Mục tiêu
Nghiên cứu biến động của doanh thu trong doanh nghiệp
Chúng ta sẽ nắm được kỹ thuật cơ bản để phân tích kết cấu doanh thu
Đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ngoại thương
Chỉ ra nguyên nhân ảnh hưởng đến sự biến động của doanh thu
Đưa ra giải pháp để làm tăng trưởng doanh thu
Nắm bắt một số chỉ tiêu cụ thể để phân tích hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu
32 trang |
Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 2780 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Phân tích doanh thu của doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG II PHÂN TÍCH DOANH THU CỦA DOANH NGHIỆP
MỤC TIÊU Nghiên cứu biến động của doanh thu trong doanh nghiệp Chúng ta sẽ nắm được kỹ thuật cơ bản để phân tích kết cấu doanh thu Đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ngoại thương Chỉ ra nguyên nhân ảnh hưởng đến sự biến động của doanh thu Đưa ra giải pháp để làm tăng trưởng doanh thu Nắm bắt một số chỉ tiêu cụ thể để phân tích hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu I. TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH DOANH THU II. NỘI DUNG PHÂN TÍCH DOANH THU III. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HỢP ĐỒNG XUẤT NHẬP KHẨU Phân định các hoạt động của doanh nghiệp I. TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH DOANH THU Khái niệm Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: là toàn bộ số tiền thu được hoặc sẽ thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản phẩm hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định Doanh thu thuần = Doanh thu bán hàng – các khoản giảm trừ Các khoản giảm trừ: - Chiết khấu bán hàng - Giảm giá hàng bán - Hàng bán bị trả lại - Thuế (tiêu thụ đặc biệt, xuất khẩu, GTGT) 2. Vai trò của doanh thu * Đối với doanh nghiệp: - Doanh thu có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp, là khâu cuối cùng trong lưu thông. - Doanh thu giúp doanh nghiệp bù đắp chi phí, thu hồi vốn, thực hiện giá trị thặng dư. - Doanh thu thể hiện sức mạnh củ doanh nghiệp và mở rộng thị trường. - Nâng cao doanh thu là biện pháp căn bản để tăng lợi nhuận doanh nghiệp, nâng cao uy tín và khả năng chiếm lĩnh thị trường. * Đối với xã hội: - Đối với doanh nghiệp ngoại thương, doanh thu là nguồn thu ngoại tệ góp phần ổn định cán cân thanh toán. - Doanh thu tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ đối vơí Nhà nước và góp phần tích lũy thúc đẩy nền sản xuất xã hội. (thuế, lệ phí …) - Nghiên cứu doanh thu mang lại nhà đầu tư cơ sở để lựa chọn đối tác kinh doanh. 3. Nhiệm vụ của phân tích doanh thu trong doanh nghiệp - Phản ánh chính xác tổng doanh thu trong kỳ kinh doanh cũng như doanh thu thuần của doanh nghiệp. - Phản ánh những biến động trong kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, ngay trong kỳ và giữa các kỳ từ đó phản ánh uy tín kinh doanh và phản ánh quy mô khả năng chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp. - Chỉ rõ và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới doanh thu và sự biến động doanh thu giữa các kỳ - Làm cơ sở xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch doanh thu, kết cấu doanh thu hay các phương án kinh doanh cũng như giúp hay lập các chỉ tiêu kinh tế khác. 4. Ý nghĩa của phân tích doanh thu - Giúp cho doanh nghiệp nhìn nhận tổng quát đối với tình hình biến động doanh thu, giúp doanh nghiệp phát hiện trọng tâm kinh doanh từ đó khai thác tốt tiềm năng của doanh nghiệp. - Phân tích doanh thu giúp cho doanh nghiệp theo dõi sát sao và đánh giá kế hoạch thực hiện doanh thu qua các kỳ kinh