Bài giảng Quá trình nhận thức

I- Nhận thức cảm tính. 1. Khái niệm chung về cảm giác, tri giác 1.1.Định nghĩa về cảm giác, tri giác: a. Cảm giác Cảm giác là một quá trình nhận thức phản ánh một cách riêng lẻ từng thuộc tính của sự vật hiện tượng khi chúng đang tác động trực tiếp vào giác quan của ta.

doc12 trang | Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1425 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Quá trình nhận thức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC I- Nhận thức cảm tính. 1. Khái niệm chung về cảm giác, tri giác 1.1.Định nghĩa về cảm giác, tri giác: a. Cảm giác Cảm giác là một quá trình nhận thức phản ánh một cách riêng lẻ từng thuộc tính của sự vật hiện tượng khi chúng đang tác động trực tiếp vào giác quan của ta. b. Tri giác. Tri giác là một quá trình nhận thức phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính của sự vật hiện tượng khi chúng trực tiếp tác động vào các giác quan của ta 1.2. Những đặc điểm cơ bản của cảm giác và tri giác. a- Đặc điểm cảm giác: + Là một quá trình nhận thức (quá trình tâm lý): + Chỉ phản ánh một cách riêng lẻ từng thuộc tính của svht + Phản ánh hiện thực khách quan một cách trực tiếp + Mang bản chất xã hội: Biểu hiện: Đối tượng phản ánh của cảm giác ở con người không phải chỉ là những svht vốn có trong tự nhiên mà còn bao gồm cả những sản phẩm do lao động của con người tạo ra. Cơ chế sinh lý của cảm giác ở con người không chỉ giới hạn ở hệ thống tín hiệu thứ nhất mà còn cả ở hệ thống tín hiệu thứ hai. Cảm giác của con người phát triển mạnh mẽ và phong phú dưới ảnh hưởng của hoạt động và giáo dục. Cảm giác của con người không chỉ cảm nhận thế giới xung quanh như bản thân nó vốn có mà còn lồng vào đó những tình cảm nguyện vọng của con người. b- Đặc điểm tri giác: + Là một quá trình nhận thức. + Phản ánh sự vật hiện tượng một cách trọn vẹn + Tri giác phản ánh trực tiếp svht đang tác động vào giác quan. 2. Các quy luật cơ bản của cảm giác, tri giác. 2.1 Quy luật cảm giác. a. Quy luật về ngưỡng cảm giác. - Không phải mọi sự kích thích vào giác quan đều gây ra cảm giác. Kích thích quá yếu hay quá mạnh đều không gây ra cảm giác. Vì vậy muốn kích thích gây ra được cảm giác thì kích thích phải đạt tới một giới hạn nhất định . Ngưỡng cảm giác: Giới hạn mà ở đó kích thích gây nên cảm giác - Có hai loại ngưỡng cảm giác: ngưỡng tuyệt đối và ngưỡng sai biệt. *Ngưỡng tuyệt đối: + Ngưỡng cảm giác phía dưới: Là cường độ kích thích tối thiểu đủ để gây ra cảm giác. + Ngưỡng cảm giác phía trên: Là cường độ kích thích tối đa mà ở đó vẫn còn gây ra được cảm giác. Giới hạn giữa ngưỡng dưới và ngưỡng trên là vùng cảm giác được, trong đó có 1 vùng cảm giác tốt nhất. + Ngưỡng sai biệt Là sự chênh lệch tối thiểu về cường độ hoặc tính chất của hai kích thích đủ để ta phân biệt được hai kích thích đó. Ngưỡng sai biệt tỷ lệ nghịch với độ nhạy cảm của cảm giác và chịu ảnh hưởng bởi lứa tuổi, nghề nghiệp, sự rèn luyện... b. Quy luật về sự thích ứng của cảm giác. - Thích ứng là khả năng thay đổi độ nhạy cảm của cảm giác cho phù hợp với sự thay đổi của cường độ kích thích. Sự thích ứng đó diễn ra theo quy luật: khi cường độ kích thích tăng thì giảm độ nhạy cảm, khi cường độ kích thích giảm thì tăng độ nhạy cảm. - Mức độ thích ứng của các loại cảm giác khác nhau. Có loại thích ứng nhanh (cảm giác thị giác), có loại thích ứng chậm (cảm giác vị