Bài giảng Thị trường ngoại hối và tỷ giá hối đoái

“Thị trường ngoại hối là thị trường diễn ra hoạt động mua bán, trao đổi các loại tiền tệ” Tại sao phát sinh nhu cầu trao đổi tiền tệ? Các giao dịch kinh tế giữa các quốc gia (Thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, tài chính, tín dụng ) làm phát sinh nhu cầu mua bán, trao đổi các đồng tiền, Vì đồng tiền giao dịch là ngoại tệ với ít nhất một bên giao dịch? Ví dụ:

ppt51 trang | Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2310 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Thị trường ngoại hối và tỷ giá hối đoái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 7: THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 7.1 Thị trường ngoại hối: 7.2 Tỷ giá hối đoái 7.3 Tỷ giá và sức cạnh tranh thương mại quốc tế 7.1 Thị trường ngoại hối: 7.1.1 Khái niệm Thị trường ngoại hối “Thị trường ngoại hối là thị trường diễn ra hoạt động mua bán, trao đổi các loại tiền tệ” Tại sao phát sinh nhu cầu trao đổi tiền tệ? Các giao dịch kinh tế giữa các quốc gia (Thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, tài chính, tín dụng…) làm phát sinh nhu cầu mua bán, trao đổi các đồng tiền, Vì đồng tiền giao dịch là ngoại tệ với ít nhất một bên giao dịch? Ví dụ: 7.1.2 Đặc điểm thị trường ngoại hối: Là thị trường toàn cầu, không có giới hạn không gian và thời gian: Sự phát triển của thông tin liên lạc, CNTT Tại một thời điểm luôn có vài trung tâm tài chính hoạt động: Châu Á - TBD (Sidney, Tokyo, Singapore, Hong kong, Bahrain); Châu Âu (Frankfurt, Zurich, Paris, London), Mỹ (New York, Chicago…) Bộ phận giao dịch ngoại hối của các ngân hàng lớn hoạt động 24/24 Giao dịch tập trung về địa lý: Tại các trung tâm tài chính lớn: London, New York, Tokyo, Frankfurt, Singapore: 3 trung tâm London, New York, Tokyo: 55% London: 30% Tập trung về đồng tiền giao dịch: USD, EUR, JPY, GBP, CHF, CAD, AUD USD – 40% (80/200%) Giao dịch tập trung trên thị trường liên ngân hàng: Khối lượng giao dịch lớn: > 2000 tỷ USD 7.1.3 Chức năng của thị trường ngoại hối: Cung cấp dịch vụ trao đổi tiền tệ Cung cấp công cụ bảo hiểm rủi ro ngoại hối Là nơi thực hiện các hoạt động đầu cơ, kinh doanh chênh lệch giá Là nơi NHTW thực hiện can thiệp ngoại hối 7.1.4 Cấu trúc thị trường ngoại hối: Khách hàng mua bán lẻ (Retail clients): Các công ty, nhà đầu tư, tổ chức và cá nhân có nhu cầu mua bán các loại tiền tệ nhằm phục vụ cho hoạt động của mình Ngân hàng thương mại (Commercial Banks): Cung cấp dịch vụ trao đổi Kinh doanh ngoại hối Những nhà môi giới ngoại hối (Foreign Exchange Brokers): Chỉ môi giới, không kinh doanh ngoại hối Tại sao tồn tại các nhà môi giới? Hoạt động chuyên nghiệp, tỷ giá tốt Đảm bảo tính thanh khoản cao cho thị trường, giao dịch không kỳ thị Các ngân hàng trung ương (Central Banks): Quản lý nhà nước Thực hiện can thiệp ngoại hối 7.1.5 Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối: Nghiệp vụ giao ngay (spot operation): Là giao dịch ngoại hối mà thanh toán thực