1.1.1. KHÁI NIỆM KHOA HỌC (tiếp theo)
Phân loại khoa học
• Người đầu tiên đưa ý tưởng phân loại khoa học theo đối tượng nghiên cứu là
F.Engels. Sau này, B.Kedrov đã phát triển ý tưởng của F.Engels và trình bày mô hình
hệ thống tri thức khoa học bằng một tam giác với ba đỉnh gồm (1) khoa học tự nhiên,
(2) khoa học xã hội và (3) triết học (Hình 1.1).
• Để tiện sử dụng, mô hình này đã được tuyến tính hóa theo trình tự sau (UNESCO):
Khoa học tự nhiên và khoa học trừu tượng (hoặc khoa học chính xác).
Khoa học kĩ thuật và công nghệ, ví dụ: kĩ thuật điện tử, kĩ thuật di truyền.
Khoa học nông nghiệp: nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản.
Khoa học sức khỏe, ví dụ: dịch tễ học, bệnh học.
Khoa học xã hội và nhân văn, ví dụ: sử học, ngôn ngữ học.
Triết học, bao gồm cả các khoa học về tư duy như logic học.
25 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 32 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học - Bài 1: Tổng quan về khoa học và nghiên cứu khoa học - Phan Thế Công, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v1.0015108208
1
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Giảng viên: TS. Phan Thế Công
1
v1.0015108208 2
BÀI 1
TỔNG QUAN VỀ KHOA HỌC
VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Giảng viên: TS. Phan Thế Công
v1.0015108208 3
MỤC TIÊU BÀI HỌC
• Xác định được khái niệm khoa học và
nghiên cứu khoa học.
• Trình bày và giải thích được các thuật ngữ
thường gặp trong nghiên cứu khoa học.
• Mô tả được các bước trong quá trình thực
hiện nghiên cứu khoa học.
v1.0015108208
CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ
4
Để học tốt bài học này, người học cần có những
kiến thức cơ bản của các môn học sau:
• Kiến thức của giai đoạn học phổ thông như:
lịch sử, văn học, toán học, địa lí...
• Kiến thức về xác suất và thống kê toán;
• Các kiến thức và kĩ năng cơ bản về tin học
văn phòng.
v1.0015108208
HƯỚNG DẪN HỌC
• Đọc tài liệu là bài giảng, giáo trình và các tài
liệu tham khảo trước lúc nghe giảng, trước lúc
thực hành.
• Nghe và đọc thêm các thông tin mới trên các
phương tiện thông tin truyền thông, sách báo,
tạp chí chuyên ngành.
• Thảo luận với sinh viên và giáo viên trên diễn
đàn và thông qua hệ thống H2472.
5
v1.0015108208
CẤU TRÚC NỘI DUNG
6
Giới thiệu khoa học và nghiên cứu khoa học1.1
Giới thiệu các thuật ngữ thường gặp trong nghiên
cứu khoa học
1.2
Giới thiệu các bước trong quá trình thực hiện nghiên
cứu khoa học
1.3
v1.0015108208
1.1. GIỚI THIỆU VỀ KHOA HỌC VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
7
1.1.1. Khái niệm khoa học
1.1.2. Khái niệm
nghiên cứu khoa học
v1.0015108208
1.1.1. KHÁI NIỆM KHOA HỌC
Khoa học được hiểu là “hệ thống tri thức về mọi loại quy luật của vật chất và sự vận
động của vật chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội, tư duy”. (Pierre Auger, 1961)
8
Hệ thống tri thức bản chất về tự nhiên, xã hội,
tư duy.
Hệ thống tri thức về quy luật khách quan.Chú ý
Hình thành qua lịch sử, phát triển từ thực tiễn
đó là các logic khoa học chuyên ngành, ngay
cả khoa học chính trị, quân sự.
v1.0015108208
1.1.1. KHÁI NIỆM KHOA HỌC (tiếp theo)
Phân loại khoa học
• Người đầu tiên đưa ý tưởng phân loại khoa học theo đối tượng nghiên cứu là
F.Engels. Sau này, B.Kedrov đã phát triển ý tưởng của F.Engels và trình bày mô hình
hệ thống tri thức khoa học bằng một tam giác với ba đỉnh gồm (1) khoa học tự nhiên,
(2) khoa học xã hội và (3) triết học (Hình 1.1).