giác), có loại rất khó thích ứng (cảm giác đau). - Khả năng thích ứng có thể được phát triển do hoạt động nghề nghiệp và do rèn luyện. c. Quy luật về sự tác động lẫn nhau giữa các cảm giác. Các cảm giác không tồn tại độc lập, riêng rẽ mà chúng tác động qua lại với nhau. Sự tác động giữa các cảm giác là sự thay đổi tính nhạy cảm của một cảm giác này dưới ảnh hưởng của một cảm giác kia. - Diễn ra theo quy luật: Sự kích thích yếu lên một giác quan này sẽ làm tăng độ nhạy cảm của giác quan kia, sự kích thích mạnh lên một giác quan này sẽ làm giảm độ nhạy cảm của một giác quan kia. - Sự tác động qua lại giữa các giác có thể diễn ra một cách đồng thời hay nối tiếp, giữa các cảm giác cùng loại hay khác loại. 2.2 Quy luật tri giác a. Tính đối tượng của tri giác. - Quá trình tri giác chỉ xuất hiện khi có sự tác động trực tiếp của các sự vật hiện tượng nhất định vào các giác quan của con người. Điều đó có nghĩa là con người muốn tri giác thì phải có đối tượng để tri giác. - Hình ảnh mà quá trình tri giác đem lại bao giờ cũng thuộc về thế giời khách quan. Hình ảnh đó một mặt bao gồm những thuộc tính vốn có của sự vật mặt khác nó là hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan. b. Tính lựa chọn của tri giác. Trên thực tế trong cùng một lúc có nhiều sự vật hiện tượng tác động đến con người. Muốn tri giác được đối tượng con người phải lựa chọn những tác động thích hợp trong vô số những tác động đang truyền tới vỏ não trong lúc đó.Tri giác là một quá trình lựa chọn tích cực. Thực chất quá trình tri giác một quá trình tách đối tượng ra khỏi bối cảnh xung quanh. - Sự lựa chọn của tri giác không có tính chất ổn định. Vai trò của đối tượng và bối cảnh có thể hoán đổi cho nhau: một vật nào đó lúc này là đối tượng của tri giác, lúc khác lại có thể trở thành bối cảnh và ngược lại. - Tính lựa chọn của tri giác phụ thuộc vào Các yếu tố chủ quan (hứng thú, nhu cầu, tâm thế) của cá nhân Các yếu tố khách quan (đặc điểm của vật kích thích, ngôn ngữ của người khác, đặc điểm của hoàn cảnh tri giác...). - ứng dụng của quy luật: + Khi muốn làm cho đối tượng của tri giác được phản ánh tốt nhất người ta tìm cách làm cho đối tượng phân biệt hẳn với bối cảnh. + Khi cần làm cho sự tri giác đối tượng trở nên khó khăn thì người ta lại tìm cách làm cho đối tượng hoà lẫn vào bối cảnh. c. Tính có ý nghĩa của tri giác. Khi con người tri giác một sự vật hiện tượng, con người không chỉ tạo ra trên não hình ảnh trọn vẹn về sự vật hiện tượng mà còn có khả năng gọi tên hoặc xếp sự vật hiện tượng đang tri giác vào một nhóm đối tượng cùng loại. - Với những sự vật không quen thuộc, chúng ta cũng cố thu nhận trong nó một sự giống nhau nào đó với những đối tượng mà mình đã biết, xếp nó vào một phạm trù nào đó. d. Tính ổn định của tri giác. - Là khả năng phản ánh sự vật hiện tượng một cách không thay đổi khi điều kiện tri giác bị thay đổi. - Tính ổn định của tri giác được hình thành trong hoạt động với đồ vật và là một điều kiện cần thiết của đời sống và hoạt động của con người - Tính ổn định của tri giác phụ thuộc vào nhiều yếu tố. + Do cấu trúc của svht tương đối ổn định. + Do cơ chế tự điều chỉnh đặc biệt của hệ thần kinh + Do vốn kinh nghiệm phong phú của con người về đối tượng e. Tính trọn vẹn của tri giác Khi ta tri giác sự vật hiện tượng, ta nhận thức được đầy đủ các thuộc tính bên ngoài của sự vật hiện tượng. Điều đó giúp ta gọi tên