Nền sản xuất công nghiệp bao gồmrất nhiều lĩnh vực sản xuất kinh
doanh khác nhau, môn học Thiết kế hệthống sản xuất có đối tượng quan tâm
là những công ty sản xuất công nghiệp,trong đó có cả những công ty xử lý
công nghiệp như hóa chất, nhựa, dầukhí, v.v Chương này sẽ giới thiệu
đến người đọc năm chức năng cơ bảncủa mọi dạng hệ thống sản xuất, đó là:
Gia công xử lý, Lắp ráp, Dự trữ nguyênvật liệu, Kiểm tra sửa chữa và Kiểm
soát. Phần cuối chương sẽ thảo luậnđến vai trò và vị trí của môn học Thiết
kế hệ thống sản xuất trong chương trìnhđạo tạo tổng thể Kỹ sư Quản lý côngnghiệp.
16 trang |
Chia sẻ: baothanh01 | Lượt xem: 1004 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Thiết kế hệ thống sản xuất - Chương 1: Tổng quan về môn học thiết kế hệ thống sản xuất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ MÔN HỌC
ền sản xuất công nghiệp bao gồm
rất nhiều lĩnh vực sản xuất kinh
doanh khác nhau, môn học Thiết kế hệ
thống sản xuất có đối tượng quan tâm
là những công ty sản xuất công nghiệp,
trong đó có cả những công ty xử lý
công nghiệp như hóa chất, nhựa, dầu
khí, v.v Chương này sẽ giới thiệu
đến người đọc năm chức năng cơ bản
của mọi dạng hệ thống sản xuất, đó là:
Gia công xử lý, Lắp ráp, Dự trữ nguyên
vật liệu, Kiểm tra sửa chữa và Kiểm
soát. Phần cuối chương sẽ thảo luận
đến vai trò và vị trí của môn học Thiết
kế hệ thống sản xuất trong chương trình
đạo tạo tổng thể Kỹ sư Quản lý công
nghiệp.
N
2
2 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ MÔN HỌC THIẾT KẾ HỆ THỐNG SẢN XUẤT
NỀN SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP
Nền công nghiệp cơ bản bao gồm tất cả các lĩnh vực kinh doanh,
không những trong sản xuất mà còn trong một số ngành khác như
quảng cáo, giao thông Tất cả các ngành liên quan đến công nghiệp
cơ bản đều được liệt kê ở bảng 1.1.
Quảng cáo
Hàng không
Sản xuất xe (xe con, tải, buýt)
Nước giải khát
Vật liệu xây dựng
Ximăng
Hóa chất
Vải
Xây dựng
Dược phẩm, xà phòng, mĩ phẩm
Thiết bị máy móc
Tài chính (ngân hàng, công ty đầu
tư, cho vay)
Thực phẩm
Cung cấp dịch vụ y tế
Khách sạn/ nhà hàng
Bảo hiểm
Công nghiệp nặng
Khai thác (dầu, than, rừng)
Giấy
Phát hành sách
Radio, TV
Đại lý
Đóng tàu
Dệt
Vỏ ruột xe
Thuốc lá
Vận tải
Ở đây, đối tượng quan tâm của chúng ta là những công ty sản xuất
công nghiệp thể hiện trong bảng 1.2.
Ngành công nghiệp Công ty tương ứng
Hàng không
Xe hơi
Nước giải khát
Vật liệu xây dựng
Ximăng
Hóa chất
Vải
Xà phòng, mỹ phẩm
.
Vietnam airline, Jetstar
Toyota, Honda, Trường Hải Auto
Coca-cola, Pepsi-cola, Tribeco
Công ty thép Miền Nam, Thép Zamil ...
Công ty ximăng Sao Mai, Hà Tiên...
Nippon
Công ty May Việt Tiến, May Nhà Bè
Proctor & Gambles, Unilever
1.1
Bảng 1.1.
Các ngành liên quan
đến công nghiệp cơ
bản.
Bảng 1.2.
Các công ty sản xuất
công nghiệp.
3 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ MÔN HỌC THIẾT KẾ HỆ THỐNG SẢN XUẤT
Chúng ta có thể chia sản xuất công nghiệp thành hai dạng là sản xuất
công nghiệp và xử lý công nghiệp.
