1. Vốn theo các nhà kinh tế: vốn là phần chênh lệch giữa thị giá của tài sản có và thị giá của tài sản nợ. Phần chênh lệch này là “Thị giá tài sản ròng” của NHTM. Khái niệm này thực chất vốn được “Hạch toán theo giá thị trường”:
52 trang |
Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1055 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Quản lý vốn (tiếp), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VốnTrang 51Vốn Ngân hàng và rủi ro:3.1.Vốn: Khái niệm về vốn giữa những nhà kinh tế, kế toán và NHTW có sự khác biệt nhất định. Cụ thể:21. Vốn theo các nhà kinh tế: vốn là phần chênh lệch giữa thị giá của tài sản có và thị giá của tài sản nợ. Phần chênh lệch này là “Thị giá tài sản ròng” của NHTM. Khái niệm này thực chất vốn được “Hạch toán theo giá thị trường”:Giá trị thị trường của vốn Ngân hàng(hoặc thị giá tài sản ròng) =Giá trị thị trường của tài sản có -Giá trị thị trường của tài sản nợ 32. Vốn được NHTW định nghĩa trên cơ sở số liệu lịch sử hay “Khái niệm hạch toán theo giá trị sổ sách” còn được gọi là “Vốn cổ phần ghi sổ”:Giá trị sổ sách của vốn NH (hoặc vốn ghi sổ) = Giá trị sổ sách của tài sản có -Giá trị sổ sách của tài sản nợ =Mệnh giá của vốn cổ phần+Thặng dư vốn+Lợi nhuận không chia +Quỹ trích phòng ngừa rủi ro 4- Khái niệm vốn của nhà kinh tế và nhà quản lý có khe hở nhất định: khe hở là chênh lệch giữa thị giá và giá trị ghi sổ.- Nhược điểm khái niệm vốn của NHTW: giá trị ghi sổ:+ Cung cấp thông tin sai lệch cho nhà quản trị NH.+ Làm méo mó khả năng thanh toán thực tế của NHTM. 5- Ưu điểm của khái niệm vốn của các nhà kinh tế: + Thị giá tài sản ròng như là phương tiện phòng ngừa hai loại rủi ro cơ bản là: rủi ro tín dụng và rủi ro lãi suất.+ Phản ánh khả năng tự vệ thực sự của NH.+ Giúp người gửi tiền đánh giá chính xác về trạng thái tài chính của NH.- Nhược điểm của vốn theo giá thị trường: Gây ra sự bất ổn định trong vốn của NHTM lớn và NHTM nhỏ:+ Đối với NHTM lớn: vì cổ phiếu của chúng được mua bán không ngừng trên thị trường mà vốn theo giá thị trường có thể ước tính bằng công thức:Giá trị thị trường hiện tại Số lượng cổ phiếu của mỗi cổ phiếu X hiện hành+ Đối với NHTM nhỏ: cổ phiếu của họ không được mua bán để thiết lập được giá trên thị trường. 63.2.VỐN THEO GIÁ THỊ TRƯỜNG:Bảng 1.1 dưới đây biểu diễn bảng cân đối tài sản dạng đơn giản, trong đó toàn bộ tài sản có và tài sản nợ đều biểu diễn vốn theo giá thị trường.Bảng 1.1: Bảng cân đối tài sản vốn theo giá thị trường:Tài sản có Tài sản nợ Chứng khoán dài hạn $80 Vốn huy động $90 Tín dụng dài hạn $20 Vốn theo giá thị trường $10 Tổng cộng $100Tổng cộng $1007- Từ bảng 1.1 cho thấy chênh lệch giữa thị giá của tài sản có và thị giá của tài sản nợ phản ánh thị giá tài sản ròng (tức vốn theo thị giá thị trường) của NH là $10. Với trạng thái thị giá như trên bảng chứng tỏ NH hoàn toàn có đủ khả năng thanh toán.