Bài giảng Tài chính công - Chương 13 Đánh thuế hiệu quả và công bằng

CHƯƠNG 13 ĐÁNH THUẾ HIỆU QUẢ VÀ CÔNG BẰNG  Mục tiêu của chương này là nghiên cứu thiết lập tập hợp các tiêu chuẩn có thể dùng để đánh giá các hệ thống thuế trong thực tế. Trước tiên, chúng ta xét tính hiệu quả và các cân nhắc phân phối thuế phù hợp trong khuôn khổ kinh tế học phúc lợi truyền thống  Sau đó ta chuyển sang các tiêu chuẩn khác không hoàn toàn ở trong phạm vi kinh tế học phúc lợi nhưng dù vậy vẫn có ý nghĩa quan trọng và sức lôi cuốn đáng kể  Để thực hiện mục tiêu trên các nội dung được đề cập trong chương này bao gồm:  1- THUẾ HÀNG HOÁ TỐI ƯU  2- CÁC TIÊU CHUẨN KHÁC THIẾT KẾ THUẾ  3- CÂU HỎI THẢO LUẬN VÀ BÀI TẬP

pdf38 trang | Chia sẻ: thanhtuan.68 | Lượt xem: 1866 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tài chính công - Chương 13 Đánh thuế hiệu quả và công bằng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 13 ĐÁNH THUẾ HIỆU QUẢ VÀ CÔNG BẰNG  Mục tiêu của chương này là nghiên cứu thiết lập tập hợp các tiêu chuẩn có thể dùng để đánh giá các hệ thống thuế trong thực tế. Trước tiên, chúng ta xét tính hiệu quả và các cân nhắc phân phối thuế phù hợp trong khuôn khổ kinh tế học phúc lợi truyền thống  Sau đó ta chuyển sang các tiêu chuẩn khác không hoàn toàn ở trong phạm vi kinh tế học phúc lợi nhưng dù vậy vẫn có ý nghĩa quan trọng và sức lôi cuốn đáng kể  Để thực hiện mục tiêu trên các nội dung được đề cập trong chương này bao gồm:  1- THUẾ HÀNG HOÁ TỐI ƯU  2- CÁC TIÊU CHUẨN KHÁC THIẾT KẾ THUẾ  3- CÂU HỎI THẢO LUẬN VÀ BÀI TẬP 13.1 THUẾ HÀNG HOÁ TỐI ƯU  Giả sử chính quyền địa phương cần bạn tư vấn thiết kế một hệ thống thuế. Vậy các loại hàng hoá khác nhau sẽ được đánh thuế với thuế suất nào?  Mục tiêu của lý thuyết thuế hàng hoá tối ưu là cung cấp một khuôn khổ lý thuyết để trả lời cho câu hỏi trên. Tất nhiên, điều đầu tiên chúng ta cần biết là mục tiêu mà chính quyền tìm kiếm là gì?  Thoạt đầu chúng ta giả sử mục tiêu duy nhất của chính phủ chỉ là tài trợ cho các khoản chi tiêu mà sẽ tối thiểu hoá gánh nặng tăng thêm và không sử dụng đến thuế tổng. Sau đó, chúng ta sẽ quay lại với những vấn đề nảy sinh trong các chủ đề phân phối và hiệu quả 13.1 THUẾ HÀNG HOÁ TỐI ƯU(tt)  Để bắt đầu, ta xét trường hợp công dân Stella chỉ tiêu thụ hai loại hàng hoá X và Y cùng với nghỉ ngơi giải trí l. Giá của X là PX, giá của Y là PY và mức lương (thể hiện giá của thời gian nghỉ ngơi) là w  Số giờ tối đa Stella có thể làm việc trong một năm là còn gọi là thời gian cung ứng hay quỹ thời gian (time endowment) được cố định tại T ngang (chúng ta cho rằng là tất cả thời gian ngoài giờ ngủ)  Từ đó số giờ làm việc là( - l). Thu nhập là tích số của mức lương nhân với số giờ làm việc w( - l). Giả sử Stella chi tiêu toàn bộ thu nhập của mình vào hai loại hàng hoá X và Y (không có tiết kiệm), giới hạn ngân sách của cô ta là: T T T T 13.1 THUẾ HÀNG HOÁ TỐI ƯU(tt)  w( - l) = PXX + PYY (13.1)  Vế bên trái biểu thức là tổng thu nhập, vế phải cho thấy số thu nhập được chi tiêu như thế nào.  