1.1. Sự cần thiết của công tác quản trị CTXH
- Nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp làm việc trong các cơ sở xã hội, mỗi
cơ sở xã hội là một tổ chức có cơ cấu tổ chức rõ ràng.
- Người đứng đầu cơ sở xã hội được gọi là nhà quản trị cấp cao (lãnh đạo tổ
chức). Họ là người điều hành các công việc chuyên môn về quản lý tổ chức
và cả chuyên môn về công tác xã hội đảm bảo cho cơ sở hoạt động hiệu quả
và đúng mục đích.
=> Nhà quản trị cơ sở xã hội cần đến kiến thức, kỹ năng và phương pháp quản
trị tổ chức đồng thời họ cũng cần có kiến thức chuyên môn vững chắc và năng
lực thực hành công tác xã hội liên quan đến các chức năng của cơ sở xã hội.
15 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 14 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Quản trị ngành công tác xã hội - Chương 1: Khái quát về quản trị công tác xã hội - Hoàng Thị Kim Oanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
14/03/2021
1
Q u ả n t r ị n g à n h
c ô n g t á c x ã h ộ i
B À I G I Ả N G M Ô N H Ọ C
Thông tin giảng viên
Họ và tên: Hoàng Thị Kim Oanh
Nơi làm việc: BM Quản trị doanh nghiệp, Khoa KT & QTKD
SĐT: 0399.311.335
Email: hoangoanh2308@gmail.com
Mục tiêu môn học
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng về quản trị
áp dụng trong các tổ chức, đặc biệt trong các tổ chức xã hội, các cơ sở
xã hội, các cơ sở cung ứng dịch vụ phục vụ nhân sinh.
Những kỹ năng cốt lõi như kỹ năng ra quyết định, hoạch định, tổ
chức, quản trị nhân lực, lãnh đạo và truyền thông trong quản trị được
đặt trong bối cảnh cơ sở xã hội, phục vụ và cung cấp dịch vụ cho thân
chủ.
Nội dung môn học
Chương 1: Khái quát về quản trị công tác xã hội
Chương 2: Công tác hoạch định trong ngành Công tác xã hội
Chương 3: Ra quyết định của nhà quản trị công tác xã hội
Chương 4: Lãnh đạo
Chương 5: Tổ chức
Chương 6: Công tác nhân sự và đánh giá công việc
Chương 7: Kiểm huấn trong công tác xã hội
Chương 8: Quản lý hồ sơ và báo cáo
14/03/2021
2
Chương 1: Khái quát về quản trị công tác xã hội
1.1. Sự cần thiết của công tác quản trị ở các cơ sở xã hội
1.2. Khái niệm quản trị công tác xã hội
1.3. Các khái niệm liên quan
1.4. Cơ sở khoa học của quản trị công tác xã hội
1.1. Sự cần thiết của công tác quản trị CTXH
- Nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp làm việc trong các cơ sở xã hội, mỗi
cơ sở xã hội là một tổ chức có cơ cấu tổ chức rõ ràng.
- Người đứng đầu cơ sở xã hội được gọi là nhà quản trị cấp cao (lãnh đạo tổ
chức). Họ là người điều hành các công việc chuyên môn về quản lý tổ chức
và cả chuyên môn về công tác xã hội đảm bảo cho cơ sở hoạt động hiệu quả
và đúng mục đích.
=> Nhà quản trị cơ sở xã hội cần đến kiến thức, kỹ năng và phương pháp quản
trị tổ chức đồng thời họ cũng cần có kiến thức chuyên môn vững chắc và năng
lực thực hành công tác xã hội liên quan đến các chức năng của cơ sở xã hội.