- Sau đây chúng ta sẽ xem xét ảnh hưởng của rủi ro tín dụng và rủi ro lãi suất lên vốn như thế nào:83.2.1. VỐN THEO THỊ GIÁ THỊ TRƯỜNG VỚI RỦI RO TÍN DỤNG:Trên bảng 1.1, NH có số dư tín dụng dài hạn là 20. Giả sử, do nền kinh tế trong thời kỳ suy thoái, 1 số khách hàng vay nợ không trả được nợ vay đúng hạn. Do đó luồng tiền hoàn trả tín dụng hiện hành và dự tính trong tương lai giảm làm cho thị giá tín dụng giảm thấp hơn 20.- Giả sử tín dụng thực tế chỉ còn 12; nghĩa là thị giá tín dụng giảm từ 20 xuống 12. Bảng 1.2 mô tả trạng thái bảng cân đối tài sản sau khi định giá lại tài sản theo thị giá như sau:9Bảng 1.2: Bảng cân đối theo thị giá sau khi thị giá tín dụng giảm:Tài sản có Tài sản nợ Chứng khoán dài hạn $80 Vốn huy động $90 Tín dụng dài hạn $12 Vốn theo giá thị trường $2 Tổng cộng $92Tổng cộng $9210- Thị giá tín dụng giảm 8 được phản ảnh bên vế nợ bằng sự giảm vốn theo giá thị trường đúng bằng 8.- Chúng ta thấy rằng do thị giá tiền gửi không thay đổi và vẫn là 90, nên những người gửi tiền được bảo vệ 1 cách toàn vẹn. Điều này xảy ra là vì, những người gửi tiền bao giờ cũng được ưu tiên thanh toán trước những cổ đông, nghĩa là những người nắm giữ cổ phiếu là những người đầu tiên chịu thua lỗ từ giảm giá tài sản có.- Như vậy, thị giá tài sản ròng (tức là vốn theo giá thị trường) của NH càng lớn so với quy mô tài sản có, càng bảo vệ tốt người gửi tiền và nhà bảo hiểm tiền gửi. Điều này giải thích tại sao, những nhà quản lý lại coi tỷ lệ vốn trên tổng tài sản có như là thước đo mức độ bộc lộ rủi ro của NH. Với các nhân tố khác không thay đổi, tỷ lệ “Vốn/Tổng tài sản có” càng cao thì NH càng an toàn. 113.2.2. VỐN THEO THỊ GIÁ THỊ TRƯỜNG VỚI RỦI RO LÃI SUẤT:Chúng ta hãy xét trạng thái vốn theo thị giá thị trường của bảng cân đối tài sản như tại bảng 1.1. Sau khi lãi suất tăng, làm giảm thị giá của các chứng khoán đầu tư và tín dụng có kỳ hạn dài và lãi suất cố định, tức làm giảm thị giá tài sản có.Giả sử lãi suất tăng làm cho thị giá chứng khoán đầu tư dài hạn giảm từ 80 xuống 75, và thị giá tín dụng dài hạn giảm từ 20 xuống 17; còn toàn bộ vốn huy động được giả thiết là các công cụ ngắn hạn có lãi suất thả nổi nên thị giá của nó hầu như không thay đổi khi lãi suất tăng; nghĩa là vẫn ở mức 90.- Sau khi lãi suất tăng, bảng cân đối tài sản theo thị giá được biểu diễn như tại bảng 1.3 dưới đây: 12Bảng 1.3: Bảng cân đối theo thị giá sau khi lãi suất tăng:Từ bảng 1.3 thấy rằng, khoản giảm thị giá của tài sản là 8 là được phản ảnh bên tài sản nợ bằng sự giảm thị giá của vốn từ 10 xuống còn 2. - Qua các ví dụ trên cho thấy, khi bảng cân đối tài sản được định giá theo thị trường sẽ cung cấp 1 bức tranh chính xác về giá trị tài sản ròng (tức là vốn theo thị giá thị trường) cũng như khả năng thanh toán cuối cùng của NH.Tài sản có Tài sản nợ Chứng khoán dài hạn $75 Vốn huy