1. Sản xuất công nghiệp: sản xuất sản phẩm rời rạc, riêng lẻ như xe
hơi, TV, máy tính, máy móc thiết bị hoặc linh kiện nhằm lắp ráp
thành những sản phẩm rời rạc.
2. Công nghiệp xử lý: sản xuất theo quá trình xử lý như hóa chất,
nhựa, dầu khí, chế biến thực phẩm, mỹ phẩm, sắt thép, ximăng
Để phân loại công ty người ta phân thành 3 lớp công ty sản xuất
như sau:
a. Công ty sản xuất cơ bản: Thường sơ chế nguyên vật liệu thô từ
thiên nhiên thành nguyên vật liệu dùng cho một số ngành công
nghiệp khác. Ví dụ: về thép, công ty sơ chế từ quặng sắt thành
phôi nguyên liệu cho một số công ty thép.
b. Công ty sản xuất: Thường gia công, chuyển đổi nguyên liệu
thô thành bán thành phẩm cho một số ngành công nghiệp
khác, hoặc sản phẩm phục vụ đời sống. Ví dụ: thép phôi sẽ
được gia công thành thép dây trong xây dựng hoặc thép chế
tạo dùng trong công nghiệp chế tạo xe.
c. Công ty lắp ráp: Thường sản xuất và lắp ráp sản phẩm sau
cùng phục vụ đời sống. Ví dụ: xe hơi, máy công cụ
CHỨC NĂNG CỦA SẢN XUẤT
Bất kỳ dạng sản xuất nào cũng bao gồm một số chức năng cơ bản từ
việc chuyển đổi nguyên vật liệu đầu vào đến thành phẩm sau cùng,
cụ thể như sau:
1. Gia công, xử lý
2. Lắp ráp
3. Dự trữ và cung cấp nguyên vật liệu
4. Kiểm tra và sửa chữa
5. Kiểm soát quá trình.
Trong đó:
- Chức năng 1, 2 là hai chức năng làm gia tăng giá trị của sản
phẩm
- Chức năng 3, 4 phải được thực hiện trong quá trình sản xuất
nhưng lại không làm gia tăng giá trị sản phẩm trực tiếp.
1.2
4
4 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ MÔN HỌC THIẾT KẾ HỆ THỐNG SẢN XUẤT
Chức năng của sản xuất được thể hiện trong sơ đồ
1. Quá trình gia công
Bao gồm những bước biến đổi bán thành phẩm qua từng giai đoạn.
Trong quá trình này không có nguyên vật liệu hay chi tiết nào được
lắp ráp. Nó bao gồm một quá trình như thay đổi hình dáng, trạng
thái, gia công cơ Quá trình gia công có thể được chia thành một số
bước sau:
a. Gia công cơ bản: Gia công ban đầu từ nguyên vật liệu thô ra hình
dáng ban đầu của sản phẩm
b. Gia công chuyên: Gia công những phần cụ thể của sản phẩm
c. Gia công cơ lý tính: Làm gia tăng cơ tính của vật liệu mà không
làm thay đổi hình dạng của sản phẩm
d. Gia công hoàn chỉnh: Giai đoạn gia công sau cùng để hoàn chỉnh
sản phẩm.
2. Quá trình lắp ráp:
Lắp ráp hoặc kết hợp hai hay nhiều chi tiết đã qua gia công lại với
nhau thành sản phẩm sau cùng. Thông thường quá trình lắp ráp theo
sau quá trình gia công.
3. Dự trữ và cung cấp nguyên vật liệu:
Là quá trình dự trữ nguyên vật liệu cho sản xuất gia công và cung
cấp bán thành phẩm cho những công đoạn tiếp theo của quá trình sản
xuất.
4. Kiểm tra và sửa chữa
Là một phần của quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm và bán
thành phẩm trong quá trình gia công và lắp ráp, thông thường là
kiểm tra sản phẩm sau cùng trước khi xuất xưởng.
1 – Gia công, xử lý
2- Lắp ráp
3 – Dự trữ và cung cấp nguyên liệu
4 – Kiểm tra và sửa chữa
Thành phẩm
Kiểm soát quá trình
Nguyên
vật liệu
Hình 1.1.