Cơ sở xã
hội/nhân viên
công tác xã hội
Thân
chủ/khách
hàng
1. Cung ứng chương trình, dịch vụ
2. Góp ý điều chỉnh chính sách
1. Các chính sách xã hội
2. Các nguồn tài nguyên xã hội
1.2. Khái niệm quản trị công tác xã hội
1.2.1. Khái niệm quản trị
"Quản trị là sự tác động của chủ thể quản trị lên đối tượng quản trị
nhằm đạt được mục tiêu đề ra trong một môi trường luôn luôn biến động"
"Quản trị là phối hợp hiệu quả các hoạt động của người cùng chung
trong tổ chức. Đây là quá trình nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra bằng việc
phối hợp nguồn lực của tổ chức. Quản trị còn là quá trình các nhà quản
trị hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra."
14/03/2021
3
1.1. Khái niệm quản trị công tác xã hội
1.2.1. Khái niệm quản trị công tác xã hội
Theo John C.Kidneigh (1950): "Quản trị công tác xã hội là một tiến
trình chuyển đổi chính sách xã hội thành các dịch vụ xã hội trong một tiến
trình hai chiều:
+ Chuyển đổi chính sách thành các dịch vụ xã hội cụ thể
+ Sử dụng kinh nghiệm để sửa đổi điều chỉnh chính sách"
1.1. Khái niệm quản trị công tác xã hội
1.2.2. Khái niệm quản trị công tác xã hội
Theo Arthur Dunham (1962): "Quản trị như là tiến trình hỗ trợ hoặc
tạo thuận lợi những hoạt động cần thiết và thứ yếu đối với việc cung cấp
trực tiếp dịch vụ của một cơ sở xã hội"
Theo Walter Friedlander (1958): "Quản trị công tác xã hội là một
phương pháp của công tác xã hội dựa vào các nguyên tắc và kỹ thuật khoa
học quản trị nói chung nhưng đề cập đến những công việc đặc thù của
công tác xã hội là nhận diện và giải quyết các vấn đề của con người và
thỏa mãn các nhu cầu của con người".
Vậy, quản trị công tác xã hội được hiểu:
=> Là phương pháp công tác xã hội có liên
quan đến việc cung ứng và phân phối các nguồn
tài nguyên xã hội giúp con người đáp ứng nhu cầu
của họ và phát huy tiềm năng bản thân.
1.2.3. Các đặc điểm của quản trị CTXH
- Quản trị CTXH sử dụng các nguyên tắc, kỹ thuật của quản trị tổng quát;
- Sử dụng triết lý, mục đích và các chức năng của CTXH, các phương pháp chẩn
đoán xã hội, phân tích và tổng hợp các nhu cầu cá nhân, nhóm hay cộng đồng
và sử dụng việc tổng quát hóa nhằm thay đổi và phát triển các mục đích và
chức năng của cơ sở xã hội;
- Trọng tâm chủ yếu là tiến trình giúp đỡ cá nhân, nhóm và cộng đồng;
- Quản trị CTXH là làm việc với con người dựa vào kiến thức và hiểu biết hành vi
con người, các mối quan hệ nhân sự và các tổ chức phục vụ con người
- Các phương pháp CTXH cũng được sử dụng trong tiến trình quản trị và trong
các mối quan hệ với nhân viên.
14/03/2021
4
Quản trị kinh doanh
• Mục tiêu: các hoạt động quản trị
nhằm mục tiêu sử dụng tối ưu các
chi phí và tối đa hóa lợi nhuận thông
qua việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ
cho người tiêu dùng.
• Tiến trình quản trị gồm: hoạch định,
lãnh đạo, tổ chức, kiểm tra toàn bộ
các hoạt động của doanh nghiệp/tổ
chức.
Quản trị công tác xã hội
• Mục tiêu: phục vụ, giải quyết vấn đề
xã hội, giúp đỡ nhóm đối tượng yếu
thế trong xã hội, thường là phi lợi
nhuận.
• Tiến trình quản trị CTXH gồm: hoạch
định, lãnh đạo, tổ chức, kiểm tra kết
hợp với triết lý, mục đích, chức năng
của CTXH, các phương pháp chẩn
đoán xã hội nhằm giúp đỡ cá nhân,
nhóm và cộng đồng.
