Như vậy, để tìm nguyên nhân quyết định sự phủ định, về nguyên tắc phải tìm trong bản thân sv,ht.
Muốn thực hiện phủ định một sv,ht nào đó thì phải thúc đẩy quá trình đấu tranh và giải quyết mâu thuẫn bên trong của bản thân nó.
-Phủ định biện chứng có tính kế thừa.
Qúa trình phủ định nó chỉ gạt bỏ những mặt lỗi thời, lạc hậu của cái cũ, đồng thời kế thừa những mặt tích cực, tiến bộ của nó. Kế thừa là vòng, khâu của mối quan hệ giữa cái cũ và cái mới, nó thể hiện tính liên tục trong quá trình vận động, phát triển của th/giới vật chất.
Như vậy, khi thực hiện phủ định, phải biết kế thừa những yếu tố tích cực, tiến bộ của cái cũ, chống phủ định toàn bộ cái cũ (phủ định sạch trơn cái cũ), hoặc kế thừa nguyên xi toàn bộ cái cũ không có chọn lọc .
40 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2838 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Phép biện chứng duy vật và vai trò phương pháp luận trong nghiên cứu kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề 2 PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT VÀ VAI TRÒ PHƯƠNG PHÁP LUẬN TRONG NGHIÊN CỨU KINH TẾ. I- PHÉP BIỆN CHỨNG VÀ PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT. 1- Biện chứng và các hình thức của phép biện chứng. 1.1. Biện chứng. -Biện chứng là gì? -Biện chứng khách quan? -Biện chứng chủ quan? 1.2. Các hình thức của phép biện chứng. - Phép biện chứng mộc mạc, chất phác ở thời kỳ cổ đại (Hy lạp, La mã, Ân độ, Trung hoa) - Phép biện chứng duy tâm của Hê ghen- nhà TH cổ điển Đức. - Phép biện chứng duy vật của triết học Mác-Lênin. 2- Phép biện chứng duy vật. 2.1. Khái niệm : Ăng ghen khẳng định phép biện chứng duy vật “là khoa học về mối liên hệ phổ biến” Phép biện chứng duy vật chẳng qua chỉ là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận đông và sự phát triển của tự nhiên của xã hội loài người và của tư duy”. Lê nin tiếp tục khẳng định, phép biện chứng duy vật “là học thuyết về sự phát triển dưới hình thức hoàn bị nhất, sâu sắc nhất và không phiến diện nhất”. II- NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN 1-Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến. Mọi sự vật, hiện tượng của thế giới hiện thực tồn tại như thế nào? +Quan điểm siêu hình : +Quan điểm của phép biện chứng duy vật: -Mọi s.v,h.t đều tồn tại trong mối liên hệ phổ biến, chúng nương tựa, ràng buộc, quy định lẫn nhau. -Tính phổ biến của mối liên hệ biểu hiện ở chỗ: .Bất kỳ s.v,h.t nào cũng đều có mối liên hệ với các s.v, h.t khác. (Vì sao?). .Trong bản thân s.v,h.t, các yếu tố, các bộ phận của nó cũng quan hệ biện chứng với nhau. .Các giai đoạn trong quá trình vận động, phát triển của s.v,h.t cũng quan hệ b/chứng với nhau. Hiện tại là kết quả của quá khứ và là xu hướng tương lai. Mọi s.v,h.t có nhiều mối l/hệ, nhưng vị trí vai trò các Mối liên hệ lại khác nhau: có mối l/hệ bên trong, có mối l/hệ bên ngoài, trực tiếp-gián tiếp, chủ yếu-thứ yếu, bản chất-không bản chất... Như vậy, trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải có quan điểm toàn diện. Quan điểm toàn diện: .xem xét s.v, h.t phải trong mối liên hệ phổ biến (mối hệ giữa nó với các s.v,h.t khác, giữa các yếu tố các bộ phận, giữa các giai đoạn ph/triển...). .từ các mối l/hệ đó phải phát hiện được mối l/hệ bản chất, bên trong, có tính quyết định đến sự tồn tại, vận động, phát triển của nó, làm cho hoạt động của con người có trọng tâm, trọng điểm. Quan điểm toàn diện phải chống lại: Q/điểm siêu hình. Thuật nguỵ biện và chủ nghĩa chiết trung. -Vì sao trong hiện thực con người không thể hiểu biết đầy đủ, chính xác,các mối l/hệ của các s.v,h.t trong thế giới hiện thực được? -Hiểu biết càng đầy đủ, chính xác bao nhiêu càng đỡ mắc sai lầm bấy nhiêu . 2. Nguyên lý về sự phát triển. +Khái niệm phát triển. Là quá trình vận động từ thấp lên cao, từ chưa hoàn thiện đến ngày càng hoàn thiện hơn. Dường như lặp lại cái cũ nhưng trên cơ sở cao hơn. Phát triển bao hàm cả sự thay đổi về chất. +phát triển là khuynh hướng chung của mọi s.v,h.t. Mọi s.v,h.t khi đang tồn tại là nó thì trong bản thân nó đã xuất hiện những tiền đề, mầm mống, khuynh hướng của cái mới mà trong những đ/kện nhất định sẽ biến thành cái mới. Qúa trình thay thế liên tục diễn ra giữa các s.v,h.t đã tạo thành quá trình v/động ph/triển của th/giới vật chất. -Vì ph/triển là khuynh hướng chung chi phối mọi s.v,h.t do đó trong nhận thức và hoạt động T.T phải có quan điểm P.T. -Quan điểm P.T: Xem xét s.v,h.t trong quá trình vận động, ph/triển không ngừng, phát hiện cái tương lai trong cái hiện tại, tìm thấy những tiền đề mầm mống khuynh hướng của cái mới đang nảy sinh trong cái cũ và đấu tranh cho cái mới ra đời thay thế cái cũ. 3. Quan điểm lịch sử-cụ thể. + Cơ sở lý luận: -Mối liên hệ và sự phát triển của các s.v,h.t được diễn ra trong đ/kiện, không gian và th/gian nhất định của th/giới vật chất. -Điều kiện, không gian và thời gian của thế giới vật chất chi phối mối liên hệ và sự ph/triển của mọi s.v,h.t. -Cùng một s.v,h.t tồn tại trong những đ/kiện kh/gian và th/gian khác nhau của thế giới vật chất thì mối liên hệ và sự ph/triển cũng khác nhau. Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải có quan điểm lịch sử-cụ thể. +Quan điểm lịch sử-cụ thể: khi nghiên cứu, xem xét sự vật, hiện tượng phải gắn liền với điều kiện, không gian và thời gian của thế giới vật chất mà nó tồn tại. III.CÁC CẶP PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA PHÉP BCDV. Phạm trù là gì? Phạm trù triết học khác với phạm trù các môn khoa học cụ thể 1. Phạm trù cái chung và cái riêng. +Khái niệm cái chung và cái riêng. -Cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ những thuộc tính, những tính chất tồn tại trong nhiều s.v,h.t quá trình của th/giới vật chất. Ví dụ: nhà máy, nhà trường, cái cầu, cái bàn , con người... -Cái riêng là ph/trù tr/học dùng để chỉ từng s.v, từng h,t, từng quá trình cụ thể của thế giới vật chất. Ví dụ: nhà máy vêđan Đồng nai, trường ĐH. KTQD, cầu Đồng nai,... +Mối quan hệ biện chứng: -Trong l/sử TH khi giải quyết mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng đã hình thành 2 phe phái : duy danh và duy thực. -Phép BCDV khẳng định: .cả cái chung và cái riêng đều tồn tại khách quan, trong