Chức năng của sản
xuất.
5 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ MÔN HỌC THIẾT KẾ HỆ THỐNG SẢN XUẤT
5. Kiểm soát
Là nhiệm vụ của các cấp quản lý. Việc kiểm soát ở cấp độ dây
chuyền sản xuất liên quan đến việc đạt được mục tiêu năng suất cụ
thể. Kiểm soát ở cấp độ phân xưởng liên quan đến hiệu quả sử dụng
lao động, bảo trì thiết bị, di chuyển nguyên vật liệu, đóng gói, xuất
hàng, và việc giữ cho chi phí ở mức thấp nhất có thể được.
XỬ LÝ THÔNG TIN TRONG SẢN XUẤT
Trong nhiều công ty hiện nay họ phải tự tổ chức để quán xuyến năm
chức năng của sản xuất. Rất nhiều xí nghiệp sản xuất hàng trăm loại
sản phẩm khác nhau, mỗi sản phẩm bao gồm nhiều chi tiết nên công
việc có thể sẽ rất lớn từ tổ chức, triển khai sản xuất cho đến giao
hàng và thanh lý hợp đồng. Như vậy, bài toán ở đây là việc xử lý
thông tin.
Hình 1.2. thể hiện chu kỳ xử lý thông tin trong nhà máy và nhà máy
giữ vai trò trung tâm.
Thông tin trong sản xuất có thể bao gồm 4 chức năng sau:
1.3
Hình 1.2.
Chu kỳ xử lý thông
tin trong nhà máy.
6
6 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ MÔN HỌC THIẾT KẾ HỆ THỐNG SẢN XUẤT
1- Chức năng kinh doanh
Là việc trao đổi thương thảo với khách hàng. Đây là công việc bắt
đầu và kết thúc chu kỳ xử lý thông tin. Chức năng này được sự tham
gia cỏa một số bộ phận như bán hàng, tiếp thị, dự báo bán hàng,
nhận đơn hàng, kế toán, thu tiền
Một đơn hàng thường xuất phát từ phòng tiếp thị hoặc phòng kinh
doanh, và đơn hàng có thể là một trong ba dạng sau:
a- Đơn hàng cho một yêu cầu cụ thể của khách hàng
b- Đơn hàng mua sản phẩm đã sản xuất sẵn
c- Đơn hàng theo yêu cầu dự báo.
2. Thiết kế sản phẩm
Nếu việc sản xuất sản phẩm theo thiết kế của khách hàng thì công ty
sẽ không tham gia vào quá trình thiết kê mà chỉ tư vấn sao cho chế
tạo thuận lợi nhất có thể được. Thông thường, việc thiết kế trong sản
xuất công nghiệp là do công ty tự đảm nhiệm, chu kỳ thiết kế là từ
khi sản phẩm được thiết kế cho đến khi sản phẩm đến bộ phân tiếp
thị và bán hàng.
Các bộ phận liên quan đến việc thiết kế trong công ty gồm: nghiên
cứu và phát triển, thiết kế kỹ thuật, mẫu thử, và phòng tạo mẫu.
Việc thiết kế bao gồm một số văn bản sau: bản vẽ thiết kế chi tiết,
đặc tính và yêu cầu nguyên vật liệu cấu thành
3. Kế hoạch sản xuất
Văn bản liên quan đến việc hoạch định và triển khai sản xuất từ thiết
kế ban đầu, quy trình công nghệ và triển khai
Công việc trong hoạch định sản xuất bao gồm: quy trình công nghệ,
bảng điều độ sản xuất chính, hoạch định nhu cầu, hoạch định về
năng suất
7 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ MÔN HỌC THIẾT KẾ HỆ THỐNG SẢN XUẤT
4. Kiểm soát sản xuất
Liên quan đến quản lý điều hành và kiểm tra giám sát công việc,
thực hiện triển khai sản xuất.
Một số chức năng kiểm soát như: kiểm tra việc triển khai, tiến trình
sản xuất, mặt bằng thiết bị, kiểm tra tồn kho, kiểm tra chất lượng và
hầu hết các hoạt động liên quan đến sản xuất vận hành.
