Tâm lí học là một khoa học:
Đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu:
Hiện tượng tâm lí người:
2.1. Sơ lược về hiện tượng tâm lí
2.2. Phân loại các hiện tượng tâm lí
81 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1472 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Phần I: Những vấn đề chung trong tâm lí học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÂM LÍ HỌC ĐẠI CƯƠNG PHẦN I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG TRONG TÂM LÍ HỌCTâm lí học là một khoa học:Đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu:Hiện tượng tâm lí người:2.1. Sơ lược về hiện tượng tâm lí2.2. Phân loại các hiện tượng tâm lí2.2. Phân loại các hiện tượng tâm lí:2.2.1. Các quá trình tâm lí: Là những hiện tượng tâm lí có khởi đầu, diễn biến, kết thúc rõ ràng, đồng thời rảy ra trong thời gian tương đối ngắn.QUÁ TRÌNH TLHÀNH ĐỘNGXÚC CẢMNHẬN THỨC2. 2.1. Các quá trình tâm lí2.2.2. Các trạng thái tâm lí: Là những hiện tượng tâm lí luôn luôn đi kèm theo các quá trình tâm lí, đóng vai trò như phông ( nền ) cho quá trình tâm lí diễn ra.2.2.1. Các trạng thái tâm líTRẠNG THÁI TLTIN TƯỞNG HOÀI NGHITÂM TRẠNGCHÚ Ý2.2.3. Các thuộc tính tâm lí: Là những hiện tượng tâm lí tương đối ổn định và bền vững trong đời sống cá nhân, chúng được hình thành do:Sự lặp đi lặp lại của các quá trình và trạng thái tâm lí.Sự kết hợp của nhiều thuộc tính tâm lí khác tạo nên.HÌNH THÀNH DO QUÁ TRÌNH & TRẠNG THÁIPHẨM CHẤT Ý CHÍTHUỘC TÍNH TÌNH CẢMPHẨM CHẤT TRÍ TUỆHÌNH THÀNH DO NHIỀU THUỘC TÍNHTÍNH CÁCHKHÍ CHẤTXU HƯỚNGNĂNG LỰC2.3. Đặc điểm chung của hiện tượng tâm lí:Trong đời sống cá nhân các hiện tượng tâm lí có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.Tâm lí là tinh thần nằm trong đầu óc con người, trong chủ quan của con người.Tâm lí là hiện tượng rất quen thuộc và gần gũi với mỗi người.Tâm lí có vai trò rất lớn trong đời sống cá nhân vì các chức năng:Định hướng hoạt động.Điều khiển hoạt động.Điều chỉnh hoạt động.II. Các quan điểm về tâm lí người:1.Thuyết hành vi (Watson– người Mỹ) Hành vi là tâm lí con người do hoàn cảnh tác động một cách máy móc tạo nên.2.Thuyết phân tâm(Freud – người Áo) Tâm lí con người gồm ba tầng bậc: Cái nó – bản năng – vô thức.Cái tôi – tự tạo – ý thức.Cái siêu tôi – chuẩn mực xã hội.-> Phân tâm học coi cái nó mới là thật trong tâm lí con người nên chỉ nghiên cứu vô thức và đi đến kết luận: mọi thành tựu của nhân loại điều do dục vọng bị đè nén mà có. 3. Thuyết hoạt động (Vưgotski,Rubinstein, Leonchiev)Tâm lí người là sự phản ánh hiện thực khách quan mang tính chủ thể.Tâm lí người là chức năng của não.Tâm lí người là kinh nghiệm xã hội – lịch sử đã biến thành cái riêng của mỗi người.III. Bản chất của tâm lí người và ý thức:Bản chất của tâm lí người:1.1. Tâm lí người mang tính xã hội – lịch sử.1.2. Tâm lí người mang tính chủ thể.1.1. Tính xã hội – lịch sử:Tâm lí người có nguồn gốc là hiện thực khách quan, trong đó xã hội là quyết định.Tâm lí của con người là sản phẩm của con người với tư cách là chủ thể xã hội.Tâm lí người là kết quả của quá trình lĩnh hội, tiếp thu kinh nghiệm xã hội, nền văn hóa xã hội.Tâm lí người chịu sự chế ước bởi lịch sử của cá nhân và của cộng đồng.1.2. Tính chủ thể:Hình ảnh tâm lí là hình ảnh chủ quan về hiện thực khách quan.Biểu hiện của tính chủ thể.Nguyên nhân tạo