Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học - Bài 2: Quá trình từ lúc hình thành ý tưởng nghiên cứu đến phát triển kế hoạch nghiên cứu - Phan Thế Công

2.2.2. NGUỒN NHẬN DẠNG CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Các vấn đề nghiên cứu có thể được hình thành trong các tình huống sau: • Đọc, thu thập tài liệu  phát hiện ra vấn đề nghiên cứu. • Các hội nghị, báo cáo chuyên đề: bất đồng, tranh cãi  nảy sinh vấn đề nghiên cứu mối quan hệ giữa con người với con người, với tự nhiên  nảy sinh vấn đề nghiên cứu. • Trong đời sống hàng ngày: đọc, nghe, nhìn các phương tiện thông tin đại chúng, sách báo, tạp chí, tivi, radio • Tính tò mò của các nhà nghiên cứu về điều gì đó 2.2.3. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Quy trình • Lựa chọn một chủ đề khái quát. • Tập trung để thu hẹp phạm vi nghiên cứu:  Tổng quan tài liệu;  Thảo luận với các nhà nghiên cứu, những người làm thực tế. • Phân loại/làm rõ và trình bày lại vấn đề dưới dạng vấn đề có thể nghiên cứu:  Vấn đề nghiên cứu có thể được trình bày lại dưới nhiều cách khác nhau.  Hai cách thể hiện cơ bản về vấn đề nghiên cứu là: giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu.

pdf36 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 39 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học - Bài 2: Quá trình từ lúc hình thành ý tưởng nghiên cứu đến phát triển kế hoạch nghiên cứu - Phan Thế Công, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v1.0015108208 1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Giảng viên: TS. Phan Thế Công 1 v1.0015108208 BÀI 2 QUÁ TRÌNH TỪ LÚC HÌNH THÀNH Ý TƯỞNG NGHIÊN CỨU ĐẾN PHÁT TRIỂN KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU 2 Giảng viên: TS. Phan Thế Công v1.0015108208 MỤC TIÊU BÀI HỌC • Phân tích được các mục đích nghiên cứu, các vấn đề nghiên cứu khoa học. • Xác định được các giả thuyết nghiên cứu và hình thành tư duy để có thể xây dựng được các câu hỏi nghiên cứu. • Giải thích và phân tích được các bước và cách thức thiết kế và xây dựng đề cương nghiên cứu. 3 v1.0015108208 CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ Để học tốt bài học này, người học cần có những kiến thức cơ bản của các môn học sau: • Kiến thức của giai đoạn học phổ thông như: lịch sử, văn học, toán học, địa lí... • Kiến thức về xác suất và thống kê toán; • Các kiến thức và kĩ năng cơ bản về tin học văn phòng. 4 v1.0015108208 HƯỚNG DẪN HỌC • Đọc tài liệu là bài giảng, giáo trình và các tài liệu tham khảo trước lúc nghe giảng, trước lúc thực hành. • Nghe và đọc thêm các thông tin mới trên các phương tiện thông tin truyền thông, sách báo, tạp chí chuyên ngành. • Thảo luận với sinh viên và giáo viên trên diễn đàn và thông qua hệ thống H2472. 5 v1.0015108208 CẤU TRÚC NỘI DUNG Mục đích nghiên cứu2.1 Vấn đề nghiên cứu2.2 Xác định giả thuyết nghiên cứu/câu hỏi nghiên cứu2.3 Thiết kế nghiên cứu2.4 Đề cương nghiên cứu2.5 6 v1.0015108208 2.1. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Mô tả (nghiên cứu mô tả). Giải thích (nghiên cứu giải thích).3 mục đích Đánh giá (nghiên cứu đánh giá). 7 v1.0015108208 2.1. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU (tiếp theo) 8 Nghiên cứu mô tả Nghiên cứu giải thích Nghiên cứu đánh giá Mô tả thực tế đối tượng nghiên cứu. Giải thích lí do tại sao. Giải thích tác động của một thay đổi. Ví dụ: Mô tả nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa; Mô tả những yếu tố tác động tới suy thoái kinh tế ở Đông Nam Á; Mô tả hành vi của người tiêu dùng năm 2013. Ví dụ: Tại sao nhiều nhà đầu tư vẫn tiếp tục đầu tư vào thị trường bất động sản khi thị trường này đang đóng băng; Tại sao người dân có xu hướng chuyển sang ở nhà chung cư thay vì ở nhà đất? Ví dụ: Tác động của việc tăng giá điện đối với các doanh nghiệp là gì; Tác động của quảng cáo là gì; Tác động của gói kích cầu của Chính phủ Việt Nam năm 2013 là gì? v1.0015108208 2.2. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.2.1. Quy trình nhận dạng các vấn đề nghiên cứu 2.2.2. Nguồn nhận dạng các vấn đề nghiên cứu 2.2.3. Xác định vấn đề nghiên cứu 2.2.4. Tính khả thi của vấn đề nghiên cứu 9 v1.0015108208 2.2.1. QUY TRÌNH NHẬN DẠNG CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Một vấn đề nghiên cứu là vấn đề tồn tại trong tài liệu, trong lí thuyết hay thực tiễn, dẫn đến sự cần thiết phải thực hiện công trình nghiên cứu. Quan sát hiện tượng Kiến thức, kinh nghiệm Ý tưởng nghiên cứu Vấn đề nghiên cứu Tri thức mới Linh cảm 10 v1.0015108208 2.2.2. NGUỒN NHẬN DẠNG CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Các vấn đề nghiên cứu có thể được hình thành trong các tình huống sau: • Đọc, thu thập tài liệu  phát hiện ra vấn đề nghiên cứu. • Các hội nghị, báo cáo chuyên đề: bất đồng, tranh cãi  nảy sinh vấn đề nghiên cứu mối quan hệ giữa con người với con người, với tự nhiên  nảy sinh vấn đề nghiên cứu. • Trong đời sống hàng ngày: đọc, nghe, nhìn các phương tiện thông tin đại chúng, sách báo, tạp chí, tivi, radio • Tính tò mò của các nhà nghiên cứu về điều gì đó 11 v1.0015108208 2.2.3. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Quy trình • Lựa chọn một chủ đề khái quát. • Tập trung để thu hẹp phạm vi nghiên cứu:  Tổng quan tài liệu;  Thảo luận với các nhà nghiên cứu, những người làm thực tế. • Phân loại/làm rõ và trình bày lại vấn đề dưới dạng vấn đề có thể nghiên cứu:  Vấn đề nghiên cứu có thể được trình bày lại dưới nhiều cách khác nhau.  Hai cách thể hiện cơ bản về vấn đề nghiên cứu là: giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu. 12 v1.0015108208 2.2.3. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU (tiếp theo) 13 Các bước cụ thể Bước 0 Giới thiệu vấn đề quản lí Bước 1 Cần biết điều gì để giúp ra quyết định phù hợp? Bước 2 Những tri thức và thông tin nào chưa biết – không đáng tin? Bước 3 Mình có thể tìm/nghiên cứu tới mức độ nào? Bước 4 Đặt câu hỏi nghiên cứu dưới dạng tri thức mới cần tìm Bước 5 Suy nghĩ và quay lại bước 1 nếu phạm vi còn rộng hoặc quá hẹp. v1.0015108208 2.2.4. TÍNH KHẢ THI CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu: về lí luận, về thực tiễn. Mô hình và phương pháp nghiên cứu. Phụ thuộc vào các yếu tố Nguồn lực để thực hiện nghiên cứu: thời gian, con người, chi phí tài chính Vấn đề y đức. 14 v1.0015108208 2.3. XÁC ĐỊNH GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU/CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 2.3.1. Câu hỏi nghiên cứu 2.3.2. Định dạng câu hỏi nghiên cứu 2.3.3. Yêu cầu của câu hỏi nghiên cứu 2.3.4. Xác định câu hỏi nghiên cứu 2.3.5. Giả thuyết nghiên cứu 2.3.6. Đặc điểm của giả thuyết nghiên cứu 15 v1.0015108208 2.3.1. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU • Là những lời phát biểu nghi vấn hay những câu hỏi mà nhà nghiên cứu cố gắng trả lời. • Ví dụ:  Tăng chi tiêu chính phủ tác động đến việc làm của nền kinh tế như thế nào?  Có cần phải kiểm soát hoạt động của các siêu thị bán lẻ trên địa bàn thành phố?  