MỘT SỐ THÔNG SỐ TRONG HỆ THỐNG SẢN XUẤT
Trong sản xuất người ta thường dùng một số khái niệm định lượng
dùng để đánh giá hệ thống sản xuất, cụ thể như sau:
1.4.1. THỜI GIAN SẢN XUẤT
Trong hệ thống sản xuất bất kỳ, quá trình ra đời một sản phẩm
thường qua một số bước công việc như gia công xử lý, lắp ráp từng
cụm và lắp ráp thành phẩm Nó bao gồm một số công đoạn như: cấp
vật liệu, dự trữ, gia công chế tạo, lắp ráp, kiểm tra sửa chữa và
những hoạt động phi sản xuất khác.
Chúng ta chia hoạt động trong quá trình sản xuất (QTSX) thành hai
phần chính:
- Hoạt động sản xuất
- Hoạt động phi sản xuất.
Hoạt động sản xuất (trực tiếp), được thực hiện bởi máy móc, công
nhân, và đặt Ts là thời gian hoạt động sản xuất mỗi chi tiết tại máy
hay trạm làm việc.
Hoạt động phi sản xuất (gián tiếp), bao gồm cấp nguyên vật liệu, dự
trữ, kiểm tra và tất cả các nguyên nhân gây trì hoãn, và đặt Tf là thời
gian cho các hoạt động phi sản xuất.
1.4
8
8 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ MÔN HỌC THIẾT KẾ HỆ THỐNG SẢN XUẤT
Như vậy, thời gian sản xuất được tính bao gồm tổng tất cả thời gian
nêu trên tại mỗi máy/trạm làm việc:
Tsx = ∑(𝑇𝑐 + 𝑄. 𝑇𝑠 + 𝑇𝑓)
𝑛
𝑖=1 𝑖
Trong đó: i – trật tự máy móc trong dây chuyền sản xuất
n – số máy độc lập (trạm làm việc) trong dây chuyền mà
sản phẩm phải đi qua
Q – số lượng sản phẩm mỗi lô; Tc – thời gian chuẩn bị/ cài
đặt.
Trường hợp đặc biệt, nếu tất cả các thời gian thành phần tại mỗi
trạm làm việc là tương đương nhau, chúng ta có:
Tsx = n(Tc + Q.Ts + Tf)
Đối với trường hợp sản xuất đơn chiếc (Q = 1) thì (1.2) có thể viết
lại dưới dạng:
Tsx = n(Tc + Ts + Tf)
Đối với trường hợp sản xuất khối lớn thì Q rất lớn, khi đó Q.Ts rất
lớn và lấn áp tất cả các yếu tố thời gian khác. Đặc biệt, trong trường
hợp sản xuất ổn định (chỉ có một trạm làm việc) khi đó thời gian sản
xuất tương đương là:
Tsx = Q.Ts hay Tsx = Ts (đối với từng sản phẩm)
Tuy nhiên, nếu thời gian gia công QTs không quá lớn so với thời
gian chuẩn bị, khi đó chúng ta có thể phải cộng thêm thời gian chuẩn
bị này vào. Ví dụ, thời gian chuẩn bị là 20 giờ, thời gian gia công đối
với loạt sản phẩm là 50 giờ, lúc này chúng ta không thể bỏ qua 20
giờ chuẩn bị.
Đối với trường hợp dây chuyền sản xuất khối lớn theo dòng gồm n
trạm làm việc độc lập, khi đó thời gian phi sản xuất chủ yếu là thời
9 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ MÔN HỌC THIẾT KẾ HỆ THỐNG SẢN XUẤT
gian di chuyển bán thành phẩm và thời gian cài đặt, chuẩn bị có thể
bỏ qua, thời gian sản xuất bằng thời gian sản xuất ở trạm lâu nhât.
Đây là thời gian sản xuất của một đơn vị sản phẩm, như vậy khi tính
cho nhiều sản phẩm thì ta nhân thời gian này với số lượng sản phẩm
Q cần sản xuất.