động $90 Tín dụng dài hạn $17 Vốn theo giá thị trường $2 Tổng cộng $92Tổng cộng $9213Rủi ro tín dụng và rủi ro lãi suất làm giảm thị giá tài sản có; những cổ đông là những người gánh chịu đầu tiên khoản thua lỗ này (nếu khoản lỗ được khấu trừ vào vốn cổ phần của NH).Những người gửi tiền còn được bảo vệ hoàn toàn chừng nào thị giá tài sản ròng (vốn theo thị giá thị trường) của NH là dương, muốn vậy thì Vốn của NH phải đủ lớn.- Đây là cơ sở để những chuyên gia và những nhà quản lý kiến nghị nên sử dụng khái niệm hạch toán theo thị giá.143.3.VỐN GHI SỔ:- Cho dù nguyên lý thị giá của tài sản có tài sản nợ và tài sản ròng cung cấp cho chúgn ta bức tranh chính xác về khả năng thanh toán của NH, nhứng nguyên tắc hạch toán theo giá trị ghi sổ lại được nhà quản lý sử dụng phổ biến và cơ bản hơn. Bảng 1.4 dưới đây được xây dựng trên cơ sở giống như bảng 1.1, nhưng các giá trị trên bảng là các giá trị ghi sổ (tức giá trị lịch sử) 15Bảng 1.4: Bảng cân đối theo giá trị ghi sổ (tức giá trị sổ sách của Vốn NH):Bảng 1.4 chỉ ra, bên tài sản có bao gồm những chứng khoán dài hạn là 80 và tín dụng là 20. Các số liệu này phản ánh giá trị lịch sử hay giá trị ghi sổ ban đầu của tài sản, nghĩa là phản ánh giá trị tại thời điểm cho vay hay mua trái phiếu và có thể cách đây 1 số năm nhất định.- Tương tự, bên tài sản nợ bao gồm vốn huy động 90 và vốn là 10; các số liệu này cũng phản ảnh gí trị lịch sử hay giá trị ghi sổ ban đầu của tài sản nợ. Như vậy, tài sản ròng ở đây chỉ là giá trị ghi sổ và bằng chênh lệch giữa tài sản có ghi sổ trừ đi tài sản nợ ghi sổ.Tài sản có Tài sản nợ Chứng khoán dài hạn $80Vốn huy động $90 Tín dụng dài hạn $20 Vốn theo giá thị trường $10Tổng cộng $100Tổng cộng $100163.3.1. VỐN GHI SỔ VỚI RỦI RO TÍN DỤNG:- Giả sử trong tổng số dư nợ tín dụng là 20 đơn vị có 1 bộ phận tín dụng gặp khó khăn và không thể hoàn trả đúng hạn như đã trình bày tại bảng 1.2, phương pháp hạch toán theo thị giá (định giá lại) thì ngay lập tức giá trị của tín dụng giảm từ 20 xuống 12 và vốn theo giá thị trường giảm từ 10 xuống 2.- Ngược lại, phương pháp hạch toán giá trị ghi sổ cho phép NH che dấu khoản thua lỗ này trong nội bảng cân đối, nên không phản ảnh được ảnh hưởng của nó lên Vốn. Thực tế cho thấy các NH thường che dấu thua lỗ chừng nào còn có thể.- Trong thực tế kinh doanh NH, cho dù khoản tín dụng được công bố là kém chất lượng nhưng vẫn được duy trì trong nội bảng cân đối bằng giá trị ghi sổ của nó. 17- Giả sử trong ví dụng về phương pháp ghi sổ đang xét, NH buộc phải thừa nhận khoản thua lỗ tín dụng là 3 (trong khi đó phương pháp thị giá là 8). Khoản thua lỗ 3 này được hạch toán tương ứng giảm 3 bên vế nợ từ vốn.Về mặt kỹ thuật, khoản lỗ này được hạch toán vào quỹ dự phòng bù đắp rủi ro tín dụng, là bộ phận cấu thành vốn. Bảng cân đối mới theo phương pháp ghi sổ được trình bày tại bảng sau:Bảng 1.5: Hiệu ứng rủi ro tín dụng lên Vốn ghi sổ:Tài sản có Tài sản nợ Chứng khoán dài hạn $80Vốn huy động $90 Tín dụng dài hạn $17 Vốn theo giá thị trường $7Tổng cộng $97Tổng cộng $97183.3.2. VỐN GHI SỔ VỚI RỦI RO LÃI SUẤT:Trong ví dụ về thị giá như tại bảng 1.3, lãi suất tăng làm giảm thị giá các chứng khoán đầu tư và tín dụng dài hạn là 8, kết quả là thị giá tài sản ròng giảm từ 10 xuống 2.