3.1. Phân loại từ xét về mặt cấu tạo ta có thể chia ra các dạng thức
sau:
a. Từ đơn: Là loại từ chỉ do một tiếng có nghĩa tạo thành.
Vd: Trời, biển, đồi, núi, cỏ, cây, sông, nước, mây, gió, trăng, hoa, nhà,
cửa, bàn, ghế, sách, mủ, áo, đã, sẽ, cùng, với, đang, còn .
b. Từ phức: Là loại từ gồm hai tiếng trở lên, trong đó các tiếng thường
có mối quan hệ nhất định về ngữ âm hoặc ngữ nghĩa. Quan hệ về ngữ
âm gọi là từ láy, quan hệ về ngữ nghĩa gọi là từ ghép.
Vd: 2 tiếng: Đẹp đẽ, lạnh lùng, bâng khuâng, tim tím, nhà máy, áo
quần, xăng dầu, cà chua, thuốc tím
3 tiếng: Sạch sành sanh, toác toàng toạc, khít khìn khịt, vô kỉ luật, vi
sinh vật, máy vi tính, than tổ ong
4 tiếng: Toác toạc toàng toang, khít khịt khìn khin, xanh xảnh xành
xanh, phó tổng tư lệnh, vi sinh vật học, tư bản chủ nghĩa Lưu ý: Từ phức gồm hai tiếng chiếm số lượng lớn và có tần số sử
dụng cao hơn những từ phức ba hoặc bốn tiếng.
[1] Từ láy: Từ láy là những từ được cấu tạo từ hai tiếng trở lên bằng
cách lặp lại hình thức âm thanh của tiếng gốc (hình vị cơ sở).
Trong từ láy chỉ có một tiếng gốc có nghĩa, các tiếng khác láy lại
tiếng gốc (dựa vào tiếng gốc để giải thích ý nghĩa).
Từ láy chia làm 2 loại:
* Láy toàn phần: Có sự lặp lại cả phụ âm đầu lẫn vần.
+ Lặp toàn bộ. Vd: Trắng trắng, đẹp đẹp, nhỏ nhỏ, ào ào, hây hây
+ Lặp toàn bộ phụ âm đầu và vần – có biến đổi thanh điệu. Vd: tim
tím, nhè nhẹ, tẻo teo, trăng trắng
+ Lặp phụ âm đầu, ở phần vần lặp lại âm chính – phụ âm cuối và
thanh điệu có thay đổi. Vd: xôm xốp, rin rít, chòng chọc, xoèn xoẹt,
bềnh bệch
* Láy bộ phận gồm có láy âm và láy vần: Lặp lại phụ âm đầu (láy
âm), lặp lại vần (láy vần)Vd: Vội vàng, xinh xắn, buồn bã, lạnh lùng, lạnh lẽo – thập thò, lếu
láo, khấp khểnh
Vd: Lưa thưa, loanh quanh, bát ngát, loáng choáng – tham lam, co ro,
chơi bời (hạn chế)
- Tác dụng: Làm cho ý nghĩa của từ gốc có thêm một sắc thái nào đó,
tăng lên hoặc giảm nhẹ, ngoài ra còn gợi tả hình ảnh, sự vật.
[2] Từ ghép: Từ ghép là từ được cấu tạo từ hai tiếng trở lên, giữa các
tiếng có mối quan hệ với nhau về mặt ngữ nghĩa để hợp lại thành
một nghĩa chung (nghĩa tổng hòa)
Vd: Giáo viên, cha mẹ, đồi núi, cây cỏ, rau cỏ, quần áo, xăng dầu, du
kích .
Từ ghép được chia làm 3 loại: (dựa vào quan hệ ngữ pháp)
+Ghép chính phụ: Giữa hai từ có tiếng chính và tiếng phụ, tiếng
chính bị hạn định bởi tiếng phụ, tiếng phụ cụ thể hóa nghĩa của từ.
Vd: Máy nổ, máy bơm, cây cam, cây mít, cá rô, cá trê, chim sáo, chua
lè, đỏ au, học sinh + Ghép đẳng lập: Nghĩa của hai tiếng hợp lại thành một nghĩa chung.
