1.1.1.1. Khái niệm tâm lý học
Thuật ngữ “tâm lý học” hình thành từ hai từ Hy Lạp cổ được phiên âm ra tiếng Latinh
là Psychologie. Từ “Psyche” có nghĩa là tâm hồn, từ “chologie” có nghĩa là khoa học,
như vậy có thể hiểu tâm lý học chính là khoa học về tâm hồn. Trong lịch sử ngôn ngữ
học, thuật ngữ “tâm hồn” đã xuất hiện khá sớm được dùng để chỉ các hiện tượng tâm
lý. Trong tiếng Việt, thuật ngữ “tâm hồn” được hiểu là ý nghĩ và tình cảm, tạo thành
đời sống nội tâm của con người. “Tâm” là tình cảm, ý chí còn “hồn” là tư tưởng, tinh
thần của con người.
Tâm lý học là môn khoa học nghiên cứu sự hình thành, vận động và phát triển của các
hoạt động tâm lý.
Tâm lý học là khoa học nghiên cứu tâm lý con người, nó nghiên cứu cái chung trong
tâm tư của con người và những quan hệ tâm lý của con người với nhau. Hay nói cách
khác, tâm lý là sự hiểu biết về ý muốn, nhu cầu thị hiếu của người khác, là sự cư xử
hoặc cách xử lý tình huống của người nào đó, khả năng chinh phục đối tượng.
24 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 21 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tâm lý học - Bài 1: Tổng quan về Tâm lý học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1: Tổng quan về Tâm lý học
MAN303_Bai1_v2.0013106227 1
Nội dung
Một số vấn đề chung về tâm lý học.
Các học thuyết tâm lý học quản trị.
Đối tượng, phương pháp nghiên cứu
và nhiệm vụ của môn học.
Mục tiêu Hướng dẫn học
Nắm được đối tượng và các phương pháp
nghiên cứu môn học cơ bản.
Nắm được các kiến thức cơ bản về tâm
lý học.
Nội dung và ứng dụng của các học thuyết
tâm lý quản trị.
Thời lượng học
9 tiết
Để học tốt bài này cần có cái nhìn tổng
quan về quá trình phát triển của tâm lý
học đặt trong mối quan hệ với khoa
học triết học.
Trong quá trình học cần có sự so sánh
giữa các học thuyết với nhau để thấy
được sự tiến bộ của từng học thuyết.
Để có thể vận dụng được các học
thuyết về tâm lý quản trị cần rút ra
được ưu nhược điểm của từng học
thuyết để vận dụng thành công.
BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ TÂM LÝ HỌC
Bài 1: Tổng quan về Tâm lý học
2 MAN303_Bai1_v2.0013106227
1.1. Một số vấn đề chung về tâm lý học
1.1.1. Khái niệm, chức năng và đặc điểm của tâm lý học
1.1.1.1. Khái niệm tâm lý học
Thuật ngữ “tâm lý học” hình thành từ hai từ Hy Lạp cổ được phiên âm ra tiếng Latinh
là Psychologie. Từ “Psyche” có nghĩa là tâm hồn, từ “chologie” có nghĩa là khoa học,
như vậy có thể hiểu tâm lý học chính là khoa học về tâm hồn. Trong lịch sử ngôn ngữ
học, thuật ngữ “tâm hồn” đã xuất hiện khá sớm được dùng để chỉ các hiện tượng tâm
lý. Trong tiếng Việt, thuật ngữ “tâm hồn” được hiểu là ý nghĩ và tình cảm, tạo thành
đời sống nội tâm của con người. “Tâm” là tình cảm, ý chí còn “hồn” là tư tưởng, tinh
thần của con người.
Tâm lý học là môn khoa học nghiên cứu sự hình thành, vận động và phát triển của các
hoạt động tâm lý.
