Các nhà vi sinh vật học làm việc chủyếu với các giống vi sinh vật thuần khiết. Đó là các thế hệ sinh ra từnhững tế bào riêng biệt. Trong không khí, trên bề mặt các đồ vật trong phòng thí nghiệm, ngay cả trên quần áo, chân tay đều luôn có một lượng rất lớn các loại vi sinh vật, do vậy cần phải quan tâm tới việc giữ thuần khiết các giống vi sinh vật dùng trong nghiên cứu. Khi làm việc trong phòng thí nghiệm vi sinh vật học, cần phải tuân chỉnghiêm ngặt các qui tắc nhất định
20 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 4895 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng thực tập môn vi sinh vật đại cương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
*******
Bài giảng thực tập
MÔN VI SINH VẬT ĐẠI CƯƠNG
Giảng viên: TS. Nguyễn Thị Thanh Thuỷ
Hà nội, 2009
BÀI 1: YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÔNG VIỆC TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM VSV
CÁCH SỬ DỤNG MÁY MÓC – CÁCH BAO GÓI DỤNG CỤ THUỶ TINH
Các nhà vi sinh vật học làm việc chủ yếu với các giống vi sinh vật thuần khiết. Đó
là các thế hệ sinh ra từ những tế bào riêng biệt. Trong không khí, trên bề mặt các đồ
vật trong phòng thí nghiệm, ngay cả trên quần áo, chân tay… đều luôn có một
lượng rất lớn các loại vi sinh vật, do vậy cần phải quan tâm tới việc giữ thuần khiết
các giống vi sinh vật dùng trong nghiên cứu. Khi làm việc trong phòng thí nghiệm
vi sinh vật học, cần phải tuân chỉ nghiêm ngặt các qui tắc nhất định
YÊU CẦU ĐỐI VỚI PHÒNG THÍ NGHIỆM VI SINH VẬT HỌC
Phòng luôn phải được giữ gìn sạch sẽ. Trong thực tế, để tiêu diệt vi sinh vật trong
không khí và trên bề mặt các đồ vật, ta có thể dùng các biện pháp khử trùng khác nhau.
Không khí
Thường được làm sạch bằng phương pháp thông gió. Phải thông gió liên tục trong
30-60 phút. Thông gió sẽ làm thấp rõ rệt số lượng vi sinh vật trong không khí, nhất
là khi có chênh lệch về nhiệt độ giữa trong và ngoài phòng.
Một cách làm sạch không khí khác có hiệu quả hơn và thường được sử dụng hơn,
đó là việc chiếu bằng tia tử ngoại. Loại tia này có tác động chống vi sinh vật cao,
làm chết không những các tế bào dinh dưỡng mà các bào tử của vi sinh vật nữa.
Để khử trùng không khí cần chiếu tia tử ngoại từ 30 phút đến vài giờ tùy theo mức
độ nhiễm bẩn của không khí.
Chú ý: tránh không để các tia tử ngoại chiếu trực tiếp hoặc chiếu phản xạ lên mắt.
Trong các phòng nhỏ, không nên ở trong đó khi đang bật đèn tử ngoại.
Sàn nhà, tường và bàn ghế
Được làm sạch bằng máy hút bụi, lau chùi bằng một số hoá chất khử trùng (dung
dịch nước cloramin 0,5-3%)
Làm vệ sinh trước và cả sau khi làm thí nghiệm
Trên bàn làm việc không để các vật dụng không cần thiết. Phải có nhãn ghi trên tất
cả các lọ hoá chất, các lọ dung dịch đã pha chế và phải đặt ở chỗ xác định
Trong phòng thí nghiệm phải mặc áo blouse khi làm việc, không được phép ăn,
uống, hút thuốc lá.
NGUYÊN TẮC LÀM VIỆC VỚI CÁC GIỐNG VI SINH VẬT
Trong điều kiện phòng thí nghiệm, vi sinh vật được nuôi cấy trên các môi trường
dinh dưỡng (đặc hoặc lỏng đựng trong các ống nghiệm, đĩa Petri hoặc các bình thuỷ
tinh. Dụng cụ thuỷ tinh và môi trường dinh dưỡng đều đã được khử trùng trước.
Cấy là công việc đưa các tế bào vi sinh vật vào các môi trường đã được khử trùng.