Vd: Quần áo, điện máy, xăng dầu, thầy trò, cha mẹ, trời đất, núi sông,
binh lính, hòa hợp
+ Ghép chuyển nghĩa: Cả hai tiếng đều bị tước bỏ những ý nghĩa khi
chúng độc lập tạo từ để cấu thành một nghĩa mới của từ ghép, nghĩa
mới ấy thường là nghĩa bóng.
Vd: Ăn ở, béo bở, mát tay, to đầu, xấu bụng, thối mồm
27 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 364 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tiếng Việt thực hành - Chương V: Dùng từ trong văn bản tiếng Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. KHÁI QUÁT VỀ TỪ TRONG TIẾNG VIỆT
1. Tiếng (âm tiết): Là đơn vị cấu tạo nên từ, trong tiếng Việt mỗi tiếng
(âm tiết) được phát ra bằng một hơi, vang lên thành một tiếng,
luôn gắn với một thanh điệu nên rất dễ nhận biết, tiếng có thể có
nghĩa hoặc không có nghĩa.
2. Từ: Từ được hiểu là đơn vị ngữ pháp nhỏ nhất, có ý nghĩa hoàn
chỉnh và cấu tạo ổn định, được người nói, người viết dùng để đặt
câu.
Vd: “Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở”
+Tiếng: Thần, dạy, dân, cách, trồng, trọt, chăn, nuôi, và, cách, ăn, ở.
+Từ: Thần, dạy, dân, cách, trồng trọt, chăn nuôi, và, cách, ăn ở.
Từ ví dụ trên ta thấy, từ có thể do 1 tiếng, 2 tiếng hoặc hơn 2 tiếng.
+ 1 tiếng: ăn, ngủ, học, chơi, múa, hát, làm
+ 2 tiếng: quần áo, sách vở, xe cộ, nhà cửa, hoa hồng, đường sắt
+ 3 tiếng: câu lạc bộ, hợp tác xã, hội nông dân, nói tóm lại
3. Phân loại từ:
3.1. Phân loại từ xét về mặt cấu tạo ta có thể chia ra các dạng thức
sau:
a. Từ đơn: Là loại từ chỉ do một tiếng có nghĩa tạo thành.
Vd: Trời, biển, đồi, núi, cỏ, cây, sông, nước, mây, gió, trăng, hoa, nhà,
cửa, bàn, ghế, sách, mủ, áo, đã, sẽ, cùng, với, đang, còn.
b. Từ phức: Là loại từ gồm hai tiếng trở lên, trong đó các tiếng thường
có mối quan hệ nhất định về ngữ âm hoặc ngữ nghĩa. Quan hệ về ngữ
âm gọi là từ láy, quan hệ về ngữ nghĩa gọi là từ ghép.
Vd: 2 tiếng: Đẹp đẽ, lạnh lùng, bâng khuâng, tim tím, nhà máy, áo
quần, xăng dầu, cà chua, thuốc tím
3 tiếng: Sạch sành sanh, toác toàng toạc, khít khìn khịt, vô kỉ luật, vi
sinh vật, máy vi tính, than tổ ong
4 tiếng: Toác toạc toàng toang, khít khịt khìn khin, xanh xảnh xành
xanh, phó tổng tư lệnh, vi sinh vật học, tư bản chủ nghĩa
Lưu ý: Từ phức gồm hai tiếng chiếm số lượng lớn và có tần số sử
dụng cao hơn những từ phức ba hoặc bốn tiếng.
[1] Từ láy: Từ láy là những từ được cấu tạo từ hai tiếng trở lên bằng
cách lặp lại hình thức âm thanh của tiếng gốc (hình vị cơ sở).
Trong từ láy chỉ có một tiếng gốc có nghĩa, các tiếng khác láy lại
tiếng gốc (dựa vào tiếng gốc để giải thích ý nghĩa).
Từ láy chia làm 2 loại:
* Láy toàn phần: Có sự lặp lại cả phụ âm đầu lẫn vần.