doanh. - Làm cơ sở để doanh nghiệp đề ra kế hoạch tăng trưởng doanh thu. - Hỗ trợ doanh nghiệp đạt được những khoản lợi nhuận tiềm năng - Tạo nên nguồn tài liệu quan trọng để phân tích doanh nghiệp 5. Nguồn tài liệu để phân tích doanh thu 5.1 Nội bộ: Căn cứ vào tài liệu liên quan chức năng phạm vi kinh doanh và hoạt động của doanh nghiệp Căn cứ vào tài liệu kế hoạch và mục tiêu phương án kinh doanh Căn cứ trên báo cáo kết quả kinh doanh tài liệu kế toán tổng hợp và chi tiết. Các nguồn thông tin nội bộ tham khảo 5.2 Thông tin bên ngoài doanh nghiệp Dựa trên ý kiến của kế toán độc lập, cơ quan thuế, thanh tra, ngân hàng và các tổ chức liên quan. Ý kiến của khách hàng và các đối tượng quan tâm khác Các thông tin về giá cả thị trường trong nước và ngoài nước Các thông tin bên ngoài khác II. NỘI DUNG PHÂN TÍCH DOANH THU 1. Phân tích chung doanh thu bán hàng a. Mục tiêu : Nắm bắt được biến động cụ thể của doanh nghiệp trong nhiều năm từ đó đưa ra nhận xét chính xác về chất lượng kinh doanh cũng như xu hướng kinh doanh trong kế hoạch dài hạn. Xác định được vai trò vị thế của doanh nghiệp trên thị trường trong một khoảng thời gian dài. b. Phương pháp - So sánh doanh thu qua các kỳ kinh doanh - So sánh doanh thu với doanh nghiệp cùng ngành về quy mô doanh thu, tốc độ, và thị phần Ví dụ Có tài liệu về tình hình doanh thu của DN như sau: (đơn vị: tỷ đồng) Yêu cầu: phân tích chung DTBH? 2. Phân tích doanh thu bán hàng theo kết cấu 2.1 Mục đích: Xác định chính xác doanh thu bán hàng theo kết cấu doanh thu đã được phân loại để nghiên cứu Xác định trọng tâm kinh doanh của doanh nghiệp và khả năng chiếm lĩnh thị trường. Đánh giá tình hình thực hiện doanh thu của doanh nghiệp theo kết cấu và chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng. Đưa ra giải pháp để nâng cao mức doanh thu hiện tại cũng như phát hiện và phát huy doanh thu tiềm năng của doanh nghiệp. 2.2 Phương pháp phân tích doanh thu bán hàng theo kết cấu So sánh doanh thu kỳ thực hiện so với kỳ gốc và doanh thu giữa các kỳ khác. So sánh giữa bộ phận và tổng thể để xác định được mức độ đạt được của bộ phận đối với tổng thể; 2.3 Nội dung phân tích doanh thu bán hàng theo kết cấu Xét theo nghiệp vụ kinh doanh: Xuất khẩu Bán hàng nhập khẩu Bán hàng trong nước Xét theo thời gian Xét theo kết cấu của nhóm mặt hàng và ngành hàng Xét theo đơn vị trực thuộc Xét theo thị trường tiêu thụ 2.3.1 Phân tích doanh thu bán hàng theo thị trường (xem chiến lược phát triển thị trường) Mục đích Đánh giá khả năng tác động của doanh nghiệp đối với thị trường hiện có, khả năng tìm kiếm thị trường mới, khả năng chiếm lĩnh thị trường và xây dựng thị trường trọng tâm. 2.3.2 Phân tích DT theo đơn vị kinh doanh phụ thuộc Mục đích: Phát hiện đơn bị kinh doanh chủ lực và tiềm năng. Xây dựng cơ sở dự báo để có sự đầu tư hoặc ngưng đầu tư phù hợp và kịp thời. 2.3.3 Phân tích doanh thu theo nhóm hàng Mục đích Đánh giá khả năng đa dạng hóa số nhóm mặt hàng kinh doanh Đánh giá khả năng khai thác mặt hàng mới và mặt hàng chủ đạo của doanh nghiệp Tìm ra các nguyên nhân tác động tới sự biến động tổng kinh ngạch cũng lúc phát hiện ra xu hướng biến động của từng nhóm mặt hàng. 2.3.4 Phân tích doanh thu theo thời gian Mục đích Nắm bắt được những biến động cụ thể của doanh thu trong nhiều năm từ đó đưa ra nhận định chính xác về chất lượng kinh doanh cũng như xu hướng kinh doanh trong kế hoạch dài hạn. 2.3.5 Phân tích DT theo nghiệp vụ Mục đích: Nắm bắt được cơ cấu và biến động của DT theo từng nghiệp vụ. Xác định vai trò của từng nghiệp vụ và tính chất quan trọng của từng thị trường. Ví dụ: Có tài liệu về tình hình DT của DN như sau Yêu cầu: Phân tích tình hình thực hiện doanh thu của DN? Đơn vị: triệu đồng 3. Phân tích nhân tố ảnh hưởng 3.1 Nhân tố lượng hóa được 3.1.1Ảnh hưởng của giá và lượng đến DT bán hàng trong nước, và doanh thu bán hàng nhập khẩu. DT = q.p p: đơn giá tính bằng nội tệ. q: lượng. Ta có: DT0 = q0.p0 DT1 = q1.p1 Biến động DT: ∆DT = q1p1 – q0p0 Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến biến động DT: ∆DT(q) = q1p0 – q0p0 % ∆DT(q) = ∆DT(q)/DT0 ∆DT(p) = q1p0 – q0p0 % ∆DT(q) = ∆DT(p)/DT0 Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố: ∆DT(q) + ∆DT(p) = ∆DT % ∆DT(q) + % ∆DT(q) = % ∆DT 3.1.2 Ảnh hưởng của p, q, r đến DT xuất khẩu: DT = q.p.r Ta có: ∆DT = DT1 – DT0 = q1p1r1 – q0p0r0; % ∆DT= ∆DT/DT0 Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến biến động DT: ∆DT(q) = q1p0r0 – q0p0r0 % ∆DT(p) = ∆DT(p)/DT0 ∆DT(p) = q1p1r0 – q1p0r0 % ∆DT(q) = ∆DT(q)/DT0 ∆DT(r) = q1p1r1 – q1p1r0 % ∆DT(r) = ∆DT(r)/DT0 Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố: ∆DT(p) + ∆DT(q) + ∆DT(r) = ∆DT % ∆DT(p) + % ∆DT(q) + % ∆DT(r) = % ∆DT 3.1.3 Số lượng CNV, TGLĐ, NSLĐ ảnh hưởng tới DTBH N: Số lượng CNV (người) T: TG LĐ TB W: NSLĐ của 1 CN/ 1 ĐV TG Ta có: DT = N.T.W 3.2 Các nhân tố không lượng hóa được * Nhân tố chủ quan Chất lượng sản phẩm dịch vụ Chủng loại mặt hàng hóa Hoạt động marketing Đội ngũ quản lý Đội ngũ bán hàng Thương hiệu * Nhân tố khách quan Các yếu tố môi trường kinh tế chính trị trong và ngoài nước. Quyết định chính sách của Nhà nước có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mức thu nhập và thị hiếu của người tiêu dùng. III. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HỢP ĐỒNG XUẤT NHẬP KHẨU * Mục tiêu: Phân tích khả năng của việc đàm phán ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu đối với hoạt động ngoại thương. Phân tích hiệu quả cuả hợp đồng xuất nhập khẩu đã hay sẽ được ký kết. Phân tích kết quả của việc ký kết cũng như thực hiện trên cơ sở chú ý tới tranh chấp và phát sinh tranh chấp. 1.Phân tích hiệu quả hợp đồng xuất khẩu - Chỉ tiêu tỷ suất ngoại tệ hợp đồng xuất khẩu (RX): Rx=Cx/Vx CX : chi phí xuất khẩu tính bằng tiền việt. VX : doanh thu xuất khẩu tính bằng đồng ngoại tệ. - Lãi trên một đơn vị ngoại tệ: px= r - Rx r: là tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng thương mại VND/$ Lãi của HĐXK: Px = px . Vx Tỷ suất lợi nhuận/vốn của HĐXK: P’x = (Px/Cx) * 100% - Tỷ xuất lợi nhuận của HĐXK theo tháng: P’xt = P’x/t t: thời gian thực hiện HĐXK Lưu ý: V: phải tính ngay DTXK khi ký kết hợp đồng C: Luôn dự đoán C ở mức cao nhất r: phải dự đoán r ở mức chính xác nhất có thể t: Số tháng thực hiện hợp đồng, dự đoán t ở mức hợp lý và ngắn nhất. 2. Phân tích hiệu quả hợp đồng nhập khẩu - Tỷ suất ngoại tệ hợp đồng nhập khẩu: Rn = Vn/Cn Vn là doanh thu bằng nội tệ Cn là chi phí ngoại tệ để nhập khẩu lô hàng - Lãi trên một đơn vị ngoại tệ nhập khẩu: pn = Rn - r r: tỷ giá bán ngoại tệ của ngân hàng thương mại. Tổng lợi nhuận của HĐNK: Pn = Cn*pn - Tỷ suất lợi nhuận/vốn của HĐNK: P’n = [Pn/(Cn*r)] *100% - Tỷ suất lợi nhuận của HĐNK theo tháng: P’nt = P’n/t Lưu ý: - Đến biến động tỷ giá - Lãi suất ngân hàng đối với nội tệ - Số tháng sử dụng vốn và ngoại tệ - Khi dự tính các chỉ tiêu thì phải dự tính trường hợp bất lợi hơn so với dự đoán bình thường để từ đó có thể so sánh làm nổi bật các dự án có hiệu quả trong trường hợp xấu nhất - Ngoài ra cần lượng hóa tất cả các yếu tố có thể được như số lượng điểm bán, thời gian bán, năng suất bán hàng, số lượng công nhân viên, cơ cấu công nhân viên và năng suất của họ.