Làm thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dệt may? 16 v1.0015108208 2.3.2. ĐỊNH DẠNG CÂU HỎI NGHIÊN CỨU • Câu hỏi nghiên cứu hướng tới thông tin và tri thức mới. (Câu hỏi quản lí hướng tới giải quyết vấn đề). • Câu hỏi nghiên cứu hướng vào các biến số và mối quan hệ của chúng. (Câu hỏi quản lí hướng vào quyết định của nhà quản lí). • Câu hỏi nghiên cứu thường được dựa trên cơ sở lí thuyết. (Câu hỏi quản lí dựa vào khung cảnh thực tiễn). • Câu hỏi nghiên cứu có thể có kết quả với mức độ tin tưởng cao dựa vào dữ liệu. (Câu hỏi quản lí chỉ có thể có kết quả dựa vào thực tiễn vận hành). 17 v1.0015108208 2.3.3. YÊU CẦU CỦA CÂU HỎI NGHIÊN CỨU • Đánh đúng vào “khoảng trống” quan trọng trong tri thức chuyên ngành.  Vấn đề có ý nghĩa lí luận và thực tiễn – được nhiều người quan tâm.  Vấn đề chưa ai nghiên cứu.  Vấn đề có thể nghiên cứu/kiểm định. • Câu hỏi nghiên cứu phải cụ thể theo nghĩa có thể trả lời được bằng thông tin, số liệu, bằng chứng. • Câu hỏi nghiên cứu là “viên gạch” đầu tiên quan trọng nhất của nghiên cứu. 18 v1.0015108208 2.3.4. XÁC ĐỊNH CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Hãy dành nhiều thời gian để suy nghĩ cho câu hỏi nghiên cứu của mình. Hãy trao đổi với các nhà nghiên cứu chuyên sâu hoặc nhà quản lí trong lĩnh vực đó về câu hỏi nghiên cứu. Có thể bắt đầu bằng câu hỏi khá rộng, sau đó cụ thể hóa: sâu hơn, sắc hơn, thú vị hơn. 19 v1.0015108208 2.3.5. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU Là những điều tiên đoán mà nhà nghiên cứu đưa ra về mối quan hệ giữa các biến. Là câu trả lời ướm thử hoặc là sự tiên đoán để trả lời cho câu hỏi hay vấn đề nghiên cứu. 20 v1.0015108208 2.3.6. ĐẶC ĐIỂM CỦA GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU Tuân theo một nguyên lí chung và không thay đổi trong suốt quá trình nghiên cứu. Phù hợp với điều kiện thực tế và cơ sở lí thuyết. Đơn giản Có thể được kiểm nghiệm và mang tính khả thi. 21 v1.0015108208 2.4. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU • Quy tắc vàng trong nghiên cứu khoa học: Mục tiêu nghiên cứu sẽ giúp xác định phương pháp nghiên cứu khoa học. • Những phương pháp nghiên cứu khoa học phổ biến: 2.4.1. Chỉ sử dụng thông tin sẵn có 2.4.2. Phỏng vấn sâu/ Phỏng vấn nhóm 2.4.3. Phân tích văn bản 2.4.4. Quan sát 2.4.5. Điều tra dựa trên bảng hỏi 2.4.6. Thử nghiệm 22 v1.0015108208 2.4.1. CHỈ SỬ DỤNG THÔNG TIN SẴN CÓ • Tiến hành nghiên cứu khoa học bằng cách tìm kiếm các nguồn thông tin như bách khoa toàn thư và các sách tham khảo, CD-ROM, báo cáo của chính phủ và số liệu của Tổng cục Thống kê (GSO). Đây là những dữ liệu có sẵn liên quan tới nghiên cứu của nhà nghiên cứu. • Phương pháp này thường được áp dụng trong các nghiên cứu lịch sử. 23 v1.0015108208 2.4.2. PHỎNG VẤN SÂU/PHỎNG VẤN NHÓM • Nếu nghiên cứu chỉ tập trung vào nhóm đối tượng nhỏ (không quá 10 đối tượng) và nhà nghiên cứu cần nhiều thông tin chi tiết, nhà nghiên cứu có thể áp dụng nghiên cứu này. • Phỏng vấn nhóm khác phỏng vấn sâu ở chỗ nhà nghiên cứu tiến hành phỏng vấn cả nhóm (thường không quá 8 đối tượng). • Hai phương pháp này phù hợp với mục đích nghiên cứu giải thích và đánh giá. 24 v1.0015108208 2.4.3. PHÂN TÍCH VĂN BẢN Nhà nghiên cứu có thể phân tích tài liệu sẵn có như báo chí, tài liệu lịch sử, chương trình truyền thanh/truyền hình, sách vở. Phương pháp này phù hợp với nghiên cứu mô tả, giải thích và đánh giá.. 25 v1.0015108208 2.4.4. QUAN SÁT Phương pháp này nhằm mục đích quan sát hành vi của đối tượng. Phương pháp này phù hợp với nghiên cứu mô tả và đánh giá. Nhà nghiên cứu có thể quan sát từ bên ngoài (observation) hoặc cũng là một thành viên trong nhóm đối tượng được nghiên cứu (participant observation). 