Phân biệt QTKD và quản trị công tác xã hội
1.2.4. Chức năng của quản trị CTXH
1) Quản trị CTXH là phương tiện giải quyết các nhu cầu xã hội được nhận
diện thông qua các dịch vụ xã hội công hoặc tư;
2) Quản trị CTXH là hành động xã hội để cải tiến hoặc đưa ra các dịch vụ
mới đáp ứng nhu cầu của các nhóm thân chủ cụ thể hay của một cộng
đồng;
3) Phục vụ việc quản trị các cơ sở xã hội theo tiến trình bao gồm: hoạch
định, lãnh đạo, tổ chức, kiểm tra.
1.2.5. Nhà quản trị công tác xã hội
- Nhiệm vụ của nhà quản trị CTXH
- Nguyên tắc hành động của nhà quản trị CTXH
- Yêu cầu đối với nhà quản trị CTXH: kiến thức nghề nghiệp + thái độ
nghề nghiệp + năng lực quản lý và thực hành CTXH
Nhiệm vụ của nhà quản trị CTXH
1) Tổ chức, điều hành các nguồn lực con người và vật chất trong một cơ sở dịch vụ hay tổ
chức xã hội
2) Chuyên môn hoá việc tổ chức, phân phối các nguồn lực, dịch vụ giúp đỡ các nhóm đối
tượng đặc thù tại một cơ sở dịch vụ, nhằm đảm bảo tối ưu các lợi ích cho đối tượng.
3) Phát triển đội ngũ cán bộ, nhân viên trong toàn bộ cơ cấu tổ chức, đồng thời đảm bảo
sắp xếp kế hoạch, vị trí công việc phù hợp với nhân viên.
4) Thực hành tiến trình quản trị theo các bước, thao tác, các kỹ năng nghề nghiệp, các
nhiệm vụ chuyên môn được đảm trách.
5) Tăng cường các mối quan hệ hợp tác, liên kết với các cơ quan, tổ chức và cộng đồng vì
mục tiêu ASXH và phát triển bền vững.
14/03/2021
5
Các nguyên tắc hành động của nhà quản trị CTXH
1) Chấp nhận lẫn nhau
2) Động viên, khích lệ nhân viên
3) Tự chăm sóc bản thân
4) Sự tham gia dân chủ
5) Thực hiện hoạch định rõ ràng, thường xuyên
6) Thực hiện tổ chức hiệu quả
7) Truyền thông, giao tiếp cởi mở
8) Sáng tạo, linh hoạt
Chấp nhận lẫn nhau
Nhà lãnh đạo và nhân viên được khuyến khích và có trách nhiệm lẫn nhau,
đối xử công bằng, phù hợp;
Chấp nhận thân chủ. Nhà quản trị cần tôn trọng, lắng nghe, tạo mọi điều
kiện để thân chủ có thể chia sẻ cởi mở, chân thành về những vấn đề của họ;
Điều này giúp khai thác và sử dụng nguồn lực tiềm năng của nhân viên và
của thân chủ một cách có hiệu quả.
Động viên, khích lệ nhân viên
• Nhà quản trị luôn gần gũi, quan tâm đến những thành quả của nhân viên và công nhận
đầy đủ thành tích của họ.
• Nhà quản trị hiểu được các nhu cầu, mong muốn của nhân viên, động viên họ sử dụng
năng lực bản thân để thực hiện các dịch vụ của cơ sở một cách hài hoà lợi ích chung và
riêng; tìm kiếm được các sáng kiến, đổi mới các hoạt động cơ sở từ nhân viên
• Nhà quản trị còn có trách nhiệm phản hồi trung thực, kịp thời các khó khăn, vướng mắc
từ cơ sở, từ nhân viên, từ các đối tượng phục vụ
Tự chăm sóc bản thân
• Nhà quản trị làm việc chăm chỉ và minh chứng các giá trị lao động của
mình, nhưng cần sử dụng thời gian nghỉ ngơi và làm trẻ hoá thể chất,
tinh thần.
• Nhà quản trị cố gắng kiềm chế nỗi thất vọng cũng như các vấn đề ở
mức thấp nhất để tránh làm nhân viên lo lắng, hoang mang gây ảnh
hưởng chung tới cơ sở.