đó cái chung tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu hiện sự tồn tại của nó. .cái riêng tồn tại trong mối liên hệ dẫn tới cái chung. Như vậy, đi từ việc nghiên cứu các cái riêng sẽ tìm ra được cái chung. -Cái chung là một bộ phận của cái riêng, cái riêng không gia nhập hết vào cái chung. Cái chung bản chất sâu sắc hơn cái riêng, cái riêng lại phong phú hơn cái chung. Như vậy, đi từ việc n/cứu các cái riêng sẽ rút ra được cái chung bản chất. Dùng cái chung b/chất để chỉ đạo việc xem xét, giải quyết các cái riêng. Quá trình dùng cái chung b/chất để giải quyết các cái riêng phải có quan điểm l/sử cụ thể. -Trong những đ/kiện nhất định, cái đơn nhất có thể trở thành cái chung và ngược lại cái chung có thể thành cái đơn nhất. -Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, người ta có thể áp dụng phương pháp đi từ điểm đến diện và ngược lại. 2. Nguyên nhân và kết quả. 2.1.Khái niệm ng/nhân và k/quả. +Nguyên nhân là sự liên hệ tác đông qua lại lẫn nhau giữa các mặt đối lập vốn có trong bản thân sv.ht, hay giữa nó với các sv.ht khác gây nên những biến đổi nhất định. +Kết quả là sự biến đổi xuất hiện do sự liên hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa các mặt đối lập vốn có trong bản thân sv.ht hay giữa nó với các sv.ht khác. 2.2.Tính chất của mối quan hệ. +Tính khách quan. +Tính tất yếu. +Tính phổ biến. 2.3 Mối quan hệ biện chứng giữa ng/nhân và k/quả: -Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, do đó ng/nhân có trước k/quả. Để tìm ng/nhân của k/quả về ng/tắc phải tìm trước k/quả xẩy ra và phải tìm đúng hiện tượng nào sinh ra k/quả thì đó mới là ng/nhân của nó. -Một ng/nhân có thể sinh ra nhiều k/quả khác nhau. Người ta có thể phân chia các k/quả thành: k/quả trực tiếp và gián tiếp, chủ yếu-thứ yếu, trước mắt-lâu dài... -Một k/quả lại có thể do nhiều ng/nhân sinh ra. Khi đó việc hình thành k/quả phụ thuộc vào hướng tác động của các ng/nhân. Người ta có thể phân loại ng/nhân thành: ng/nhân bên trong và bên ngoài, trực tiếp-gián tiếp, chủ yếu-thứ yếu, chủ quan-k/quan... -Nguyên nhân sinh ra k/quả, nhưng k/quả lại tác động trở lại đối với ng/nhân sinh ra nó. 3.Tất nhiên và ngẫu nhiên. 3.1.Khái niệm: +Tất nhiên là cái xuất phát từ mối liên hệ b/chất, bên trong, vốn có của sv.ht, nó nhất định phải xẩy ra và trong những đ/kiện nhất định, nó sẽ xẩy ra một cách nhất định . +Ngẫu nhiên là cái có nguyên nhân từ bên ngoài, là sự ngẫu hợp của nhiều hoàn cảnh vì vậy nó có thể xẩy ra thế này hoặc thế khác. Chú ý: -Cả tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại k/quan và đều có nguyên mhân của nó. -Cả tất nhiên và ng/nhiên đều tuân theo q/luật k/quan. 3.2 Mối quan hệ b/chứng giữa tất nhiên và ng/nhiên. -Tất nhiên và ng/nhiên quan hệ b/chứng với nhau, cái tất nhiên vạch đường đi cho mình xuyên qua vô số những cái ngẫu nhiên, còn cái ng/nhiên là hình thức biểu hiện của cái tất nhiên và bổ sung cho cái tất nhiên. Như vậy, từ việc ng/cứu các h/tượng ng/nhiên sẽ phát hiện được cái tất nhiên. -Tất nhiên và ng/nhiên đều chi phối quá trình tồn tại, vận động, phát triển của sv.ht, trong