông vận tải. Xã hội càng phát triển hiện đại thì giao thông đường bộ bằng các phương tiện cơ giới dần sẽ thay thế các phương tiện thô sơ. Giao thông bằng các phương tiện cơ giới đem lại nhiều tiện ích cho con người nhưng cũng góp phần cùng các yếu tố khác ảnh hưởng tác hại đến môi trường sinh thái và sức khỏe cộng đồng. Ở Việt Nam hiện nay, có trên 600 đô thị lớn nhỏ với 4 thành phố lớn: Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng và Đà Nẵng với tỷ lệ dân số tăng nhanh và tất yếu kéo theo tỷ lệ phương tiện giao thông cơ giới tăng đến chóng mặt. Theo thống kê của Cục Đăng kiểm VN, lượng xe máy của cả nước năm 2000 là 6.478.954 chiếc, mức tăng 14,25% so với 1996. 6 tháng đầu năm 2006, cả nước đã đăng ký mới 37.763 xe ôtô và 1.331.740 xe gắn máy. Số ôtô mới đăng ký tăng 11,3% (so với 2005), xe gắn máy tăng 18,9%. Theo báo cáo của Petrolimex, từ năm 2000 đến 2005, nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu hàng năm ở Hà Nội và TP HCM tăng ở mức xấp xỉ 12%, giai đoạn 2005-2010 sẽ là 15%. Điều đó có nghĩa là tăng phương tiện giao thông là nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí ở các thành phố lớn. Những yếu tố gây ô nhiễm môi trường không khí do phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chủ yếu là C02, S02, 03, NO2, chì, bụi, khói đen, VOCs, Hyđro cácbon, tiếng ồn, vì khí hậu xấu ảnh hưởng có hại đến sức khỏe con người (Tiến 2007). Tại hầu hết các ngã tư, các nút giao thông của Thành phố Hồ Chí Minh như Hàng Xanh, vòng xoay Bến Thành, công trường Dân Chủ... mật độ xe máy lưu thông rất cao và đây cũng là những điểm nóng kẹt xe ở thành phố. Theo thống kê của Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh, hiện thành phố có gần 4 triệu xe máy. Con số trên cũng chỉ thống kê được đối với những xe máy đã đăng kí chính thức, trong khi đó thành phố còn có một số lượng lớn xe máy không đăng kí, xe mua trôi nổi trên thị trường, xe đến từ các địa phương khác.Vào giờ cao điểm, nếu tính tổng lượng xe máy hiện có ở thành phố thì cùng một lúc thành phố phải gánh chịu hàng triệu xe máy thải khí độc ra môi trường. Đó là chưa kể khói thải từ ôtô, xe bus.Ngay trong khu vực nội thành, vào giữa trưa luôn xuất hiện một màng không khí loãng chập chờn trên các tuyến đường. Đó là khói thải từ các phương tiện giao thông hòa vào không khí được phản chiếu qua ánh nắng mặt trời.Ông Nguyễn Hữu Trí, Trưởng phòng Kiểm định xe cơ giới, Cục Đăng kiểm Việt Nam, cho biết khí thải xe máy là nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí ở các thành phố lớn. Lượng khí độc thải ra từ xe máy chiếm tới 60 - 70% trong thành phần không khí nhất là các độc chất như benzen, lưu huỳnh... rất có hại cho sức khỏe (Nhu 2009). Bài viết này cho biết thêm đến một số nghiên cứu gần đây về tác động môi trường do hoạt động giao thông ở Việt Nam. Các mục tiêu cụ thể của bài báo là để phân tích các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí, và đưa ra các giải pháp có thể để giảm bớt những tác động môi trường. Cho mục đích này bài viết tập trung sự về thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu bài viết thực hiện phân tích hệ thống hoạt động giao thông tạo thành phố Hồ Chí Minh ở Việt Nam. Và đưa ra giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông. 2. Khu Vực Thành Phố Hồ Chí Minh Dân số: 6.810.461 người. (Cục Thống Kê Thành Phố Hồ Chí Minh, 2008) Số lượng xe máy của thành phố Hồ Chí Minh : TPHCM hiện quản lý 4.071.567 xe mô tô, gắn máy (trong tổng số 4.480.255 xe đang quản lý), bình quân mỗi ngày có gần 1.000 mô tô, gắn máy đăng ký mới, tăng hơn 10% so với năm trước. (Nguồn TTXVN, 2010) Số lượng xe ôtô lưu thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh: Hiện, trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 404.000 ôtô; trung bình mỗi ngày lại có thêm 115 ôtô đổ xuống các con đường, cùng với khoảng 60.000 ôtô ngoại tỉnh lưu thông trong thành phố. Tổng chiều dài các con đường của Thành phố vào khoảng 3.768 km, trong đó 70% là đường có bề rộng dưới 7m, diện tích giao thông chỉ chiếm 1,8km/km2 diện tích chung (Vi 2010). 3. Sơ Đồ Hệ Thống Sub-sytem activity pollutants effects Phương tiện giao thông Xe máy Tiếng ồn VOCs Hệ thống giao thông Hoạt động kinh tế Bus, xe tải Ô tô,taxi Đường xá Con người CO2 , NOx, CO, HC, chì Bụi Dân nhập cư nhiều Dân số tăng Đèn giao thông phân bố không hợp lý Cơ sở hạ tầng kém Chất lượng xe và động cơ kém Di chuyển nhiều Global warming Mưa axit Ô nhiễm không khí Ảnh hưởng tới sức khỏe con người Hình Sơ đồ hệ quả phân tích hệ thống trong hoạt động giao thông 4. Phân Tích Hệ Thống 4.1 Sử Dụng Xe Quá Nhiều Hiện nay, các loại phương tiện giao thông được sử dụng phổ biến nhất ở Việt Nam là: xe máy, xe bus, ô tô, taxi. Hiện trạng ô nhiễm giao thông là một điểm nóng môi trường ở nước ta. Cũng như ở các thành phố khác nhộn nhịp và phát triển trong khu vực, nguồn chính của ô nhiễm không khí là do động cơ động cơ xe. Đánh giá mới nhất của UBND TPHCM về các nguồn ô nhiễm không khí cũng cho thấy: Khí thải từ các phương tiện giao thông và do hệ thống giao thông kém chất lượng là nguyên nhân trực tiếp. Gần 90% xe cộ ở TP là xe máy, là loại động cơ thải ra rất nhiều bụi, CO và hydrocacbon. Hiện nay 98% hộ dân tại TP có xe gắn máy. Bảng 1 Xe đăng kí trong TPHCM năm 2009 Loại Xe Xe buýt 3 250 Xe tải và xe tải nhỏ 32 964 Ô tô 400 000 Xe taxi 12 550 Xe máy 3 800 000 Các Chất Phát Thải Trong Giao Thông Số liệu thống kê từ Chi cục Bảo vệ môi trường TPHCM đầu tháng 11-2009, tình hình ô nhiễm môi trường trên địa bàn TPHCM vẫn còn nhiều điều cần bàn. Tại 6 trạm quan trắc không khí đặt tại thành phố, bụi lơ lửng sinh ra từ khói, bụi đã và vẫn đang là thực trạng ô nhiễm nghiêm trọng hàng đầu trên địa bàn. Bởi lẽ có đến 89% giá trị quan trắc được ghi nhận là không đạt tiêu chuẩn cho phép, thậm chí luôn nằm ở mức nguy hại cao. Để xác định tác động môi trường do hoạt động giao thông, quý III/2008 của Chi cục Bảo vệ môi trường TPHCM cho thấy 82% kết quả đo nồng độ bụi trong không khí tại TP vượt chuẩn cho phép, ở một số thời điểm, chỉ số vượt chuẩn cao gấp 4 đến 5 lần. Theo ông Nguyễn Đinh Tuấn, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường TPHCM, với mức độ ô nhiễm bụi như thế này sẽ gây nhiều bệnh lý cũng như các nguy cơ khác cho người tham gia giao thông và dân cư sinh sống khu vực ven đường. (Nguồn: INFOTERRA VN ,XL theo NLĐ, 2008). Cụ thể, tỉ lệ bụi trung bình của thành phố từ 0,37 - 0,68 