Khi cấy (hoặc cấy chuyển) phải tiến hành theo những qui tắc xác định, đảm bảo giữ
cho các giống nghiên cứu khỏi bị nhiễm vi sinh vật ở môi trường xung quanh
Thực tập VSV N.T.T.Thủy 2
Trước khi cấy: ghi lên ống nghiệm (đĩa Petri hoặc bình thuỷ tinh) tên giống, tên
môi trường, ngày nuôi cấy. Có thể viết bằng bút viết kính hoặc viết lên các nhãn
giấy rồi dán vào dụng cụ
Trong khi cấy: Khi lấy tế bào vi sinh vật trong môi trường đặc để cấy hoặc làm tiêu
bản, người ta sử dụng các que cấy đầu tròn hoặc đầu nhọn. Để lấy các tế bào vi sinh
vật trong môi trường lỏng, người ta thường dùng các pipet đã khử trùng.
Cách tiến hành
Khử trùng đầu que cấy trước khi lấy tế bào vi sinh vật. Hơ nóng đỏ đầu que cấy và
làm nóng cả phần cán. Đưa que cấy đã khử trùng vào các dụng cụ chứa vi sinh vật.
Để tránh làm chết vi sinh vật, trước hết phải áp que cấy vào mặt trong của các dụng
cụ thuỷ tinh hoặc vào phần môi trường chứa vi sinh vật cho nguội rồi mới dùng để
lấy một lượng nhỏ sinh khối vi sinh vật.
Các thao tác đều được thực hiện bên cạnh ngọn lửa (không phải bên trên ngọn lửa)
và phải tiến hành thật nhanh để tránh nhiễm các VSV ở môi trường xung quanh.
Việc cấy vi sinh vật vào các môi trường vô trùng tốt nhất là được thực hiện trong
phòng vô trùng
Sau khi cấy
Các tế bào vi sinh vật còn lại ở đầu que cấy sau khi cấy hoặc làm tiêu bản được đốt
cháy trên ngọn lửa. Phải đốt từ phần dây kim loại sát với đầu que cấy để làm cho
các tế bào vi sinh vật còn lại bị khô đi và không tạo thành khí dung (aerosol) làm
nhiễm bẩn không khí, sau đó đặt thẳng đứng và nung đỏ đầu que cấy.
Đối với hình thức lấy mẫu, cấy bằng pipet vô trùng, sau khi tiến hành xong, pipet
phải được nhanh chóng ngâm vào các dung dịch khử trùng (dung dịch cloramin 0,5-
3% hay dung dịch phenol 3-5%)
Sau khi cấy phải đặt ống nghiệm (hoặc các dụng cụ khác có nuôi cấy vi sinh vật)
vào các tủ định ôn (thermostab)
Đối với các dụng cụ nuôi cấy vi sinh vật đã dùng xong, cần phải khử trùng bằng nồi
hấp áp lực (autoclave) rồi mới đem đi rửa. Phải đổ lên bề mặt các môi trường đặc đã
dùng xong một lớp dung dịch khử trùng, để trong 1 ngày, sau đó mới đổ và cọ rửa.
Xử lý không cẩn thận các dụng cụ nuôi cấy vi sinh vật sẽ có thể dẫn đến hiện tượng
khí dung vi khuẩn (baterial aerosol)
NGUYÊN TẮC GHI CHÉP THÍ NGHIỆM
Sổ ghi chép các công việc thí nghiệm là tài liệu cho phép kiểm tra sự chính xác của
các kết quả thu được. Phải ghi chép cẩn thận, rõ ràng theo một trật tự xác định.