+ Lặp toàn bộ. Vd: Trắng trắng, đẹp đẹp, nhỏ nhỏ, ào ào, hây hây
+ Lặp toàn bộ phụ âm đầu và vần – có biến đổi thanh điệu. Vd: tim
tím, nhè nhẹ, tẻo teo, trăng trắng
+ Lặp phụ âm đầu, ở phần vần lặp lại âm chính – phụ âm cuối và
thanh điệu có thay đổi. Vd: xôm xốp, rin rít, chòng chọc, xoèn xoẹt,
bềnh bệch
* Láy bộ phận gồm có láy âm và láy vần: Lặp lại phụ âm đầu (láy
âm), lặp lại vần (láy vần)
Vd: Vội vàng, xinh xắn, buồn bã, lạnh lùng, lạnh lẽo – thập thò, lếu
láo, khấp khểnh
Vd: Lưa thưa, loanh quanh, bát ngát, loáng choáng – tham lam, co ro,
chơi bời (hạn chế)
- Tác dụng: Làm cho ý nghĩa của từ gốc có thêm một sắc thái nào đó,
tăng lên hoặc giảm nhẹ, ngoài ra còn gợi tả hình ảnh, sự vật.
[2] Từ ghép: Từ ghép là từ được cấu tạo từ hai tiếng trở lên, giữa các
tiếng có mối quan hệ với nhau về mặt ngữ nghĩa để hợp lại thành
một nghĩa chung (nghĩa tổng hòa)
Vd: Giáo viên, cha mẹ, đồi núi, cây cỏ, rau cỏ, quần áo, xăng dầu, du
kích .
Từ ghép được chia làm 3 loại: (dựa vào quan hệ ngữ pháp)
+Ghép chính phụ: Giữa hai từ có tiếng chính và tiếng phụ, tiếng
chính bị hạn định bởi tiếng phụ, tiếng phụ cụ thể hóa nghĩa của từ.
Vd: Máy nổ, máy bơm, cây cam, cây mít, cá rô, cá trê, chim sáo, chua
lè, đỏ au, học sinh
+ Ghép đẳng lập: Nghĩa của hai tiếng hợp lại thành một nghĩa chung.
Vd: Quần áo, điện máy, xăng dầu, thầy trò, cha mẹ, trời đất, núi sông,
binh lính, hòa hợp
+ Ghép chuyển nghĩa: Cả hai tiếng đều bị tước bỏ những ý nghĩa khi
chúng độc lập tạo từ để cấu thành một nghĩa mới của từ ghép, nghĩa
mới ấy thường là nghĩa bóng.
Vd: Ăn ở, béo bở, mát tay, to đầu, xấu bụng, thối mồm
3.2. Phân loại từ xét theo hệ thống từ loại ta có thể chia ra các dạng
thức sau:
[Từ loại là các lớp từ được phân chia trên cơ sở các đặc tính đồng
nhất về thuộc tính cú pháp, hình thái và nghĩa ngữ pháp.]
Từ loại thường được phân thành hai lớp: Thực từ và hư từ
- Thực từ: Là lớp từ có ý nghĩa từ vựng (tự thân rõ nghĩa).
Vd: Nhà, hoa, ăn, làm, học, thỏ, trâu
- Hư từ: Là lớp từ không có ý nghĩa từ vựng (rỗng nghĩa hay trống
nghĩa). Vd: Rất, quá, đã, hãy, vì, và, những, các, mỗi
Thực từ gồm: Danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ.
Hư từ gồm: Phụ từ, quan hệ từ, trợ từ, thán từ, tiểu từ tình thái.
3.3. Phân loại các kiểu từ khác xét về mặt ngữ nghĩa:
[a]. Từ đa nghĩa: Là từ có sự nảy sinh và phát triển những nghĩa khác
ngoài nghĩa ban đầu.
Vd: Từ “già” chỉ người hay động vật ở giai đoạn sức lực đã suy yếu
(già đạn, già lửa, phơi già nắng, già đòn, già đời)
[b]. Từ đồng âm: Là những từ giống nhau về âm thanh (vỏ ngữ âm)
nhưng khác nhau về ngữ nghĩa
Vd: Tôi vừa câu cá, vừa đọc một câu thơ
Từ “bầu” chỉ loại cây leo, lá mềm, quả tròn dài (bầu cử, bầu lớp
trưởng, bà bầu, bầu đại biểu)
[c]. Từ đồng nghĩa: Là những từ có vỏ ngữ âm khác nhau nhưng giống
nhau ít nhất một ngữ nghĩa.