Tâm lý học là khoa học nghiên cứu tâm lý con người, nó nghiên cứu cái chung trong
tâm tư của con người và những quan hệ tâm lý của con người với nhau. Hay nói cách
khác, tâm lý là sự hiểu biết về ý muốn, nhu cầu thị hiếu của người khác, là sự cư xử
hoặc cách xử lý tình huống của người nào đó, khả năng chinh phục đối tượng.
1.1.1.2. Chức năng của tâm lý
Tâm lý học nghiên cứu và giải thích những hiện tượng tâm lý khác nhau như các quá
trình tâm lý (cảm giác, cảm xúc, tri giác, tư duy, tưởng tượng...), các trạng thái tâm lý
(xúc động, tâm trạng...) và các thuộc tính tâm lý (năng khiếu và sở thích, năng lực, tư chất,
tính khí, tính cách...) và các quy luật tâm lý. Tâm lý học cũng nghiên cứu các hoạt
động đặc trưng của con người. Ý thức là yếu tố đặc biệt, cần thiết cho hoạt động tâm
lý chủ yếu của con người. Do đó hiện tượng tâm lý có các chức năng sau:
Chức năng nhận thức: Tâm lý giúp con người nhận biết được thế giới khách quan,
giúp con người phân tích, đánh giá các sự vật, hiện tượng xảy ra xung quanh họ.
Chức năng là động lực thúc đẩy hành động: Thông thường động lực của các hoạt
động là những tình cảm nhất định (say mê, tình yêu, căm thù...). Trong các trường
hợp khác cũng có thể là các hiện tượng tâm lý khác còn kèm theo cảm xúc như
tưởng tượng, ám thị, hụt hẫng.
Chức năng kiểm soát: Tâm lý điều khiển kiểm soát quá trình hoạt động bằng một
mẫu hình, chương trình, kế hoạch hay cách thức thực hiện. Tâm lý giúp con người
điều chỉnh hoạt động của mình. Để thực hiện chức năng này con người có trí nhớ
và khả năng phân tích so sánh.
Các hiện tượng tâm lý có nhiều chức năng quan trọng như vậy cho nên trong hoạt
động giao tiếp, quản lý con người Nhà quản trị cần phải nắm vững tâm lý tác động
phù hợp với qui luật tâm lý của họ mới có thể đạt được kết quả cao nhất trong quá
trình quản trị của mình.
1.1.1.3. Đặc điểm của tâm lý
Hiện tượng tâm lý có bốn đặc điểm sau:
Vô cùng phong phú, phức tạp, bí ẩn và có tính tiềm tàng. Tâm lý là thế giới bên
trong của mỗi con người, nó vô cùng phức tạp, hấp dẫn, kỳ diệu, thậm chí kỳ lạ và
Bài 1: Tổng quan về Tâm lý học
MAN303_Bai1_v2.0013106227 3
huyền bí... đến nỗi có một thời kỳ người ta cho rằng tâm lý là các hiện tượng thần
linh không thể giải thích nổi “khả cảm” nhưng “bất khả tri”. Ngày nay, nhờ sự tiến
bộ của khoa học và sự đóng góp của nhiều nhà tư tưởng, những hiểu biết về tâm lý
ngày càng được bổ sung, các bí ẩn về lĩnh vực tinh thần con người ngày càng được
giải thích có cơ sở khoa học và dễ hiểu hơn. Tuy nhiên, với bộ óc cực kỳ tinh vi và
phức tạp, ở con người ngày càng xuất hiện những khả năng tâm lý kỳ lạ ví dụ như khả
năng ngoại cảm, siêu tâm lý
Các hiện tượng tâm lý có mối quan hệ với nhau chặt chẽ. Các hiện tượng tâm lý
không tách rời nhau, mà chúng tác động, ảnh hưởng, chi phối lẫn nhau như: Sự tác
động giữa tâm lý – nhận thức và tình cảm khi đánh giá một người nào đó (yêu nên
tốt, ghét nên xấu), giữa các cảm giác của con người (nhà sạch thì mát, bát sạch
ngon cơm)...