-Tên thí nghiệm, ngày bắt đầu và ngày kết thúc
- Đối tượng nghiên cứu
- Những điều kiện tiến hành thí nghiệm
- Nguyên tắc cơ bản của phương pháp phân tích đã sử dụng
- Những kết quả thu nhận được
Thực tập VSV N.T.T.Thủy 3
Chú ý
- Phải ghi chép tỉ mỉ các kết quả thu được, các số liệu phải ghi thành từng
bảng, nếu cần thiết phải vẽ biểu đồ, đồ thị
- Có quan sát, nhận xét, kết luận của bản thân
- Không ghi chép vào các mảnh giấy rời
CÁCH SỬ DỤNG MỘT SỐ MÁY MÓC
Trong phòng thí nghiệm có một số loại máy móc thường xuyên được sử dụng, vì
vậy cần phải nắm vững cách vận hành và bảo dưỡng các máy móc đó
1.NỒI ẤP ÁP LỰC (AUTOCLAVE)
Nguyên lý
Phương pháp sử dụng nồi hấp áp lực dựa trên nguyên tắc làm gia nhiệt các vật bằng
hơi nước bão hoà dưới áp suất lớn hơn áp suất khí quyển. Khi áp suất tăng, nhiệt độ
cũng tăng theo (bảng)
Bảng. Nhiệt độ hơi nước bão hoà ở các áp suất khác nhau
Áp suất (atm)
Bình thường Cao (áp suất bổ sung)
Nhiệt độ (oC)
1,0 - 100
1,0 0,5 112
1,0 1,0 121
1,0 1,5 128
1,0 2,0 134
Tác dụng phối hợp giữa nhiệt độ cao và áp suất đảm bảo cho việc khử trùng thực
hiện được tốt. Khi hấp, áp lực sẽ tiêu diệt cả tế bào & sinh dưỡng lẫn bào tử của vi
sinh vật
Chú ý: khi ghi chế độ khử trùng bằng các đơn vị áp suất 0,5; 1,0; 1,5; 2,0 atm… có
nghĩa là nói đến áp suất bổ sung.
Cấu tạo
Nồi hấp thường có các cấu trúc khác nhau nhưng cấu tạo về mặt nguyên lý của bất
kỳ nồi hấp áp lực nào cũng là như nhau.
Cách sử dụng
- Đổ nước vào nồi hấp với lượng thích hợp (đến vạch chuẩn trên ống thuỷ tinh đặt dưới
phễu rót nước). Nước phải đủ, không nên đổ quá vì khi sôi nước có thể lọt vào ống dẫn
đến áp kế và làm sai lạc chỉ số áp. Nếu đổ ít, hiệu quả khử trùng kém, có thể gây cháy
nồi. Tốt nhất nên dùng nước cất cho vào nồi hấp vì nó sẽ không tạo ra canxi.
- Các đồ dùng phải bao gói kỹ rồi mới xếp vào nồi hấp. Đồ nặng ở trên. Không nên
xếp dụng cụ quá sát nhau để hơi nước có thể di chuyển dễ dàng
- Các môi trường đem khử trùng được rót không quá nửa chiều cao của dụng cụ
chứa chúng. Các dụng cụ có môi trường được đậy bằng nút bông để ngăn cản các vi
Thực tập VSV N.T.T.Thủy 4
sinh vật trong không khí nhiễm vào môi trường. Tuy nhiên nút cũng không nên quá
chặt, gây ảnh hưởng tới sự cung cấp không khí cho giống nuôi cấy
- Đật nắp nồi hấp, vặn chặt khoá, đóng van thông hơi.
- Đun nóng (có thể bằng điện hoằng bằng hơi đốt) khi kim áp kế chỉ đến vạch
0,5atm thì mở van thông hơi để loại hết không khí có sẵn trong nồi hấp ra. Do trong
cùng một áp suất, nhiệt độ của hơi nước đơn thuần sẽ cao hơn nhiệt độ của hỗn hợp
giữa hơi nước và không khí, như vậy tác dụng khử trùng của hơi nước đơn thuần lên
tế bào vi sinh vật sẽ mạnh lên rất nhiều
- Khi kim áp kế trở về 0, đóng van thông hơi, áp suất sẽ tăng dần tới mức cần thiết.
Lúc đó chỉ cần điều chỉnh nguồn nhiệt để duy trì trạng thái này theo thời gian đã
định trước (Hiện nay, trong phần lớn các phòng thí nghiệm, các nồi hấp áp lực đã
được trang bị đầy đủ thiết bị chỉnh nhiệt độ, áp lực và thời gian..)
- Khi đã đủ thời gian khử trùng, đợi áp suất trong nồi hạ dần tới vạch số 0, mở van
thông hơi xả hết khí. Vặn ốc, mở nắp, lấy các đồ dùng đã được khử trùng ra.