hiện trong khoảng thời gian 2 ngày làm việc sau khi kí kết hợp đồng Nghiệp vụ kì hạn (forward operation): Là giao dịch ngoại hối mà thanh toán thực hiện trong khoảng thời gian từ 3 ngày làm việc trở lên sau khi kí kết hợp đồng Nghiệp vụ hoán đổi (swap): Bao gồm 2 giao dịch là mua một đồng tiền theo tỷ giá giao ngay đồng thời bán kỳ hạn đồng tiền đó sau một khoảng thời nhất định. 2 giao dịch này thực hiện với cùng một đối tác, trong đó tỷ giá mua và bán được thoả thuận vào thời điểm kí kết hợp đồng. Hợp đồng hoán đổi sử dụng phổ biến trong hoạt động ngân hàng và đầu tư Nghiệp vụ quyền chọn (option): Là giao dịch, trong đó người mua hợp đồng có quyền (không phải nghĩa vụ) thực hiện giao dịch (mua hay bán một đồng tiền) với người bán theo giá thoả thuận trước vào một thời điểm nhất định hay trong một khoảng thời gian nhất định. Người bán quyền chọn có nghĩa vụ phải thực hiện hợp đồng khi người mua yêu cầu. Hợp đồng quyền chọn mua (call) và bán (put) Quyền chọn kiểu Châu Âu – thực hiện vào một ngày nhất định; Quyền chọn kiểu Mỹ – thực hiện vào bất cứ thời điểm nào trong thời hạn có hiệu lực. Nghiệp vụ tương lai: Là dạng hợp đồng kỳ hạn đặc biệt, được chuẩn hoá và việc mua bán thực hiện tại các sở giao dịch. Kết quả giao dịch hợp đồng tương lai công bố hàng ngày trên sở giao dịch, Hợp đồng tương lai có thể thanh lý vào bất cứ thời điểm nào. Là công cụ thuận lợi cho bảo hiểm rủi ro, đặc biệt là hoạt động đầu cơ. 7.2. Tỷ giá hối đoái: 7.2.1 Khái niệm và chức năng: Khái niệm: Tỷ giá hối đoái là giá của một đồng tiền biểu thị thông qua một đồng tiền khác Ví dụ: 1 USD = 15000 VND; USD – đồng tiền yết giá, VND – đồng tiền định giá. Ký hiệu: USD/VND = 15000 hay USD:VND = 15000 1 USD = 15000 VND VND/USD = 15000 ↔ 1 USD = 15000 VND Cách thứ nhất trong kinh doanh ngoại hối Cách thứ hai trong sách giáo khoa 7.2.2 Phương pháp yết tỷ giá hối đoái 2 phương pháp: Yết tỷ giá trực tiếp (Direct Quotation): biểu thị giá của 1 đơn vị ngoại tệ thông qua đồng nội tệ Yết tỷ giá gián tiếp (Indirect Quotation): biểu thị giá của 1 đơn vị nội tệ thông qua ngoại tệ Ví dụ: USD/VND = 17000 Thực tế: USD thường yết gián tiếp ↔ Các đồng tiền khác yết trực tiếp (1USD = 1,5 SGD, …): USD/CNY, USD/SGD … Có ngoại lệ: EUR, GBP, AUD, NZD (1 EUR = 1,45 USD; …) Chức năng của tỷ giá hối đoái: Là cơ sở giá cả cho các giao dịch chuyển đổi từ đồng tiền này sang đồng tiền khác nhằm phục vụ các hoạt động thương mại hàng hoá và dịch vụ, tài chính-tín dụng và đầu tư Là cơ sở cho việc so sánh giá cả hàng hoá và dịch vụ trên các thị trường nội địa và thị trường thế giới. Là cơ sở giúp so sánh các chỉ tiêu kinh tế, tài chính của các quốc gia được biểu thị bằng các đồng nội tệ khác nhau. 7.2.3 Phân loại tỷ giá a) Tỷ giá giao ngay và tỷ giá kỳ hạn Tỷ giá giao ngay (Spot Rate) là tỷ giá của các giao dịch giao ngay Tỷ giá kỳ hạn (forward rate) là tỷ giá của các giao dịch kỳ hạn b) Tỷ giá mua và tỷ giá bán Các ngân hàng đồng thời yết tỷ giá mua và tỷ giá bán. Ví dụ: EUR/USD 1,4950 – 