Tâm lý là hiện tượng tinh thần, nó tồn tại trong đầu óc của chúng ta, chúng ta
không nhìn thấy nó, không thể sờ thấy, không thể cân đo đong đếm một cách
trực tiếp như các hiện tượng vật chất khác. Mặt khác hoạt động tâm lý học có cơ
sở tự nhiên là hoạt động thần kinh và hoạt động nội tiết, được phát sinh từ hoạt
động sống của con người, gắn bó mật thiết với các quan hệ xã hội. Tâm lý được
thể hiện ra bên ngoài thông qua hoạt động, hành động, hành vi, cử chỉ nét mặt,
chính vì vậy chúng ta có thể nghiên cứu nó bằng cách quan sát những hành vi, cử
chỉ và biểu hiện bề ngoài của con người. Tuy nhiên không được tuyệt đối hóa
những quan sát khi đánh giá một con người bởi vì những biểu hiện bên ngoài
không phải bao giờ cũng thống nhất với tâm lý bên trong. Cũng có khi:
“Ngoài thì xơn xớt nói cười
Mà trong nham hiểm giết người không dao”,
hay: “Khẩu xà tâm phật”... Chính vì vậy để tìm hiểu tâm lý của một người chúng ta
cần phải thận trọng để không bị vẻ bên ngoài của họ đánh lừa.
Hiện tượng tâm lý có sức mạnh vô cùng to lớn trong đời sống con người, nó có thể
làm cho chúng ta trở nên khỏe mạnh hơn, sung sức hơn, hiệu quả hơn và ngược lại.
Tâm lý có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả làm việc của một người. Khi chúng ta làm
việc với một tâm trạng vui vẻ, hứng thú thì chúng ta sẽ cảm thấy ít mệt mỏi và
hiệu quả cũng cao hơn khi làm việc với tâm trạng chán nản, buồn rầu. Do vậy khi
đánh giá sức mạnh của một người thì ngoài yếu tố thể lực cần quan tâm tới khả
năng ổn định tâm lý của người đó nữa. Chính khả năng ổn định tâm lý giúp con
người phát huy được sức mạnh tiềm tàng của mình trong những tình huống khó
khăn. Nếu khả năng ổn định tâm lý kém thì khi gặp những tình huống bất trắc
người đó sẽ trở nên yếu đuối và mất đi tính hiệu quả trong giải quyết vấn đề.
Tóm lại với các đặc điểm trên của hiện tượng tâm lý, trong cuộc sống cũng như trong
các hoạt động quản trị cần chú ý:
Không nên phủ nhận hoàn toàn những hiện tượng tâm lý khó hiểu phức tạp mà cần
nghiên cứu một cách thận trọng, khoa học.
Chống các hiện tượng mê tín dị đoan hoặc tin tưởng quá vào các hiện tượng thần
linh để thần bí hóa chúng dẫn tới những sai lầm đáng tiếc.
Bài 1: Tổng quan về Tâm lý học
4 MAN303_Bai1_v2.0013106227
Khi nhìn nhận đánh giá một con người cần kết hợp xem xét bản chất của họ với
những biểu hiện bề ngoài.
Cần tạo ra những hiện tượng tâm lý tích cực, thoải mái để con người có thể phát huy
sức mạnh vật chất cũng như tinh thần góp phần tăng hiệu quả lao động sản xuất.
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của tâm lý học
1.1.2.1. Những quan điểm của tâm lý học thời kỳ cổ đại
Quá trình hình thành và phát triển của xã hội loài người
bắt đầu từ cách đây khoảng 10 vạn năm. Qua các di chỉ
khảo cổ từ thời kỳ nguyên thủy cho thấy rằng người
nguyên thủy cũng đã quan tâm đến các hiện tượng tâm
lý, họ đã đề cập đến đời sống của “hồn” và “phách”.