2.TỦ ĐỊNH ÔN (THERMOSTAB)
Đây là thiết bị quan trọng trong nuôi cấy vi sinh vật. Nhiệt độ trong tủ có thể thay
đổi từ 0-60oC. Nhiệt độ khi đã được xác định sẽ được duy trì ổn định trong suốt thời
gian nuôi cấy.
Cấu tạo
Bao gồm 2 lớp:
- Lớp trong là lớp kim loại dẫn nhiệt và giữ nhiệt độ bên trong của tủ
- Lớp ngoài là lớp kim loại dầy hơn và bao bọc bên trong một lớp cách nhiệt
Giữa lớp trong và lớp ngoài thường là khoảng rỗng giữ cho nhiệt độ ít biến đổi
Trong tủ có mắc bộ phận cảm ứng nhiệt để báo nhiệt độ lên xuỗng cho rơle hoạt động
Phía mặt ngoài của tủ có các núm điều chỉnh nhiệt độ
Các điểm cần chú ý khi sử dụng
- Phải xem điện thế của máy với nơi đặt máy có giống nhau không. Nếu khác nhau
phải dùng biến thế điện
- Khi dùng lần đầu phải xem bộ phận điều chỉnh nhiệt có làm việc tốt không, nhhiệt
độ trong tủ có ổn định không
- Cửa tủ luôn đóng kín trừ khi lấy hoặc cho nguyên liệu vào nuôi cấy
- Luôn dảm bảo sạch sẽ, khô ráo trong tủ. Cho máy chạy thường xuyên nhất là
những ngày trời ẩm
Thực tập VSV N.T.T.Thủy 5
3. TỦ SẤY
Nguyên lý
Đây là phương pháp dùng để khử trùng các dụng cụ thuỷ tinh bằng không khí nóng.
Công việc này được thực hiện trong tủ sấy ở nhhiệt độ 165-180oC trong vòng 2 giờ.
Khi đó có thể tiêu diệt cả tế bào sinh dưỡng và bào tử của vi sinh vật
Cấu tạo
Tủ sấy có cấu tạo bởi các vật liệu chịu nhiệt, thường bằng kim loại hoặc amiăng.
Trong tủ có các ngăn, phía trên có lỗ để cắm nhiệt kế sao cho bầu thuỷ ngân của
nhiệt kế phải đặt ở bên trong tủ, cách thành trên của từ 6-8cm. Không nên đặt sát
thành tủ vì nhiệt độ ở đó thường cao hơn nhiệt so với trong tủ. Việc duy trì nhiệt độ
cần thiết được thực hiện nhờ thiết bị điều hoà nhiệt (thermoregulator)
Cách sử dụng
- Các dụng cụ đã chuẩn bị tốt được đưa vào tử sấy. Không nên xếp quá khít nhau để
không khí có thể lưu thông và làm nóng đều các vật cần khử trùng.
- Đóng kín cửa tủ và các lỗ không khí, bật công tắc điện. Khi nhiệt độ lên tới 165-
180oC thì duy trì nhiệt độ này trong vòng 2 giờ
Chú ý: nếu nhiệt độ xuống thấp thì tác dụng khử trùng không còn, nếu nhiệt độ quá
cao, lớn hơn 180oC sẽ gây cháy giấy.
- Khử trùng xong, tắt công tắc điện nhưng không được mở cửa tủ trước khi nhiệt độ
hạ xuống dưới 80oC, nếu không sẽ gây nứt và làm ảnh hưởng đến tính vô trùng của
các dụng cụ.
CÁCH XỬ LÝ DỤNG CỤ THỦY TINH
Đối với dụng cụ thuỷ tinh mới, dụng cụ thuỷ tinh trước và sau khi làm thí nghiệm,
cần chú ý hai nhiệm vụ chính là trung tính và rửa các dụng cụ này.