ra tính chủ thể.2. Ý thức:2.1. Khái niệm và các thuộc tính cơ bản: - Khái niệm: Ý thức là hiện tượng tâm lí chỉ có ở người. Con người nhờ ngôn ngữ đã biến hình ảnh tâm lí thành đối tượng khách quan để tiếp tục phản ánh về nó, tạo ra trong vỏ não hình ảnh tâm lí mới hơn, sâu sắc hơn, có mục đích rõ ràng hơn. - Các thuộc tính cơ bản của ý thức:Năng lực nhận thức của con người về hiện thực khách quan.Thái độ của con người đối với hiện thực khách quan.Năng lực điều khiển, điều chỉnh hành vi của con người.Năng lực nhận thức về mình và tỏ thái độ đối với bản thân mình.2.2. Sự hình thành ý thức và tự ý thức:Ý thức cá nhân được hình thành trong hoạt động và biểu hiện trong sản phẩm hoạt động.Ý thức cá nhân hình thành thông qua giao tiếp với người khác.Ý thức cá nhân hình thành thông qua việc tiếp thu ý thức xã hội.Ý thức cá nhân hình thành thông qua việc tự phân tích hành vi của bản thân. ÔN TẬP PHẦN I1.Các loại hiện tượng tâm lí và mối quan hệ.2.Bản chất của tâm lí người.3.Ý thức, sự hình thành ý thức và tự ý thức.PHẦN IICÁC HIỆN TƯỢNG TÂM LÍ CƠ BẢNHoạt động nhận thức:Nhận thức cảm tính:1.1. Cảm giác:Khái niệm: Cảm giác là quá trình nhận thức, phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ, bề ngoài của sự vật, hiện tượng khi chúng tác động trực tiếp vào giác quan.Qui luật:Ngưỡng và tính ngạy cảm của cảm giác:+ Ngưỡng tuyệt đối.+ Ngưỡng sai biệt.Tính thích ứng của cảm giác.Sự tác động qua lại của các cảm giác.Qui luật bù trừ của cảm giác.1.2. Tri giác:Khái niệm: Tri giác là quá trình nhận thức, phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng khi chúng tác động trực tiếp vào giác quan.Qui luật:Tính lựa chọn của tri giác.Tính ổn định của tri giác.Tổng giác.Ảo giác.Quan sát và năng lực quan sát:Quan sát: là tri giác có chủ định.Năng lực quan sát: là khả năng tri giác một cách tinh nhạy, chính xác những đặc điểm đặc sắc, quan trọng của đối tượng cho dù chúng có vẻ thứ yếu hoặc bị che lấp.Các yếu tố cấu thành năng lực quan sát: + Kinh nghiệm dồi dào. + Trực giác nhạy bén. + Hoạt động tiềm thức tốt. 2. Nhận thức lí tính: 2.1. Tư duy: 2.1.1. Khái niệm và đặc điểm: + Khái niệm tư duy: Tư duy là quá trình nhận thức, phản ánh những nội dung, bản chất, những liên hệ, quan hệ có tính qui luật của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó con người chưa biết.- Đặc điểm của tư duy:+ Tính có vấn đề của tư duy.+ Tính khái quát của tư duy.+ Tính gián tiếp của tư duy.+ Tư duy quan hệ chặt chẽ với NTCT.+ Tư duy quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ.2.1.2. Thao tác tư duy:Phân tích và tổng hợp.So sánh.Trừu tượng hóa và khái quát hóa.Cụ thể hóa.2.2. Tưởng tượng:2.2.1. Khái niệm tưởng tượng: Là quá trình nhận thức, phản ánh những cái chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở những biểu tượng đã có.2.2.2. Cách tạo hình ảnh mới và các loại tưởng tượng:Cách tạo hình ảnh mới của tưởng tượng.Các loại tưởng tượng.II. Trí nhớKhái niệm: Trí nhớ là hoạt động tâm lí phản ánh những kinh nghiệm đã trãi qua của mỗi người dưới hình thức biểu tượng2. Quá trình cơ bản của trí nhớ:Ghi nhớGìn giữNhận lạiNhớ lại3. Nhớ và quên:3.1. Qui luật của trí nhớ.3.2. Qui luật quên và chống quên. IIII. Đời sống tình cảm III. ĐỜI SỐNG TÌNH CẢM: 1.Khái niệm về xúc cảm- tình cảm:Là những rung động thể hiện thái độ của con