Vd: Cha - bố - tía; bắp – ngô; vừng – mè; mồm – miệng; chén – bát
Chật – hẹp; vỡ - rách; hy sinh – từ trần – chết – ngoẻo – toi; xơi – ăn
– đớp – xực,
[d]. Từ trái nghĩa: Là những từ có quan hệ trái ngược nhau về ngữ
nghĩa, đối lập nhau về ngữ âm.
Vd: Đen – trắng; sáng – tối; cao – thấp; trên – dưới; trong – ngoài
[e]. Trường nghĩa: Là tập hợp các từ có nét chung về nghĩa.
Vd: Tập hợp các từ có chung nghĩa chỉ hoạt động “di chuyển dời
chổ”: đi, chạy, nhảy, lao, bò, phóng; cắt, chặt, bóc, róc, xén,
xẻo “hoạt động làm cho rời ra”; rửa + mặt, rau, xe, chén, bát,
nồi “hoạt động làm cho sạch”.
3.4. Phân loại từ (lớp từ) xét theo nguồn gốc:
1.1. Từ thuần việt: Là những từ ngữ được người Việt sử dụng từ rất
lâu đời
Vd: Gạo, cá, mắm, xe, quần, áo, nương, rẫy, đi, miệng, mắt.
1.2. Từ vay mượn
- Từ gốc Hán (từ Hán Việt) được ông cha ta vay mượn từ thời Bắc
thuộc bằng nhiều con đường khác nhau.
Vd: Bách hóa, khuyến mãi, lý lịch, bách niên, tâm, tài, trí .
Vd: Phụ nữ, thiếu nhi, phu nhân, phu quân, độc lập, tự do, bình đẳng,
chính trị, gia đình, quốc gia; mì chính, vằn thắn, xá xíu, hủ
tiếu(từ Hán Việt hiện đại)
- Từ gốc Ấn – Âu:
Vd: Cà sa, cà ri, cà phê, a xít, xà lách, cà rốt, săm, lốp, ghi đông
3.4. Phân loại từ (lớp từ) xét theo phạm vi sử dụng:
[a]. Từ toàn dân: Là từ ngữ được cộng đồng dân tộc hiểu và sử dụng
Vd: Cha, mẹ, ăn, nói, làm, nghe, lấy
[b].Từ phương ngữ: Là từ được dùng trong giới hạn tầng lớp người
hoặc giới hạn địa phương nào đó
- Phương ngữ xã hội:
+ Thuật ngữ: di truyền, gen, tế bào (sinh học); âm vị, âm tiết, từ (ngôn
ngữ học)
+ Từ nghề nghiệp: bay, kẹp, thước tô, nỏ (xây dựng)
+ Tiếng lóng: cá chim (công an), gà móng đỏ, ngỗng, gậy, hột vịt,
thùng, lon, xị.
+ Biệt ngữ: rửa tội, kinh thánh, bánh thánh(Phạm vi tầng lớp người
theo đạo Thiên Chúa)
- Phương ngữ địa lý:
Vd: Ghe, mần, bự, sạ, rộng (phương ngữ Nam)
Thuyền, làm, to, gieo, nhốt (từ toàn dân)
Vd: Điên điển, chôm chôm, cát hòa lộc (Nam Bộ)
Nhút, kẹo cu đơ (Nghệ Tĩnh), đứng bên ni đồng ngó bên tê
đồng (Nghệ An) Anh răng em rứa; Em mô có lỗi chi với anh mà
anh bỏ đi răng đành (Huế)
II. NHỮNG YÊU CẦU CHUNG VỀ DÙNG TỪ TRONG VĂN
BẢN.
Việc rèn luyện kĩ năng dùng từ trong khi nói và viết cần đảm bảo
một số yêu cầu sau:
1. Dùng từ phải đúng âm thanh và hình thức cấu tạo (đúng hình
thức ngữ âm của từ):
[Muốn dùng từ đúng âm phải biết phát âm chuẩn, viết đúng chính tả
và hiểu rõ nghĩa của từ.]