Tsx = Q[Td +Max( Ts )i ]
Đối với từng sản phẩm, thời gian sản phẩm lưu trong dây chuyền (đi
từ đầu đến cuối dây chuyền) qua n trạm độc lập được xác định như
sau:
Tsx = n[Td +Max( Ts )i ]
Ví dụ 1.1 Một lô gồm 50 sản phẩm (SP) được sản xuất qua 8 trạm
làm việc trong phân xưởng. Thời gian cài đặt trung bình (chuẩn bị)
cho mỗi trạm là 3 giờ, thời gian sản xuất trung bình 6 phút/1sp/1
trạm. Thời gian phi sản xuất trung bình 7 giờ/1 trạm. Hỏi sau bao
nhiêu ngày thì lô hàng được sản xuất xong? Biết rằng mỗi ngày thời
gian sản xuất 1 ca là 7 giờ.
Giải: Thời gian sản xuất được xác định theo phương trình (1.2)
Tsx = 8(3 + 50x0.1 + 7) = 120 giờ
Số ngày cần thiết là:
120
7
= 17,14 ngày
1.4.2. NĂNG SUẤT
Năng suất của 1 QTSX hay lắp ráp thường được tính theo giờ hay
nói cách khác số đơn vị sản phẩm được sản xuất mỗi giờ và được ký
hiệu Rp.
Đối với sản xuất theo lô từ phương trình (1.2), nếu thời gian gia
công tại mỗi trạm là giống nhau, và không xét thời gian phi sản xuất,
ta có thời gian sản xuất trung bình mỗi lô tại mỗi máy (trạm làm
việc) là T1.
10
10 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ MÔN HỌC THIẾT KẾ HỆ THỐNG SẢN XUẤT
𝑇1
𝑛
=
𝑇𝑠𝑥
𝑛
= TTB = Tc + Q.Ts
Trong trường hợp tổng thời gian giữa các trạm (thời gian sản xuất
mỗi máy khác nhau), khi đó ta xét năng suất riêng tại từng trạm. Giả
sử tại trạm thứ k như sau:
Tl, k = Tc, k + Q.Ts,k
Giả sử tỉ lệ sản phẩm hỏng là q thì sản lượng thực tế là :
𝑄
1−𝑞
𝑇1
𝑛
= Tc +
𝑄
1−𝑞
.Ts
Thời gian sản xuất trung bình của 1 đơn vị sản phẩm đối với một
máy bất kỳ:
Tp =
𝑇1
𝑛.𝑄
Vậy năng suất của một máy bất kỳ:
Rp =
1
𝑇𝑝
=
𝑛.𝑄
𝑇1
Đối với sản xuất đơn chiếc (Q = 1), thời gian sản xuất là:
Tp = Tc + Ts
Đối với sản xuất khối lớn theo sản lượng, năng suất bằng tỉ số chu
kỳ máy (đúng bằng thời gian sản xuất Ts) bởi vì thời gian chuẩn bị
nhỏ hơn rất nhiều so với thời gian sản xuất có thể được bỏ qua, nên:
Rp =
1
𝑇𝑠
Đối với sản xuất khối lớn dạng dây chuyền, thời gian sản xuất gần
bằng thời gian chu kỳ của dây chuyền [Td + max(Ts)i].
11 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ MÔN HỌC THIẾT KẾ HỆ THỐNG SẢN XUẤT
Thành phần của thời gian gia công tại trạm bất kỳ: thời gian này bao
gồm ba phần cơ bản đó là:
- Thời gian gia công thực sự Tm
- Thời gian đưa bán thành phẩm vào và lấy bán thành phẩm ra
sau gia công của từng chi tiết (thời gian chuẩn bị cho từng sản
phẩm) Th
- Thời gian lắp dụng cụ, đồ gá Tt
Như vậy tổng thời gian tại mỗi trạm là:
Ts = Tm + Th + Tt
1.4.3. CÔNG SUẤT
Thuật ngữ công suất hay công suất sản xuất dùng để chỉ tỉ lệ lớn
nhất thành phẩm của phân xưởng đó hay một thiết bị nào đó. Thông
số vận hành là số ca làm việc trong ngày, số ngày làm việc trong
tuần, số lượng công nhân
Thông thường công suất sản xuất được đo theo đơn vị sản lượng đầu
ra như tấn thép được sản xuất, số xe hơi xuất xưởng, số lít dầu thô
được tinh chế đối với dạng sản xuất nhỏ thì có thể dùng giờ lao
động hoặc giờ máy.