- Trong hệ thống kế toán ghi sổ, tất cả tài sản có và tài sản nợ đều phản ảnh giá trị lịch sử ban đầu của chúng, do đó tăng hay giảm lãi suất không ảnh hưởng đến gía trị ghi sổ cảu tài sản có và tài sản nợ và Vốn ghi sổ. Điều này có nghĩa là nội dung bảng cân đối tài sản không chịu ảnh hưởng của thay đổi lãi suất. 19QUAN LY VON (Tiep)Thu hai, 6/12/2010204. Quản lý vốn chủ sở hữuMục đích quản lý VCSH:Thực chất là xác định quy mô và cấu trúc sao cho phù hợp với yêu cầu kinh doanh, quy định của pháp luật.Nhằm tìm kiếm các biện pháp tăng VCSH 214.1 Quy mô vốn CSH:Quy mô VCSH ở đây được tính theo giá trị ghi sổ:Vốn Chủ Sở Hữu = Vốn cấp 1 + Vốn cấp 2Vốn cấp 1:a. Vốn điều lệ (Vốn đã được ngân sách cấp, vốn cổ phần thường đã đóng góp của cổ đông)b. Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệc. Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụd. Lợi nhuận không chia e. Thặng dư22Các khoản phải trừ khỏi vốn cấp 1a. Khoản lỗ knih doanhb. Các khoản góp vốn mua cổ phần của các tổ chức tín dụng khácc. Các khoản góp vốn cổ phần của các công ty conVốn cấp 2:a. 50% số dư có tài khoản đánh giá lại TSCĐb. 40% số dư có tài khoản đánh giá lại TSTCc. Quỹ dự phòng tài chínhd. Trai phiếu chuyển đổi do TCTD phát hành phải thỏa mãn các điều kiện:+ Có kỳ hạn ban đầu 5 năm + Không được đảm bảo bằng tài sản tài chính của chính TCTD + TCTD không được mua lại trên thị trường thứ cấpe. Các công cụ nợ khác: Phải thỏa mãn các điều kiện như TP chuyển đổi nói trên234.2 Xác định quy mô VCSH nhằm đảm bảo an toàn vốn:Vốn ngân hàng luôn luôn được sự giám sát chặc chẽ, điều chỉnh sát trong nhiều năm qua – Những lo lắng về sự sụp đổ ngân hàng buộc ngân hàng trung ương áp dụng những yêu cầu về vốn tối thiểuMục đích cơ bản của điều chỉnh vốn ngân hàng bao gồm hạn chế rủi ro phá sản của ngân hàng, tạo ra và duy trì niềm tin đối với ngân hàng, hạn chế những tổn thất đối với các tổ chức bảo hiểm. Lưu ý: thị trường không thể đồng thời đạt được cả 3 mục tiêu trên. Vì thị trường không thể đánh giá đúng những ảnh hường đối với sự ổn định của ngân hàng244.2.1 Xác định VCSH trong quan hệ với tiền gửi:Ngân hàng thường huy động những nguồn tiền gửi đặc biệt tiền gửi ngắn hạn (chiếm 70% nguồn vốn huy động)Khi dân chúng mất lòng tin đối với 1 ngân hàng sẽ đẻ ra nguy cơ rút tiền quy mô lớnYêu cầu rút tiền càng cao thì nguy cơ phá sản càng lớnSự sụp đổ của ngân hàng là vấn đề nghiêm trọng thu hút sự chú ý của xã hội làm cho khách hàng