Biểu thức (13.1) có thể viết lại như sau:  w = PXX + PYY + wl (13.2)  Vế trái của biểu thức (13.2) là giá trị của quỹ thời gian. Nó cho thấy số thu nhập Stella có thể kiếm được nếu cô ta làm việc mỗi giờ lúc tỉnh giấc T T 13.1 THUẾ HÀNG HOÁ TỐI ƯU(tt)  Giả sử ta có thuế đánh lên cả X, Y và thời gian nghỉ ngơi giải trí l với cùng mức tỷ lệ thuế t. Thuế đã tăng giá thực của X lên (1+t)PX, của Y lên (1+t)PY, và của l lên (1+t)w. Vì vậy giới hạn ngân sách sau thuế của Stella sẽ như sau:  W =(1+t) PXX + (1+t)PYY +(1+t) wl (13.3)  Chia (13.3) cho (1+t) ta có: W = PXX + PYY + wl (13.4) T t1 1 T 13.1 THUẾ HÀNG HOÁ TỐI ƯU(tt)  So sánh 13.3 và 13.4 ta thấy: thuế trên hàng hoá (kể cả nghỉ ngơi giải trí) với cùng tỷ lệ t là tương đương với sự giảm giá trị của thời gian cung ứng từ w xuống thành [1/(1+t)] w  Tuy nhiên, do w và là cố định, tích số w cũng cố định; đối với mọi giá trị của mức lương, người ta không thể thay đổi giá trị thời gian cung ứng của Stella. Do vậy, thuế tỷ lệ đối với thời gian cung ứng chính là thuế tổng T T T T 13.1 THUẾ HÀNG HOÁ TỐI ƯU(tt)  Điều này thoạt nghe thì rất tốt nhưng vẫn có vấn đề: áp thuế lên thời gian nghỉ ngơi là điều không thể làm được. Các công cụ đánh thuế có thể sử dụng chỉ là đánh thuế lên hàng hoá X và Y. Do vậy, gánh nặng tăng thêm là không thể tránh được  Mục tiêu của đánh thuế hàng hoá tối ưu là chọn thuế suất trên X và Y sao cho gánh nặng tăng thêm của việc làm tăng số thu thuế theo yêu cầu là càng thấp càng tốt  Điều đó tương tự như một giải pháp cho vấn đề này là đánh thuế trên X và Y với cùng một thuế suất hay còn gọi là đánh thuế trung lập. Các thảo luận từ chương này sẽ cho thấy rằng về tổng thể, đánh thuế trung lập là không hiệu quả 13.1.1 Quy Tắc Ramsey  Để làm tăng số thu nhập với gánh nặng tăng thêm thấp nhất, có thể đặt thuế suất cho X và cho Y như thế nào?  Để tối thiểu hoá toàn bộ gánh nặng tăng thêm thì gánh nặng tăng thêm biên tế của mỗi đô la cuối cùng của thu nhập thuế được tăng thêm từ mỗi loại hàng hoá phải như nhau. Nói cách khác, có thể giảm toàn bộ gánh nặng tăng thêm bằng cách tăng thuế suất lên hàng hoá có gánh nặng tăng thêm biên tế bé hơn và ngược lại. 13.1.1 Quy Tắc Ramsey(tt)  Để tìm hiểu hệ quả của ví dụ phân tích biên tế điển hình này, ta giả sử (đơn giản hoá) rằng đối với người tiêu dùng, thì X và Y là hai loại hàng hoá không liên quan với nhau – chúng không phải là hai loại hàng hoá thay thế cho nhau và cũng không bù đắp cho nhau  Do vậy, thay đổi về giá của mỗi loại hàng sẽ tác động lên lượng cầu của chính nó mà không tác động lên lượng cầu của các loại hàng khác. Đồ thị 13.1 thể hiện đường cầu đền bù của Stella đối với X là Dx. Giả sử rằng Stella có thể mua tất cả X với giá P0, do đó đường cung của X là nằm ngang Hình 13.1: Gánh nặng tăng thêm biên tế h DX P0 ae X2 g