Phương pháp trung tính dụng cụ thuỷ tinh
Phương pháp này được sử dụng nhằm tránh sự thay đổi pH gây ra từ các dụng cụ
chứa vào trong môi trường nuôi cấy
Phương pháp thử: lấy nước trung tính (pH=7) cho vào trong dụng cụ thuỷ tinh, đem
hấp ở nhiệt độ cao khoảng 30’ -> 1 giờ. Lấy ra, để nguội, thử pH. Nếu pH>7, ngâm
dụng cụ này vào dung dịch HCl 2% trong 10giờ. Sau khi thử lại thấy chưa trung
tính thì tiến hành ngâm tiếp. Nói chung dụng cụ thuỷ tinh đều kiềm
Rửa các dụng cụ thuỷ tinh
Dụng cụ mới
Dùng chổi lông sát xà phòng rửa sạch trong, ngoài dụng cụ, rửa xong để dốc ngược
cho khô nước
Dụng cụ sau khi dùng
Ống nghiệm: Dùng xong qua khử trùng trong nồi hấp áp lực hay ngâm trong dung
dịch lyzol 2% trong 24 h
Thực tập VSV N.T.T.Thủy 6
Đổ các vật phẩm trong ống nghiệm ra, dùng xà phòng rửa sạch trong, ngoài ống.
Tráng sạch, để ráo.
Nếu bằng cách trên chưa sạch thì có thể ngâm vào dung dịch KMnO4 0,2% trong một
đêm, vớt ra, dùng dung dịch HCl 0,2% để tẩy thuốc tím. Sau đó rửa sạch như trên
Một số dung dịch có thể dùng để rửa (ngâm trong 24h)
NaOH 4% ; HCl 0,2% ; HNO3 20% ; Na3PO4 5% ;H2SO4 20%
- Pipette: dùng xong ngâm trong dung dịch fenol 5%, sau đó ngâm vào dung dịch
NaOH 0,4%
- Đĩa Petri: dùng vải xát xà phòng rửa bên trong và các góc quanh đĩa, úp sấp đĩa,
cọ sát bên ngoài. Rửa bằng nước sạch nhiều lần, để ráo.
- Chai lọ: Trước khi rửa, đổ hết các chất còn lại trong chai, lọ ra. Ngâm nước 1-2
ngày. Dùng dung dịch xà phòng đặc rửa sạch, xúc rửa bên trong nhiều lần, xúc rửa
lại với dung dịch HCl 0,2%. Tráng sạch, để ráo.
- Đối với các lọ đựng thuốc nhuộm, cần ngâm trong dung dịch HCl hay cồn, sau đó
dùng nước rửa sạch.
- Phiến kính: Nếu phiến kính có dầu, trước khi rửa phải lau sạch, ngâm phiến kính
vào dung dịch credin 2% hoặc dung dịch fenol 5%. Có thể ngâm trong dung dịch
HgCl2 0,1% hay dung dịch lyzol 5%. Đun trong nước xà phòng 5 phút. Rửa sạch, để
khô. Có thể giữ phiến kính trong cồn, khi dùng lấy ra lau khô, hơ lên lửa. Như vậy
tránh được bụi, phiến kính sẽ sạch hơn.
BAO GÓI DỤNG CỤ THỦY TINH
Các dụng cụ thuỷ tinh chiếm một phần lớn trong các dụng cụ phòng thực tập vi sinh
vật học. Việc xử lý và bao gói các dụng cụ này có liên quan trực tiếp tới kết quả tiến
hành. Dụng cụ phải được lựa chọn đúng qui cách, đảm bảo chất lượng, phải được
xử lý tốt, không có vết bẩn và không chứa tạp chất. Bao gói phải đạt tiêu chuẩn khi
khử trùng và thuận tiện khi sử dụng.