Vd: Về phát âm: Người Hà Nội cần phân biệt tr với ch, s với x, r với d
và gi, Người Huế cần phân biệt thanh hỏi và ngã, âm t cuối và c
cuối., Người Sài Gòn cần phân biệt v với d/gi; hỏi và ngã
Tranh giành – chanh giành Dường như – giường như
Sơ xuất – xơ xuất Kể truyện – kể chuyện
Dấu vết – giấu vết Viết truyện – viết chuyện
Bền chặt – bền chặc Nước nhà – nhà nước
Giao du – dao du Cơm nước – nước cơm
Vd: Đúng âm Không đúng âm
biểu ngữ biển ngữ
câu kết cấu kết
bạc mệnh bạc mạng
đại bàng đại bằng
thống kê thống kế
cũng vậy củng vậy
lãng mạn lảng mạng
khuynh diệp khinh diệp
phiêu bạt phiêu bạc
Vd: “Lớp chúng em đã khuyên góp được nhiều sách vở và đồ dùng học tập
để ủng hộ các bạn vùng bị lũ lụt.”
“Anh chợt dừng lại và linh cảm có điều gì đó bất chắc sắp xảy ra.”
“Thành tích xúc xắc trong việc tham gia kì thi học sinh giỏi cấp thành
phố vừa qua của bạn Nhung khiến cả lớp được thơm lây.”
“Người đói ta đây cũng chẳng lo.”
“Năng xuất làm việc ở công ty rất cao.”
2. Dùng từ phải đúng nghĩa.
Muốn đạt được hiệu quả giao tiếp khi nói, viết phải dùng từ cho
đúng với ý nghĩa của từ trong câu. Cần chú ý những phương diện
sau:
[a]. Ý nghĩa của từ phải phù hợp với nội dung thể hiện:
Vd: Sa mạc hoang vắng/ hoang vu?
Mẹ ơi, con xin ghi nhớ những lời mẹ căn dặn trong suốt hành trang
của con
Chị ấy vốn là một cô giáo được mọi người ngưỡng mộ bởi những hi
sinh thầm kín, nhưng vô cùng cao quý trong suốt cuộc đời dạy học
của chị.
Theo dự đoán của các chuyên gia khảo cổ, những cái chum này đã
có cách đây khoảng 3000 năm.
Nơi đáy lòng chứa đựng những tình cảm sâu kín nhất.
a. Tâm thức b. Tâm tư c. Tâm can d. Tâm khảm
[b]. Nghĩa của từ gồm cả thành phần nghĩa sự việc và nghĩa tình
thái:
Vd. Dạ bẩm, thế ra y văn võ đều có tài cả. Chà chà!
Em thắp đèn lên chị Liên nhé?
Bẩm chỉ mới có hai ông ở Hải Phòng và ở Hà Nội về trình sổ sách
[c]. Nghĩa của từ bao gồm cả nghĩa đen và nghĩa bóng (nghĩa gốc
và nghĩa chuyển đổi, phát sinh):
Vd: Thuyền ơi có nhớ bến chăng
bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
Vd. Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.
Lá: Nghĩa gốc, chỉ bộ phận của cây, thường ở trên ngọn hay cành,
thường có màu xanh, hình dáng mỏng, dẹp.
Nghĩa chuyển: là gan, lá phổi, lá lách, lá thư, lá đơn, lá bài, lá cờ,
lá tôn, lá vàng, lá đồng...
Vd: Tìm những từ có nghĩa chuyển chỉ các vị giác?
Vd: Đầu, mũi, chân.
Đầu xanh có tội tình gì – má hồng đến quá nữa thì chưa thôi
Bàn tay ta làm nên tất cả - có sức người sỏi đá cũng thành cơm
Cậu ấy có một chân trong đội bóng
Nhà có năm miệng ăn
Trinh sát của ta đã tóm được một cái lưỡi
Có khi trong câu có từ mang cả nghĩa gốc và nghĩa chuyển:
Vd.“Mùa xuân là Tết trồng cây – Làm cho đất nước càng ngày càng
xuân”.