Po+(ux+1) X1 Gánh nặng tăng thêm biên tế Giá-Px j i c b x X X0 Po+ux f K Hàng hóa X 13.1.1 Quy Tắc Ramsey(tt)  Giả sử thuế đơn vị ux áp lên X làm giảm lượng cầu từ X0 thành X1, là X trên đồ thị. Như đã chứng minh trong chương trước, gánh nặng tăng thêm của thuế là diện tích tam giác abc. Bây giờ giả sử chúng ta tăng thuế lên 1, do đó thuế trở thành (ux+1)  Tổng giá là P0+(ux+1); lượng cầu giảm đi bằng x thành X2 và gánh nặng tăng thêm liên quan là tam giác fec. Gánh nặng tăng thêm biên tế là hiệu của hai tam giác là hình thang feab  Diện tích hình thang là một phần hai chiều cao (x) nhân với tổng các đáy [ ux+ (ux+1)]. Vậy, gánh nặng tăng thêm biên tế chính là ½ x [ ux+ (ux+1)]. 13.1.1 Quy Tắc Ramsey(tt)  Với một ít kiến thức đại số, ta đơn giản biểu thức trên để nhận được gánh nặng tăng thêm biên tế là gần bằng X. hay:  X = gánh nặng tăng thêm biên tế (13.5)  Nhắc lại rằng việc tối thiểu hoá gánh nặng tăng thêm đòi hỏi phải có thông tin về gánh nặng tăng thêm biên tế trên đồng đô la cuối cùng của số thu thuế huy động được  Chúng ta đã tính gánh nặng tăng thêm biên tế được tạo ra bởi thuế tăng lên, bây giờ chúng ta phải tính sự tăng số thu thuế liên quan. Theo định nghĩa, thương số này là gánh nặng tăng thêm biên tế trên mỗi đồng tăng thêm của số thu nhập từ thuế 13.1.1 Quy Tắc Ramsey(tt)  Để tính sự thay đổi số thu thuế liên quan tới việc tăng thuế suất từ ux thành (ux+1), chú ý là khi thuế suất là ux, số thu thuế là uxX1 (thuế trên mỗi đơn vị nhân với số lượng bán được)  Trong hình 13.1, đó là hình chữ nhật hbaj. Tương tự, khi thuế suất là (ux+1), số thu thuế là gfej. So sánh hai hình chữ nhật trên ta thấy rằng khi thuế tăng lên, chính phủ nhận được diện tích gfih nhưng mất đi ibae. Do đó thay đổi số thu thuế là gfih–ibae nghĩa là:  X2(ux+1) - X1ux.  Với một ít biến đổi toán học ta có ước lượng gần đúng doanh thu thuế thay đổi như sau:  X1 - X = Số thu thuế biên tế (13.6) 13.1.1 Quy Tắc Ramsey(tt)  Gánh nặng tăng thêm biên tế trên mỗi đồng thu thuế tăng thêm là biểu thức (13.5) chia cho (13.6) hay là:  Tương tự, ta thấy nếu một loại thuế đơn vị uy áp lên hàng hoá Y, gánh nặng tăng thêm biên tế trên mỗi đồng cuối cùng của doanh thu thuế là:  Bởi vì điều kiện để tối thiểu hoá toàn bộ gánh nặng tăng thêm là gánh nặng tăng thêm biên tế trên mỗi đồng của số doanh thu thuế là như nhau đối với mỗi loại hàng hoá, ta phải đặt  = YY Y   1 XX X   1 XX X   1 YY Y   1 13.1.1 Quy Tắc Ramsey(tt)  Nghĩa là  = (13.7)  Phương trình (13.7) có nghĩa là, sự thay đổi của một biến số chia cho tổng giá trị của nó là phần trăm thay đổi của một biến. Do đó phương trình 13.7 có thể nói rằng: để tối thiểu hoá tổng gánh nặng tăng thêm, cần đặt thuế suất sao cho phần trăm biến đổi giảm lượng cầu của mỗi loại hàng hoá là như nhau  Kết quả này được gọi là Qui tắc Ramsey (Frank Ramsey – khám phá năm1927). Qui tắc này cũng được áp dụng ngay cả cho các trường hợp khi X, Y và l