1,4955 Tỷ giá đứng trước là tỷ giá mua (Bid Rate), Tỷ giá đứng sau là tỷ giá bán (Offer Rate) Tỷ giá mua (Bid Rate) – 1,4950: tỷ giá mà ngân hàng sẵn sàng mua đồng tiền yết giá – EUR (bán đồng tiền định giá - USD). Tỷ giá bán (Offer Rate): 1,4955 tỷ giá mà ngân hàng sẵn sàng bán đồng tiền yết giá – EUR (mua đồng tiền định giá – USD). c) Tỷ giá chính thức và tỷ giá chợ đen Tỷ giá chính thức (official rate): tỷ giá giao dịch bình quân trong ngày do ngân hàng trung ương công bố Tỷ giá chợ đen: là tỷ giá hình thành trên thị trường ngoài hệ thống ngân hàng d) Phân loại khác: Chế độ tỷ giá thả nổi Chế độ tỷ giá cố định Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết 7.2.4 Tỷ giá chéo (Cross Rate) Khái niệm: là tỷ giá giữa hai đồng tiền được xác định thông qua đồng tiền thứ ba (thường là USD) Ví dụ (nguyên tắc): Singapore: 1 USD = 18.000 VND Việt Nam (HN): 1 USD = 1,5 SGD → 1 SGD = 12.000 VND Tại sao có tỷ giá chéo? Xác định tỷ giá chéo thực tế: Ví dụ: Trên thị trường liên ngân hàng: USD/JPY 113,34 – 113,40 USD/CAD 1,6550 – 1,6555 Xác định tỷ giá chéo mua, bán CAD/JPY Tỷ giá mua CAD/JPY: 1CAD = 113,34/1,6555 = 68,46JPY Tỷ giá bán CAD/JPY: 1CAD = 113,40/1,6550 = 68,52JPY CAD/JPY 68,46 – 68,52 7.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng tới tỷ giá Thu nhập quốc dân (thu nhập thực) Thu nhập thực của 1 quốc gia tăng (các yếu tố khác không đổi) thì đồng tiền quốc gia đó sẽ lên giá Tỷ lệ lạm phát: Nếu tỷ lệ lạm phát của 1 quốc gia cao hơn so với quốc gia khác thì đồng tiền của quốc gia đó có xu hướng giảm giá so với đồng tiền của quốc gia khác (các yếu tố khác ko đổi). Lãi suất chiết khấu: Lãi suất chiết khấu của 1 đồng tiền tăng thì đồng tiền đó thường có xu hướng lên giá Tình trạng cán cân thanh toán (Cán cân vãng lai hay cán cân tổng thể) Cán cân thanh toán của 1 quốc gia thăng dư: nội tệ lên giá; và ngược lại Yếu tố tâm lý: rất phức tạp 7.2.5 Các yếu tố làm phát sinh cung, cầu ngoại tệ a. Các yếu tố làm phát sinh cung ngoại tệ: Xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ Nhận tiền chuyển từ nước ngoài: Nhận viện trợ, tiền lương người lao động chuyển về nước, thu nhập từ đầu tư ra nước ngoài, nhận kiều hối… Đầu tư nước ngoài tiếp nhận (chảy vào) Vốn vay, đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp NHTW bán ra ngoại tệ Đặc tính: Ví dụ: b. Các yếu tố phát sinh cầu ngoại tệ: Nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ Chuyển tiền ra nước ngoài Chi trả tiền lương cho công nhân chuyên gia nước ngoài; Chi trả thu nhập đầu tư: cổ tức, lãi suất Các khoản chuyển tiền khác ra nước ngoài Đầu tư ra nước ngoài: Vốn vay, trực tiếp, gián tiếp NHTW mua vào ngoại tệ Đặc tính: Ví dụ: Về cầu ngoại tệ Về ảnh hưởng tới cung cầu ► tỷ giá 7.2.6 Vai trò của NHTW trong các chế độ tỷ giá: a. Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn (Floating Exchange Rate): Là chế độ, trong đó tỷ giá được xác định hoàn toàn tự do theo qui luật cung cầu trên thị trường ngoại hối mà không có bất cứ sự can thiệp nào của NHTW. Khi cung cầu trên thị trường ngoại hối thay đổi thì tỷ giá sẽ thay đổi Nguyên tắc: Cầu đồng tiền nào tăng, đồng tiền lên giá Cung đồng tiền nào tăng, đồng tiền giảm giá Ví dụ: Thị trường trao đổi USD và VND Cung, cầu USD trên thị trường: S$ và D$. Cung USD – Cung bán USD đổi lấy VND Cầu USD – Cầu mua USD bằng VND Cân bằng Cung-Cầu tại A: tỷ giá cân bằng là 18.000, khối lượng trao đổi 100 tr. USD. Khi Cầu USD tăng (dịch sang phải) tới D’$, cân bằng tại B: tỷ giá tăng tới 18.400 (USD tăng giá), khối lượng trao đổi tăng tới 110 tr. Sinh viên tự xem xét các trường hợp: Cầu USD giảm; Cung USD tăng; Cung USD giảm Xác định tỷ giá thả nổi Q$ E(USD/VND) 0 D$ 100 A S$ 18 D’$ B 18,4 110 Thực tế: Trong chế độ thả nổi hoàn toàn, các NHTW vẫn can thiệp ngoại hối hay tác động gián tiếp tới tỷ giá thông qua chính sách tiền tệ b. Chế độ tỷ giá cố định (Fixed Exchange Rate) Khái niệm: là chế độ tỷ giá mà Ngân hàng Trung ương cam kết can thiệp ngoại hối để cố định tỷ giá tại mức tỷ giá trung tâm được ấn định trước Thông thường, NHTW quy định biên độ (ví dụ + 2%): khi tỷ giá trên thị trường dao động vượt ra ngài biên độ thì NHTW can thiệp. NHTW can thiệp ngoại hối bằng cách mua vào hay bán ra ngoại tệ. Can thiệp ngoại hối Q$ E(USD/VND) 0 D$ Q0 A S$ E0 D’$ C E1 Q1 S’$ B Q2 Ví dụ can thiệp ngoại hối Thị trường USD-VND: Cung S$, Cầu D$ Tỷ giá trung tâm Eo, bằng tỷ giá cân bằng Cung-Cầu. Khi Cung, cầu thị trường thay đổi thì NHTW phải can thiệp để cố định tỷ giá. Ví dụ: Cầu USD tăng (dịch sang phải) tới D’$, nếu NHTW không can thiệp thì tỷ giá sẽ tăng tới E1. Để cố định tỷ giá tại Eo, NHTW bán ra lượng USD (ngoại tệ) là Q0Q2. Cung USD dịch chuyển sang phải 1 khoảng Q0Q2. Tỷ giá xác định tại B: vẫn là Eo (không đổi) Chỉ có lượng trao đổi tăng tới Q2. Sinh viên tự phân tích khi: Cầu USD giảm; Cung USD tăng; Cung USD giảm Các phương pháp cố định tỷ giá: Cố định tỷ giá với đồng tiền được sử dụng thông dụng trong thanh toán quốc tế Cố định tỷ giá với đồng tiền của quốc gia - bạn hàng thương mại chủ yếu: Ví dụ: Butan cố định tỷ giá với đồng rupee của Ấn độ; Namibia và Lecoto cố định tỷ giá với đồng rand của Nam phi… Cố định tỷ giá với các đồng tiền quốc tế như SDR, hoặc các nước EEC (EU) trước đây cố định tỷ giá với đồng ECU, hoặc cố định tỷ giá với rổ các đồng tiền của các bạn hàng thương mại chủ yếu Đặc trưng của chế độ tỷ giá cố định : NHTW của 1 quốc gia thường cố định tỷ giá với một đồng tiền sử dụng phổ biến trong thanh toán quốc tế của quốc gia đó (thường là USD). Tỷ giá với các đồng tiền còn lại thả nổi (tỷ giá chéo). Tỷ giá EUR/VND phụ thuộc ??? Tỷ giá cố định có tính đơn phương. Khi NHTW thường xuyên can thiệp: Liên tục bán ra ngoại tệ, khi dự trữ ngoại hối cạn kiệt thì: (???) NHTW phải phá giá nội tệ Liên tục mua vào ngoại tệ, tới khi không thể tiếp tục mua vào thì phải nâng giá nội tệ c. Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết: (Managed Floating Exchange Rate) Khái niệm: là chế độ tỷ giá, trong đó NHTW can thiệp trên thị trường ngoại hối, nhưng không cam kết cố định tỷ giá hay dao động xung quanh một tỷ giá trung tâm. Mục đích: ảnh hưởng lên tỷ giá Ổn định kinh tế vĩ mô Thay đổi tỷ giá theo chiều hướng có lợi cho phát triển kinh tế. Ví dụ: 7.2.7 Rủi ro ngoại hối a. Khái niệm: Rủi ro ngoại hối là khả năng thiệt hại do sự thay đổi bất lợi của tỷ giá Phân biệt 3 dạng rủi ro: Rủi ro hợp đồng: xuất hiện trong các giao dịch mua, bán tài sản, hàng hoá hay dịch vụ, khi vay hoặc cho vay vốn, chuyển tiền bằng ngoại tệ … Ví dụ: DN Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ giá trị 1 triệu USD, thanh toán sau 1 tháng. Rủi ro là sau 1 tháng tỷ giá là bao nhiêu? Càng cao thì càng lợi. Càng thấp thì lợi nhuận giảm và có thể lỗ Rủi ro kinh tế: là tác động dài hạn của tỷ giá lên hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Ví dụ: Rủi ro ngoại hối hợp nhất: xuất hiện khi tổng hợp tình hình tài chính các công ty con của công ty đa quốc gia. Thực tế, rủi ro hợp đồng là dạng rủi ro thường gặp và có ảnh hưởng lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh b. Bảo hiểm rủi ro ngoại hối (rủi ro hợp đồng): 2 nhóm phương pháp: nội bộ và bên ngoài Phương pháp nội bộ: là các phương pháp mà doanh nghiệp có thể tự thực hiện để giảm rủi ro ngoại hối Đẩy nhanh hoặc trì hoãn thanh toán Bù trừ các khoản thu và chi bằng ngoại tệ Chọn hợp đồng tiền thanh toán thích hợp Thay đổi cơ cấu tài sản có và nợ ngắn hạn Phương pháp bên ngoài: Thông qua thị trường kỳ hạn: Hợp đồng kỳ hạn (forward), tương lai (future), hoán đổi (Swap), quyền chọn (option). 7.3 Tỷ giá và sức cạnh tranh thương mại quốc tế 7.3.1 Tỷ giá danh nghĩa (Nominal Exchange Rate) Khái niệm: là tỷ giá trao đổi số lượng tuyệt đối giữa hai đồng tiền. là tỷ giá mà chúng ta đã định nghĩa, hình thành trên thị trường ngoại hối bởi cung cầu hoặc ấn định bởi Ngân hàng Trung ương. là tỷ giá được sử dụng trong các hợp đồng, giao dịch và thanh toán quốc tế a) Tỷ giá danh nghĩa và sức cạnh tranh thương mại quốc tế: Mức giá trong nước là P (Việt Nam); Mức giá ở nước ngoài là P’ (US); Tỷ giá là E (yết giá trực tiếp – số đơn vị nội tệ đổi 1 đơn vị ngoại tệ: USD/VND). Giả sử, các yếu tố khác không đổi (mức giá trong nước và ở nước ngoài không đổi) Tỷ giá danh nghĩa tăng (16000 tới 17000): ngoại tệ lên giá ↔ nội tệ giảm giá danh nghĩa) Năng lực cạnh tranh về giá được cải thiện ?? Giá xuất khẩu P/E quy ngoại tệ rẻ hơn Giá nhập khẩu quy nội tệ E.P’ sẽ tăng Ngược lại, khi tỷ giá danh nghĩa giảm (từ 17000 xuống 16500: ngoại tệ giảm giá hay nội tệ lên giá), năng lực cạnh tranh về giá giảm: Giá xuất khẩu P/E quy ngoại tệ tăng Giá nhập khẩu quy nội tệ E.P’ sẽ giảm Nếu giá trong nước ở nước ngoài thay đổi, thì nhận định trên có thể không đúng. Ví dụ: Nếu chỉ xem xét ảnh hưởng của tỷ giá danh nghĩa tới năng lực cạnh tranh thương mại quốc tế là không đủ. Cần tính tới cả thay đổi giá trong nước và nước ngoài, tức là tính tỷ giá thực Ví dụ: Vào đầu năm: Tỷ giá USD/VND là 15.000 Giá 1 kg tôm XK của