nghi ngờ về tình trạng “sức khỏe” của ngân hàng nơi họ gửi tiềnVì vậy, ngân hàng trung ương quy định tỉ lệ: Vốn chủ sỡ hữu Tiền gửiCoi tỉ lệ trên như một tiêu thức xác định an toàn trong thanh toán có liên quan đến quy mô VCSHTheo quy định tỉ lệ trên quy mô ngân hàng phụ thuộc vào VCSH và quy mô VCSH nói lên mức an toàn tiền gửi.Cách xác định này đơn giản, dễ áp dụng và kiểm soát (1/15; 1/20; 1/80)25Nhược điểm của tỉ lệ này: Các vụ phá sản đã chứng minhQuy mô VCSH nhỏ ít liên quan đến các thua lỗ trong kinh doanhNgay các ngân hàng lớn cũng không đủ khả năng thanh toán các khoản tiền gửiKhi cơ quan bảo hiểm tiền gửi đi vào hoạt động người ta ít quan tâm đến VCSH.Tỉ lệ này đã ràng buộc khả năng mở rộng tiền gửi để cho vay vào VCSH264.2.2 Xác định VCSH trong quan hệ với Tổng Tài Sản ( Tỉ lệ vốn đơn giản)Trong dài hạn thị trường có phần quan trọng hơn những quy định của ngân hàng trung ương trong việc quyết định quy mô và loại hình vốn mà ngân hàng nắm giữHiện tượng nhiều chứng khoán không được mua bán nhiều trên thị trường mởMức bù đắp rủi ro mà thị trường yêu cầu đối với chứng khoán chất lượng thấp có đủ lớn để hạn chế việc ngân hàng chấp nhận quá nhiều rủi ro hay không vẫn là một vấn đề không rõ ràngNhững thông tin cốt lõi như trên bị che giấu, chỉ những nhà quản lý ngân hàng mới được biết. Vì vậy ngân hàng trung ương đưa ra tỉ lệ: Vốn chủ sỡ hữu (Hệ số đòn bẩy) Tổng Tài Sản Có27Ưu điểm: Tỉ lệ này tạo điều kiện thuận lợi cho những nhà chức trách (Ngân hàng trung ương) trong việc giám sát và bắt buộc các ngân hàng phải duy trì mức vốn tối thiểu.Giúp ngân hàng TW tránh được những kết luận sai lầm khi tiến hàng so sánh giữa các tổ chức, tình trạng tỉ lệ vốn qua thấp trong toàn ngànhNhược điểm:Tỉ lệ vốn/Tổng TS Có thực sự có liên quan đến khả năng phá sản của ngân hàng hay khôngPhần lớn các nghiên cứu thăm dò tỉ lệ này cho thấy là mối quan hệ không chặc chẽ ( Ví dụ rất nhiều ngân hàng lớn đã phá sản trong trường hợp vốn đã tăng lên gấp 2 lần. Giả sử thị giá giảm đột biến của tín dụng từ 20 xuống còn 8 (xem bảng 1.4 phần trước))Điều này có nghĩa là người gửi tiền, nhà bảo hiểm tiền gửi và nhà quản lý NH đứng trước vỡ nợ NH.Tỉ lệ vốn đơn giản vì mẫu số chỉ là tống TS có ghi sổ nên không phản ảnh được mức độ rủi ro lãi suất đối với các loại tài sản khác nhauCác hoạt động ngoại bảng ( như bảo lãnh) ngày nay càng phát triển mạnh nhưng tỉ lệ đơn giản trên không buộc NH có tỉ lệ vốn nhất định để phòng ngừa rủi ro từ ngoại bảng28Kết luậnNếu như các NH đều duy trì mức tối thiểu tức trạng thái an toàn (Tỉ Lệ Vốn/Tổng TS Có) phụ thuộc rất nhiều vào quy mô ngân hàng Những ngân hàng nhỏ thưởng có tỉ lệ vốn/Tổng TS Có cao hơn những NH lớn. Vậy phải chăng NH nào có mức tư bản hóa cao thì càng an toàn?Dĩ nhiên chúng ta khó có thể quyết định điều gì nếu chúng ta không xem xét đến các yếu tố khác: Báo