là các loại hàng hóa có quan hệ với nhau – (thay thế hay đền bù lẫn nhau) 1X X 1Y Y § Giải thích lại qui tắc Ramsey  Rất hữu ích nếu chúng ta nghiên cứu mối liên hệ giữa qui tắc Ramsey và độ co dãn của lượng cầu. Đặt x là độ co dãn lượng cầu đối với X, tx là thuế suất trên X. Lúc này nó được thể hiện như là thuế tỷ lệ chứ không phải là thuế đơn vị  Theo định nghĩa của thuế trên giá trị, tx là phần trăm tăng lên của giá tạo ra bởi thuế. Do đó tx x là phần trăm thay đổi của giá nhân với phần trăm thay đổi của lượng cầu khi giá tăng một phần trăm. Đây là phần trăm giảm xuống của lượng cầu đối với X tạo ra bởi thuế  Xác định tyvà y tương tự, tyy là tỷ lệ giảm xuống theo Y. Theo qui luật Ramsey, để tối thiểu hoá gánh nặng tăng thêm, phần trăm giảm xuống này phải bằng nhau: txx = tyy (13.8) § Giải thích lại qui tắc Ramsey(tt)  Chia hai vế cho tyx ta có:  (13.9)  Biểu thức (13.9) là qui tắc co dãn nghịch đảo: chừng nào mà hàng hoá không liên quan với nhau trong tiêu dùng, thuế suất phải tỷ lệ nghịch đối với độ co dãn. Tức y càng lớn trong quan hệ đối với x thì ty càng nhỏ trong quan hệ với tx.  Ý nghĩa của quy tắc độ co dãn nghịch đảo rất đơn giản: các loại thuế hiệu quả làm sai lệch các quyết định của chủ thể càng ít càng tốt. Khả năng làm sai lệch càng lớn thì độ co giãn lượng cầu hàng hoá càng lớn. Do vậy, thuế hiêïu quả đòi hỏi rằng thuế suất cao được áp dụng đối với các hàng hoá tương đối không co dãn x y y x t t    13.1.2 Các Xem Xét Công Bằng  Ví dụ, quy tắc về độ co dãn nghịch đảo cho rằng nên áp thuế suất cao đối với các loại hàng hoá có lượng cầu không co dãn. Điều này liệu có công bằng không? Liệu chúng ta thật sự muốn có một hệ thống thuế mà phần lớn số thuế thu được là từ các loại thuốc chữa bệnh hiểm nghèo mà người ta buộc phải mua với bất kỳ giá nào để chữa bệnh?  Tất nhiên là không. Tính hiệu quả không phải là tiêu chuẩn duy nhất để đánh giá một hệ thống thuế. Tính công bằng mới thực sự là quan trọng. 13.1.2 Các Xem Xét Công Bằng(tt)  Trong thực tế, người ta đồng ý là hệ thống thuế cần có tính công bằng theo chiều dọc –(vertical equity): nó phải phân phối gánh nặng thuế công bằng cho mọi người với những khả năng chi trả khác nhau. Quy tắc Ramsey được sửa đổi để tính đến các hệ quả phân phối của thuế  Giả sử có người nghèo sử dụng phần nhiều hơn thu nhập của họ vào hàng hoá X, và ngược lại đối với hàng hoá Y. X có thể là bánh mỳ còn Y là trứng cá hồi. Giả sử hàm phúc lợi xã hội đặt trọng số cao hơn lên giá trị hữu dụng cho người nghèo hơn là cho người giàu. Vậy, ngay cả khi X có lượng cầu không co dãn hơn Y, đánh thuế hiệu quả vẫn đòi hỏi thuế suất cao hơn lên Y hơn là lên X 13.1.2 Các Xem Xét Công Bằng(tt)  Hệ quả tối ưu từ quy tắc Ramsey phụ thuộc vào hai cân nhắc sau:  Thứ nhất là sức mạnh của sự thiên vị theo chủ nghĩa quân bình trong xã hội. Nếu xã hội chỉ quan tâm đến tính hiệu quả – một đồng đối với mọi người là như nhau cho người