mg/m3, vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,5 - 2,5 lần. Khi dòng xe lưu thông trên đường, đặc biệt là khi hãm phanh, các lốp xe sẽ ma sát mạnh với mặt đường làm mòn đường, mòn các lốp xe và tạo ra bụi đá, bụi cao su và bụi sợi. Các bộ phận ma sát của phanh bị mòn cũng thải ra bụi kẽm, đồng, niken, crom, sắt và cadmi. Ngoài ra quá trình cháy không hết nhiên liệu cũng thải ra bụi cacbon. Bên cạnh các nguồn bụi sinh ra từ xe, còn có bụi đất đá, cát tồn đọng trên đường do chất lượng đường kém, do đường bẩn và do chuyên chở các vật liệu xây dựng, chuyên chở rác. Nguồn bụi này thường tồn đọng trên đường, hoặc bám theo xe và thường cuốn theo lốp xe khi xe chạy.Ngã tư An Sương vẫn là điểm nóng của tình trạng ô nhiễm khói bụi, do nơi đây là nút giao thương hàng hóa quan trọng của thành phố lại nằm gần các khu công nghiệp, khu chế xuất. Ở khu vực phía đông thành phố, trên xa lộ Hà Nội, đoạn từ cầu Rạch Chiếc đến ngã tư Thủ Đức, nồng độ bụi trung bình trong không khí luôn vượt chuẩn cho phép từ 5 - 8 lần.Ở trung tâm thành phố, hiện điểm nóng của ô nhiễm khói bụi là nút giao thông Nam Kì Khởi Nghĩa, từ ngã tư Nam Kì Khởi Nghĩa - Võ Thị Sáu đến cầu Nguyễn Văn Trỗi. Theo kết quả quan trắc được cập nhật trong ngày, nồng độ bụi ở đây luôn vượt tiêu chuẩn từ 3 - 6 lần. Hiện tại trên tuyến đường này có hàng trăm mét rào chắn, tình trạng kẹt xe gia tăng là nỗi ám ảnh cho người tham gia lưu thông và người dân sống hai bên đường. (Phuong Hoa – Tố Như, 2009) Tình trạng kẹt xe gia tăng càng làm nồng độ bụi hạt tăng cao. Số liệu tổng hợp ghi nhận: Tổng tải lượng bụi hạt, CO, NO2, CO2 từ nguồn khí thải của phương tiện giao thông, khí thải công nghiệp, khí thải từ đốt cháy các nguồn nguyên liệu trong sinh hoạt tại TP vào khoảng 60.000 tấn/năm. Trong đó, hơn 80% là tải lượng khí thải giao thông, hơn 14% là tải lượng khí thải công nghiệp. Đặc biệt tại các trạm quan trắc ở ngã tư An Sương, ngã sáu Gò Vấp, ngã tư Đinh Tiên Hoàng – Điện Biên Phủ là nơi mật độ giao thông rất cao, liên tục ùn ứ, kẹt xe nên ô nhiễm bụi, hạt chì, tiếng ồn và các khí gây ô nhiễm khác vượt chuẩn gấp nhiều lần. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường Phạm Khôi Nguyên cũng từng cảnh báo: Ở các TP lớn, môi trường không khí đều bị ô nhiễm bụi và khí thải độc hại. Thêm vào đó, lượng xe cơ giới tăng trưởng liên tục mỗi năm nên dự báo lượng phát thải các khí gây ô nhiễm đến năm 2010 sẽ tăng từ 2 đến 5 lần, sẽ có ảnh hưởng nhiều đến chất lượng không khí khu vực đô thị. Trong đó tiếng ồn cũng là dạng ô nhiễm phổ biến ở các đô thị. Trong các nguồn sinh ra tiếng ồn ở đô thị thì các phương tiện giao thông vận tải đóng vai trò chủ yếu: 60 –80 % nguồn sinh ra ồn đô thị là phương tiện giao thông bởi các nguyên nhân sau: Tiếng ồn do động cơ, do ống xả. - Tiếng ồn do rung động các bộ phận xe. Độ ồn này phụ thuộc vào tình trạng kỹ thuật xe. Do động cơ đốt trong của xe máy hoạt động thì quá trình cháy lí tưởng của hỗn hợp hydrocarbure với không khí chỉ sinh ra CO2, H2O và N2. Tuy nhiên, do sự không đồng nhất của hỗn hợp một cách lí tưởng cũng như do tính chất phức tạp của các hiện tượng lí hóa diễn ra trong quá trình cháy nên trong khí xả động cơ đốt trong luôn có chứa một hàm lượng đáng kể những chất độc hại như oxydenitơ (NO, NO2, N2O, gọi chung là NOx). Ở các khu đô thị, giao thông thải ra khỏang 50% lượng NOx trong không khí. NOx được dùng để chỉ hỗn hợp NO và NO2 trong không khí đồng thời cùng có mặt. NO và NO2 đóng vai trò qua trọng trong ô nhiễm không khí.Trong khi đó, nồng độ NO2 đo đạc được tại các trạm quan trắc cũng cho thấy chỉ số này cũng vượt tiêu chuẩn cho phép, thường dao động ở mức 0,19 - 0,34mg/m³ và hơn nữa đang có biểu hiện gia tăng tần suất lần đo bị vượt chuẩn khi có đến 68%. Theo Chi cục Bảo vệ môi trường Thành phố Hồ Chí Minh, hiện nồng độ NO2 trung bình ở thành phố cao từ 2 - 3 lần tiêu chuẩn cho phép. Trong thời điểm kẹt xe, tiêu chuẩn này vượt từ 4 - 6 lần. Bình thường tỷ lệ CO2 trong không khí từ 0,3 – 0,4% nhưng ở thời điểm cao tăng gấp 4 - 5 lần . Monoxyde carbon (CO) là sản phẩm cháy không hòan tòan của nhiên liệu. Xe cộ là nguyên nhân chủ yếu gây ra độ tập trung CO cao ở các khu vực đô thị, các hydrocarbure chưa cháy (HC),SO2 và các hạt rắn. SO2 chất ô nhiễm hàng đầu là thường được quy kết là một trong những nguyên nhân quan trọng gây tác hại cho sức khỏe của người dân đô thị. Bảng 2 Các chỉ số ô nhiễm của CO, NO2, SO2, Pb, bụi Đơn vị Thời điểm kẹt xe Thời điểm không kẹt xe TCVN_5937-2005 CO µg/m3 3500-6800 3000 1000-3000 NO2 µg/m3 160-240 80-120 40 SO2 µg/m3 100 - 200 60-70 50 Pb µg/m3 0,8 -1,6 0,5 0,4-0,9 Bụi mịn10µm (PM 10) mg/m3 1,71 0,35 0,3 Bụi lơ lửng (TSP) mg/m3 350-700 180 140 Sự gia tăng liên tục các phương tiện giao thông đã là một chỉ báo đáng ngại về chất lượng không khí, nhưng nguy hiểm hơn là chất lượng xăng dầu. Quan trắc tại TP, từ năm 2005 đến nay, nồng độ chì trung bình tăng 1,4 đến 2,4 lần. Chì là một trong những tác nhân gây ô nhiễm quan trọng nhất. Chì có trong khí thaỉ của động cơ xăng vì người ta pha tetraethyl chì – Pb(C2H5)4 vào xăng để chống kích nổ. Hơi chì theo khí thải phân tán vào không khí, rất có hại cho sức khỏe của con người, gia súc và cây cối. Nồng độ khí benzene, toluene và xylem tăng cao gấp 2 đến 4 lần ở những trục giao thông có lưu lượng phương tiện giao thông cao. Cảnh báo của TS Tô Thị Hiền, Khoa Môi trường Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TPHCM, cho thấy 11 loại hợp chất hữu cơ thơm đa vòng (PAHs) có từ 4-6 vòng thơm được phát hiện trong một số thành phần bụi không khí ở một số địa điểm. Với những loại này hiện có những bằng chứng khoa học cho thấy rằng chúng là tác nhân gây một số bệnh tật ở con người, kể cả ung thư và biến đổi gien. Nguồn gốc chủ yếu của PAHs có trong bụi gây ô nhiễm là khói thải từ xe sử dụng nguyên liệu xăng, dầu. (Nguồn: INFOTERRA VN (XL theo NLĐ, 2008). 4.3 Chất Lượng Xe Và Xăng Dầu Kém Lượng phát thải gây ô nhiễm từ các loại xe cơ giới nói chung và xe máy nói riêng không hoàn toàn phụ thuộc vào số lượng xe cũng như lượng nhiên liệu tiêu thụ mà chủ yếu phụ thuộc vào chất lượng nhiên liệu, công nghệ giảm khí thải được áp dụng trên xe, chế độ bảo dưỡng, sửa chữa và chế độ vận hành xe trong sử dụng. Thực tế cho thấy trung bình một xe máy tiêu thụ nhiên liệu chỉ bằng 1/5 xe ô tô con nhưng lại có thể thải ra lượng khí độc hại gấp nhiều lần nếu như xe máy đó là loại có kết cấu, công nghệ lạc hậu. Tính bình quân mỗi ngày xe ô tô