Để xác định công suất, chúng ta phải xác định chúng tùy thuộc vào
mô hình sản xuất. Nếu đặt công suất phân xưởng là CS, thì CS được
tính theo số lượng thành phẩm trong một đơn vị thời gian (ngày,
tuần, tháng).
CS = W.S.H.Rp
Trong đó: W – số trạm làm việc (số máy trong phân xưởng), một
trạm làm việc có thể có một công nhân/ một máy, hoặc máy tự động
không có công nhân
Rp – năng suất tính theo giờ; H – số giờ làm việc mỗi ca
S – số ca làm việc trong đơn vị thời gian.
12
12 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ MÔN HỌC THIẾT KẾ HỆ THỐNG SẢN XUẤT
Ví dụ 1.2 Trong một phân xưởng có 6 máy tiện cùng sản xuất một
loại sản phẩm, phân xưởng sản xuất 10 ca một tuần, thời gian thực
cho sản xuất một ca là 6.4 giờ, năng suất trung bình 17 sản phẩm
một giờ. Hãy xác định công suất của phân xưởng sản xuất hàng
tuần?
CS = 6 x 10 x 6.4 x 17 = 6528 SP/ tuần
Nếu chúng ta giả sử sản phẩm đi qua N máy (dây chuyền bao gồm N
máy) trong quá trình sản xuất thì công suất được tính như sau:
𝐶𝑆 =
𝑊. 𝑆. 𝐻. 𝑅𝑝
𝑁
Như vậy từ công thức trên ta thấy rằng tỷ số (W/N) chính là số dây
chuyền sản xuất trong phân xưởng.
Nếu chúng ta thay thế CS bằng nhu cầu hàng tuần D thì chúng ta có
công thức sau:
𝑊. 𝑆. 𝐻 =
𝐷. 𝑁
𝑅𝑝
Công thức này thể hiện 3 thành tố quyết định đến việc tăng hay giảm
công suất sản xuất.
Trong trường hợp nhiều sản phẩm thì vế phải của công thức (1.11) là
tổng của tất cả nhu cầu thành phần nhân cho số máy và chia cho
năng suất.
Ví dụ 1.3 3 sản phẩm được sản xuất tại trạm làm việc giống nhau,
dữ liệu quá khứ được cho trong bảng sau:
Sản phẩm Nhu cầu hàng tuần Năng suất (SP/giờ)
1
2
3
600
1000
2200
10
20
40
13 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ MÔN HỌC THIẾT KẾ HỆ THỐNG SẢN XUẤT
Hãy xác định số trạm làm việc thực tế để thỏa mãn nhu cầu, biết
rằng phân xưởng sản xuất 10 ca một tuần, và thời gian sản xuất thực
tế là 6,5 giờ/ca, số máy trong một trạm N = 1.
Giải Số giờ sản xuất của:
Sản phẩm 1:
𝐷1
𝑅𝑝
=
600
10
= 60 𝑔𝑖ờ
Sản phẩm 2:
𝐷2
𝑅𝑝
=
1000
20
= 50 𝑔𝑖ờ
Sản phẩm 3:
𝐷3
𝑅𝑝
=
2200
40
= 55 𝑔𝑖ờ
Tổng thời gian yêu cầu là: (60 + 50 + 55) = 165 giờ
Thời gian cho một trạm làm việc là: 10x6.5 giờ = 65 giờ
Số trạm làm việc là 165/65 = 2.54 trạm làm việc
Vậy số trạm làm việc tối thiểu là 3 trạm làm việc thì mới đáp ứng
được nhu cầu của 3 sản phẩm nói trên.
1.4.4. HIỆU SUẤT (ĐỘ HỮU DỤNG)
Là tỷ lện mức độ sử dụng nguồn lực (công suất) hay nói cách khác
hiệu suất chính là tỷ lệ phần trăm giữa sản phẩm đầu ra đối với công
suất, người ta có thể tính hiệu suất cho phân xưởng, công nhân,
máy
Ví dụ 1.4 Một dây chuyền sản xuất có thể hoạt động hết công suất
65 giờ/ tuần và năng suất của dây chuyền là 20 SP/giờ. Trong tuần
14
14 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ MÔN HỌC THIẾT KẾ HỆ THỐNG SẢN XUẤT
vừa qua dây chuyền chỉ sản xuất được 1000 thành phẩm, và thời
gian còn lại là thời gian chết.