giàu hay nghèo – khi đó nó có thể hoàn toàn tuân theo quy tắc Ramsey  Thứ hai là phạm vi của sự khác nhau trong cung cách tiêu dùng của người giàu và người nghèo. Nếu người giàu và người nghèo tiêu thụ các loại hàng hoá với cùng tỷ lệ như nhau, đánh thuế hàng hoá với thuế suất khác nhau không thể tác động lên phân phối thu nhập 13.2 CÁC TIÊU CHUẨN KHÁC THIẾT KẾ THUẾ  Như ta thấy, đánh thuế tối ưu phụ thuộc vào việc”thoả hiệp” cân bằng giữa tính”hiệu quả” và”sự công bằng”.  Trong phạm vi của lý thuyết thuế tối ưu, một loại thuế công bằng là loại thuế đảm bảo được sự phân phối gánh nặng tăng thêm như mong muốn; và là loại thuế hiệu quả có ít gánh nặng tăng thêm nhất. Các ý niệm của tính công bằng và tính hiệu quả trong thuế sẽ là đối tượng chủ yếu của phần này. 13.2.1 Công Bằng Theo Chiều Ngang  Một người Mỹ khôi hài Will Rogers có lần đã nói:”người ta chỉ muốn đánh thuế nhiều hơn là họ muốn giảm thuế đi. Họ cần biết rằng mỗi người trả phần của mình tương ứng với của cải của anh ta”.  Tiêu chuẩn đánh giá hệ thống thuế này được thể hiện trong quan điểm công bằng theo chiều ngang: mọi người với vị trí ngang nhau phải được đối xử như nhau  Để khái niệm này trở thành ý tưởng thực hiện được, người ta phải đưa ra khái niệm”vị trí ngang bằng”. Rogers đề xuất của cải là chỉ số của khả năng chi trả, nhưng cũng có thể sử dụng cả thu nhập và chi tiêu 13.2.1 Công Bằng Theo Chiều Ngang(tt)  Như một lựa chọn để đo lường các vị trí ngang nhau về thu nhập và mức lương, Feldstein (1976) đã đề xuất rằng có thể xác định trên giá trị hữu dụng. Định nghĩa giá trị hữu dụng của công bằng theo chiều ngang được thể hiện như sau:  a) Nếu hai cá nhân có thể khá lên ngang nhau (có cùng mức giá trị hữu dụng như nhau) khi không có thuế, thì khi có thuế họ cũng khá lên như nhau  b) Thuế không nên thay đổi thứ tự giá trị hữu dụng – nghĩa là nếu A khá hơn B trước khi có thuế thì sau thuế A cũng phải khá hơn B 13.2.2 Chi Phí Điều Hành Hệ Thống Thuế  Trong các mô hình chúng ta đã nghiên cứu có một giả thiết ngầm rằng thu thuế là không đòi hỏi phải mất chi phí. Điều này rõ ràng là sai. Các cơ quan thuế cần có nguồn lực để thực hiện công việc. Người đóng thuế cũng tốn chi phí bao gồm chi phí kế toán và tư vấn về thuế, cũng như thời gian sử dụng để lập báo cáo thuế và ghi chép sổ sách kế toán  Tại Hoa kỳ, điều hành hệ thống thuế thu nhập tốn chi phí tương đối thấp. Ví dụ sở thuế chỉ tốn khoảng 58 xen để huy động được 100 đô la thuế. Dù vậy, tổng chi phí thực tế để thực hiện thuế thu nhập cá nhân lại rất lớn 13.2.2 Chi Phí Điều Hành Hệ Thống Thuế  Trên cơ sở khảo sát thực tế, Slemrod (1996) ước lượng rằng chỉ trong năm 1995, người dân tại Hoa kỳ đã dành ra 2,8 tỷ giờ cho chuẩn bị báo cáo thuế liên bang. Nếu nhân với giá trị thời gian lao động trung bình là 15 đô la/một giờ thì chi phí thực hiện thuế thu nhập liên bang là 42 tỷ đô la  Tiếp theo, Slemrod ước lượng chi phí hành chính điều