Bài giảng Quản trị doanh nghiệp lâm nghiệp

Doanh nghiệp là một đơn vị k inh tế có tư cách pháp nhân, quy tụ các phương tiện về tài chính, vật chất và con người nhằm thực hiện cá c hoạt động sản xuất, cung ứng, tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ, để tối đa hóa lợi nhuận của chủ sở hữu, đồng thời kết hợp một cách hợp lý các mục tiêu kinh tế xã hội

pdf91 trang | Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1318 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Quản trị doanh nghiệp lâm nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN KHOA KINH TẾ =========o0o========= BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP LÂM NGHIỆP ThS. NGUYỄN VĂN ĐẠT Đăk Lăk, năm 2001 2 Chương I TỔNG QUAN VỀ Q UẢN TRỊ DOANH NGHIỆP LÂM NGHIỆP 1.1. DOANH NGHIỆP VÀ CÁC MỤC TIÊU CỦA DOANH NGHIỆP 1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp Doanh nghiệp là một đ ơn vị kinh tế có tư cách pháp nhân, quy tụ các phương tiện về tài chính, vật chất và con người nhằm thực hiện các hoạt động sản xuất, cung ứng, tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ, để tối đa hóa lợi nhuận của chủ sở hữu, đồng thời kết hợp một cách hợp lý các mục tiêu kinh tế xã hội 1.1.2 Các mục tiêu của doanh nghiệp Hiện nay còn tồn tại một số quan điểm khác nhau về mục t iêu của doanh nghiệp, tuy nhiên có thể khẳng định, mọi doanh nghiệp đều có một hệ thống các mục tiêu của mình, trong đó thu lợi nhuận là mục tiêu trung tâm, cơ bản nhất của doanh nghiệp. Trong mỗi g iai đoạn phát t riển khác nhau, các doanh nghiệp có thể xác định thứ tự ưu tiên khác nhau cho từng mục tiêu cụ thể của mình. Nhìn chung, hệ thống mục tiêu tổng quát của các doanh nghiệp có thể như sau: 1.1.2.1 Mục tiêu lợi nhuận Lợi nhuận là phần thu nhập còn lại của doanh nghiệp sau khi đã trang trải các chi phí t rong sản xuất kinh doanh và làm nghĩa vụ thuế với ngân sách Nhà nước. Thu lợi nhuận được co i là mục tiêu trung tâm số một của các doanh nghiệp bởi các lý do sau đây: - Doanh nghiệp là tổ chức chuyên thực hiện các hoạt động kinh doanh nên đương nhiên thu lợi nhuận phải là mục t iêu số một của doanh nghiệp, nếu không thu được lợi nhuận doanh ngh iệp sẽ bị phá sản. - Thu được lợi nhuận là điều kiện để đáp ứng lợi ích của các chủ đầu tư vốn vào doanh nghiệp, tức là doanh nghiệp có thể thu hút vốn để tổ chức và mở rộng quá trình kinh doanh của mình . - Thu được lợi nhuận giúp cho doanh nghiệp có thể đầu tư tái sản xuất mở rộng, nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình. 3 - Thu được lợi nhuận là đ iều kiện để doanh nghiệp nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động. - Thu được lợi nhuận tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng góp của mình vào sự nghiệp phát t riển toàn diện kinh tế xã hội của đất nước. Để nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp t rong quá trình sản xuất kinh doanh có hai con đường cơ bản sau đây: - Tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh hạ giá thành sản phẩm. - Mở rộng quy mô kinh doanh, tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm. Trong các doanh nghiệp, t iết kiệm các khoản chi ph í sản xuất kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm được coi là con đường cơ bản nhất. 1.1.2.2 Mục tiêu phát triển. Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh được coi là h iện tượng lành mạnh và là yếu tố động lực thúc đẩy sự phát t riển của các doah ngh iệp. Trong điều kiện cạnh tranh, các doanh nghiệp lớn, trường vốn thường có nh iều ưu thế hơn trong tổ chức sản xuất kinh doanh và chiếm lĩnh thị trường. Sự phát triển của doanh nghiệp có thể được đánh giá thong qua các chỉ tiêu : - Doanh thu tiêu thụ sản phẩm ngày càng cao. - Lợi nhu ận đạt được ngày càng lớn. - Vốn đầu tư của doanh nghiệp ngày càng nh iều . - Hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày càng được nâng cao . - Máy móc thiết b ị và công nghệ ngày càng hiện đạ i. - Đời sống vật chất, t inh thần của người lao động ngày càng được nâng cao. - Đóng góp của doanh nghiệp cho ngân sách ngày càng lớn. Để có thể tồn tại và đứng vững trong nền kinh tế thị trường, liên tục phát triển là mục t iêu rất quan trọng được đặt ra một cách thường xuyên đối với mọi doanh nghiệp, bởi tương quan giữa các doanh nghiệp là một trạng thái th ường xuyên thay đổi theo thời g ian. Để có thể phát triển ổn định, bền vững, doanh nghiệp cần xây dựng và thực thi một chiến lược kinh doanh khoa họ c, các ch ính sách và biện pháp kinh doanh linh hoạt, h iệu quả. 4 1.1.2.3 Mục tiêu cung ứng Cung cấp những sản phẩm hàng hóa và dịch vụ cho nền kinh tế là một mục tiêu quan trọng, là lý do tồn tại của doanh nghiệp trong nền kinh tế . Trong cơ chế th ị trường, doanh ngh iệp phải tự tìm hiểu thị trường để tổ chức sản xuất và đưa ra thị trường những sản phẩm hàng hóa và dịch vụ nhất định. Nếu hàng hóa và dịch vụ của doanh ngh iệp tiêu thụ được t rên thị t rường có nghĩa là th ị trường đã chấp nhận sự tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra trong một số trường hợp, doanh nghiệp phả i th ực hiện một số hoạt động do Nhà nước ch ỉ đ ịnh. Cung ứng những sản phẩm và dịch vụ cần thiết cho nền kinh tế vừa là mục tiêu vừa là phương t iện để doanh nghiệp đạt được mục t iêu lợi nhuận và các mục tiêu khác của mình . Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp phải tạo cho mình một phân đoạn thị t rường hợp lý và một lượng khách hàng đủ lớn để tồn tại và phát triển . 1.1.2.4 Mục tiêu trách nhiệm xã hội Doanh nghiệp là một cơ sở sản xuất kinh doanh của nền kinh tế, là một tế bào của xã hội, v ì thế phải đặt ra mục t iêu thực hiện các t rách nhiệm xã hội của mình . Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được thể h iện trên các khía cạnh sau đây : - Bảo đảm chất lượng sản phẩm và d ịch vụ đưa ra thị trường, bảo đảm lợi ích chính đáng cho người t iêu dùng. Trước hết , doanh nghiệp cần đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm đã đăng ký, bên cạnh đó cần phấn đấu từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm và chất lượng phục vụ người tiêu dùng . - Bảo vệ và cải thiện các đ iều kiện môi trường sinh thái trong khu vực nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của toàn bộ nền kinh tế. Các doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến việc kiểm soát và loại t rừ các yếu tố có thể gây ô nhiễm trong quá trình sản xuất kinh doanh, từng bước t iến tới chủ động áp dụng các biện pháp thích hợp để cải th iện các điều kiện môi trường s inh thái trên địa bàn hoạt động của mình. - Góp phần t ích cực vào sự ngh iệp phát t riển toàn diện kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng trên từng địa bàn cụ thể. 5 1.2 DOANH NGHIỆP LÂM NGHIỆP (DNLN) 1.2.1 Khái niệm doanh nghiệp lâm nghiệp Doanh nghiệp lâm nghiệp là một loại hình doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực lâm nghiệp với các hoạt động xây dựng rừng, khai thác vận chuyển và chế biến các loại lâm sản, thực hiện các dịch vụ trong lĩnh vực