Ngoài ra trong các kinh của Ấn Độ cổ đã có những nhận
xét về tính chất của hồn, đã có những ý tưởng sơ khai về
tiền khoa học tâm lý.
Khổng Tử đã có những nhận xét khá sâu sắc về mối quan
hệ giữa trí nhớ và tư duy. Ông cho rằng chữ “tâm” của con
người là nhân, trí, dũng. Quan điểm này được các học trò
của ông phát triển thành “Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín”...
Trong thời kỳ này đã xuất hiện rất nhiều quan điểm và học thuyết khác nhau về tâm lý
con người, phụ thuộc vào các quan điểm về triết học và tôn giáo khác nhau.
Học thuyết duy tâm thời cổ đại
Học thuyết thời kỳ này quan niệm: Tâm lý là một hiện tượng
phi vật chất, là phần đối lập với cơ thể sống (phần xác).
Phần hồn do tạo hóa, Thượng đế sinh ra và được đặt vào
trong con người cụ thể lúc mới sinh ra. Phần hồn (linh
hồn) là bất tử. Khi con người ta mất đi chỉ có phần xác là
mất đi, còn phần hồn sẽ lìa khỏi xác tiếp tục sống luẩn
quẩn đâu đấy mà con người không thể biết được. Đại
diện tiêu biểu của trường phái này là nhà triết học duy
tâm cổ đại Platon (428 – 348 tr C.N).
Ông cho rằng: Tâm hồn là cái có trước, thực tại là cái có sau, tâm hồn do thượng
đế sinh ra. Tâm hồn trí tuệ nằm trong đầu và chỉ có ở giai cấp chủ nô. Tâm hồn
dũng cảm nằm ở ngực và chỉ có ở tầng lớp quý tộc, tâm hồn khát vọng nằm ở bụng
và có ở tầng lớp nô lệ.
Học thuyết duy vật cổ đại
Học thuyết thời kỳ này quan niệm tâm lý có nguồn gốc vật chất (được tạo ra từ các
chất nhất định). Điển hình cho trường phái này là Talet, Anaximen, Hêcralit... họ
quan niệm rằng tâm lý, tâm hồn cũng như vạn vật được cấu tạo từ các vật chất
như: Nước, lửa, không khí, đất. Đemocrit cho rằng tâm hồn là do nguyên tử cấu
thành, trong đó nguyên tử là cốt lõi tạo nên tâm lý. Thuyết ngũ hành cho rằng:
Kim, mộc, thủy, hỏa, thổ tạo nên vạn vật, trong đó có tâm lý. Nhà triết học cổ đại
Khổng Tử
Platon
Bài 1: Tổng quan về Tâm lý học
MAN303_Bai1_v2.0013106227 5
Hy Lạp, Hypocrat quan niệm rằng tâm lý được cấu tạo bởi bốn chất lỏng: Máu ở
trong tim, nước nhớt ở trong não, mật vàng trong gan và mật đen trong dạ dày.
Tùy theo tỷ lệ pha trộn của bột chất trên mà mỗi người cụ thể có thể có những đặc
điểm tâm lý khác nhau...
Có thể nói trong thời kỳ cổ đại, những kết quả nghiên cứu sơ khai ban đầu trên đã mở
đường cho khoa học tâm lý phát triển. Tuy nhiên trong thời kỳ này, tâm lý vẫn chỉ là
một bộ phận của triết học, chưa đủ điều kiện tách ra để trở thành một ngành khoa học
độc lập.
1.1.2.2. Những quan điểm tâm lý học cho đến nửa đầu thế kỷ 19 (tâm lý học truyền thống)
Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, tâm lý học cũng tiếp tục phát triển nhanh
chóng. Đến giữa thế kỷ 19, tâm lý học đã chính thức trở thành một khoa học độc lập,
khẳng định vị trí của nó trong hệ thống các khoa học và có những thành tựu đáng kể.
Ở thời kỳ này xuất hiện rất nhiều tư tưởng tâm lý tiến bộ.