đó, cái tất nhiên giữ vai trò quyết định, chi phối khuynh hướng của nó, còn cái ngẫu nhiên có thể góp phần đẩy nhanh hoặc kìm hãm sự vận động, phát triển của sv.ht. Như vậy, trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải đi từ các h/tượng ng/nhiên để phát hiện ra cái tất nhiên và dùng cái tất nhiên để chỉ đạo, đồng thời phải tính toán, xem xét đến các h/tượng ng/nhiên. -Sự ra đời và ph/triển nhanh chóng của ngành bảo hiểm trong nền KTTT ở nước ta hiện nay chính là đề phòng những y/tố ng/nhiên bất lợi có thể xẩy ra. -Cái tất nhiên chi phối trong tự nhiên khác với trong XH. Trong XH cái tất nhiên được thực hiện thông qua sự hoạt động của con người có ý thức. 4.Nội dung (ND) và hình thức(HT). 4.1.Khái niệm ND và HT. +ND là tổng hợp toàn bộ các yếu tố, các bộ phận, các quá trình tạo nên sv, ht. +HT là phương thức tồn tại của sv,ht, là hệ thống các mối quan hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố, các bộ phận, các quá trình của nó. .Chú ý: Hình thức sv, không phải dùng để chỉ dáng vẻ bề ngoài của sv mà là kiểu và cách tổ chức, kết cấu của nội dung. 4.2.Mối quan hệ biện chứng. -ND và HT của sv quan hệ b/chứng với nhau cùng quy định sự tồn tại phát triển của sv , biểu hiện ở chỗ, sv nào cũng có ND và HT của nó. ND của một sv nhất định chỉ tồn tại với những HT nhất định và HT nào cũng đều có ND của nó. -Sự thống nhất giữa ND và HT là sự thống nhất của các mặt đối lập, do đó nó bao hàm mâu thuẫn: ND của sv thường xuyên biến đổi, còn HT của sv lại tương đối ổn định. -Sự biến đổi không ngừng về ND của sv đến một giai đoạn nhất định sẽ mâu thuẫn với HT của nó. Nếu HT đã quá lỗi thời lạc hậu so với ND thì sự ph/triển của ND sẽ làm thay thế nó bằng HT mới phù hợp với ND. -HT của sv tác động trở lại đối với ND của nó. Nếu HTphù hợp ND sẽ thúc đẩy ND ph/triển và ngược lại, nếu không phù hợp sẽ ngăn cản, kìm hãm sự ph/triển của ND sv. -Tuy nhiên, sự ngăn cản kìm hãm của HT đối với ND là có giới hạn, bởi vì nếu HT đã quá lỗi thời, lạc hậu thì nhất định sớm hay muộn nó cũng bị sự ph/triển ND làm thay thế nó bằng HT mới. -Cùng một ND có thể có nhiều HT biểu hiện, và cùng một HT lại có thể chứa đựng những ND khác nhau. Do đó, phải căn cứ vào ND để lựa chọn HT phù hợp với ND nhằm thúc đẩy ND sv ph/triển. 5.Bản chất (B/C) và hiện tượng (H/T). 5.1.Khái niệm B/C và H/T. +B/C là tổng hợp toàn bộ những mối liên hệ tất yếu, bên trong, tương đối ổn định của sv, quy định sự tồn tại, vận động ph/triển của nó. +H/T là sự biểu hiện của bản chất ra bên ngoài. 5.2.Mối quan hệ biện chứng giữa B/C và H/T. -B/C và H/T thống nhất b/chứng với nhau cùng quy định sự tồn tại, vận động, phát triển của sv. Thể hiện ở chỗ: B/C sv như thế nào thì H/T bộc lộ ra như thế ấy, B/C sv khác nhau thì H/T biểu hiện cũng khác nhau. “hiện tượng là có tính bản chất hoặc ít hoặc nhiều”( C.Mác ). -Sự thống nhất giữa B/C và H/T bao hàm mâu thuẫn: .B/C là cái bên trong, H/T là cái bên ngoài. .B/C tương đối ổn định, H/T thường xuyên biến đổi. .B/C là cái sâu sắc, HT là cái phong phú. Có những H/T phản ảnh không đúng, thậm chí xuyên tạc B/C của sv. -Vì sao? Như vậy, muốn nhận thức đúng B/C sv phải thông qua phân tích, tổng hợp nhiều H/T. 6. Khả năng(K/Ng) và hiện thực(H/Th). 