26 v1.0015108208 2.4.5. ĐIỀU TRA DỰA TRÊN BẢNG HỎI Nếu cần thu thập thông tin từ nhiều đối tượng (trên 40), phương pháp này nên được áp dụng. Có 2 loại: điều tra bảng hỏi do người trả lời tự trả lời và điều tra bảng hỏi do nhà nghiên cứu điền câu trả lời. Phù hợp với nghiên cứu mô tả, giải thích và đánh giá. 27 v1.0015108208 2.4.6. THỬ NGHIỆM Phương pháp này thường được áp dụng khi cần chứng minh hay phủ nhận một giả thuyết. Phù hợp đối với nghiên cứu giải thích và đánh giá. 28 v1.0015108208 2.5. ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU 2.5.1. Giới thiệu nghiên cứu 2.5.2. Nhu cầu thu thập thông tin 2.5.3. Phương pháp nghiên cứu 2.5.4. Tiến độ nghiên cứu 2.5.5. Nguồn lực nghiên cứu 29 v1.0015108208 2.5. ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU (tiếp theo) • Trước khi tiến hành nghiên cứu, nhà nghiên cứu cần xây dựng kế hoạch hay đề cương nghiên cứu để giúp nhà nghiên cứu hình dung được toàn bộ quá trình nghiên cứu bao gồm:  Cần phải làm gì?  Cần thực hiện như thế nào?  Khi nào thực hiện? • Đề cương nghiên cứu (Research Proposal) là một tài liệu khoa học được công bố ở giai đoạn khởi đầu của một nghiên cứu. • Đề cương nghiên cứu cần bao gồm các yếu tố cần thiết để người đọc có thể đánh giá đề xuất nghiên cứu được trình bày. Các yếu tố này nhằm trả lời cho các câu hỏi: Vấn đề nghiên cứu là gì? Kế hoạch nghiên cứu ra sao? Tại sao cần tiến hành như vậy? Làm thế nào để thực hiện kế hoạch đó? 30 v1.0015108208 Phần này gồm có Mô tả ngắn gọn lí do tại sao nhà nghiên cứu chọn vấn đề nghiên cứu đó. Mô tả mục tiêu nghiên cứu/giả thuyết nghiên cứu. Mô tả ngắn gọn phương pháp nghiên cứu giúp nhà nghiên cứu thực hiện được mục tiêu này. 31 2.5.1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU v1.0015108208 • Phần này gồm những thông tin nhà nghiên cứu cần thu thập để trả lời được câu hỏi nghiên cứu. Ví dụ: số liệu thống kê, thông tin cụ thể về một vấn đề, cơ sở lí luận liên quan tới vấn đề. • Mỗi nhu cầu này sẽ giúp nhà nghiên cứu xác định phương pháp nghiên cứu phù hợp. 32 2.5.2. NHU CẦU THU THẬP THÔNG TIN v1.0015108208 Phương pháp thu thập thông tin. Cách thức thu thập thông tin. Nhà nghiên cứu giải thích chi tiết phương pháp nghiên cứu Mẫu nghiên cứu (nếu có). Phương pháp phân tích, đánh giá, so sánh 33 2.5.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU v1.0015108208 • Nhà nghiên cứu cần dự đoán thời gian thực hiện nghiên cứu, trình tự các hoạt động. • Xây dựng biểu đồ về thời gian nghiên cứu, như biểu đồ GANTT Nhiệm vụ/ Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Lập kế hoạch • Xác định vấn đề nghiên cứu • Xây dựng câu hỏi nghiên cứu • Xác định nhu cầu dữ liệu • Xác định nguồn lực • Viết đề cương nghiên cứu Nghiên cứu và viết báo cáo • Nghiên cứu cơ sở lí luận • Tìm hiểu chi tiết về phương pháp nghiên cứu • Xây dựng bảng hỏi hay các công cụ khác • Thử nghiệm • Thu thập dữ liệu sơ cấp • Phân tích dữ liệu • Viết báo cáo bản thảo • Viết báo cáo cuối cùng • Nộp báo cáo 34 2.5.4. TIẾN ĐỘ NGHIÊN CỨU v1.0015108208 2.5.5. NGUỒN LỰC NGHIÊN CỨU Nguồn nhân lực. Nhà nghiên cứu cần xác định Nguồn vật lực (tài chính). 35 v1.0015108208 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI Những nội dung chúng ta đã được nghiên cứu trong bài này bao gồm: • Các mục đích nghiên cứu, các vấn đề nghiên cứu khoa học; • Các giả thuyết nghiên cứu và hình thành tư duy để có thể xây dựng được các câu hỏi nghiên cứu; • Các bước và cách thức thiết kế và xây dựng đề cương nghiên cứu. 36
Tài liệu liên quan