Thuyết nhị nguyên: Đại biểu cho trường phái này là
Đêcác. Ông cho rằng vật chất và tâm hồn là hai thực
thể tồn tại song song. Ông coi cơ thể phản xạ như một
chiếc máy. Còn bản thể tinh thần, tâm lý con người thì
không thể biết được. Ông là người đặt cơ sở đầu tiên
cho việc tìm ra cơ chế phản xạ trong hoạt động tâm lý.
Nội dung của cơ chế phản xạ có thể mô tả như sau:
Khi có một kích thích từ bên ngoài tác động vào một
giác quan nào đó sẽ gây ra một xung đột thần kinh đáp
lại thông qua cử động phản xạ của một cơ quan nào đó
trong cơ thể – cơ quan thực hiện phản xạ.
Nhà triết học Đức Vôn-phơ đã cho xuất bản cuốn “Tâm lý học kinh nghiệm” vào
năm 1732 và “Tâm lý học lý trí” năm 1734. Trong các tác phẩm này thuật ngữ tâm
lý học đã được sử dụng khá phổ biến, qua đó chứng minh được sự độc lập tương
đối của một phân ngành khoa học mới.
Học thuyết tiến hóa của Đac-uyn: Học thuyết này là cơ sở để giải thích sự phát triển
tâm lý của các loài sinh vật từ thấp đến cao và vai trò của tâm lý trong quá trình
thích nghi với môi trường để tồn tại và phát triển của các loài sinh vật.
Các nhà triết học duy tâm chủ quan như Becoli và E.Makhơ cho rằng thế giới
không có thực mà chỉ là sự phức hợp của các cảm giác chủ quan của con người và
cho rằng con người không thể biết các cảm giác đó được hình thành như thế nào.
Hê ghen đưa ra ý niệm tuyệt đối và cho rằng tất cả vật chất đều có tư duy...
Phơ-bách cho rằng: Tinh thần, tâm lý không thể tách rời khỏi não bộ của con người.
Nó là sản phẩm vật chất phát triển tới mức độ cao.
Cuối thế kỷ 19 tâm lý học đã được phát triển như một môn khoa học thực nghiệm ở
Anh, Nga, Mỹ, Pháp... Phòng thí nghiệm tâm lý đầu tiên do Vuntơ (Wundt) thành
lập ở Lai-xic (Đức) thành lập năm 1879. Thực chất đây là một phòng thí nghiệm
sinh lý – tâm lý và tâm lý học thời kỳ này mới được coi là một ngành khoa học độc
lập thực sự với triết học, có đối tượng, phạm vi nghiên cứu, chức năng và nhiệm vụ riêng.
Descartes
Bài 1: Tổng quan về Tâm lý học
6 MAN303_Bai1_v2.0013106227
1.1.2.3. Những quan điểm tâm lý học hiện đại
Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, trước những đòi hỏi của nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội
đã xuất hiện nhiều học thuyết mới trong tâm lý học quản lý và đã mở ra giai đoạn mới
trong lịch sử phát triển của khoa học tâm lý – giai đoạn tâm lý học hiện đại.
Trong giai đoạn này có 3 học thuyết nổi bật (không thuộc dòng tâm lý Macxit):
Học thuyết “hành vi chủ nghĩa”
Học thuyết S. Freud
Học thuyết Ghextan
Nhưng đỉnh cao của khoa học tâm lý trong giai đoạn này là
những thành tựu của dòng tâm lý Macxit.
Các học thuyết không thuộc dòng tâm lý học Macxit
o Thuyết hành vi chủ nghĩa: Trường phái tâm lý học
hành vi do Watson (1878 – 1958) dày công xây
dựng. Học thuyết này quan tâm nghiên cứu những
hành động đáp ứng, các hành vi, cách ứng xử mà
bỏ qua mối quan hệ bản chất của con người trong
xã hội – lịch sử nhất định. Ông đưa ra một công
thức nổi tiếng S – R (S – Stimuli – kích thích;
R – Response – hành động đáp ứng), coi con người
là một hộp đen, chỉ cần nghiên cứu, đối chiếu đầu
vào đầu ra là đủ điều khiển nó.
o Học thuyết S.Freud: Ông cho rằng không thể chỉ
nghiên cứu ý thức mà bỏ qua vô thức. Chính vô thức
mới là yếu tố quyết định trong tâm lý con người.