lâm nghiệp, đáp ứng nhu cầu về lâm sản đối với toàn bộ nền kinh tế. Với đặc trưng cơ bản nhất là lấy rừng và tài nguyên rừng làm tư liệu sản xuất chủ yếu. Theo quan niệm phổ biến hiện nay, lâm nghiệp là một lĩnh vực sản xuất đặc biệt, bao gồm các hoạt động xây dựng rừng, kha i thác lợi dụng, chế biến các sản phẩm từ rừng và phát huy các chức năng phòng hộ, chức năng văn xã của rừng. Ngày nay vai trò phòng hộ và văn xã của rừng ngày càng được nhận thức đầy đủ hơn và ngày càng tỏ ra quan trọng hơn khi đánh giá sự đóng góp của các doanh nghiệp lâm nghiệp đối với nền kinh tế. 1.2.2 Phân loại doanh nghiệp lâm nghiệp Doanh ngh iệp lâm nghiệp được phân chia thành nhiều loạ i tùy thuộc vào mục tiêu ngh iên cứu khác nhau. Về cơ bản có thể chia doanh nghiệp lâm nghiệp theo các phương pháp sau đây. 1.2.2.1 Phân loại theo sở hữu vốn trong doanh nghiệp Theo cách chia này, cũng giống khi phân loại các doanh nghiệp thông thường , người ta cũng chia doanh nghiệp lâm nghiệp thành các loại sau đây:  Doanh ngh iệp lâm nghiệp Nhà nước  Doanh ngh iệp lâm nghiệp tư nhân  Doanh ngh iệp lâm nghiệp kiểu công ty 1.2.2.2 Phân loại theo lĩnh vực kinh doanh Căn cứ vào t ính chuyên môn trong sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp lâm nghiệp có thể chia thành các loại sau đây:  Doanh nghiệp xây dựng rừng 6 Bao gồm các doanh nghiệp chỉ thực hiện các hoạt động trong khâu xây dựng rừng như: trồng, chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng nhằm tạo ra nguồn nguyên liệu cho công nghiệp kha i thác và chế biến lâm sản.  Doanh nghiệp khai thác vận chuyển lâm sản Bao gồm các doanh nghiệp chuyên thực hiện các hoạt động khai thác vận chuyển và phân phối lâm sản.  Doanh nghiệp chế biến lâm sản Bao gồm các doanh ngh iệp thực hiện các hoạt động gia công chế biến các loại lâm sản phục vụ cho nhu cầu tiêu dung của xã hội.  Doanh nghiệp cơ khí lâm nghiệp Bao gồm các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngành cơ khí chế tạo, sửa chữa các loạ i máy móc thiết bị, công cụ sản xuất phục vụ cho sản xuất lâm nghiệp.  Doanh nghiệp dịch vụ lâm nghiệp Bao gồm các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động điều tra rừng, thiết kế kỹ thuật, cung cấp vật tư, giống cây rừng, chuyển giao khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực lâm nghiệp.  Doanh nghiệp lâm nghiệp tổng hợp Bao gồm các doanh nghiệp lâm nghiệp thực hiện đồng thời nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh t rong và ngoài lĩnh vực lâm nghiệp. Thông th ường các doanh nghiệp này thực hiện các hoạt động khép kín từ khâu xây dựng rừng đến khai thác, vận chuyển, chế biến lâm sản, tham gia lưu thong phân phối các hàng lâm sản và thực hiện một số hoạt động kinh do anh khác ngoài lĩnh vực lâm nghiệp. Trong giai đoạn hiện nay , các doanh nghiệp lâm nghiệp tổng hợp đang nagyf càng phổ biến hơn và tỏ ra có nhiều ưu thế trong tổ chức sản xuất kinh doanh. Ngoài các cách phân loại t rên, trong thực t iễn, ng ười ta còn phân loại các doanh nghiệp lâm nghiệp theo quy mô (lớn, vừa, nhỏ) theo mục t iêu kinh doanh (doanh ngh iệp kinh doanh đầy đủ hoặc doanh nghiệp công ích) và một số cách phân loại khác. 1.3 ĐẶC ĐIỂM SẢN X UẤT KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP LÂM NGHIỆP 7 Với đặc trưng lấy rừng và tà i nguyên rừng làm tư liệu sản xuất chủ yếu, các doanh nghiệp lâm nghiệp có những đặc riêng biệt của mình. Những đặc điểm này có ảnh hưởng rất lớn đến công tác tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức quản trị của các doanh ngh iệp lâm nghiệp. Đứng trên góc độ quản trị doanh ngh iệp, có thể nêu ra những đặc điểm chủ yếu trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp lâm nghiệp như sau: 1.3.1 Đặc điểm về chu kỳ sản xuất trong doanh nghiệp lâm nghiệp Chu kỳ sản xuất là khoảng thời g ian tính theo lịch kể từ khi đưa đối tượng vào gia công, chế biến đến khi hoàn thành công đoạn sản xuất cuố i cùng sản phaamrr được nhập kho thành phẩm, sẵn sang cung cấp cho thị trường. Hoạt động sản xuất kinh doanh cơ bản nhất trong doanh nghiệp lâm nghiệp là gây trồng, kha i thác và chế biến các loại lâm sản cung cấp cho các nhu cầu của nền kinh tế. Trong toàn bộ các hoạt động này, đối tượng lao động chủ yếu là cây rừng – một thực thể sinh học có thời g ian sinh trưởng phát triển rất dài. Đối với cây rừng , thời gian từ khi b ắt đầu gieo t rồng đến khi được khai thác có thể kéo dài nhiều năm, thong thường là hàng chục năm, cá biệt có thể tới hàng trăm năm. Vì thế, chu kỳ sản xuất trong các doanh nghiệp lâm nghiệp rất dài, đó là đặc đ iểm rất quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ công tác tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức quản t rị của doanh ngh iệp lâm nghiệp. Chu kỳ sản xuất dài làm cho vốn đầu tư trong các doanh nghiệp lâm nghiệp phải nằm rất lâu trong quá trình sản xuất dưới dạng sản phẩm dở dang, v ì thế vòng quay chậm , rất lâu được thu hồ i, dẫn đến hiệu quả kinh tế trong kinh doanh lâm nghiệp thường thấp, độ rủi ro trong kinh doanh thường cao . Đặc điểm này đòi hỏi các do anh nghiệp lâm nghiệp phải hết sức thận t rọng trong khi xác định cơ cấu cây trồng, phải chủ động áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để rút ngắn chu kỳ sản xuất, mở rộng các hoạt động kinh doanh tổng hợp, lấy ngắn nuôi dài để có thể tồn tại và phát t riển trong nền kinh tế thị t rường. Bên cạnh đó Nhà nước cần có những chính sách ưu đãi về đầu tư cho các hoạt động kinh doanh lâm ngh iệp. 1.3.2 Tính đa dạng, phức tạp trong hoạt động của các doanh nghiệp lâm nghiệp 8 Các hoạt động sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp lâm nghiệp nhnf chung rất đa dạng, phức tạp, mang t ính khép kín từ khâu tạo rừng cho tới khâu kha i thác, vận chuyển, chế biến và phân phối lâm sản đến người tiêu dùng . Tính đa dạng t rong sản xuất kinh doanh của doanh ngh iệp lâm nghiệp thể hiện ở chỗ, sản xuất trong doanh nghiệp lâm nghiệp khép kín từ khâu tạo rừng đến khâu chế biến lâm sản. Các hoạt động trong doanh nghiệp lâm nghiệp cơ bản bao gồm các khâu sau đây: - Khâu xây dựng rừng gồm các hoạt động: Điều tra rừng, g ieo ươm cây con, t rồng mới, phục hồi, chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng, sản xuất nông lâm kết hợp - Khâu khai thác vận chuyển bao gồm các hoạt động: khai thác gỗ và các loại lâm sản, vận xuất, vận chuyển lâm sản từ rừng đến các kho bãi hoặc nơi tiêu thụ. - Khâu chế biến lâm sản bao gồm các hoạt động: Gia công chế biến gỗ và các loại lâm sản ngoài gỗ thành các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu thị trường . - Các hoạt động chuẩn bị và phục vụ sản xuất như xây dựng, sửa chữa đường vận xuất vận chuyển, sữa chữa bảo dưỡng máy móc thiết b ị, th ực hiện các dịch vụ vật tư kỹ thuật về lâm nghiệp. 