• Để tiện sử dụng, mô hình này đã được tuyến tính hóa theo trình tự sau (UNESCO):
Khoa học tự nhiên và khoa học trừu tượng (hoặc khoa học chính xác).
Khoa học kĩ thuật và công nghệ, ví dụ: kĩ thuật điện tử, kĩ thuật di truyền.
Khoa học nông nghiệp: nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản.
Khoa học sức khỏe, ví dụ: dịch tễ học, bệnh học.
Khoa học xã hội và nhân văn, ví dụ: sử học, ngôn ngữ học.
Triết học, bao gồm cả các khoa học về tư duy như logic học.
9
v1.0015108208
1.1.1. KHÁI NIỆM KHOA HỌC (tiếp theo)
10
Khách thể Các khoa học
Tự nhiên
Khoa học tự nhiên
Vô cơ Vật lí học Toán học
Hóa học
Hữu cơ Các khoa học khác
Sinh học
Khoa học
Kĩ thuật
Con người
nghĩa là
Tâm lí học
Xã hội và tư duy Khoa học xã hội Triết học
của con người Các khoa học nhân văn
Hình 1.1: Mô hình của hệ thống tri thức theo Kedrov
v1.0015108208
1.1.2. KHÁI NIỆM NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
11
Nghiên cứu
khoa học
Nghiên cứu là quá trình thu thập, phân tích dữ liệu một
cách có hệ thống nhằm khám phá các vấn đề liên quan
(Kothari, 2004).
Nghiên cứu khoa học là cách con người tìm hiểu các
hiện tượng khoa học một cách có hệ thống, là quá trình
áp dụng các ý tưởng, nguyên lí và phương pháp khoa
học để tìm ra các kiến thức mới nhằm giải thích hay dự
báo các sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan
(Babbie, 1986).
v1.0015108208
1.1.2. KHÁI NIỆM NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (tiếp theo)
12
Đặc điểm
Nghiên cứu là dựa trên
công trình nghiên cứu
của người khác
Nghiên cứu có thể được
lặp lại
Nghiên cứu có thể khái
quát hóa
Nghiên cứu không nên
được thực hiện độc lập
với lí thuyết
Nghiên cứu trước dẫn dắt những
nghiên cứu mới.
Nghiên cứu không phải là sao chép
nghiên cứu của người khác.
Khả năng lặp lại là tín hiệu của
nghiên cứu khoa học đáng tin cậy.
Sự lặp lại chỉ dẫn những nghiên cứu
trong tương lai.
Nghiên cứu có thể suy rộng ra
tổng thể.
Nghiên cứu dựa trên những lí do
hợp lí.
Nghiên cứu phải gắn với lí thuyết.
v1.0015108208
1.1.2. KHÁI NIỆM NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (tiếp theo)
13
Đặc điểm
Nghiên cứu là quá trình
liên tục
Nghiên cứu là phi chính trị
Nghiên cứu phải đảm bảo
Nghiên cứu tạo ra những câu hỏi
nghiên cứu mới.
Nghiên cứu là sự hoàn thiện
không ngừng.
Nghiên cứu nên xem sự cải thiện
xã hội là mục tiêu cuối cùng.
Tính mới
Tính tin cậy
Tính khách quan
Tính rủi ro
Tính kế thừa
Tính cá nhân
v1.0015108208
1.2. GIỚI THIỆU CÁC THUẬT NGỮ THƯỜNG GẶP TRONG NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC
• Dữ liệu/số liệu (data): Thông tin được thu thập phục vụ nghiên cứu.
• Dữ liệu sơ cấp (primary data): Dữ liệu do chính nhà nghiên cứu thu thập.
• Dữ liệu thứ cấp (secondary data): Dữ liệu do các nhà nghiên cứu khác thu thập
nhưng được nhà nghiên cứu sử dụng.
• Giả thuyết nghiên cứu (research hypothesis): Khẳng định thường được đặt ra tại thời
điểm bắt đầu nghiên cứu và thể hiện kết quả mong muốn của nhà nghiên cứu.
• Mục tiêu nghiên cứu (research objective): Khẳng định thường được đưa ra tại thời
điểm bắt đầu nghiên cứu và thể hiện dự định của nhà nghiên cứu.
• Câu hỏi nghiên cứu (research question): Câu hỏi được hình thành trên nền tảng của
mục tiêu nghiên cứu nhằm góp phần làm chi tiết hơn, định hướng các bước cần tìm
hiểu để đạt được mục tiêu nghiên cứu.