Muốn nghiên cứu được vô thức thì phải dùng một
phương pháp khác là phép phân tâm. Do đó học
thuyết này còn có tên gọi là học thuyết phân tâm.
o Học thuyết Ghextan: Là do các nhà tâm lý học người
Đức sáng lập. Trường phái này cho rằng không nên
nghiên cứu tâm lý theo cách chia nhỏ như chia thế
giới tự nhiên thành các nguyên tử. Theo họ bản chất
của các hiện tượng tâm lý đều có tính chất theo xu
hướng tổng thể. Do đó, phải nghiên cứu tâm lý theo
cấu trúc chỉnh thể (cấu trúc luận) thì mới thích hợp
và đạt hiệu quả.
Nhìn chung cả 3 học thuyết này đều có những đóng góp nhất định trong lịch sử tâm
lý học, tuy nhiên sai lầm chủ yếu của những học thuyết này là sử dụng chân lý cục
bộ làm nguyên lý phổ quát cho khoa học tâm lý, bỏ qua các mối quan hệ bản chất
của con người, bỏ qua việc nghiên cứu đời sống tâm lý của con người, coi con người
như một sinh vật, một cỗ máy mà bỏ qua mặt xã hội của họ. Chính vì vậy sau 10
năm phát triển, cả 3 trường phái này đều rơi vào bế tắc.
Watson
S.Freud
STIMULI RESPONSE
Bài 1: Tổng quan về Tâm lý học
MAN303_Bai1_v2.0013106227 7
Các học thuyết thuộc dòng tâm lý học Macxit
Triết học Mác – Lênin ra đời đã đánh dấu bước phát
triển quan trọng của khoa học tâm lý. Khoảng đầu thế
kỷ 20, tâm lý học mới xác định được đối tượng
nghiên cứu một cách đúng đắn nhờ những đóng góp
tích cực của các nhà tâm lý học Liên xô. Dòng tâm lý
này lấy triết học biện chứng và duy vật lịch sử làm cơ
sở lý luận và phương pháp luận. Tâm lý học là khoa
học tổng hợp nên không thể một lúc quán triệt và bao
quát được tất cả các ngành và phân ngành, cả lý luận
và thực tiễn, cả những công trình nghiên cứu cụ thể.
Tâm lý học Macxit cho rằng:
o Tâm lý là sự phản ánh thế giới khách quan của bộ não thông qua hoạt động của
con người. “Tâm lý là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan” (VI.Lênin).
Tức là những sự vật hiện tượng của thế giới khách quan tác động vào cơ quan
cảm giác của chúng ta và được chúng ta phản ánh, tạo nên hình ảnh tâm lý về
các sự vật, hiện tượng đó. Nguồn gốc của tâm lý không phải từ thượng đế, mà
cũng không phải từ “lửa, khí, nước” mà là từ hiện thực khách quan, trong đó
bao gồm thế giới tự nhiên, thế giới xã hội và bản thân con người.
o Tâm lý người mang tính chủ thể, có bản chất xã hội, được hình thành, phát triển
và thể hiện trong hoạt động và trong mối giao lưu của con người trong xã hội.
Ngoài những bản năng được truyền lại trong gen, con người còn tiếp thu kinh
nghiệm thông qua các tài liệu, sách vở, thông qua các hoạt động và giao lưu.