được chúng. Qua quá trình tích luỹ kinh nghiệm sống đến một lúc nào đó, chỉ cần có một vài thuộc tính của sự vật hiện tượng ta cũng có thể nhận ra đối tượng với các thuộc tính trọn vẹn của chúng . Tính trọn vẹn của tri giác do tính trọn vẹn khách quan của bản thân sự vật hiện tượng quy định. g. Tổng giác. Quá trình tri giác không chỉ phụ thuộc vào tính chất, đặc điểm của vật kích thích mà còn phụ thuộc vào bản thân chủ thể tri giác. Trong khi tri giác con người không chỉ phản ánh thế giới bằng những giác quan cụ thể mà còn bằng toàn bộ những đặc điểm nhân cách như nhu cầu, hứng thú, nguyện vọng, sở thích, tình cảm, thái độ, vốn kinh nghiệm và năng lực nhận thức của họ. Sự phụ thuộc của tri giác vào nội dung của đời sống tâm lý con người, vào đặc điểm nhân cách của họ được gọi là hiện tượng tổng giác. h. ảo giác Là những ảo ảnh của tri giác. Đó là hiện tượng hình ảnh của tri giác sai lệch so với thực tế trong những điều kiện, những hoàn cảnh nhất định. ảo giác được ứng dụng trong lĩnh vực: hội hoạ, kiến trúc, trang trí trang phục. II. Trí nhớ 1 Định nghĩa Khi sự vật hiện tượng đang trực tiếp tác động vào ta, ta nhận biết được các dấu hiệu, các thuộc tính bên ngoài của chúng. Khi chúng không còn tác động vào ta nữa, ta lưu giữ biểu tượng về chúng nhờ trí nhớ. Trí nhớ là một quá trình tâm lí phản ánh những kinh nghiệm của cá nhân dưới hình thức biểu tượng, bao gồm sự ghi nhớ, giữ gìn và tái tạo sau đó ở trong óc cái mà con người đã cảm giác, tri giác, rung động, hành động hay suy nghĩ trước đây. Trí nhớ có khả năng làm"sống lại "các hưng phấn đã xảy ra khi kích thích không còn nữa . 2. Các loại trí nhớ Có các loại trí nhớ sau đây: 2.1 Trí nhớ giống loài và trí nhớ cá thể 2.2 Trí nhớ vận động, trí nhớ cảm xúc, trí nhớ hình ảnh, trí nhớ từ ngữ- logic. 2.3 Trí nhứ có chủ định và trí nhớ không chủ định 2.4 Trí nhớ ngắn hạn và trí nhớ dài hạn 2.5 Trí nhớ bằng mắt, bằng tay, bằng tai 3. Các quá trình cơ bản của trí nhớ 3.1. Quá trình ghi nhớ Ghi nhớ là quá trình trí nhớ đưa tài liệu nào đó vào ý thức, gắn những tài liều đò vào với những kiến thức hiện có,làm cơ sở cho quá trình gìn giữ về sau. Đây là giai đoạn đầu tiên của một hoạt động ghi nhớ cụ thể nào đó. Ghi nhớ là quá trình hình thành dấu vết, "ấn tượng" của đối tượng mà ta đang tri giác trên vỏ não, đồng thời cũng là quá trình hình thành mối liên hệ giữa tài liệu cũ và tài liệu mới, cũng như mối liên hệ giữa các bộ phậncủa bản thân tài liệu với nhau. Điều này làm cho trí nhớ khác với tri giác, mặc dầu gghi nhớ khởi đầu đồng thời với quá trình tri giác. Có nhiều loại ghi nhớ: * Ghi nhớ không chủ định và ghi nhớ có chủ định + Ghi nhớ không chủ định là loại ghi nhớ được thực hiện mà không cần phải đặt ra mục đích ghi nhớ từ trước, không đòi hỏi một sự nỗ lực ý chí nào,cá nhân không dùng bất cứ phương pháp nào để giúp cho việc ghi nhớ dễ dàng hơn. VD: Nhìn thấy một người da đen. + Ghi nhớ có chủ định là loại ghi nhớ theo mục đích đã định từ trước đòi hỏi một sự nỗ lực ý chí nhất định, đồng thời có tìm kiếm những biện pháp mang tính kỹ thuật để đạt mục đích ghi nhớ. VD: Ghi nhớ một công thức, ghi nhớ một vấn đề phức tạp..v.v. Ghi nhớ máy móc và ghi nhớ có ý nghĩa Ghi nhớ có chủ định được thực hiện bằng hai phương pháp: máy móc và có ý nghĩa. + Ghi nhớ máy móc là loại ghi nhớ dựa trên sự lặp đi lặp lại tài liệu nhiều lần một cách giản đơn. Ghi nhớ máy móc