VN: 60.000 VND↔4USD Giá tôm tại Mỹ là 4USD. Vào cuối năm: Tỷ giá USD/VND tăng lên 16.000. Giá 1 kg tôm XK của VN: 72.000 VND↔4,5USD Giá tôm tại Mỹ tăng tới 4,2 USD. Như vậy, dù tỷ giá danh nghĩa USD/VND tăng, nhưng giá tôm XK của VN tăng từ 4 tới 4,5 USD, đắt hơn giá tôm của Mỹ là 4,2USD, Sức cạnh tranh về giá của tôm VN giảm Vì chỉ xem xét ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá danh nghĩa, chưa xem xét thay đổi giá (lạm phát) ở VN và Mỹ b) Tỷ giá thực (Real Exchange Rate): Khái niệm: Tỷ giá thực là tỷ giá phản ánh tương quan sức mua giữa hai đồng tiền trong tỷ giá, tính bằng tỷ giá danh nghĩa được điều chỉnh bởi tương quan giá trong nước và ngoài nước. Er – tỷ giá thực; E – tỷ giá danh nghĩa. E và Er là tỷ giá yết trực tiếp (1NGT = ? NT) P’ là mức giá ở nước ngoài (quốc gia có đồng tiền yết giá – U.S.) P là mức giá ở trong nước (quốc gia có đồng tiền định giá – Việt Nam) = Er Er = E.P’/P Tỷ giá thực biểu thị sự so sánh mức giá nước ngoài và trong nước khi cả 2 mức giá tính bằng nội tệ. Tỷ giá thực tăng (nội tệ giảm giá thực) ► sức cạnh tranh của hàng hoá trong nước tăng lên so với hàng hoá ở ngoài nước về giá cả. (?!) Tỷ giá thực giảm (nội tệ lên giá thực) ► sức cạnh tranh của hàng hoá trong nước giảm Nếu các nhân tố khác không đổi thì: Khi tỷ giá danh nghĩa tăng ► tỷ giá thực tăng Nếu giá không co giãn trong ngắn hạn, thì khi phá giá nội tệ sẽ cải thiện sức cạnh tranh về giá, ít nhất là trong ngắn hạn. Er = E.P’/P Khi lạm phát trong nước tăng: ► Tỷ giá thực giảm và ngược lại: (!?) Khi lạm phát ở nước ngoài tăng: ►Tỷ giá thực tăng, ngược lại: (!?) Lạm phát trong nước cao hơn nước ngoài: ►Tỷ giá thực giảm, ngược lại: (!?) Tỷ giá thực sử dụng để xác định một đồng tiền được định giá thấp hay cao, cụ thể: Nếu Er > 1 ↔ E.P’ > P thì ngoại tệ được coi là định giá thực cao (nội tệ được định giá thấp): Đồng ngoại tệ khi chuyển thành nội tệ có thể mua được nhiều hàng hoá trong nước hơn so với ngoài nước. (EP’ > P → E/P > 1/P’) Khi đồng tiền (nội tệ) của 1 QG được định giá thấp sẽ giúp cải thiện sức cạnh của QG đó Nếu Er < 1 ↔ EP’ < P: thì nội tệ được định giá cao, ngoại tệ được định giá thấp. Nghĩa là mức giá ở nước ngoài qui ra nội tệ sẽ thấp hơn mức giá trong nước Khi đồng tiền (nội tệ) của 1 QG được định giá cao sẽ làm giảm sức cạnh tranh của QG đó Công thức Er = EP’/P là dạng tuyệt đối. Thực tế rất coi trọng sự vận động, thay đổi của tỷ giá thực vì gắn liền với thay đổi năng lực cạnh tranh của 1 quốc gia. Sự thay đổi của tỷ giá thực được biểu thị dưới dạng chỉ số: er: chỉ số tỷ giá thực tại thời điểm t so với 0 e = Et/E0 là chỉ số tỷ giá danh nghĩa tại thời điểm t so với thời điểm 0 Ip và Ip’ là chỉ số giá trong nước và nước ngoài trong khoảng thời gian: 0 - t Ip = Pt/P0 và Ip’ = P’t/P’0 Chỉ số tỷ giá thực tăng, đồng nghĩa ngoại tệ lên giá thực hay nội tệ giảm giá thực; và ngược lại. Câu hỏi: Khi tương quan giá trong nước và nước ngoài không đổi, nếu phá giá nội tệ thì năng lực cạnh canh của quốc gia tăng