14
v1.0015108208
1.2. GIỚI THIỆU CÁC THUẬT NGỮ THƯỜNG GẶP TRONG NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC (tiếp theo)
• Biến (variable): Những đại lượng hay đặc tính có thể thay đổi từ người này sang
người khác, từ thời điểm này sang thời điểm khác.
• Biến định lượng (quantitative variable): Biến số định lượng nhằm thể hiện một đại
lượng và do đó có giá trị là những con số và biến số định lượng phải luôn luôn đi
kèm theo đơn vị.
• Biến định tính (qualitative variable): Biến số nhằm thể hiện một đặc tính.
• Biến phụ thuộc (dependent variable): Biến số dùng để mô tả hay đo lường vấn đề
nghiên cứu được gọi là biến số phụ thuộc.
• Biến độc lập (independent variable): Biến số dùng để mô tả hay đo lường các yếu tố
được cho là gây nên (hay gây ảnh hưởng đến) vấn đề nghiên cứu được gọi là biến
số độc lập.
15
v1.0015108208
1.2. GIỚI THIỆU CÁC THUẬT NGỮ THƯỜNG GẶP TRONG NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC (tiếp theo)
16
• Quá trình nghiên cứu (research process): Một loạt các bước thực hiện đề tài
nghiên cứu.
• Tính giá trị của nghiên cứu khoa học (validity): Kết quả của nghiên cứu thể hiện
đúng bản chất của đối tượng được nghiên cứu.
• Tính tin cậy của nghiên cứu khoa học (realiability): kết quả của nghiên cứu khoa học
được thể hiện chính xác (cho dù được thực hiện tại thời điểm nào và do nhà nghiên
cứu nào thực hiện).
• Đạo đức (ethics): Một loạt các chuẩn mực/nguyên tắc nhà nghiên cứu phải tuân thủ
khi thực hiện nghiên cứu khoa học.
v1.0015108208
1.3. GIỚI THIỆU CÁC BƯỚC TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC
17
1.3.1. Xác định chủ đề/đề tài
nghiên cứu khoa học
1.3.2. Nghiên cứu tài liệu sẵn có
1.3.3. Hình thành mục tiêu nghiên
cứu hay giả thuyết nghiên cứu
1.3.4. Thiết kế/lập chiến lược
và kế hoạch nghiên cứu
1.3.5. Thu thập dữ liệu
1.3.6. Nhập dữ liệu và phân tích
dữ liệu
1.3.7. Viết báo cáo tổng hợp
v1.0015108208
1.3.1. XÁC ĐỊNH CHỦ ĐỀ/ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
• Đây thường là bước khó khăn nhất. Không nên nghĩ đến vấn đề quá to tát. Có thể
bắt đầu với chủ đề nhà nghiên cứu đã biết ít nhiều và quan tâm thích thú.
• Thông thường, để tiến hành nghiên cứu, cần có giai đoạn chuẩn bị ban đầu là xác
định chủ đề nghiên cứu. Giai đoạn chuẩn bị này có thể trải qua các bước sau: xác
định nhu cầu; lựa chọn chủ đề; giới hạn phạm vi của chủ đề; và sau cùng là định rõ
các mục tiêu nghiên cứu.
• Nhiều trường hợp bỏ qua giai đoạn chuẩn bị này mà tập trung hẳn vào các phương
pháp nghiên cứu chuyên ngành cụ thể. Hoặc sinh viên thường làm nghiên cứu theo
sự chỉ định của người thầy hướng dẫn. Song, khi muốn hiểu rõ vấn đề cần nghiên
cứu, thấy rõ con đường cần đi qua và nơi cần đến, thì tốt hơn hết là tự chuẩn bị cho
mình thật tốt ngay từ đầu. Người thầy hướng dẫn thông thường cũng sẽ có hứng thú
hơn khi làm việc với một học trò biết mình muốn gì và cần làm gì trong quá trình
nghiên cứu.
18
v1.0015108208
1.3.2. NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU SẴN CÓ
• Đây là bước tìm hiểu và nhà nghiên cứu có thể muốn tìm hiểu càng nhiều thông tin
càng tốt liên quan tới chủ đề nghiên cứu.