1.3.3 Đặc điểm về địa bàn hoạt động của doanh nghiệp lâm nghiệp Gắn liền với tư liệu sản xuất chủ yếu là rừng và tà i nguyên rừng, các doanh nghiệp lâm nghiệp thường được phân bố ở các vùng núi xã xôi hẻo lánh , đ ịa hình phức tạp, cơ sở hạ tầng kém phát triển. Đặc điểm này đặt các doanh nghiệp lâm ngh iệp trước những khó khăn t rong việc tổ chức sản xuất, như thiếu các điều kiện cơ sở vật chất và dịch vụ xã hội càn thiết cho các hoạt động của mình. Doanh ngh iệp thường phải ch ịu thêm các chi phí để tự xây dựng v à duy trì các công trình cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, tự tổ chức các dịch vụ đời sống vật chất và tinh thần không thể phục vụ cho nhu cầu của mình mà còn phục vụ sự nghiệp phát t riển kinh tế xã hội của địa phương. Đặc điểm này đòi hỏi các doanh nghiệp lâm nghiệp cần có phương án chủ động xây dựng cơ sở hạ tầng và tổ chức các dịch vụ xã hội cần th iết nhằm đáp ứng trực tiếp cho yêu cầu sản xuất kinh doanh cảu mình và góp phần phục vụ nhu cầu dân sinh kinh tế trong khu vực. 1.3.4 Tính mùa vụ của sản xuất trong các doanh nghiệp lâm nghiệp 9 Trong sản xuất lâm nghiệp có nhiều hoạt động mang tính mùa vụ ở các mức dộ khác nhau, làm nảy sinh những yêu cầu nhất định trong quá trình tổ chức sản xuất của các doanh nghiệp . Tính mùa vụ của sản xuất trong các doanh nghiệp lâm nghiệp được quyết định bởi đối tượng lao động chủ yếu là cây rừng, là những thực thể sinh học , hơn nữa sản xuất lâm nghiệp thường diễn ra ở đ iều kiện ngoài trời nên chịu ảnh hưởng rất mạnh của yếu tố thời tiết. Đặc điểm này làm cho công tác tổ chức sản xuất của các doanh nghiệp lâm nghiệp gặp những khó khăn nhất định do t ính đều đặn nhịp nhàng t rong sản xuất rất khó được thực hiện. Tính mùa vụ của sản xuất đòi hỏi doanh nghiệp lâm nghiệp phải xây dựng được phương án tổ chức sản xuất, tổ chức lao động hết sức linh hoạt và khoa học để vừa tận dựng được những điều kiện thuận lợi, tránh được những ảnh hưởng bất lợi của thời tiết trong tổ chức sản xuất, đồng thời phả i chủ động áp dụng các biện pháp tổ chức kỹ thuật thích hợp để hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng của tính mùa vụ đối với sản xuất kinh doanh. 1.3.5 Sản xuất lâm nghiệp mang tính xã hội sấu sắc Địa bàn hoạt động của các doanh nghiệp lâm ngh iệp ở các vùng trung du, miền núi cũng đồng thời là nơi sinh sống của cư dân các địa phương. Nghề rừng cũng là một trong những ngh ề truyền thống lâu đời của các dân tộc miền núi. Mọi hoạt động sản xuất của doanh nghiệp lâm nghiệp đều có ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân địa phương và chịu ảnh h ưởng rất lớn của cộng đồng các dân tộc sinh sống trên cùng địa bàn. Vì vậy có thể thấy các hoạt động sản xuất lâm nghiệp luôn mang tính xã hội sâu sắc. Đặc điểm này đòi hỏi doanh nghiệp lâm nghiệp phả i thu hút được sự tham gia chặt chẽ, đầy đủ của cộng đồng nhân dân địa phương vào quá trình sản xuất kinh doanh của mình, đồng thời cũng phải có trách nhiệm tổ chức sản xuất, góp phần tạo việc làm và thu nhập cho nhân dân địa phương, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển toàn diện kinh tế xã hội trên địa bàn hoạt động của mình. 1.4 CƠ CẤU SẢN XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP 1.4.1 Quá trình sản xuất trong doanh nghiệp Quá trình sản xuất theo nghĩa tổng quát là quá t rình kết hợp các yếu tố nguồn lực để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng các nhu cầu của xã hội. 10 Quá trình này bắt đầu từ khâu chuẩn bị sản xuất, mua sắm vật tư kỹ thuật, tổ chức triển kha i gia công chế biến cho đến khi hoàn thành các sản phẩm và dịch vụ . Quá trình sản xuất t rong doanh nghiệp bao gồm h ai mặt có mối liên hệ mật thiết với nhau, đó là mặt vật chất kỹ thuật và mặt kinh