Trước khi hấp khử trùng dụng cụ, vật liệu, cần phải tiến hành bao goí kỹ càng và
đúng kỹ thuật để thuận tiện cho công việc khử trùng, tránh hiện tượng nứt vỡ hay bị
tạp nhiễm sau khi hấp
Cách làm nút bông
Làm bằng bông không thấm nước (bông mỡ) loại sợi dài. Cắt bông thành miếng nhỏ
hình vuông 7-8cm. Tuỳ theo đường kính miệng ống nhỏ hay to mà ta có thể thay
đổi kích thước của miếng bông cho phù hợp
Chú ý
- Nút bông cho ống nghiệm không dài quá 4 cm
- Không làm nút bông quá chặt gây vỡ ống nghiệm
- Không làm nút bông quá lỏng vì dễ bị nhiễm tạp
- Làm nút bông cho các bình lớn phải bọc thêm vải thưa hoặc gạc ở ngoài
Thực tập VSV N.T.T.Thủy 7
Làm nút ống hút
Mục đích: ngăn ngừa các chất từ môi trường nuôi cấy vào trong miệng và tránh
nhiễm tạp từ miệng vào môi trường
Cách làm
Dùng que nhỏ cho vào miệng ống hút 1 chút bông (cách miệng 1-2cm)
Chú ý: Không làm nút chặt quá vì sẽ khó hút các chất
Không làm nút lỏng vì nút bông có thể di động lên, xuống
Bao gói dụng cụ
Sau khi đã làm nút, các dụng cụ phải được bao gói quy cách để đem hấp
- Đối với ống nghiệm đựng môi trường đã có nút bông, cần dùng giấy bọc chặt phía
đầu nút bông lại
- Chai lọ cũng được bọc chặt phần nút bằng giấy
- Pipet được gói bắt đầu từ phía đầu nhỏ giọt, cuộn giấy dần theo kiểu xoáy trôn ốc
cho tới hết ở phía đầu có nút bông. Các pipet có thể được gói từ 1 tới vài chiếc
- Các đĩa Petri được gói thành chồng, mỗi chồng từ 3-5 chiếc
- Các dụng cụ khác, tuỳ theo yêu cầu mà có sự bao gói cho thích hợp. Nếu hấp ở nồi
hấp áp lực thì không được bao gói bằng giấy thấm nước mà phải dùng loại giấy dai,
không thấm nước.
Các dụng cụ bao gói phải thật khô, sạch, tránh vỡ trong khi hấp. Dụng cụ bao gói
xong phải dán nhãn, đề ngày đem hấp để tiện việc theo dõi, sử dụng
Nội dung đạt được
Quan sát và biết cách sử dụng máy móc như: tủ định ôn, nồi hấp áp lực, tủ sấy.
Thực tập các xử lý làm nút bông và bao gói các dụng cụ thuỷ tinh, tiến hành sấy và
hấp khử trùng các dụng cụ trên
Chuẩn bị dụng cụ và hoá chất
Máy móc - Dụng cụ:
Tủ định ôn Tủ sấy Nồi hấp áp lực
Dụng cụ thuỷ tinh Chổi rửa các dụng cụ thuỷ tinh Đũa tre, vải bông
Dụng cụ ngâm đồ thuỷ tinh Giá gỗ, giỏ lưới Chậu rửa
Hoá chất
Xà phòng Dung dịch kiềm
Dung dịch axit HCl 0,2%; H2SO4 20%, Fenol 5%; HNO3
Dung dịch chất oxy hoá: KmnO4 0,2%; K2Cr2O7 10%
Dung dịch chất sát trùng: lyzol 2%; credin 2%
Thực tập VSV N.T.T.Thủy 8
BÀI 2 - PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI, CÁCH LÀM TIÊU BẢN
VÀ QUAN SÁT HÌNH THÁI VI SINH VẬT
Việc nghiên cứu, cấu tạo các tế bào vi sinh vật hết sức nhỏ bé chỉ có thể thực hiện
được nhờ sự giúp đó của các kính hiển vi. Hiện nay, người ta đã sáng chế ra nhiều
loại kính hiển vi khác nhau nhằm mục đích nghiên cứu rõ và sâu hơn về vi sinh vật.
Tuy nhiên ở đây chúng ta chỉ nghiên cứu sử dụng loại kính hiển vi quang học – loại
kính được sử dụng ở hầu hết các lĩnh vực có liên quan đến vi sinh vật.
Để quan sát vi sinh vật dưới kính hiển vi quang học, cần làm tiêu bản các tế bào
sống (tiêu bản tươi) và tiêu bản các tế bào đã được cố định (chết)
Mục đích – yêu cầu
- Nắm vững cấu tạo của kính hiển vi, hiểu rõ nguyên tắc và phương pháp sử dụng
- Sử dụng thành thạo kính hiển vi để quan sát hình thái và cấu tạo của vi sinh vật
- Thực hiện tốt các biện pháp, yêu cầu bảo vệ kính hiển vi trước và sau khi sử dụng
- Học các làm tiêu bản tế bào vi sinh vật sống, tiêu bản cố định và nhuộm màu
- Làm quen với hình thái học của các đại diện thuộc nhóm vi sinh vật khác nhau
A. KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC VÀ CÁCH SỬ DỤNG
Kính hiển vi bao gồm ba bộ phận chính sau đây:
Bộ phận cơ giới
Chân kính: Dùng để đỡ kính hiển vi
Khay kính: Nơi đặt tiêu bản để quan sát. ở giữa có một lỗ hổng để ánh sáng có thể
đi qua. Trên khay có kẹp để giữ tiêu bản. Khay kính có thể được cố định hoặc đi
động theo các chiều là nhờ có ốc cố định và ốc chuyển dịch nằm ở mép dưới khay
kính.