người đối với sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan. Phản ánh ý nghĩa của sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ với nhu cầu của con người. Phân biệt xúc cảm- tình cảm: Xúc cảmLà quá trình tâm lí.Có tính nhất thời và mang tính tình huống.Luôn ở trạng thái hiện thực.Thực hiện chức năng sinh vật, giúp cơ thể tồn tại như một cá thể. Tình cảmLà thuộc tính tâm lí.Có tính chất xác định và ổn định.Thường ở trạng thái tiềm tàng.Thực hiện chức năng xã hội, giúp cơ thể tồn tại như một nhân cách. Xúc cảmGắn liền với phản xạ không điều kiện →có chung ở người và động vật.Xuất hiện trước, là cơ sở để hình thành tình cảm, là nơi biểu hiện tình cảm. Tình cảmGắn liền với phản xạ có điều kiện, với hệ thống tín hiệu hai → chỉ có ở người.Xuất hiện sau, hình thành do tổng hợp, khái quát xúc cảm, điều chỉnh sự biểu hiện của xúc cảm.2. Các mức độ của đời sống tình cảm:Màu sắc xúc cảm của cảm giác.Xúc cảm.Tình cảm.3. Qui luật của đời sống tình cảm:Qui luật lây lanQui luật thích ứngQui luật tương phảnQui luật di chuyểnQui luật pha trộnIV. Ý chí và hành động ý chí:Khái niệm chung về ý chí:- Ý chí là mặt năng động của ý thức, là khả năng tâm lí cho phép con người vượt qua những khó khăn trở ngại để thực hiện những hành động có mục đích.Các phẩm chất của ý chí:+ Tính mục đích.+ Tính độc lập.+ Tính dũng cảm.+ Tính quyết đoán.+ Tính kiên trì.+ Tính tự chủ.2. Hành động ý chí ( HĐYC ):2.1. Khái niệm: Là hành động có ý thức Là hành động phải có sự khắc phục trở ngại, khó khăn → có sự hoạt động tích cực của tư duy và nỗ lực ý chí đặc biệt. 2.2.Cấu trúc (các giai đoạn):Giai đoạn chuẩn bị:+ Xác định mục đích và hình thành động cơ.+ Lựa chọn phương tiện, cách thức. + Ra quyết định hành động.Giai đoạn thực hiện:+ Đưa kế hoạch vào thực tiễn+ Xuất hiện mâu thuẫn: chủ quan, khách quan → đòi hỏi con người phải khắc phục. Cho nên đây chính là chuẩn để đo ý chí con người.- Giai đoạn kiểm tra, đánh giá kết quả:+ Đối chiếu kết quả với mục đích đã chọn nhằm khẳng định hay phủ định kết quả hành động.+ Việc đánh giá kết quả hành động có ý nghĩa thực tiễn to lớn:Đánh giá xấu sẽ dẫn đến việc đình chỉ hoặc sửa chữa hành động hiện tại.Đánh giá tốt sẽ kích thích việc tiếp tục, tăng cường và cải tiến hành động đang thực hiện.ÔN TẬP PHẦN II 1. Cảm giác, tri giác,và các qui luật. 2. Tư duy và các đặc điểm tư duy. 3. Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính. 4. Xúc cảm, tình cảm và các qui luật. 5. Ý chí và các giai đoạn của hành động ý chí.PHẦN IIINHÂN CÁCHKhái niệm và đặc điểm nhân cách:Khái niệm nhân cách:- Theo A. G. Kovaliov: Nhân cách là một cá nhân có ý thức, chiếm giữ một vị trí nhất định trong xã hội và đang thực hiện một vai trò xã hội nhất định.Theo quan điểm của tâm lí học hoạt động: Nhân cách là một con người cụ thể với tư cách là chủ thể hoạt động cho sự phát triển xã hội, bao gồm trong đó một tập hợp các thuộc tính tâm lí cơ bản thể hiện bản sắc và giá trị xã hội của con người đó.2. Đặc điểm cơ bản của nhân cách: - Tính thống nhất của nhân cách.Tính ổn định của nhân cách.Tính tích cực của nhân cách.Tính giao lưu của nhân cách.II. Cấu trúc tâm lí của nhân cách:Xu hướng của nhân cách:1.1. Khái niệm xu hướng: Là mặt chủ đạo của tính cách,là hệ thống thúc đẩy bên trong qui định nên tính lựa chọn của cá nhân đối với đối tượng, làm nảy sinh tính tích cực của cá nhân trong hoạt động để thực hiện mục tiêu.1.2. Các mặt biểu hiện của xu hướng:- Nhu cầu: + Nhu cầu là đòi hỏi tất yếu mà cá nhân thấy cần được thỏa mãn để tồn tại và phát triển.