thường dẫn đến sự lĩnh hội tri thức một cách hình thức và tốn nhiều thời gian. + Ghi nhớ có ý nghĩa là loại ghi nhớ dựa trên sự thông hiểu nội dung của tài liệu, trên sự nhận thức được những mối liên hệ lôgíc giữa các bộ phận của tài liệu. Loại ghi nhớ này gắn liền với quá trình tư duy. 3.2. Quá trình gìn giữ Là quá trình củng cố vững chắc những dấu vết đã hình thành trên vỏ não. Có 2 hình thức gìn giữ: tích cực và tiêu cực. * Gìn giữ tích cực là sự gìn giữ được thực hiện bằng cách nhớ lại (tái hiện) trong óc tài liệu đã ghi nhớ mà không phải tri giác lại tài liệu. * Gìn giữ tiêu cực là sự gìn giữ được dựa trên sự tri giác và tri giác lại nhiều lần tài liệu một cách đơn giản. 3.3. Quá trình tái hiện Sự tái hiện là quá trình trí nhớ làm sống lại nội dung đã ghi. Gồm các mức độ sau: * Nhận lại là hình thức tái hiện một đối tượng nào đó trong điều kiện có sự tri giác lại đối tượng đó. * Nhớ lại là hình thức tái hiện không diễn ra sự tri giác lại đối tượng. Nhớ lại khác với nhận lại ở chỗ: các hình ảnh đã được củng cố trong trí nhớ được làm sống lại mà không cần dựa vào sự tri giác lại những đối tượng đã gây lên hình ảnh đó. Nhớ lại là tiêu chuẩn để đánh giá trí nhớ của con người. Có 2 loại nhớ lại: nhớ lại có chủ định và nhớ lại không chủ định. *Hồi tưởng là hình thức tái hiện phải có sự cố gắng rất nhiều của trí tuệ. Bản thân hồi tưởng là sự nhớ lại nhưng ở những hoàn cảnh, sự việc diễn ra rất lâu rồi nên khi tái hiện thực sự trở thành hành động có trí tuệ 3.4. Sự quên Quên là biểu hiện sự không tái hiện được nội dung tài liệu đã ghi nhớ trước đây vào thời điểm cần thiết. Không phải tất cả dấu vết, ấn tượng nào trong não chúng ta cũng đều được gìn giữ và làm sống lại khi cần thiết, nghĩa là trong trí nhớ của chúng ta có hiện tượng quên. Sự quên có nhiều mức độ: Quên hoàn toàn( Quên không nhớ lại, không nhận lại được), quên cục bộ( không nhớ lại được nhưng nhận lại được hoặc nhớ không chính xác). Sự quên cũng diễn ra theo những quy luật nhất định. - Người ta thường quên những gì không liên quan đến đời sống, hoặc ít liên quan, những cái gì không phù hợp với hứng thú, sử thích, nhu cầu của cá nhân. - Những cái gì không dược sử dụng thường xuyên trong hoạt động hàng ngày của cá nhân thì cũng dễ bị quên. - Người ta cũng hay quên khi gặp những kích thích mới lạ, hay những kích thích mạnh. - Sự quên diễn ra theo một trình tự xác định: Quên cái tiểu tiết, vụn vặt trước; quên cái đại thể, chính yếu sau. - Sự quên diễn ra với tốc độ không đồng đều: ở giai đoạn đầu tốc độ quên khá lớn, về sau tốc độ quên càng giảm dần - Về nguyên tắc, quên là một hiện tượng hợp lý, hữu ích. 4. Rèn luyện trí nhớ (đọc tham khảo) Muốn có trí nhớ tốt, ta cần phải luyện tập để có một phương pháp ghi nhớ, gìn giữ và tái hiện tốt. 4.1. Làm thế nàođể ghi nhớ tốt? - Phải lựa chọn và phối hợp các loại ghi nhớ một cách hợp lý nhất, phù - Phải tập trung chú ý cao khi ghi nhớ, phải có hứng thú sâu sắc, tình cẩm say mê với tài liệu ghi nhớ, ý thức được tầm quan trọng của tài liệu và xác định một tâm thế ghi nhớ lâu dài với tài liệu đó. - Phải biết phối hợp nhiều giác quan để ghi nhớ 4.2. Làm thế nào để gìn giữ (ôn tập) tốt? - Phải ôn tập một cách tích cực, nghĩa là ôn tập bằng cách tái hiện là chủ yếu ( Đi truy về trao). -Phải ôn tập ngay, không để lâu sau khi đã ghi nhớ tài liệu ( Học bài nào xào bài ấy). - Phải ôn xen kẽ, không nên chỉ ôn