14/03/2021
6
Sự tham gia dân chủ
• NQT tôn trọng tiến trình nhóm và nhìn nhận sự hợp tác là cách tốt nhất để
giải quyết mọi vấn đề, một quyết định hay nhu cầu hoạch định.
• NQT tiến hành quản lý, giám sát và giao việc cho nhân viên một cách dân
chủ. Nhà quản trị chấp nhận sự khác biệt, nhưng cần ứng xử khéo léo và
cẩn trọng với những sai lầm của nhân viên.
• NQT cần nhạy cảm với những dự định và nhu cầu riêng tư của nhân viên,
tạo điều kiện tốt nhất giúp họ chủ động và thăng tiến trong nghề nghiệp.
• NQT để ý xem xét mọi ý kiến, ý tưởng của nhân viên và đánh giá đúng mức
công lao, cống hiến của họ cho tập thể.
Thực hiện hoạch định rõ ràng, thường xuyên
• NQT giỏi là sử dụng tiến trình hoạch định một cách khoa học và sáng
suốt; biết hướng dẫn nhân viên lập kế hoạch hành động hiệu quả, khả
thi, có tính thực tiễn cao và có thể giám sát được chặt chẽ.
• NQT xác định được mục tiêu hay chương trình hành động cần được
ưu tiên để đưa ra những quyết định chính xác.
• NQT giỏi có năng lực hành động đúng lúc, đúng chỗ để xúc tiến hế
hoạch và đưa ra các quyết định sáng suốt (với nhân viên, với cơ sở
khác và với cộng đồng).
Thực hiện tổ chức hiệu quả
• NQT hình thành một cơ cấu cho phép truyền thông tin hiệu
quả mọi chiều (ngang, dọc), quyền hạn và trách nhiệm rõ ràng
cho nhân viên.
• NQT biết uỷ quyền và không nên quản lý quá nhiều các thành
viên, (quản lý theo nhóm từ 5-6 người là hợp lý).
• NQT sắp đặt các dữ kiện, xem xét cẩn thận các phương án, dự
đoán các kết quả của mỗi phương án và sẵn sàng lựa chọn
phương án tốt nhất để ra quyết định hành động cho cấp dưới.
Truyền thông cởi mở
Trong mỗi cơ sở, tổ chức, việc các thành viên trong đó có sự truyền
thông tốt, cởi mở, thân thiện là rất quan trọng, thúc đẩy công việc
được thực hiện hiệu quả.
• Họ có thể chia sẻ ý kiến, cảm nghĩ và những khó khăn của mình với
nhân viên khác, lãnh đạo và hành động vì sự chân thành và cởi mở
đó
• Truyền thông hai chiều tạo ra một hệ thống vững chắc cho sự phát
triển hiệu quả hệ thống các chính sách, dịch vụ và các thủ tục trong
quản trị.
14/03/2021
7
Sáng tạo, linh hoạt
• NQT phải luôn sáng tạo, là người đi tiên phong và thiết lập các chính
sách, các phương pháp và thủ tục cải thiện dịch vụ của cơ sở và cải thiện
các quan hệ với nhân viên.
• NQT biết chấp nhận cái mới và cả rủi ro để giành lấy những giá trị tích
cực cho nhân viên, cho đối tượng phục vụ trong cơ sở.
• NQT cũng cần có thái độ thực tế, linh hoạt trong công tác; tìm kiếm
những phương pháp, thủ tục mới mẻ nhằm kích thích tính năng động,
sáng tạo và chủ động của cá nhân và tổ chức.