Trụ mang ống kính: là bộ phận dùng để đặt ống kính. Trụ kính có bộ đầu (đầu trụ)
để gắn ống kính và bàn xoay
Ống kính: là ống kim loại hình trụ, phía trên gắn thị kính, phía dưới gắn bàn xoay
có gắn các vật kính. Phần trên ống kính có thể là một ống gắn thị kính hoặc có thẻ là
hai ống gắn thị kính. Phần này có thể quay được theo các hướng nhờ vít hãm
Ốc điều chỉnh: gồm ốc vĩ cấp và ốc vi cấp. Các ốc này thực chất là điều chỉnh
khoảng cách giữa tiêu bản và đầu vật kính.
Bộ phận quang học
Vật kính: Vật kính là hệ thống quang học gồm nhiều thấu kính ghép lại với nhau.
Bộ phận quan trọng nhất quyết định tính năng của kính hiển vi (tính năng tạo ảnh
thật của tiêu bản)
Mỗi kính hiển vi tuỳ theo thiết kế : Vật kính bội số thấp, trung bình và cao. Vật kính
có bội số thấp là các vật kính 8X; 10X; 20X; vật kính có bội số cao trung bình là
40X; 60X; hoặc 65X; vật kính có bội số cao là 90X hoặc 100X (còn gọi là vật kính
Thực tập VSV N.T.T.Thủy 9
đầu, ở đầu có một vòng đen để phân biệt với vật kính khác) vạt kính có bội số thấp
thường được dùng để xem tươi, còn vật kính dầu thường để xem tiêu bản nhuộm
Thị kính: cấu tạo gồm hai thấu kính ghép lại. Thị kính không có năng lực tạo ảnh
như vật kính mà chủ yếu chức năng của nó là phóng đại ảnh do vật kính thu được.
Thông thường thị kính có độ phóng đại: 7X; 10X; 15X và 20X (hoặc 12X, 16X…)
Độ phóng đại tiêu bản quan sát sẽ là tích số của độ phóng đại thị kính với độ phóng
đại của vật kính đem sử dụng
Ví dụ: nếu dùng vật kính dầu có độ phóng đại 90X và thị kính có độ phóng đại 15X
để quan sát tiêu bản thì tiêu bản đã được phóng đại lên: 90x15 = 1350 lần
Bộ phận tập trung ánh sáng
Gương phản chiếu: Đặt dưới khay kính gồm hai mặt lõm và lồi
Tụ quang kính: đặt dưới khay kính dùng để tập trung ánh sáng từ gương phản chiếu
vào tiêu bản. Tụ quang kính do một hoặc nhiều thấu kính tạo nên sự tập trung ánh
sáng. Dưới hệ thống thấu kính là bộ phận chắn sáng. Tụ quang kính có thể di động
lên xuống nhờ có ốc điều khiển làm chuyển dịch bản lề gần tụ quang.
CÁCH SỬ DỤNG
Tư thế kính:
Đặt kính trên bàn ngay ngắn, ở tư thế có lợi nhất cho người quan sát. Khi quan sát
người ta thường dùng mắt trái còn mắt phải để ghi chép
Nguồn sáng
Có thể sử dụng hai nguồn sáng là nguồn sáng tự nhiên và nguồn sáng nhân tạo (ánh
sáng đèn)
Sử dụng nguồn sáng tự nhiên thường là ánh sáng tán xạ (ánh sáng gián tiếp). Tránh
dùng ánh sáng chiếu trực tiếp vì có hại cho mắt và ánh sáng không được rõ.
Sử dụng nguồn sáng nhân tạo, thường người ta dùng ánh sáng của đèn điện và ánh
sáng của đèn dầu, đèn đất, nến….Cần dùng những phiến