+ Đặc điểm của nhu cầu:* Nhu cầu bao giờ cũng có đối tượngNội dung của nhu cầu do điều kiện và phương thức thỏa mãn nó qui định.Nhu cầu có tính chu kì.Hứng thú:+ Hứng thú là thái độ có tính chọn lựa của cá nhân đối với đối tượng, do nó có ý nghĩa với cuộc sống và nó hấp dẫn về tính cảm.Lí tưởng: + Là mục tiêu cao đẹp được phản ánh trong đầu óc con người dưới hình thức một hình ảnh mẫu mực và hoàn thiện,có tác dụng lôi cuốn con người trong thời gian dài vào hoạt động để thực hiện mục tiêu đó+ Đặc điểm của lí tưởng:Lí tưởng biểu hiện của nhận thức sâu sắc.Lí tưởng biểu hiện của tình cảm mãnh liệt.Lí tưởng là động cơ mạnh mẽ thúc đẩy con người hoạt động.Lí tượng vừa mang tính hiện thực vừa mang tính lãng mạn.Lí tưởng mang tính xã hội và giai cấp.Thế giới quan và niềm tin:+ Thế giới quan: Là hệ thống quan điểm về tự nhiên, xã hội và con người, được hình thành trong quá trình lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử xã hội và trong qúa trình tạo ra kinh nghiệm của cá nhân.Thế giới quan xác định phương châm hành động, xu hướng đạo đức, chính trị và tư tưởng của con người.Thế giới quan nhất quán giúp con người vững tin vào cuộc sống, thế giới quan mâu thuẫn làm con người hoang mang giao động.+ Niềm tin: Là sự gắn bó mật thiết của quan điểm, tri thức với rung cảm, ý chí được con người thể nghiệm.Niềm tin tạo cho con người nghị lực, ý chí để hành động phù hợp với quan điểm đã chấp nhận.2. Khí chất: 2.1. Khí chất và các kiểu khí chất:Khái niệm: Khí chất là sự tổng hợp những thuộc tính tâm lí của cá nhân, biểu hiện cường độ, tốc độ và nhịp độ của các hoạt động tâm lí ra hành vi, cử chỉ, cách nói năng của cá nhân.- Các kiểu khí chất:+ Nghiên cứu của Hippocrates( 460 – 356 TCN )Chất nước ưu thếMáu →Nước nhờn →Nước mật vàng →Nước mật đen →Loại khí chất tương ứng Sanguin Phlegmatic Choleric Melancholic+ Nghiên cứu của I. P. Pavlov về hoạt động thần kinh cấp cao: Kiểu thần kinh Kiểu khí chấtMạnh, cân bằng, linh hoạt → Hăng háiMạnh, cân bằng, Không linh hoạt→ Bình thảnMạnh, không cân bằng → Nóng nảyYếu → Ưu tư2.2. Đặc điểm của các kiểu khí chất:Sanguin ( hăng hái ):+ Ưu điểm: sôi nổi, hoạt bát,nhận thức nhanh,tình cảm dễ xuất hiện, vui tính, cởi mở, dễ thích nghi với hoàn cảnh mới, dễ tiếp xúc với mọi người+ Nhược điểm: hấp tấp, vội vàng, làm việc tùy hứng; nhận thức ít sâu sắc, tình cảm dễ thay đổi, thiếu kiên định- Phlegmatic ( bình thản ):+ Ưu điểm: nhận thức sâu sắc, bình tĩnh, điềm đạm, tự chủ cao, biết làm chủ cảm xúc, xã giao đúng mực, tình cảm kín đáo, có khả năng theo đuổi công việc+ Nhược điểm: nhận thức chậm, khó thích nghi với hoàn cảnh mới, thường do dự nên dễ bỏ lỡ thời cơ, khó tạo quan hệ- Choleric ( nóng nảy ):+ Ưu điểm: nhận thức nhanh, phản ứng nhanh, bộc trực, thẳng thắn; tình cảm bộc lộ một cách sôi nổi, nồng nhiệt; dũng cảm và quyết đoán trước khó khăn+ Nhược điểm: tự ái, vội vàng, bộp chộp, tự chủ kém, dễ liều mạng, thiếu tế nhị, tính tình thất thường- Melancholic ( ưu tư ): + Ưu điểm: nhạy cảm, hiền dịu, dễ thông cảm với mọi người; tình cảm rất kín đáo, thận trọng,bền vững trong quan hệ+ Nhược điểm: lo lắng, thiếu tự tin, nhút nhát; dễ bi quan, ủy mị; khó thiết lập quan hệ; rất khó thích nghi với hoàn cảnh thay đổi3. Tính cách3.1. Khái niệm và đặc điểm của tính cách:Khái niệm: Là sự tổng hợp những thuộc tính tâm lí của cá nhân, phản ánh lịch sử tác động qua lại giữa cá nhân với hoàn cảnh sống, biểu hiện ở thái độ đặc thù của cá nhân đối với hiện thực khách quan, ở cách xử sự, ở những đặc điểm trong hành vi của cá nhân đó.