tiêu thụ 5 lít xăng và một xe gắn máy tiêu thụ 1 lít xăng. Theo báo cáo của Petrolimex, hàng năm ở Hà Nội và TP HCM tiêu thụ xăng ở mức xấp xỉ 12%. Điều này đồng nghĩa nếu tăng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ sẽ tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường không khí (Phương 2009). Nồng độ các chất ô nhiễm trong khí xả phụ thuộc vào loại động cơ và chế độ vận hành. Ở động cơ Diesel, nồng độ CO rất bé, chiếm tỉ lệ không đáng kể; nồng độ HC chỉ bằng khoảng 20% nồng độ HC của động cơ xăng còn nồng độ NOx của hai loại động cơ có giá trị tương đương nhau. Trái lại, bồ hóng(khói đen) là chất ô nhiễm quan trọng trong khí xả động cơ Diesel, nhưng hàm lượng của nó không đáng kể trong khí xả động cơ xăng. Động cơ Diesel thải khói đen gấp 7,5 lần so với động cơ xăng. Nguyên nhân gây ra khói đen của xe Diesel là do nguyên liệu có nguyên tử cacbon. Bên cạnh đó, nhiệt độ cực đại của quá trình cháy cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến thành phần các chất ô nhiễm vì nó ảnh hưởng mạnh đến động học phản ứng, đặc biệt là các phản ứng tạo NOx. 4.4 Cơ Sơ Hạ Tầng Trong Giao Thông Hệ thống đường giao thông ở nước ta đa số đều không đạt chuẩn, chất lượng đường xấu (ổ gà, ổ voi…). Đèn giao thông phân bố không hợp lý, gây ra tình trạng tắt nghẽn không. Là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ô nhiễm giao thông tại thành phố Hồ Chí Minh. Không chỉ thế, sự phát triển kinh tế, xã hội của nước ta còn thấp, do đó, chất lượng xe sử dụng vẫn còn kém. Bên cạnh đó, tình trạng gia tăng dân số cộng với lượng dân nhập cư đông, các nút giao thông chính vào những giờ cao điểm kẹt xe liên tục, kéo dài đến vài giờ đồng hồ. Nhà nước ta đã đưa ra nhiều chính sách giảm thiếu ô nhiễm, như cải thiện đường sá, sử dụng xăng không pha dầu. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là ý thức của người dân và sự sắp xếp các tuyến giao thông hợp lý của cơ quan giao thông. Sự gia tăng lớn trong số lượng xe phản ánh sự tăng trưởng kinh tế. Trong suốt thời kỳ cao điểm về giao thông đường Cách Mạng Tháng Tám, mật độ xe là 10.000 / giờ, so với 5.800 / giờ vào năm 1990, và chỉ có 2.800 / giờ vào năm 1985 (Tuấn 1996). Sự phát triển của giao thông tuy nhiên chưa được xuất hiện bằng việc nâng cấp và xây dựng các tuyến đường mới. Mật độ giao thông ở một số đường phố bị tắc nghẽn trong năm 1994 được trình bày trong bảng 3 (Hiep 2005) Bảng 3 Mật độ giao thông trên các con đường TPHCM năm 1994 Đường Mật độ giao thông Ba tháng hai 13 000 Trần Hưng Đạo 12 500 Hùng Vương 10 015 Lý Thường Kiệt 11 306 Nguồn: Tuấn, Nguyễn Định, năm 1996. Hiện tại tình hình ô nhiễm không khí tại TP Hồ Chí Minh, Việt Nam. Kỷ yếu của Hội nghị châu Á-Thái Bình Dương về Năng lượng bền vững Công nghệ và Môi trường, tổ chức tại Singapore, tháng sáu Ngày 19-21, tr. 242-248. 