3. Dùng từ phải đúng về quan hệ kết hợp.
Các từ khi được dùng trong câu, trong văn bản, luôn luôn có mối
quan hệ với nhau về ngữ nghĩa và ngữ pháp.
Vd: “Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột
công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn”.
Vd: Đa phần công nhân và những người lao động chân chính đều rất
nghèo.
Vd: “Các bông cúc trở nên tưng bừng nhảy múa dưới ánh nắng chói
chang của ánh mặt trời”.
Dùng từ sai vì sau động từ “trở nên” chỉ có thể là danh từ hoặc tính
từ chỉ kết quả biến hóa. Sửa lại là: “Các bông cúc trở nên tươi đẹp
hơn dưới ánh nắng chói chang của ánh mặt trời”.
Vd: Do lượng mưa năm nay kéo dài nên đã gây nhiều thiệt hại cho
mùa màng
4. Dùng từ phải phù hợp với từng phong cách ngôn ngữ trong văn
bản.
Vd: “Rứa là hết! Chiều ni em đi mãi
Còn mong gì ngày trở lại Phước ơi!” (Tố Hữu)
Vd: Tính tình anh ấy rất hiền nhưng khi ra trận đánh giặc thì táo tợn
vô cùng.
Vd: Họ đã tìm chất thay thế máu khi phải mổ xẻ.
5. Dùng từ phải đảm bảo tính hệ thống của văn bản. [Xem ví dụ
giáo trình trang 197]
Vd: “Gần xa nô nức yến anh/ Chị em sắm sủa bộ hành chơi xuân/
Dập dìu tài tử giai nhân/ Ngựa xe như nước áo quần như nêm/
Ngổn ngang gò đống kéo lên/ Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay.”
(Nguyễn Du)
Vd: Trong khi chờ đợi sự chấp thuận, tôi xin thành thật cảm ơn Ban
Giám đốc và Phòng Tổ chức cán bộ.
6. Dùng từ cần tránh hiện tượng lặp từ, thừa từ, sáo rỗng, công
thức.
Vd: “Nếu đời sống là nguồn cảm hứng dồi dào, mang đậm hương vị
mặn mà của tiếng lòng nhân ái, thì thời đại là ánh hào quang trong
băng giá, xua tan mây mù cho ánh sáng tràn theo với rực rỡ nắng
và hoa lung linh màu sắc”
Vd: “ Chị ấy là một tài năng thơ ca chói lọi của hôm nay và mai sau
bởi những bài thơ lạ, sâu sắc mang ý nghĩa triết học tuyệt vời.”
III. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN VỀ TỪ TRONG CÁC LOẠI VĂN BẢN
KHOA HỌC, NGHỊ LUẬN, HÀNH CHÍNH [xem giáo trình]
IV. MỘT SỐ THAO TÁC DÙNG TỪ VÀ RÈN LUYỆN VỀ TỪ
1. Lựa chọn và thay thế từ:
Việc lựa chọn và thay thế từ nhằm mục đích dùng từ cho thật chính
xác, về nghĩa sự vật, biểu cảm, mang tính hàm súc, ý nhị và phù hợp
với từng phong cách của người viết.
a. Thường diễn ra giữa các từ gần nghĩa hay đồng nghĩa
Vd: Lớp từ: Nho nhỏ; nhỏ nhắn; nhỏ nhẹ; nhỏ nhoi; nhỏ nhặt; nhỏ nhen
Cô ấy có hình dáng.
Cô ấy có cách ăn nói rất ;Cô ấy có cách sống và làm việc quá.
Vd: Lớp từ: Độc đoán, độc hại, độc ác, độc địa
Nhà máy sản xuất hóa chất gây nhiều..cho người dân
Bọn cướp đang toan tính nhiều mưu mô..
Miệng lưỡi thế gian thật.
Đầu óc cô ấy thấy vậy mà...vô cùng
Vd : Lớp từ:
Êm ấm Bàn tay
Êm dịu Dòng sông
Êm ái Gia đình
Êm đềm Mùi hương
Vd: Lớp từ:
Tươi thắm Cỏ cây
Tươi tốt Bông hoa
Tươi trẻ Tương lai
Tươi sáng Nét mặt
Vd: Lớp từ:
Hào hùng Dáng điệu
Hào hiệp Ăn tiêu
Hào phóng Tấm lòng
Hào hoa Khí phách
b. Diễn ra giữa những từ tuy không gần nghĩa, đồng nghĩa nhưng
vẫn có thể thay thế cho nhau được trong câu văn
Vd: Chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càn lấn tới, vì chúng
quyết tâm cướp nước ta lần nữa.
Chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càn tiến tới, vì chúng
quyết tâm cướp nước ta lần nữa.
Chúng ta muốn hòa bình
Chúng ta mong hòa bình
Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên!
Hỡi đồng bào! Chúng ta hãy đứng lên!
Vd: Người thợ săn bị một con hổ tấn công.
Người thợ săn bị một chú hổ tấn công.
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ. Mặt trời chân lí chói qua tim.
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ. Mặt trời chân lí chiếu qua tim.
Đây là vị thuốc duy nhất có thể chữa lành bệnh cho bà.
Đây là vị thuốc độc nhất có thể chữa lành bệnh cho bà.
c. Sự lựa chọn từ còn nhằm phân biệt mức độ ý nghĩa và nhịp điệu của
câu trong văn bản
Vd: Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của
nhân dân Việt Nam.
Vd: Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn tốt của nhân
dân Việt Nam
2. Nhận xét, đánh giá, phân tích từ:
Việc phân tích đánh giá từ nhằm xem xét từ được dùng đúng hay sai,
dùng với ý nghĩa và sắc thái biểu cảm như thế nào, có phù hợp với nội
dung và đảm bảo tình hệ thống trong văn bản.
Vd: Nhật kí trong tù canh cánh một tấm lòng nhớ nước. Có thể thay từ
(thể hiện, biểu hiện, bộc lộ, diễn tả, cháy bỏng, day dứt, thao thức)
Vd: Anh ấy không/./gì đến việc này.
( dính dáng, quan hệ, can dự, liên hệ, liện lụy, liên can)
Vd: Việt Nam muốn làm// với tất cả các nước trên thế giới.
(bầu bạn, bạn hữu, bạn, bạn bè)
Thực hành sử dụng từ:
1. Nói “danh lam” là nói đến:
a. Cảnh đẹp b. Ngôi chùa có danh tiếng
c. Danh thắng cảnh d. Cảnh bầu trời đẹp
2. Để chỉ chỗ xa xôi, hẻo lánh, ít người lai vãng, ta dùng thành ngữ:
a. Thanh sơn cùng cốc b. Thâm sơn cùng cốc
c.Thâm sâu cùng cốc d. Thanh sâu cùng cốc
3. Nói “Hào kiệt như sao buổi sớm, anh hùng như lá mùa thu” là nói:
a. Anh hùng ít, hào kiệt ít b. Anh hùng nhiều, hào kiệt ít
c. Anh hùng ít, hào kiệt nhiều c. Anh hùng nhiều, hào kiệt nhiều
4. Đi xa cho biết xứ lạ là:
a. Du lịch b. Du khảo c. Du ngoạn d. Du hí
5. Quan trọng nhất và không thể thiếu được.
a. Trọng yếu b. Cơ yếu c. Cốt yếu d. Chủ yếu
6. Chán lắm, không còn thiết gì nữa, vì đã thất vọng nhiều.
a. Chán nản b. Chán chê c. Chán chường d. Chán ngán
V. CHỮA LỖI VỀ DÙNG TỪ
1. Lỗi về âm thanh và hình thức cấu tạo:
Phần nhiều liên quan đến các lỗi về chính tả
Vd: Yếu điểm của anh ấy là thiếu quyết đoán trong công việc.
Nam vừa mua một cái bản đen.
Mọi người vui vẻ giơ tay ra nhập hợp tác xã.
Vd: Bàn quang – bàng quan Tần số - tầng số
Dàn bầu - giàn bầu Hắt hiu – hắc hiu
Che dấu – che giấu Bế tắc – bế tắt
Dường ngủ - Giường ngủ Võ Thị Sáu – Võ thị Sáu
Lãng mạng – lãng mạn Cao quý – cao quí
Vd: Anh vừa mua món quà này đề giành tặng em.