• Nhà nghiên cứu có thể đặt càng nhiều câu hỏi càng tốt đối với giáo viên và những
người xung quanh vì họ có thể hỗ trợ nhà nghiên cứu.
• Kết thúc bước này, nhà nghiên cứu có được một loạt tài liệu liên quan giúp nhà
nghiên cứu hiểu rõ hơn về đề tài nghiên cứu.
Chú ý: Một số bước có thể được thực hiện đồng thời với nhau.
19
v1.0015108208
1.3.3. HÌNH THÀNH MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU HAY GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
• “Giả thuyết” và “giả thiết” là hai khái niệm có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau trong
nghiên cứu khoa học.
• Vậy “giả thuyết”, hoặc “giả thuyết khoa học”, hoặc đơn giản hơn, “giả thuyết nghiên
cứu” (Hypothese) là gì?
• Sách hướng dẫn nghiên cứu khoa học nước ngoài phần lớn định nghĩa giả thuyết là
một sự giải thích (explanation) sơ bộ về bản chất sự vật.
• Trong các bài giảng về phương pháp luận nghiên cứu khoa học, định nghĩa để
người học dễ thao tác hơn: “Giả thuyết là nhận định sơ bộ, là kết luận giả định của
nghiên cứu”, hoặc “Giả thuyết là luận điểm cần chứng minh của tác giả”, hoặc đối
với những người mới làm quen với nghiên cứu khoa học, chúng tôi đưa ra một định
nghĩa rất đơn giản: “Giả thuyết là câu trả lời sơ bộ, cần chứng minh, vào câu hỏi
nghiên cứu của đề tài”.
20
v1.0015108208
1.3.4. THIẾT KẾ/LẬP CHIẾN LƯỢC VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
• Xây dựng chiến lược có vai trò rất quan trọng. Nhà nghiên cứu phải suy nghĩ lựa
chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp và cách thức thực hiện.
• Sau đó, nhà nghiên cứu phải lập kế hoạch về thời gian.
• Nhà nghiên cứu chuẩn bị mọi thứ cần thiết để tiến hành nghiên cứu (như thiết bị thí
nghiệm, in câu hỏi điều tra, đặt lịch phỏng vấn).
Chú ý: Một số bước có thể được thực hiện đồng thời với nhau.
21
v1.0015108208
1.3.5. THU THẬP DỮ LIỆU
• Nhà nghiên cứu thực hiện thu thập dữ liệu theo kế hoạch đề ra.
• Dữ liệu bao gồm những mệnh đề phản ánh thực tại.
Một phân loại lớn của các mệnh đề quan trọng trong thực tiễn là các đo đạc
hay quan sát về một đại lượng biến đổi.
Các mệnh đề đó có thể bao gồm các số, từ hoặc hình ảnh.
• Nguồn số liệu và dữ liệu có 2 loại:
Sơ cấp;
Thứ cấp.
22
v1.0015108208
1.3.6. NHẬP DỮ LIỆU VÀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
23
Hình thức phân tích dữ liệu còn tùy thuộc vào phương pháp nghiên
cứu được sử dụng.
Có 2 loại dữ liệu nghiên cứu: định tính và định lượng.
Nếu sử dụng máy tính, nhà nghiên cứu cần chú ý sắp xếp dữ liệu
theo cách phù hợp.
v1.0015108208
1.3.7. VIẾT BÁO CÁO TỔNG HỢP
• Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài, dự án (còn viết tắt là báo cáo tổng hợp) là tài liệu
tổng hợp quá trình thực hiện và kết quả đạt được khi đề tài, dự án đến thời hạn kết
thúc để phục vụ đánh giá nghiệm thu và sau khi được chỉnh sửa theo kết luận của
hội đồng đánh giá các cấp được dùng để công nhận kết quả nghiên cứu, thanh lí
hợp đồng và lưu trữ theo quy định.
• Nhà nghiên cứu cần kiểm tra dữ liệu cẩn thận, suy nghĩ về những kết luận có thể
đưa ra và báo cáo kết quả.
Chú ý: Một số bước có thể được thực hiện đồng thời với nhau.
24
v1.0015108208
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
25
Những nội dung chúng ta đã được nghiên cứu trong bài này
bao gồm:
• Khái niệm khoa học và phương pháp nghiên cứu
khoa học;
• Các thuật ngữ thường gặp trong nghiên cứu khoa học;
• Các bước trong quá trình thực hiện nghiên cứu khoa học.