Yêu cầu đối với nhà quản trị CTXH
Kiến thức nghề nghiệp:
• Hiểu biết về mục đích, chính sách, dịch vụ và tài nguyên của cơ sở
• Có kiến thức cơ bản về hành vi con người và môi trường XH
• Có kiến thức toàn diện về tài nguyên cộng đồng
• Am hiểu các phương pháp CTXH được sử dụng trong cơ sở
• Biết về các nguyên tắc, tiến trình và kỹ năng quản trị
• Am hiểu về lý thuyết tổ chức và, các tiến trình và kỹ thuật lượng giá
• Am hiểu về các Hiệp hội nghề nghiệp về CTXH
Yêu cầu đối với nhà quản trị CTXH (tiếp)
Yêu cầu về thái độ nghề nghiệp
• Thân thiện, cởi mở với mọi người, tạo môi trường làm việc tốt nhất cho mỗi nhân
viên
• Sẵn sàng tiếp thu các ý kiến mới, sự việc mới
• Tôn trọng nhân phẩm, giá trị của mỗi nhân viên
• Thực tế và chín chắn
• Đặt lợi ích của cơ quan, tổ chức lên trên nhu cầu cá nhân
Yêu cầu đối với nhà quản trị CTXH (tiếp)
Yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp
Tư cách đạo đức và cách xử sự của nhân viên xã hội
Trách nhiệm đạo đức của nhân viên CTXH với thân chủ
Trách nhiệm của nhân viên CTXH với đồng nghiệp
Trách nhiệm của nhân viên CTXH đối với cơ quan tổ chức đang công tác
Trách nhiệm của nhân viên CTXH đối với nghề nghiệp CTXH
Trác h nhiệm của nhân viên CTXH đối với xã hội
14/03/2021
8
Yêu cầu đối với nhà quản trị CTXH (tiếp)
Yêu cầu về năng lực quản lý và thực hành CTXH
• Đánh giá, xây dựng kế hoạch, lựa chọn phương án
• Ra quyết định kịp thời, chính xác
• Xếp đặt các thứ tựu ưu tiên
• Xử lý đồng thời nhiều vai trò và nhiệm vụ
• Vận dụng tốt về hiểu biết chức năng của hệ thống hành chính, lý thuyết
về tổ chức
Yêu cầu về năng lực quản lý và thực hành CTXH... (tiếp)
• Vận hành tốt cơ sở, tận dụng tài năng của từng cá nhân và nhóm, loại bỏ
những hạn chế của nhân viên.
• Sử dụng quyền và uỷ quyền một cách hữu ích
• Giao tiếp có hiệu quả với mọi người
• Hành động kiên quyết
1.3. Các khái niệm liên quan
Quản trị xã hội chú trọng và các chính sách, hoạch định và quản trị
hàng hóa và dịch vụ có liên quan tới các thiết chế chính trị, xã hội và kinh tế
và liên quan đến các quyết định phân bổ tài nguyên quốc gia đối với những
nhu cầu an sinh xã hội. Nói chung quản trị xã hội nói tới quản trị trong các
lĩnh vực sức khỏe, giáo dục và những lĩnh vực phát triển xã hội khác (theo
Hanlan, 1978).
1.3. Các khái niệm liên quan (TIẾP)
Quản trị an sinh xã hội: đề cập cụ thể tới các tiến trình quản trị
trong một cơ sở an sinh xã hội, sự hình thành các chính sách và kế hoạch
của cơ sở và việc thực hiện bằng các chương trình và dịch vụ cho từng
nhóm thân chủ cụ thể.
14/03/2021
9
Hệ thống
các cơ sở
xã hội ở
VN
Do Nhà nước quản lý
Do các đoàn thể xã hội quản lý
Các cơ sở XH của tôn giáo
Do tổ chức phi chính phủ trong
nước và ngoài nước thành lập và
quản lý
Cơ sở xã hội do tư nhân thành lập
1.4. Cơ sở khoa học của quản trị công tác xã hội
Nền tảng khoa học của quản trị công tác xã hội dựa vào khoa học
về quản trị (quản trị học) tuy nhiên nhấn mạnh vào đặc điểm và bối cảnh
áp dụng của ngành Công tác xã hội.
Quản trị công tác xã hội thực chất là việc vận dụng các lý thuyết, tiến
trình, chức năng quản trị để biến các chính sách xã hội thành những
hoạt động, những dịch vụ xã hội để phục vụ thân chủ của ngành.