Vd: Hôm nay, cô sẽ kể cho lớp mình nghe câu truyện “đôi bạn tốt”
nhé.
Vd: Sửa chửa xe máy – sửa chữa xư máy – sữa chữa xe máy
2. Lỗi về nghĩa của từ:
Trường hợp phổ biến là lỗi thường xảy ra giữa các từ gần nghĩa,
hoặc có yếu tố cấu tạo chung.
Vd. “Những học sinh trong trường sẽ hiểu sai các vấn đề mà thầy giáo
truyền tụng”
“Tiếng việt rất giàu âm thanh và hình ảnh cho nên có thể nói là một
thứ tiếng nói rất linh động và phong phú”
“ Đó là một chàng trai cao ráo”
Vd. Mùa xuân đã về khiến một không khí nhộn nhịp bao phủ khắp
thành phố.
Vd. Sau khi vợ mất được sáu năm, ông tái giá với một nữ đồng nghiệp.
Vd. Chúng ta có thể cải tạo tương lai.
Trong trận đấu bóng đá giữa đội tuyển Pháp và đội tuyển Hà Lan,
hằng trăm người xem đánh nhau.
3. Lỗi về kết hợp từ:
Vd: “Chúng ta tích cực triển khai các đề án phòng chống dịch bệnh,
giám sát dịch tễ, cho nên số người mắc và chết các bệnh truyền
nhiễm giảm dần”
“ Thằng Côn đã cuống quýt, xoắn lấy cười hỏi với người đàn bà có
giọng hát hay”
4. Lỗi thừa từ, lặp từ
Vd. Xấp xỉ gần một nghìn dân thì có một di tích.
Vd: Trong hiệp đá luân lưu 11m, đội SLNA đã thắng đội HAGL.
5. Lỗi về phong cách:
Vd: “Anh ấy vốn bản tính hiền lành, nhưng khi ra trận thì táo tợn vô
cùng.”
“Chúng ta đi lên từ một đất nước nghèo rớt mồng tơi, cho nên
cùng với tăng trưởng kinh tế, phải đặc biệt coi trọng tiết kiệm và
phải kiên quyết bài trừ nạn tham ô, lãng phí”.
“Anh ấy buồn, đêm đêm cứ lang thang như một chú mèo hoang”.
Vd: “Hưởng ứng nhiệt tình lời kêu gọi của Bác Hồ, chúng tôi đã đi
lính”
Vd: Người chiến sĩ cách mạng không sợ mưa vừa đến mưa to.
Vd: Người ta sống ở trên đời đâu chỉ có ăn no ngủ kĩ như con lợn, mà
có lẽ ý nghĩa đích thực của cuộc sống là ở những khát vọng, những
ước mơ, cho dù đó chỉ là những điều vớ vẩn.
Cây có gốc, nước có nguồn, người có tổ tiênĐó là những sự thật
hiển nhiên! Tình yêu cũng vậy. Nó bắt nguồn từ những rung động
tinh tế và bí ẩn. Giả sử hai người không hề có những khoảnh khắc
rung động kì diệu ấy mà vẫn nên vợ nên chồng thì sao nhỉ? Chẳng
sớm thì muộn, họ cũng ăn xương uống máu nhau thôi/
Thực hành sửa lỗi dụng từ:
1. Anh ấy vừa được đề đạt làm trưởng phòng.
2. Nhìn khuôn mặt sáng sủa của thằng bé, tôi mặc cảm liền.
3. Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta phải vật vã với biết bao
công chuyện để mưu cầu sự sống.
4. Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã tận mắt chứng thực cảnh nhà
tan, cửa nát của những người nông dân.
5. Ngày mai, chúng em được đi thăm quan bảo tàng TP. Hồ Chí
Mình.
6. Khí hậu thời tiết năm nay rất thất thường, mưa bão xảy ra liên
tục
7. Lúc đó, tôi còn là một đứa trẻ chưa vị thành niên
8. Đây là những con vật duy nhất còn sống sót sau nạn săn bắn
trộm của con người.
9. Đó là một phương án khả dĩ có thể chấp nhận được.
THỰC HÀNH BÀI TẬP
CHƯƠNG 5