6.1.Khái niệm K/Ng và H/Th. +K/Ng là phạm trù triết học dùng để chỉ những tiền đề, mầm mống, khuynh hướng của cái mới mà trong những đ/kiện nhất định sẽ trở thành hiện thực. +H/Th là tất cả những cái gì đang tồn tại, là khả năng đã được thực hiện. 6.2.Mối quan hệ biện chứng giữa K/Ng và H/Th. -K/Ng và H/Th luôn luôn chuyển hoá lẫn nhau: H/Th bao hàm K/Ng và K/Ng trong những đ/kiện nhất định sẽ biến thành H/Th mới. H/Th mới lại bao hàm K/Ng mới. Quá trình đó tiếp diễn không ngừng... -Một H/Th có thể có nhiều K/Ng, nhưng không phải mọi K/Ng của nó đều biến thành H/Th mới, mà chỉ có K/Ng tất yếu( có đủ đ/kiện cần và đủ) mới biến thành H/Th mới. Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải xác định được các K/Ng của H/Th, để lựa chọn K/Ng có lợi nhất cho sự ph/triển, tạo đ/kiện biến K/Ng đó trở thành H/Th . -khả năng biến thành hiện thực phụ thuộc vào đ/kiện. Do đó, muốn biến một khả năng nào đó trở thành hiện thực thì nhất thiết phải tạo ra đ/kiện cần và đủ cho nó. 6.3.Phân loại khả năng. IV-CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT. 1. QUY LUẬT CHUYỂN HOÁ TỪ NHỮNG SỰ THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG THÀNH NHỮNG SỰ THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI. ( Quy luật lượng-chất). 1.1.Khái niệm chất và lượng sự vật(sv). +Chất sv là tổng hợp những thuộc tính, những yếu tố cấu thành của sv, quy định sv là nó, phân biệt nó với các sv khác. -Chất sv đem lại cho ta biết nó là cái gì, nó khác với các sv khác như thế nào. -Chất sv là khách quan, vì nó là tổng hợp các thuộc tính,các yếu của sv. Không có chất thuần tuý tách rời sv. +Lượng sv là tính quy định vốn có của sv về mặt quy mô, tốc độ, trình độ, số lượng...phát triển của sv, được biểu thị thông qua các con số, các đại lượng. -Lượng sv cũng là tính quy định vốn có của sv, bởi vì sv nào cũng đều có lượng của nó. Một sv nhất định chỉ tồn tại với một lượng nhất định. -Lượng sv đem lại cho ta biết về quy mô, tốc độ, trình độ...phát triển của nó và được đo lường bằng các con số, các đại lượng. -Không có lượng thuần tuý tách rời sv. 1.2.Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng sv. +Chất và lượng sv thống nhất biện chứng với nhau cùng quy định sự tồn tại, vận động, phát triển của sv, biểu hiện ở chỗ, sv nào cũng đều có chất và lượng của nó. Chất một sv nhất định chỉ tồn tại với một lượng nhất định, và lượng nào cũng đều có chất của nó. +Sự thống nhất giữa chất và lượng sv là sự thống nhất của các mặt đối lập, do đó, nó bao hàm mâu thuẫn: chất sv thì tương đối ổn định, còn lượng sv thì thường xuyên biến đổi. -Sự biến đổi về lượng sv trong một giới hạn nhất định chưa gây ra sự biến đổi căn bản về chất sv-giới hạn đó được gọi là độ sv. Như vậy, độ là giới hạn quy định sự tồn tại của sv mà trong đó những biến đổi về lượng chưa gây ra sự biến đổi căn bản về chất sv. -Sự biến đổi không ngừng về lượng khi vượt quá độ sv sẽ gây ra biến đổi căn bản về chất sv. Điểm tại đó sự biến đổi về lượng gây ra sự biến đổi căn bản về chất sv được gọi là điểm nút. Quá trình chuyển từ chất sv cũ sang chất sv mới được gọi là bước nhảy. -Chất sv mới ra đời có độ mới, do đó lại thúc đẩy sự biến đổi về lượng với quy mô, tốc độ, trình độ mới, khi vượt quá độ của nó lại làm cho chất sv mới hơn ra đời. Qúa trình đó tiếp diễn không ngừng tạo thành cách thức của sự phát triển . 