1.4.1. Các chức năng cơ bản của quản trị
1) Hoạch định
2) Tổ chức
3) Chỉ huy, phối hợp
4) Kiểm soát
1.4.2. Các cấp quản trị
Các công việc quản trị trong một tổ chức bất kỳ không chỉ mang tính
chất chuyên môn hóa cao mà còn mang tính thứ bậc rõ rệt.
Quản trị viên
cao cấp
Quản trị viên
cấp trung
Quản trị viên
cấp cơ sở
14/03/2021
10
1.4.3. Lịch sử hình thành và phát triển của các lý
thuyết quản trị
Lý thuyết quản trị là một hệ thống các ý tưởng, quan niệm đúc kết và
giải thích về các hoạt động quản trị được thực hành trong thế giới thực tại
Lý thuyết quản trị cũng dựa vào thực tế và nghiên cứu có hệ thống
qua các thời đại, chịu ảnh hưởng của các yếu tố lịch sử và kinh tế - xã hội
của xã hội loài người.
Các lý thuyết về quản trị
• Lý thuyết quản trị cổ điển: Lý thuyết quản trị khoa học, Lý thuyết quản trị
hành chính
• Lý thuyết tâm lý xã hội
• Lý thuyết định lượng về quản trị
• Lý thuyết quản trị hiện đại: lý thuyết quản trị theo quá trình, lý thuyết quản
trị theo tình huống
Bài tập thảo luận
Mỗi nhóm tìm hiểu về các lý thuyết quản trị và trình bày trước lớp về
các nội dung sau:
- Nội dung lý thuyết quản trị
- Những ưu điểm, nhược điểm của từng lý thuyết quản trị
Lý thuyết quản trị khoa học
- Người khởi xướng: F. W. TAYLOR (1856-1915).
- Các nhà nghiên cứu khác: Charles Babbge, Frank và Lillian Gilbreth, Henrry Gantt...
- Các nguyên tắc
1) Chia nhỏ quá trình SX thành các bước công việc, thao tác, động tác hợp lý nhất để thực
hiện công việc.
2) Xác định nhiệm vụ, định mức cụ thể và tiến hành huấn luyện cho công nhân
3) Bố trí người công nhân thực hiện một công việc và giải phóng công nhân khỏi chức năng
quản lý
4) Sử dụng triệt để thời gian làm việc
5) Chế độ lương thưởng (dựa theo sản lượng) nhằm khuyến khích công nhân làm việc tốt
14/03/2021
11
41
Ưu điểm
Quá trình SX được phân chia một cách khoa
học, hợp lý.
Coi trọng đào tạo, huấn luyện nhân viên.
Hệ thống định mức lao động hoàn thiện, tiên
tiến.
Hệ thống lương, thưởng tương xứng công
sức người lao động
Kỷ luật lao động nghiêm ngặt
=> NSLĐ tăng nhanh, khối lượng sản phẩm làm
ra tăng nhanh, LN tăng nhanh chóng.
Nhược điểm
Coi người lao động như công cụ lao động khác
trong quá trình SX
Người lao động không được tham gia vào quá
trình quản lý, đánh giá cán bộ trực tiếp quản lý
mình.
=> người công nhân bị vắt kiệt sức, các nhu cầu cá
nhân không được quan tâm; niềm tin, mối quan
hệ lao động không tốt, dễ xảy ra chống đối, trốn
tránh, biểu tình.
42
LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ KHOA HỌC
Lý thuyết quản trị hành chính (quản trị kiểu bàn giấy)
- Đại diện: Max Weber, Henry Fayol
- Nội dung:
1) Phân công lao động với thẩm quyền và trách nhiệm được quy định rõ và được hợp
pháp hóa như nhiệm vụ chính thức;
2) Các chức vụ được thiết lập theo hệ thống chỉ huy, mỗi chức vụ nằm dưới một chức vụ
khác cao hơn;
3) Nhân sự được tuyển dụng và thăng cấp theo khả năng qua thi cử, huấn luyện, kinh
nhiệm
4) Các hành vi hành chính và các quyết định phải được lập thành văn bản
5) Các nhà quản trị phải tuân thủ điều lệ và thủ tục. Luật lệ phải công bằng và được áp
dụng thống nhất cho mọi người.