5. Tác Động Ô Nhiễm Không Khí Đối Với Môi Trường Và Con Người + Gây hiệu ứng nhà kính, tăng thêm lượng CO2 Hiện nay, ô nhiễm không khí do giao thông là vấn đề thời sự nóng bỏng của cá thế giới chứ không phải riêng của một quốc gia nào. Môi trường tự nhiên đang có nhiều biến đổi rõ rệt và có ảnh hưởng xấu đến con người và các sinh vật. Trong những năm gần đây người ta chú ý nhiều đến giao thông vận tải vì nó góp phần thải ra Cacbon dioxit (CO2) – khí nhà kính quan trọng nhất. Nó đóng góp 50% gây nên hiệu ứng nhà kính. + Gây mưa axit Các khí độc hại như: lưu huỳnh đioxit (SO2) và nitơ đioxit (NO2). Các khí này hòa tan với hơi nước trong không khí tạo thành các axit sunfuric (H2SO4) và axit nitric(HNO3). Khi trời mưa, các hạt axit này tan lẫn vào nước mưa, làm độ pH của nước mưa giảm. Nếu nước mưa có độ pH dưới 5,6 được gọi là mưa axit. Do có độ chua khá lớn, nước mưa có thể hoà tan được một số bụi kim loại và ôxit kim loại có trong không khí như ôxit chì,... làm cho nước mưa trở nên độc hơn nữa đối với cây cối, vật nuôi và con người.Làm thiệt hại cây trồng và hoa màu, đất canh tác, và các công trình xây dựng. + Ảnh hưởng tới con người, ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khỏe con người liên quan đến các bệnh về hô hấp. 6. Biện Pháp Và Kết Luận: 6.1 Biện pháp Tăng cường kinh phí cho quản lý môi trường không khí, tăng tỷ lệ chi cho bảo vệ môi trường không khí từ các nguồn ngân sách, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức. Huy động nguồn kinh phí từ các tổ chức quốc tế và các nước cho các hoạt động quản lý và bảo vệ chất lượng không khí đô thị. Đẩy mạnh hoạt động quan trắc môi trường không khí đô thị: Đẩy nhanh việc xây dựng và đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, máy móc, thiết bị và công nghệ hiện đại cho mạng lưới quan trắc chất lượng không khí tại các thành phố lớn, khu công nghiệp để giám sát, phát hiện các vấn đề ô nhiễm không khí, hoặc các nguồn khí thải gây ô nhiễm môi trường không khí.  Tăng cường áp dụng một số biện pháp nhằm kiểm soát, giảm phát thải chất ô nhiễm vào môi trường không khí đô thị: Tăng cường phương tiện giao thông công cộng và khuyến khích phát triển của các phương tiện giao thông sử dụng năng lượng sạch như cồn nhiên liệu, biodiesel và điện. Ứng dụng các giải pháp giảm thiểu phát thải chất ô nhiễm như sản xuất sạch hơn; lắp đặt các thiết bị xử lý khí thải tại nguồn phát thải; cải tiến quy trình đốt nhiên liệu trong sản xuất, thay thế nhiên liệu ít gây ô nhiễm. Tăng mật độ cây xanh trong các đô thị. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, đào tạo về môi trường không khí: Tăng cường các hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ trong lĩnh vực môi trường không khí. Tăng cường lồng ghép các nội dung đào tạo về môi trường vào trong các chương trình đào tạo các chuyên ngành. Nâng cao nhận thức của cộng đồng đô thị: Tăng cường tuyên truyền, cung cấp thông tin về chất lượng không khí cho cộng đồng. Nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của chất lượng môi trường không khí xung quanh đối với sức khoẻ của cộng đồng. Không ngừng cải tiến động cơ ô tô, xe máy nhằm làm giảm ô nhiễm môi trường. 6.2 Kết luận Qua các số liệu phân tích hệ thống hoạt động giao thông ở thành phố Hồ Chí Minh, ta thấy mức độ ô nhiễm ngày càng tăng cao tác động đến môi trường không khí, hiệu ứng nhà kính, mưa axit, con người. nhưng giao thông là huyết mạch của thành phố ta không thể ngừng hoạt động mà ta phải thực hiện các biện pháp cải thiện về vấn đề hoạt động giao thông trong thành phố. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu liên quan