Xác định công suất thực của dây chuyền. Xác định hiệu suất của dây
chuyền trong tuần vừa qua.
Giải: Công suất dây chuyền là
CS = 65 x 20 = 1300 sản phẩm/ tuần
Hiệu suất dây chuyền là:
𝐻𝑆 =
1000
1300
= 76,92 %
Thời gian sản xuất thực sự trong tuần:
𝐻 =
1000
20
= 50 𝑔𝑖ờ
VAI TRÒ CỦA MÔN HỌC
Để hiểu vị trí của môn học Thiết kế hệ thống sản xuất trong chương
trình đào tạo Kỹ sư Quản lý công nghiệp, người học cần có cái nhìn
tổng thể về sơ đồ cấu trúc hoạt động của một tổ chức. Mọi tổ chức
khi tạo ra sản phẩm và dịch vụ đều phải thực hiện ba chức năng. Các
chức năng này là những nhân tố cần thiết cho việc sản xuất và tồn tại
của một tổ chức. Đó là:
1. Marketing: Marketing để tạo ra nhu cầu cho sản phẩm hoặc
dịch vụ.
2. Sản xuất/ vận hành: để tạo ra sản phẩm.
3. Tài chính/ kế toán: để theo dõi hoạt động của tổ chức, thanh
toán các hóa đơn, thu tiền từ khách hàng.
Các trường đại học, nhà thờ, và các tổ chức kinh tế tất cả đều thực
hiện những chức năng này. Hình 1.3. minh họa cách tổ chức bộ máy
1.5
15 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ MÔN HỌC THIẾT KẾ HỆ THỐNG SẢN XUẤT
của một ngân hàng, một hãng hàng không, và một công ty sản xuất
để hoàn thành ba chức năng này.
Ngân hàng thương mại
Vận hành
Lập kế hoạch thu ngân
Kiểm tra việc thanh toán
Thu tiền
Xử lý giao dịch
Thiết kế văn phòng/ mặt
bằng
Bảo trì
An ninh
Tài chính
Đầu tư
Chứng khoán
Bất động sản
Kế toán
Kiểm toán
Marketing
Cho vay
Thương mại
Công nghiệp
Tài chính
Cá nhân
Cầm cố
Phòng ủy thác
Hàng không
Tài chính/ Kế toán
Kế toán
Kế toán thanh toán
Kế toán công nợ
Kế toán tổng hợp
Tài chính
Kiểm soát nguồn tiền
Giao dịch quốc tế
Marketing
Quản lý vận chuyển
Đặt chỗ trước
Lập kế hoạch
Thuế (giá)
Bán hàng
Quảng cáo
Vận hành
Trang thiết bị trợ giúp
mặt đất
Bảo trì
Điều hành mặt đất
Bảo trì thiết bị
Phục vụ ăn uống
Điều hành bay
Kế hoạch bay
Bay
Liên lạc
Điều vận
Khoa học quản lý
Hình 1.3a Sơ đồ tổ chức của một ngân hàng thương mại.
Hình 1.3b Sơ đồ tổ chức của một hãng hàng không.
16
16 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ MÔN HỌC THIẾT KẾ HỆ THỐNG SẢN XUẤT
Sơ đồ hình 1.3 cho chúng ta thấy chức năng Vận hành là một trong
ba chức năng chính của mọi tổ chức, và nó có liên quan mật thiết với
các chức năng còn lại. Hiểu được chức năng Vận Hành tức là hiểu
được công việc của một nhà Quản lý sản xuất trong công ty. Hiểu
được công việc của một nhà quản lý sẽ giúp chúng ta phát triển các
kỹ năng cần thiết để trở thành một nhà quản lý giỏi.
Như vậy, môn học Thiết kế hệ thống sản xuất cung cấp cho sinh viên
các kiến thức thuộc về lĩnh vực Vận hành, đây là chức năng quan
trọng trong số các chức năng của một công ty sản xuất.
Sản xuất
Vận