Ưu điểm
• Các hình thức tổ chức, các
nguyên tắc tổ chức, quyền lực và
sự ủy quyền...đem lại trật tự,
năng suất lao động cao cho tổ
chức.
Nhược điểm
• Tổ chức được thiết lập trong một
tổ chức ổn định, ít thay đổi, quan
điểm quản trị khá cứng rắn, ít chú
ý đến con người và xã hội nên dễ
dẫn tới việc xa rời thực tế.
Lý thuyết quản trị hành chính (quản trị kiểu bàn giấy)
14/03/2021
12
Lý thuyết quản trị dựa trên MQH con người/tâm lý xã hội
(1930)
Đại diện: Elton Mayor, Marry Parker Follet,.
45
Điều kiện vệ sinh lao động
Điều kiện môi trường làm việc
Tình cảm
Mức độ nhiệt tình
Năng suất lao động
Sự thỏa mãn nhu cầu tâm lý của con người có ảnh hưởng lớn đến năng suất và thành quả lao
động của con người. Người lao động sẽ làm việc tốt hơn, năng suất cao hơn, phát huy sáng
kiến nếu được đối xử như người trưởng thành, được chủ động trong công việc.
46
47
Lý thuyết quản trị dựa trên MQH con người/tâm lý xã hội (1930)
Chia sẻ quyền lực cho cấp dưới, tạo niềm tin trong nhóm làm
việc, tạo cơ hội chủ động, sáng tạo cho cấp dưới.
Khuyến khích sự tham gia của cấp dưới vào tổ chức SX, công
việc chung
Mối quan hệ cấp trên – cấp dưới chủ yếu dựa trên niềm tin và
sự chia sẻ trách nhiệm.
48
Nguyên tắc
14/03/2021
13
Xây dựng mối quan hệ LĐ tập thể, đoàn
kết, gắn bó giữa những người lao động và
với người quản lý.
Khuyến khích trao đổi thông tin
49
Nguyên tắc.
1. Sự chia sẻ quyền lực nhiều hơn
2. Khuyến khích tính sáng tạo, chủ động của người lao
động
3. Quan tâm nhiều hơn đến người lao động trên khía cạnh
tâm lý
4. Không khí làm việc thoải mái hơn, môi trường làm việc
được cải thiện
50
Ưu điểm của lý thuyết quản trị tâm lý xã hội
Nhược điểm của lý thuyết quản trị tâm lý xã hội
1. Năng suất lao động và sự thỏa mãn trong công việc chỉ đạt
được rất hạn chế.
2. Kỷ luật lao động lỏng lẻo, không khí làm việc vui vẻ có ảnh
hưởng ít hoặc không đáng kể đến việc nâng cao năng suất lao
động.
3. Hệ thống định mức, tiêu chuẩn tính công ít được chú trọng
4. Quy chế và quy trình làm việc không được hoàn thiện dẫn đến
việc có thể không đạt được các mục tiêu đã đề ra
51
Lý thuyết định lượng về quản trị (1950)
- Đại diện: Robert McNamara, Charles Tex Thornton.
- Nội dung chính:
1) Áp dụng mô hình toán và công việc quản trị:
2) Nhấn mạnh phương pháp khoa học trong giải quyết các vấn đề quản trị. Áp dụng
phương pháp hệ thống để giải quyết vấn đề;
3) Định lượng các yếu tố có liên quan và áp dụng các phép tính toán học và xác suất
thống kê;
4) Chú ý đến các yếu tố kinh tế - kỹ thuật trong quản trị hơn là các yếu tố tâm lý xã hội
5) Sử dụng máy tính điện tử làm công cụ quản lý
6) Tìm kiếm các quyết định tối ưu trong hệ thống khép kín.
14/03/2021
14
Lý thuyết định lượng về quản trị (1950)
• Ưu điểm: Đóng góp giá trị lớn trong việc n