hay giảm? = e. er Nếu tỷ gía danh nghĩa không thay đổi, lạm phát trong nước cao hơn lạm phát nước ngoài, thì năng lực cạnh tranh của quốc gia tăng hay giảm? c) Tỷ giá thực trung bình (Real Effective Exchange Rate): Tỷ giá song phương: là tỷ giá giữa 2 đồng tiền Thực tế, đồng tiền của 1 quốc gia yết tỷ giá với nhiều đồng tiền Trong một thời kỳ đồng nội tệ có thể lên giá so với 1 số đồng tiền, đồng thời có thể giảm giá so với 1 số đồng tiền khác. Ví dụ tính tỷ giá thực song phương 2002-08: 2007-08: = e. er = 108,0. = 74,7% er = ● = 86,3% Để đánh giá sự thay đổi tỷ giá hối đoái so với tất cả các đồng tiền (các đồng tiền quan trọng trong giao dịch quốc tế của mỗi quốc gia), người ta sử dụng Tỷ giá trung bình. Tỷ giá danh nghĩa trung bình (nominal effective exchange rate - NEER): Khái niệm NEER: là chỉ số tỷ giá trên cơ sở chỉ số trung bình có trọng số của các chỉ số tỷ giá danh nghĩa song phương với các đồng tiền của các quốc gia-đối tác thương mại chủ yếu. Ene = ∑(eniwi) Ene – chỉ số tỷ giá danh nghĩa trung bình của quốc gia (A) eni – chỉ số tỷ giá danh nghĩa song phương với các đồng tiền của quốc gia-bạn hàng chủ yếu i. wi = (Xi + IMi)/(Xtotal + IMtotal) wi – tỷ trọng của quốc gia i trong kim ngạch ngoại thương của QG A với các QG bạn hàng chủ yếu. Xi – xuất khẩu của QG A sang QG i; và IMi – nhập khẩu của QG A từ QG i Xtotal là tổng xuất khẩu của quốc gia A tới các quốc gia bạn hàng chủ yếu. IMtotal là tổng nhập khẩu của quốc gia A từ các quốc gia bạn hàng chủ yếu. Tỷ giá thực trung bình (Real Effective Exchange Rate - REER) Tỷ giá danh nghĩa trung bình chưa phản ánh thay đổi thực tế tỷ giá của 1 quốc gia với các đồng tiền. Do đó cần sử dụng tỷ giá thực trung bình. Khái niệm REER: là tỷ giá danh nghĩa trung bình được hiệu chỉnh bởi sự thay đổi mức giá hoặc mức chi phí sản xuất trong nước và ở nước ngoài, biểu thị động thái thực tế của tỷ giá giữa nội tệ của một quốc gia và các đồng tiền của các quốc gia-bạn hàng chủ yếu. Ere = ∑(eriwi) Ere – chỉ số tỷ giá thực trung bình của quốc gia (A) eri = eni.Ipi/Ip = Eit.Ipi/Ei0.Ip eri – chỉ số tỷ giá thực song phương với các đồng tiền của quốc gia-bạn hàng chủ yếu i. wi = (Xi + IMi)/(Xtotal + IMtotal) wi – tỷ trọng của quốc gia i trong kim ngạch ngoại thương của QG A với các QG bạn hàng chủ yếu. Xi – xuất khẩu của A sang QG i; và IMi – nhập khẩu của A từ QG i Xtotal là tổng xuất khẩu của quốc gia A tới các quốc gia bạn hàng chủ yếu. IMtotal là tổng nhập khẩu của quốc gia A từ các quốc gia bạn hàng chủ yếu. Trong tính toán tỷ giá trung bình, các đánh giá thẩm định một vai trò quan trọng: lựa chọn năm cơ sở để tính các chỉ số của tỷ giá, phương pháp tính tỷ giá bình quân hàng năm, xác định các quốc gia-bạn hàng thương mại chủ yếu (IMF) Ví dụ về chỉ số tỷ giá thực trung bình International Financial Statistics Yearbook, 1996. IMF, 1997 7.4 Thị trường ngoại hối Việt Nam 7.4.1 Quá trình hình thành và phát triển: Thời kỳ trước đổi mới: Kinh tế kế hoạch hóa tập trung, với chế độ tỷ giá cố đ