1.3. Ý nghĩa phương pháp luận của q/luật lượng-chất. -Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, muốn duy trì một sv, ht nào đó thì phải duy trì sự biến đổi về lượng ở trong độ của nó. -Muốn thay đổi về chất sv,ht thì nhất định phải có quá trình đầu tư về lượng và thúc đẩy lượng vượt quá độ của nó. 2.QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH CỦA CÁC MẶT ĐỐI LẬP ( QL Mâu thuẫn ). Quy luật mâu thuẫn là hạt nhân của phép biện chứng: -Chỉ ra nguồn gốc, động lực của sự phát triển. -Là cơ sở để nhận thức được các quy luật cơ bản và không cơ bản khác của phép biện chứng duy vật. -Giúp ta biết phát hiện mâu thuẫn, tìm cách giải quyết mâu thuẫn để thúc đẩy sv, ht phát triển. 2.1.Mọi sv,ht đều bao hàm m/thuẫn b/trong. +Khái niệm m/thuẫn: Là sự liên hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa các mặt đối lập vốn có trong bản thân sv, ht hay giữa nó với các sv, ht khác. +Các mặt đối lập: Là những mặt có khuynh hướng vận động trái ngược nhau, hoặc ngược chiều nhau. +Một m/thuẫn do 2 mặt đối lập tạo thành: 2mặt đối lập của m/thuẫn vừa nương tựa, ràng buộc, quy định lẫn nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau, vừa đấu tranh bài xích, gạt bỏ nhau, phủ định nhau. +Theo Lênin, mọi sv, ht đều là thể thống nhất của các mặt đối lập, là “tổng số” các mặt đối lập. Và cứ 2mặt đối lập tạo thành một mâu thuẫn, do đó trong bản thân sv, ht có nhiều m/thuẫn-m/thuẫn tồn tại khách quan, phổ biến trong tất cả mọi sv, ht. 2.2 Đấu tranh giải quyết mâu thuẫn bên trong là nguồn gốc, động lực của sự phát triển. Mọi sv,ht đều là thể thống nhất của các mặt đối lập. Các mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh lẫn nhau. Trong đó, thống nhất các mặt đối lập là tương đối, tạm thời, còn đấu tranh các mặt đối lập là tuyệt đối, vĩnh viễn. Đấu tranh các mặt đối lập phải trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau: Từ chỗ các mặt đối lập mới ở mức độ khác nhau, dần dần phát triển thành xung đột và cuối cùng dẫn đến sự “chuyển hoá” của các mặt đối lập. Hai mặt đối lập của m/thuẫn đã thay đổi căn bản về chất để tạo thành những mặt đối lập mới của những m/thuẫn mới. Khi đó m/thuẫn đã được giải quyết. Nếu m/thuẫn đó là m/thuẫn cơ bản sẽ dẫn đến sv, ht cũ mất đi, sv, ht mới sẽ ra đời lại bao hàm những mâu thuẫn mới và quá trình đấu tranh giải quyết m/thuẫn lại tiếp tục diễn ra trong bản thân nó, để rồi sớm hay muộn sv, ht mới hơn lại xuất hiện. Qúa trình đó tiếp diễn không ngừng tạo thành quá trình vận động phát triển của th/giới vật chất. Như vậy, đấu tranh giải quyết m/thuẫn bên trong là nguyên nhân quyết định sự vận động, phát triển. 