cáo thu nhập, chất lượng quản lý, điều kiện thị trường, thanh khoản, sự biến động của nguồn tiền gửi,294.2.3 Xác định VCSH trong quan hệ với tài sản có rủi roNhững lo lắng về sự sụp đổ ở các ngân hàng gần đây đã tìm rõ nguyên nhân chính cho những rủi ro đối với hoạt động của ngân hàng từ nội bảng và ngoại bảngCác nhà chức trách của 11 quốc gia ngân hàng hàng đầu đã công bố tiêu chuẩn về vốn – Hiệp định Basle 1. Hiệp định quy định tỉ lệ rủi ro của các tài sản, các khoản mục nợ và điều chỉnh đối với các loại tài sản rủi ro khác nhauHiệp định quy định: Vốn (cấp I + cấp II) ≥ 8% Tổng Tài Sản Có Rủi RoMẫu số Tổng TS Có rủi ro gồm: TS chịu RR nội bảng và Tổng TS chịu RR ngoại bảng304.2.3.1 Những TS Có RR nội bảng 314.2.3.2 Nhược điểm của basle 1Khi xây dựng tỉ lệ an toàn vốn chịu RR, NHTW chỉ tính tới tỉ lệ an toàn vốn của NH đối với RR tín dụng nội và ngoại bảng, mà không đề cập đến RR vỡ nợ của NH bắt nguồn từ rủi ro lãi suất và rủi ro tập trung hóa TS.Về hệ số rủi ro 5 hệ số rủi ro theo (bảng 1.7) là như thế nào? Ví dụ, các khoản tín dụng cho người cư trú có BĐS thế chấp có hệ số rủi ro là 100%, trong khi đó các khoản đầu tư dự án của các công ty tài chính chỉ là 50%. Theo logic, điều này có nghĩa là các khoản tín dụng có độ rủi ro gấp 2 lần cho vay dự án. Trong thực tế thì không hoàn toàn như vậyNhững vấn đề về bảng cân đối: một thực tế rằng những TS khác nhau, có hệ số rủi ro khác nhau, điều này khiến cho các ngân hàng có thiên hướng ưu tiên phân bố tài sản có hệ số rủi ro thấp. Tính chuyên doanh của ngân hàng: do tín dụng thương mại co hệ số rủi ro cao nhất nên đã làm giảm động lực của ngân hàng, cấp những khoản tín dụng vào khu vực này. Kết quả là những khoản tín dụng cấp cho các doanh nghiệp này giảm xuống, do đó ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế nói chung.32Bài tập : Một ngân hàng có tổng tài sản là: 1000 tỷ. Ngân hàng đó muốn tăng trưởng tín dụng là 20%. Vậy VCSH phải có là bao nhiêu để ngân hàng đó đảm bảo đúng quy định của hiệp định Basel 1. Hãy nêu những giải pháp điều chỉnh cơ cấu tài sản để Ngân hàng đó nâng cao được tỉ lệ basel 1?335. Áp lực của Ngân Hàng đối với vấn đề VốnCác NH trên thế giới hiện nay đang chịu áp lực tăng vốn từ các nhà chức trách NH, từ yêu cầu đảm bảo tăng trưởng và giảm rủi ro cho những người gửi tiền Áp lực từ các yếu tố thị trường:+ Từ tình trạng lạm phát, lạm phát làm tăng giá trị TS nhưng cũng làm tăng giá trị của các khoản nợ, kết quả giá trị vốn có chiều hướng giảm sút+ Nền kinh tế ngày càng biến động: Môi trường kinh tế nảy sinh nhũng rủi ro cao hơnNhững giới hạn cho vay: Một khách hàng có ROE cổ phiếu = 0,12Ví dụ trên minh họa sự thay đổi trong cơ cấu VCSH sẽ ảnh hưởng tới chi phí, doanh lợi và ROE. Việc lựa chọn cơ cấu VCSH vì vậy tác động tới hiệu quả VCSH là một trong những nội dung quan trọng trong quản lý VCSH52