hành hệ thống thuế là khoảng 8 tỷ đô la. Tổng chi phí là 50 tỷ đô la, khoảng 8% tổng số thu thuế. Số liệu ước lượng cho năm 2000 chi phí thực hiện thuế (kể cả thuế thu nhập công ty và thu nhập cá nhân) là khoảng 115 tỷ đô la  Rõ ràng, không có hệ thống thuế nào lại không tốn chi phí quản lý và thực hiện. Điểm chủ chốt là tìm ra sự cân bằng hợp lý giữa gánh nặng tăng thêm và chi phí hành chính 13.2.3 Sự Lẩn Tránh Thuế (Trốn Thuế)  Bây giờ chúng ta chuyển sang một trong những vấn đề quan trọng nhất đối với quản lý thuế – gian lận thuế. Trước tiên, chúng ta cần phân biệt giữa sự tránh thuế và trốn thuế  Tránh thuế, như John Maynard Keynes gọi là” nỗ lực trí tuệ duy nhất đáng được thưởng”, là sự thay đổi hành vi của mình để giảm thiểu nghĩa vụ thuế. Tránh thuế không có gì sai trái đối với luật pháp.”Không có gì phạm pháp trong việc người ta tìm cách trả thuế càng ít theo khả năng của họ. Tất cả mọi người đều làm như vậy, người giàu cũng như người nghèo, bởi vì không ai phải có nghĩa vụ trả thuế nhiều hơn luật pháp quy định”. 13.2.3 Sự Lẩn Tránh Thuế (Trốn Thuế)(tt)  Ngược lại, trốn thuế là không trả thuế theo luật pháp quy định. Nếu có loại thuế đối với nấm và bạn bán ít nấm đi hay không bán nữa để trả ít thuế thì đây là sự tránh thuế. Nếu bạn không thông báo và không báo đủ về số nấm bán được cho chính phủ thì đây là hành động trốn thuế  Một ví dụ về trường hợp của ngôi sao thể thao quần vợt Steffi Graf, chính quyền Đức đã kiện cô ta trốn thuế 50 triệu đôla trong khoảng thời gian 12 năm. Từ 1989 đến 2002, cô không hề trả đồng tiền thuế nào cả  Gian lận thuế là rất khó tính được. Ví dụ, tại Hoa Kỳ ước lượng là người đóng thuế chỉ tự nguyện chi trả khoảng 80 phần trăm tổng nghĩa vụ thuế thu nhập. Nếu ước lượng này là chính xác thì ta mới thấy quy mô và tầm quan trọng của vấn đề này 13.2.3 Sự Lẩn Tránh Thuế (Trốn Thuế)(tt)  Người ta gian lận thuế bằng nhiều cách:  Duy trì hai dạng sổ ghi chép hoạt động kinh doanh. Một loại ghi chép các hoạt động thực tế và loại khác dành cho thanh tra thuế. Có khi người ta dùng hai dạng sổ sách ghi chép tiền mặt  Chi trả lương bằng tiền mặt. Khi thu nhập được trả bằng tiền mặt chứ không phải bằng séc thì không thể ghi nhận lại được các hoạt động này và thu nhập không phải thông báo cho thanh tra thuế  Trao đổi bằng hàng hoá hiện vật. Ví dụ”nếu tôi sửa chiếc xe cho anh, anh nướng cho tôi năm cái bánh” - khi nhận chi trả bằng hiện vạât thay cho tiền thì theo luật cũng phải đóng thuế nhưng người ta ít khi báo cáo dạng thu nhập này. 13.2.3 Sự Lẩn Tránh Thuế (Trốn Thuế)(tt)  Thanh toán bằng tiền mặt, chi trả cho hàng hoá và dịch vụ bằng tiền mặt làm cho thanh tra thuế rất khó theo dõi quy mô các hoạt động kinh doanh  Trốn thuế còn liên quan đến những nhà triệu phú đã giấu vốn liếng của mình vào các ngân hàng Thuỵ Sỹ  Ta còn có thể kể đến các nguồn thu nhập”không chính thức”của các quan chức không thông báo cho cơ quan thuế, hay các gia đình trốn thuế khi trả lương cho người trông trẻ (Năm 1993, Zoe Baird, người được đề xuất làm tổng chưởng lý của tổng thống Clinton, buộc phải rút lui khi bị khám phá ra rằng cô ta không trả thuế cho người trông trẻ của mình). 