Tuy nhiên tâm lý mỗi cá nhân không phải là sự sao chép một cách máy móc mà
biến đổi thông qua đời sống tâm lý của mỗi người. Vì vậy, tâm lý của mỗi người
vừa mang những nét chung đặc trưng cho xã hội, lịch sử vừa mang những nét
riêng biệt tạo nên cá tính của mỗi cá nhân.
o Tâm lý người không có sẵn và tự bộ óc cũng không sản sinh ra tâm lý, óc là khí
quan của tâm lý và tâm lý là chức năng của óc. Tâm lý của một người muốn
phát triển bình thường phải thỏa mãn hai điều kiện:
Người đó có bộ não phát triển bình thường.
Người đó phải có mối quan hệ trong xã hội và với thế giới tự nhiên.
1.2. Tâm lý học Quản trị kinh doanh
1.2.1. Một số khái niệm về Tâm lý học Quản trị kinh doanh
Trong quá trình nghiên cứu Tâm lý học Quản trị kinh doanh cần hiểu rõ các khái niệm sau:
1.2.1.1. Kinh doanh
Khái niệm kinh doanh
Từ lâu kinh doanh được hiểu như là một công việc, một nghề. Song kinh doanh
không chỉ đơn thuần là một nghề, mà còn là mối quan hệ giữa người với người.
Trong kinh tế, tất cả các hoạt động kinh doanh đều liên quan tới việc sử dụng công
sức và tiền vốn để tạo ra sản phẩm (hàng hóa hay dịch vụ) và cung ứng cho thị
trường nhằm mục đích kiếm lời.
V.I.Lenin
Bài 1: Tổng quan về Tâm lý học
8 MAN303_Bai1_v2.0013106227
Theo điều 2 Luật doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 thì “Kinh doanh là việc thực hiện
một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu
thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời”.
Một cách tổng quát có thể hiểu kinh doanh là một quá trình lập kế hoạch và thực
hiện các chính sách về sản xuất, phân phối (thương mại), dịch vụ và quảng cáo các
sản phẩm nhằm tạo ra lợi nhuận.
Qua các khái niệm trên ta thấy rất rõ mục đích của các chủ thể kinh doanh trên thị
trường là lợi nhuận và thỏa mãn các mục tiêu cá nhân của mình. Kinh doanh luôn
gắn với thị trường có nghĩa là kinh doanh phải được thực hiện trên thị trường, phải
tuân theo các thông lệ và các quy luật của thị trường.
Các nhiệm vụ chủ yếu của kinh doanh
o Nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu tập quán tiêu dùng, kiểu mốt,
khả năng thanh toán, ... của người tiêu dùng, dự đoán nhu cầu tiêu dùng của xã hội
trước mắt và lâu dài.
o Hoạch định và thực thi các chiến lược và chính sách kinh doanh (chính sách
sản phẩm, chính sách giá, chính sách xúc tiến, ...) nhằm đảm bảo cho sản phẩm
tiếp cận với người tiêu dùng và khai thác tối đa các loại nhu cầu của thị trường.
Các đặc điểm của kinh doanh
o Kinh doanh ít nhất phải do 1 chủ thể thực hiện được gọi là chủ thể kinh doanh.
Chủ thể kinh doanh có thể là cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp.
o Kinh doanh phải gắn với thị trường, thị trường và kinh doanh gắn với nhau, đi
liền với nhau như hình với bóng, không có thị trường thì không có khái niệm
kinh doanh.
o Kinh doanh phải gắn với sự vận động của vốn, các chủ thể kinh doanh không
chỉ cần có vốn mà phải nắm bắt được hoạt động của vốn.
o Mục đích chủ yếu của kinh doanh là sinh lời.
Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp diễn ra
hết sức gay gắt trên cả hai mặt: quy mô cũng như cường độ. Vũ khí để các doanh
nghiệp cạnh tranh chính là nguồn lực: Sản phẩm, tài chính, con người, khoa học công
nghệ; lợi nhuận là chiến lợi phẩm, khách hàng là đối tượng của kinh doanh, là người
quyết định ai sẽ là người thành