một môn liên tục trong thời gian dài. - Cần ôn rải rác, không nên ôn tập trung liên tục một thời gian dài. - Ôn tập phải có nghỉ ngơi. - Cần thay đổi các hình thức và phương pháp ôn tập. 4.3. Làm thế nào để tái hiện tốt, hồi cái đã quên? - Phải đánh bạt ý nghĩ sai lầm cho rằng mình đã "quên sạch quên tiệt" chẳng còn nhớ gì cả mà phải tin tưởng rằng mình có thể hồi tưởng được. - Phải kiên trì: lần thứ nhất thất bại thì phải tiếp tục lần thứ hai,lần thứ ba - Khi hồi tưởng sai, thì lần tiếp theo không bao giờ nên xuất phát từ sự trả lời sai lầm của lần trước, mà phải bắt đầu từ cái mới theo một cách mới. - Cần đối chiếu, so sánh với những hồi ức khác có quan hệ trực tiếp với nội dung của kí ức mà ta đang cần nhớ lại. - Cần sử dụng sự kiểm tra của tư duy của trí tuệ. - Có thể sử dụng sự liên tưởng, nhất là liên tưởng nhân quả để hồi tưởng một vấn đề gì đó. III- Nhận thức lý tính 1. Tư duy. 1.1. Định nghĩa tư duy - Tư duy là một quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính chất quy luật của sự vật và hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết. 1.2. Các đặc điểm của tư duy a. Tính có vấn đề của tư duy. - TD chỉ nảy sinh khi gặp một hoàn cảnh tình huống có vấn đề Tình huống có vấn đề là tình huống chứa đựng những vấn đề mới, những mâu thuẫn mà con người chưa biết, chưa giải quyết được. Cá nhân phải có nhu cầu để giải quyết và phải có kiến thức vừa đủ để giải quyết hoàn cảnh có vấn đề b. Tính trừu tượng và khái quát của tư duy - TD có khả năng trừu xuất khỏi svht những thuộc tính, những dấu hiệu không bản chất, chỉ giữ lại những thuộc tính bản chất, chung cho nhiều svht, trên cơ sở đó mà khái quát các sự vật hiện tượng riêng lẻ khác nhau, nhưng có chung những thuộc tính bản chất thành một nhóm, một loại, một phạm trù. - Tính trừu tượng và khái quát của TD cho phép con người không chỉ giải quyết những nhiệm vụ hiện tại mà còn nhìn xa vào tương lai, nghĩa là có thể giải quyết ở trong đầu những nhiệm vụ đề ra cho họ sau này. c. Tính gián tiếp của tư duy Tính gián tiếp của tư duy được biểu hiện: - TD phản ánh gián tiếp hiện thực khách quan thông qua ngôn ngữ. Qua những công cụ do con người sáng tạo ra (đồng hồ, nhiệt kế, biến thế, các loại máy móc điện tử...) Nhờ những công cụ đó con người hiểu được những hiện tượng có trong hiện thực mà không thể tri giác chúng một cách trực tiếp được. d. Tư duy có quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ. - TD và ngôn ngữ là hai hiện tượng tâm lý khác nhau. Chúng tồn tại độc lập nhưng lại thống nhất biện chứng với nhau không tách rời. Mối quan hệ giữa tư duy và ngôn ngữ là mối quan hệ giữa nội dung và hình thức.Tư duy không thể tồn tại bên ngoài ngôn ngữ và ngược lại ngôn ngữ cũng không thể có được nếu không dựa vào TD. Nếu không có ngôn ngữ thì các sản phẩm của TD sẽ không được chủ thể và người khác tiếp nhận cũng như bản thân quá trình TD không thể diễn ra được. Nếu không có TD (với những sản phẩm của nó) thì ngôn ngữ chỉ là những chuỗi âm thanh vô nghĩa không có nội dung, chẳng khác nào những tín hiệu âm thanh trong giới động vật. - Ngôn ngữ và TD không chỉ là điều kiện cần và đủ cho nhau mà nó luôn hỗ trợ lẫn nhau: Ngôn ngữ mà phong phú thì sự biểu đạt TD sẽ mạch lạc, rõ ràng. TD sâu sắc thì ngôn ngữ khúc chiết, dễ biểu đạt. e. Tư duy có quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính. - NTCT là cơ sở của tư duy. TD