2.3.Một số loại mâu thuẫn: + Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài. -Khái niệm. -Mối quan hệ biện chứng. -Ý nghĩa phương pháp luận. + Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn chủ yếu. -Khái niệm. -Mối quan hệ b/chứng và ý nghĩa phương pháp luận. +Mâu thuẫn đối kháng và không đối kháng( chỉ có trong XH) 2.4. Ý nghĩa phương pháp luận của q/luật m/thuẫn. -Vì mọi sv, ht đều bao hàm m/thuẫn b/trong và đấu tranh, giải quyết m/thuẫn b/trong là nguyên nhân quyết định sự ph/triển, do đó, trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải phát hiện mâu thuẫn b/trong của các sv, ht , tìm cách giải quyết m/thuẫn b/trong để thúc đẩy sv, ht phát triển. -Phát hiện m/thuẫn b/trong là quá trình phân đôi cái thống nhất thành các mặt đối lập để nhận thức các mặt đối lập. Xác định vị trí, vai trò tương quan, xu hướng ph/triển các mặt đối lập, để tác động làm thay đổi tương quan các mặt đối lập, hướng việc giải quyết m/thuẫn nhằm thúc đẩy sv, ht phát triển. -Mâu thuẫn chỉ giải quyết bằng đấu tranh, song việc đấu tranh để giải quyết m/thuẫn đòi hỏi phải có quan điểm lịch sử-cụ thể. Bởi vì: .Sự vật, hiện tượng khác nhau sẽ có những mâu thuẫn khác nhau, do đó phương pháp giải quyết cũng phải khác nhau. .Cùng một sv,ht, bản thân nó có nhiều m/thuẫn, mỗi m/thuẫn lại có vị trí, vai trò đặc điểm riêng, nên khi giải quyết phải xét đến đặc điểm của từng m/thuẫn. .Cùng một m/thuẫn, nó có thể tồn tại trong nhiều giai đoạn. Mỗi giai đoạn m/thuẫn đó lại có những đặc điểm riêng. Do đó, khi giải quyết phải tính đến đặc điểm cụ thể của từng giai đoạn . 3.QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH. 3.1.Khái niệm phủ định biện chứng. +Phủ định theo nghĩa chung nhất là quá trình thay thế sv,ht này bằng sv,ht khác. -Quan điểm siêu hình: Mọi sự thay thế giữa các sv, ht đều được coi là sự phủ định. -Quan điểm biện chứng: Phủ định là những sự thay thế làm tiền đề, tạo đ/kiện cho sự phát triển. Nghĩa là sự phủ định lần thứ nhất phải tạo đ/kiện cho sự phủ định lần thứ 2 và các lần phủ định tiếp theo vẫn còn có khả năng thực hiện được. +Đặc trưng của phủ định biện chứng. -Phủ định biện chứng là khách quan. Qúa trình phủ định là do sự đấu tranh và giải quyết mâu thuẫn bên trong sv,ht quyết định. Vì vậy, phủ định b/chứng là sv, ht tự thân phủ định. Như vậy, để tìm nguyên nhân quyết định sự phủ định, về nguyên tắc phải tìm trong bản thân sv,ht. Muốn thực hiện phủ định một sv,ht nào đó thì phải thúc đẩy quá trình đấu tranh và giải quyết mâu thuẫn bên trong của bản thân nó. -Phủ định biện chứng có tính kế thừa. Qúa trình phủ định nó chỉ gạt bỏ những mặt lỗi thời, lạc hậu của cái cũ, đồng thời kế thừa những mặt tích cực, tiến bộ của nó. Kế thừa là vòng, khâu của mối quan hệ giữa cái cũ và cái mới, nó thể hiện tính liên tục trong quá trình vận động, phát triển của th/giới vật chất. Như vậy, khi thực hiện phủ định, phải biết kế thừa những yếu tố tích cực, tiến bộ của cái cũ, chống phủ định toàn bộ cái cũ (phủ định sạch trơn cái cũ), hoặc kế thừa nguyên xi toàn bộ cái cũ không có chọn lọc . 3.2.Nội dung quy luật. Khái quát quá trình vận động, phát triển của các sv,ht trong th/giới hiện thực, p