tế xã hội của sản xuất. + Mặt vật chất kỹ thuật của sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa lao dộng với các yếu tố vật chất khác như máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu, đất đai . Để tạo ra của cải vật chất phục vụ cho nhu cầu của xã hội. + Mặt kinh tế xã hội của sản xuất thể hiện các quan hệ g iữa ng ười với người trong quá trình sản xuất như hoạt động phân công, h iệp tác lao động , phân phối kết quả kinh doanh cho các thành phần tham gia vào quá trình sản xuất của doanh nghiệp. 1.4.2 Cơ cấu s ản xuất của doanh nghiệp lâm nghiệp 1.4.2.1 khái niệm và ý nghĩa của cơ cấu sản xuất trong doanh nghiệp Cơ cấu là khái niệm dùng để chỉ cấu trúc bên t rong, bao gồm các yếu tố cấu thành và mối quan hệ cơ bản, tương đối ổn đ ịnh của một đối tượng nào đó trong một thời gian nhất định. Cơ cấu sản xuất của doanh nghiệp là khái n iệm phản ánh bố cục về chất và mối quan hệ về lượng bên t rongg của quá trình sản xuất trong doanh nghiệp. Cơ cấu sản xuất trong doanh nghiệp được tạo lập bởi các bộ phận nội bộ và mối quan hệ giữa chúng để thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc xác định cơ cấu hợp lý có ý nghĩa rất lớn đố i với v iệc tổ chức sản xuất và nâng cao h iệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Tầm quan trọng của cơ cấu sản xuất thể hiện trên các khía cạnh sau đây: - Cơ cấu sản xuất thể h iện sự phân công, bố trí các nguồn lực vật chất kỹ thuật, kinh tế - tài chính, lao động của doanh ngh iệp để thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh . Nếu các việc trên bố trí hợp lý sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tập trung được s ức mạnh cho những hoạt động cần th iết , tạo những bước đột phá th ích hợp trong hoạt động của doanh nghiệp t rong từng thời g ian thích hợp. - Cơ cấu sản xuất th ể h iện mối quan hệ về lượng giữa các yếu tố sản xuất. Nếu mối quan hệ này hợp lý sẽ tạo điều kiện sử dụng tiết kiệm các nguồn lực, đạt h iệu quả cao trong sản xuất kinh doanh. 11 Cơ cấu sản xuất là là cơ sở quan trọng nhất để xây dựng và hoàn th iện bộ máy quản trị doanh nghiệp. Vì thế việc xác lập cơ cấu sản xuất hợp lý sẽ tạo điều kiện cho việc xây dựng bộ máy quản trị tinh g iản có hiệu lực cao trong điều hành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cơ cấu sản xuất của các doanh nghiệp thường bao gồ m các bộ phận sau đây:  Bộ phận sản xuất chính Sản xuất chính là bộ phận thực hiện nhiệm vụ cơ bản của quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Đó là t iến hành việc kha i thác, gia công, chế biến đố i tượng lao động để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ chính của doanh nghiệp.  Bộ phận sản xuất phù trợ Bộ phận sản xuất phù trợ là bộ phận thực hiện nhiệm vụ phục vụ cho sản xuất kinh doanh chính, sản phẩm của nó được sử dụng trực t iếp cho các hoạt động của sản xuất chính nhằm đảm bảo cho sản xuất chính diễn ra liên tục và đều đặn. Ví dụ, trong doanh nghiệp cơ khí chế tạo, bộ phận lò hơi, hay máy phát điện, tạo và sửa chữa mẫu .. . là nh ững bộ phận sản xuất phù trợ.  Bộ phận sản xuất phụ Bộ phận sản xuất phụ là bộ phận được tổ chức để tận dụng các phế liệu, phế phẩm, phụ phẩm của sản xuất chính để tạo ra sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp nhằm nâng cao tỷ lệ sử dụng tài nguyên, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh .  Bộ phận phục vụ s ản xuất Bộ phận phục vụ sản xuất là bộ phận được tổ chức nhằm đảm bảo việc cung ứng , cấp phát, bảo qu
Tài liệu liên quan