nảy sinh từ hoạt động cảm tính. NTCT là nguồn cung cấp nguyên liệu cho quá trình TD. - Tư duy ảnh hưởng đến hoạt động nhận thức cảm tính Những kết quả của tư duy có ảnh hưởng đến các quá trình nhận thức. Nó làm cho các quá trình nhận thức (cảm giác, tri giác) có chất lượng phản ánh tốt hơn, sâu sắc hơn. Cụ thể nó ảnh hưởng đến tính có ý nghĩa và tính lựa chọn của tri giác Tóm lại, “khái niệm dù có trừu tượng đến mấy thì nó cũng chứa đựng một hình tượng cảm tính nào đó và không có hiện tượng nào dù cụ thể đến mấy mà không hướng vào tư duy” (Valông- Nhà TLH Pháp). 1.3. Các giai đoạn của tư duy 1.3.1. Giai đoạn xác định vấn đề Đó là giai đoạn con người xác định được nhiệm vụ của tư duy. Thực chất là tìm ra, xác định được những vấn đề, những nhiệm vụ chưa được giải quyết và cần phải giải quyết. ở một bài toán đó là việc tìm ra bài toán yêu cầu gì bắt chúng ta phải tìm cái gì. Hoàn cảnh có vấn đề chứa đựng các mâu thuẫn khác nhau (giữa cái đã biết với cái chưa biết, giữa cái đã có với cái chưa có ...). Con người càng có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực nào đó, càng dễ nhìn ra và nhìn đầy đủ những mâu thuẫn đó, càng dễ dàng xác định những vấn đề đòi hỏi họ giải quyết. 1.3.2. Giai đoạn xuất hiện liên tưởng Là giai đoạn mà chủ thể huy động các tri thức, kinh nghiệm có liên quan đến nhiệm vụ của tư duy. 1.3.3. Sàng lọc liên tưởng và hình thành giả thuyết Đây là giai đoạn gạt bỏ những liên tưởng không cần thiết và chỉ giữ lại những liên tưởng cần thiết trên cơ sở đó hình thành giả thuyết, tức là cách giải quyết có thể có đối với nhiệm vụ của tư duy. 1.3.4. Kiểm tra giả thuyết Sự đa dạng của các giả thuyết không phải là mục đích tự thân, nên phải kiểm tra xem giả thuyết nào tương ứng với các điều kiện và các vấn đề đặt ra. Sẽ có 2 hướng: 1. Nếu giả thuyết đúng, chính xác thì sẽ dẫn đến việc giải quyết vấn đề. 2. Nếu sai thì sẽ bác bỏ giả thuyết, quá trình tư duy lại diễn ra từ đầu. Việc kiểm tra giả thuyết có thể diễn ra trong đầu hay trong hoạt động thực tiễn. Trong quá trình kiểm tra này có thể lại phát hiện ra những nhiệm vụ mới, do đó lại bắt đầu một quá trình tư duy mới. 1.3.5. Giai đoạn giải quyết nhiệm vụ Đây là khâu cuối cùng của quá trình tư duy. Khi giả thuyết đã được kiểm tra và khẳng định thì nó sẽ được thực hiện nghĩa là đi đến câu trả lời cho vấn đề được đặt ra. Quá trình tư duy giải quyết nhiệm vụ thường có nhiều khó khăn, do ba nguyên nhân thường gặp là: Chủ thể không nhận thấy một số dữ kiện của nhiệm vụ. Chủ thể đưa vào bài toán một điều kiện thừa. Tính chất khuôn sáo, cứng nhắc của tư duy. 2. Tưởng tượng 2.1. Định nghĩa Trước kia, khi mà khoa học chưa phát triển, đứng trước các hiện tượng xảy ra trong thế giới tự nhiên và xã hội như sấm chớp, mưa gió, chiến tranh ... người ta cho rằng đó là do thần sấm, thần mưa, thần gió, thần chiến tranh gây nên (ngày nay con người đã giải thích được các hiện tượng trên dưới ánh sáng của khoa học hiện đại). Những hình ảnh các vị thần đó không có trong thực tế, mà là do con người tưởng tượng ra; hay nói cách khác nó là kết quả của quá trình tưởng tượng của con người. Tưởng tượng là một quá trình nhận thức phản ánh những cái chưa có trong kinh nghiệm bằng cách xây dựng nên những biểu tượng mới trên cơ sở những biểu tượng đã có. Tưởng tượng là một quá trình nhận thức phản ánh hiện thực ở dạng đặc biệt- dạng những hình ả
Tài liệu liên quan