13.2.4 Phân Tích Thực Chứng Của Trốn Thuế  Giả sử anh An chỉ quan tâm đến việc tối đa hoá thu nhập dự tính của mình. An có một khoản thu nhập cho trước và đang cố gắng giấu bớt đi một khoản R khỏi cơ quan thuế. Giả sử thuế suất thu nhập biên tế của An là 0,3; với mỗi đồng An giấu bớt đi từ thu nhập, hoá đơn thuế giảm bớt đi 30 xu. Đây là lợi ích biên tế đối với An cho việc giấu bớt đi một đồng thu nhập khỏi cơ quan thuế. Tổng quát hơn, khi An có thuế suất thu nhập biên tế là t, lợi ích biên tế của mỗi đồng giấu đi là t  Cơ quan thuế không biết thu nhập thực của An, nhưng cơ quan này sẽ thực hiện kiểm toán những người đóng thuế một cách ngẫu nhiên. Như vậy, sẽ có khả năng với sác xuất p nào đó, anh An sẽ bị kiểm tra 13.2.4 Phân Tích Thực Chứng Của Trốn Thuế  Nếu An bị phát hiện đang gian lận thuế, An phải trả tiền phạt R với tỉ lệ tăng dần lên. Cần chú ý là nếu như không có chi phí để theo dõi An từng giờ từng phút thì các cơ hội trốn thuế vẫn còn tồn tại. Thực tế cho thấy việc kiểm tra này là không khả thi do vấp phải rất nhiều vấn đề  Giả sử rằng nbiết giá trị của p và lịch trình quy định nộp phạt, An ra quyết định dựa trên cơ sở so sánh chi phí biên tế và lợi ích biên tế của việc gian lận thuế này Hình 13.5: Trốn thuế tối ưu là tích cực MC =p mức phạt biên tế MB=t (Số tiền giấu không báo cáo) $ R R* 13.2.4 Phân Tích Thực Chứng Của Trốn Thuế  Trong hình 13.5, số lượng thu nhập không được báo cáo (giấu đi) thể hiện trên trục hoành, trục tung là số tiền. Lợi ích biên tế (marginal benefit – MB) cho mỗi đồng không báo cáo là t – là tổng số tiền thuế tiết kiệm được. Chi phí biên dự tính (marginal cost - MC) là khoảng tiền theo đó tiền phạt tăng lên đối với mỗi đồng đô la gian lận (tiền phạt biên tế) nhân với khả năng xác suất bị phát hiện  Ví dụ, nếu khoản phạt phát sinh thêm cho việc giấu đi 1000 đô la là 1,50 đô la và xác suất bị phát hiện là 1 trên 3 thì tiền phạt biên tế dự tính là 50 xen. Khoản gian lận”tối ưu” là điểm hai đồ thị giao nhau R*. R* là tối ưu trên phương diện rằng xét về trung bình, nó là chính sách làm tối đa hoá thu nhập của An. 13.2.4 Phân Tích Thực Chứng Của Trốn Thuế  Mặc dù mô hình này có những kết quả hữu ích nhưng nó bỏ qua một số điểm quan trọng sau:  Chi phí tâm lý của gian lận – trốn thuế làm cho người ta có cảm giác tội lỗi  Đối với những người thật thà chân chính, chi phí tâm lý cao đến nỗi họ sẽ không gian lận ngay cả khi khoản phạt biên tế dự tính là bằng không.  Không thích rủi ro 13.2.5 Phân tích quy chuẩn của trốn thuế  Phần lớn các thảo luận nghiên cứu về kinh tế ngầm đều giả định rằng đây là một điều xấu xa và cần thiết kế chính sách để giảm quy mô của nó
Tài liệu liên quan