- Đặc điểm:+ Tính ổn định. + Tính linh hoạt.+ Tính điển hình. + Tính độc đáo.3.2. Cấu trúc của tính cách:- Nội dung của tính cách: Là hệ thống thái độ của cá nhân đối với hiện thực; là mặt động lực, bản chất của tính cách. Trong đó bao gồm:+ Thái độ đối với xã hội.+ Thái độ đối với lao động.+ Thái độ đối với bản thân- Hình thức của tính cách: Là hệ thống hành vi , cử chỉ, cách nói năng của cá nhân → được coi là phương thức để thể hiện thái độ.Quan hệ giữa nội dung và hình thức:+ Nội dung tốt → Hình thức tốt.+ Nội dung xấu → Hình thức xấu.+ Nội dung tốt → Hình thức chưa tốt.+ Nội dung xấu → Hình thức có vẻ tốt.Quan hệ giữa nội dung, hình thức của tính cách với các thuộc tính tâm lí khác:+ Xu hướng xác định mặt đạo đức.+ Tình cảm ảnh hưởng đến việc hình thành nội dung.+ Ý chí giúp cho việc hình thành nét tính cách tốt và khắc phục nét tính cách xấu.+ Khí chất biểu thị sắc thái độc đáo.+ Kỹ xảo, thói quen tạo nên những hành vi ổn định.4. Năng lực4.1. Khái niệm và các mức độ của năng lực: - Khái niệm: Năng lực là sự tổng hợp những thuộc tính tâm lí độc đáo của cá nhân phù hợp với yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định, nhằm đảm bảo cho việc hoàn thành có kết quả tốt trong lĩnh vực hoạt động đó. - Các mức độ của năng lực: + Năng lực + Tài năng + Thiên tài 4.2. Điều kiện hình thành và phát triển năng lực: - Điều kiện tự nhiên ( tư chất ): + Là những đặc điểm riêng của cá nhân do bẩm sinh, di truyền tạo nên, được bảo tồn, củng cố, phát triển trong điều kiện sống thuận lợi. + Là điều kiện cần của năng lực, không quyết định năng lực cá nhân. - Điều kiện xã hội: + Năng lực là sản phẩm của hoạt động xã hội. + Sự phân công lao đông xã hội. + Chế độ xã hội và nền kinh tế. → Điều kiện xã hội đóng vai trò quyết định sự hình thành và phát triển năng lực. III. Sự hình thành và phát triển nhân cách: 1. Bẩm sinh, di truyền: - Là những đặc điểm về sinh lí có ngay từ khi đứa trẻ mới ra đời hoặc được truyền lại từ thế hệ trước. - Vai trò của bẩm sinh, di truyền: không quyết định nhân cách mà chỉ là tiền đề của nhân cách.2. Hoàn cảnh sống ( chủ yếu là xã hội ) - Nền văn hóa của một dân tộc, một xã hội được thể hiện bởi chế độ xã hội thông qua hệ thống quan hệ xã hội khác nhau. - Tác động của xã hội đến nhân cách theo 2 con đường: tự phát và tự giác ( giáo dục ). - Vai trò: là nội dung, nguồn gốc của sự hình thành và phát triển nhân cách, không trực tiếp quyết định nhân cách. 3. Hoạt động cá nhân - Là sự tác động một cách có ý thức của cá nhân vào hoàn cảnh sống nhằm cải tạo hoàn cảnh và hoàn thiện bản thân. - Vai trò: quyết định trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách. ÔN TẬP PHẦN III 1. Các mặt biểu hiện của xu hướng. 2. Đặc điểm của các kiểu khí chất và ý nghĩa thực tiễn. 3. Mối quan hệ giữa tính cách và năng lực. 4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách.