Bài giảng Tổng quan về văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa là gì? • Các đặc trưng của văn hóa. • Văn hóa trong mỗi con người. • Vai trò của văn hóa trong doanh nghiệp.

pdf96 trang | Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 2364 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tổng quan về văn hóa doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
www.nguyentuananh.edu.vn TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP Giảng viên: Nguyễn Tuấn Anh www.nguyentuananh.edu.vn NỘI DUNG • Văn hóa là gì? • Các đặc trưng của văn hóa. • Văn hóa trong mỗi con người. • Vai trò của văn hóa trong doanh nghiệp. www.nguyentuananh.edu.vn NỘI DUNG • Hệ thống giá trị vật thể. • Hệ thống giá trị phi vật thể. • Các tiêu chí đánh giá văn hóa doanh nghiệp. www.nguyentuananh.edu.vn Khái niệm về văn hóa www.nguyentuananh.edu.vn Các cách tiếp cận • Tiếp cận về ngôn ngữ: – Theo tiếng Anh: Culture là trồng trọt (cây trái và tinh thần). – Theo tiếng hán (文化): văn là vẻ đẹp, hóa là đem cái văn để hiện thực hóa thực tiễn (cảm hóa) – sự giáo hóa hay giáo dục nhân cách con người. www.nguyentuananh.edu.vn Các cách tiếp cận • Tiếp cận về quan niệm và cách hiểu: – Hiểu theo nghĩa hẹp: Hệ tư tưởng, tinh hoa, hoạt động. – Hiểu theo nghĩa rộng. www.nguyentuananh.edu.vn Văn hóa là gì? www.nguyentuananh.edu.vn Văn hóa là gì? www.nguyentuananh.edu.vn Văn hoá là tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần được sáng tạo ra và tích luỹ lại trong quá trình phát triển của xã hội. Từ Điển Bách Khoa Toàn Thư Định nghĩa văn hóa www.nguyentuananh.edu.vn Văn hoá là một bộ phận của môi trường mà bộ phận đó thuộc về con người. Tất cả những gì không thuộc về tự nhiên, thì đều là văn hoá. Herskovits Định nghĩa văn hóa www.nguyentuananh.edu.vn Văn hoá là phương tiện để con người giao tiếp, duy trì và phát triển kiến thức của họ về thái độ đối với cuộc sống. Clifford Geertz Định nghĩa văn hóa www.nguyentuananh.edu.vn Văn hóa là cái khung của ý nghĩa trong đó con người lý giải các kinh nghiệm của họ và chỉ dẫn hành động của họ. Clifford Geertz Định nghĩa văn hóa www.nguyentuananh.edu.vn • Văn hóa là toàn bộ những hoạt động tinh thần của con người và xã hội bao gồm kiến thức, các phong tục, tập quán; thói quen và cách ứng xử, ngôn ngữ (bao gồm cả ngôn ngữ không lời và có lời); các giá trị và thái độ; các hoạt động văn học, nghệ thuật, tôn giáo, giáo dục; các phương thức giao tiếp, cách thức tổ chức xã hội. Định nghĩa văn hóa www.nguyentuananh.edu.vn Văn hóa kinh doanh • Văn hóa kinh doanh là một hệ thống các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm và hành vi do chủ thể kinh doanh tạo ra trong quá trình kinh doanh, được thể hiện trong cách ứng xử của họ với xã hội, tự nhiên ở một cộng đồng hay một khu vực. www.nguyentuananh.edu.vn Văn hóa kinh doanh • Văn hóa kinh doanh là toàn bộ các giá trị văn hóa được chủ thể kinh doanh sử dụng và tạo ra trong hoạt động kinh doanh tạo nên bản sắc kinh doanh của chủ thể đó. www.nguyentuananh.edu.vn Các yếu tố cấu thành VHKD Triết lý kinh doanh Đạo đức kinh doanh Văn hóa doanh nhân Văn hóa doanh nghiệp Ứng xử kinh doanh www.nguyentuananh.edu.vn Văn hóa doanh nghiệp • Văn hóa doanh nghiệp là một hệ thống các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm và hành vi của doanh nghiệp và tạo nên bản sắc kinh doanh riêng của doanh nghiệp. www.nguyentuananh.edu.vn Văn hóa doanh nghiệp là • Văn hóa doanh nghiệp là các chuẩn mực về hành vi và các giá trị được chia sẻ trong một tổ chức có ảnh hưởng mạnh đến cách thức hành động của các thành viên trong tổ chức đó. www.nguyentuananh.edu.vn Văn hóa doanh nghiệp • Các chuẩn mực về hành vi: – Là lối hành động chung. • Các giá trị được chia sẻ: – Là những mối quan tâm chung và các mục tiêu quan trọng nhất được chia sẻ giữa các thành viên và thường định hình nên hành vi của các thành viên: Không rõ ràng và khó thay đổi. www.nguyentuananh.edu.vn Văn hóa là • Các giá trị. • Các nguyên tắc. • Các chuẩn mực. • Các phong cách. www.nguyentuananh.edu.vn Văn hóa trong • Trong việc con người: – Ứng xử với nhau. – Giải quyết các vấn đề và thống nhất với nhau trong các tình huống khó xử. www.nguyentuananh.edu.vn Chúng ta thường nói • Bạn là người có văn hóa. • Bạn là người không có (vô) văn hóa. • Bạn là người có học. • Bạn là người không có (vô) học. • Những cách nói trên có gì hợp lý có gì không hợp lý? www.nguyentuananh.edu.vn Văn hóa gì? • Văn hóa của một con người. • Văn hóa của một gia đình. • Văn hóa của một địa phương. • Văn hóa của một nhóm người (dân tộc). • Văn hóa của một tổ chức. • Văn hóa của một quốc gia. • Văn hóa của một lĩnh vực. www.nguyentuananh.edu.vn Chúng ta nói về • Sự khác biệt về văn hóa có nghĩa là • Xung đột văn hóa có nghĩa là • Thích nghi về văn hóa có nghĩa là www.nguyentuananh.edu.vn Các đặc trưng của Văn hóa kinh doanh www.nguyentuananh.edu.vn Tính tập quán • Hệ thống các giá trị của văn hóa kinh doanh sẽ quy định những hành vi được chấp nhận hay không được chấp nhận trong một hoạt động hay trong một môi trường kinh doanh cụ thể. www.nguyentuananh.edu.vn Tính tập quán • Tập quán chăm lo đến đời sống người lao động của Nhật Bản, tập quán cung cấp các dịch vụ sau bán hàng của doanh nghiệp hiện đại, tập quán đàm phán và ký hợp đồng trên bàn nhậu của người Việt. www.nguyentuananh.edu.vn Tính cộng đồng • Kinh doanh hoạt động trong một môi trường tương tác qua lại với mọi thành viên tham gia trong quá trình hoạt động. • VHKD là quy ước chung cho các thành viên trong cộng đồng. • Nếu một người nào đó làm khác đi sẽ bị cộng đồng lên án hoặc xa lánh tuy rằng về mặt pháp lý những việc làm đó không trái pháp luật. www.nguyentuananh.edu.vn Tính dân tộc • Bản thân VHKD là một tiểu văn hóa nằm trong VHDT vì mỗi chủ thể KD đều thuộc về một dân tộc cụ thể với một phần nhân cách tuân theo VHDT. • Cách xưng hô do ảnh hưởng đề cao thứ bậc của VHDT tại Việt Nam. www.nguyentuananh.edu.vn Tính chủ quan • VHKD là sự thể hiện quan điểm, phương hướng, chiến lược và cách thức tiến hành kinh doanh của một chủ thể kinh doanh cụ thể. • Các chủ thể khác nhau có những đánh giá, suy nghĩ khác nhau về cùng một việc và hiện tượng kinh doanh. www.nguyentuananh.edu.vn Tính chủ quan • Ví dụ về việc khai man trốn thuế: – Quan điểm vụ lợi. – Quan điểm đạo đức, công lý. www.nguyentuananh.edu.vn Tính khách quan • VHKD được hình thành qua một quá trình dài với nhiều nhân tố ảnh hưởng khác nhau nên nó có tính độc lập khách quan ngay cả với chủ thể kinh doanh. • Có những giá trị buộc chủ thể kinh doanh phải chấp nhận nó chứ không thể biến đổi nó theo ý kiến chủ quan của mình. www.nguyentuananh.edu.vn Tính khách quan • Ví dụ: Quan niệm về tâm lý coi trọng khoa bảng – coi trọng bằng cấp khi tuyển dụng. www.nguyentuananh.edu.vn Tính kế thừa • Cũng giống như văn hóa, VHKD là sự tích tụ tất cả các hoàn cảnh. • Thời gian trôi đi luôn có sự sàng lọc và tích tụ những giá trị trở nên phong phú, giàu có và tinh khiết hơn. • Tính kế thừa từ TGĐ này đến TGĐ khác. www.nguyentuananh.edu.vn Tính học hỏi • Có nhiều giá trị của VHKD được hình thành từ những kinh nghiệm trong quá trình xử lý các vấn đề, các kết quả nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh, giao lưu tương tác với các nền VH khác nên có thể học hỏi được. • Ví dụ: Trào lưu sử dụng máy tính. www.nguyentuananh.edu.vn Tính tiến hóa • VHKD luôn thay đổi và điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện kinh doanh và tình hình mới. • Ví dụ tại Việt Nam: sự thích nghi chuyển đổi từ nền kinh tế thời chiến – tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường nên tính địa phương cục bộ, lí lịch được dần thay thế bằng các năng lực, phẩm chất khi lựa chọn nhân sự. www.nguyentuananh.edu.vn Hai đặc trưng riêng của VHKD • VHKD xuất hiện cùng với sự xuất hiện của thị trường. • VHKD phải phù hợp với trình độ của chủ thể kinh doanh. www.nguyentuananh.edu.vn Văn hóa trong mỗi con người www.nguyentuananh.edu.vn Con người toàn diện www.nguyentuananh.edu.vn Gốc rễ tạo nên cây trái www.nguyentuananh.edu.vn Khám phá sức mạnh bản thân Giá trị Niềm tin Kỳ vọng Thái độ Hành động www.nguyentuananh.edu.vn Cách tiếp cận từ bên trong www.nguyentuananh.edu.vn Văn hóa của một người hình thành từ đâu? • Di truyền. • Gia đình. • Địa phương. • Giáo dục. www.nguyentuananh.edu.vn Văn hóa của một người hình thành từ đâu? • Truyền thông. • Từ những gì nghe thấy. • Từ những gì nhìn thấy. • Từ những gì được trải nghiệm. www.nguyentuananh.edu.vn 7 lĩnh vực mà con người quan tâm Cuộc sống cá nhân. Sức khỏe. Nghề nghiệp và học hành. Các mối quan hệ. Tiền bạc và tài sản. Giải trí. Cống hiến. www.nguyentuananh.edu.vn Trọng tâm của bạn là gì? www.nguyentuananh.edu.vn 3 cấp độ trưởng thành Tương thuộc Độc lập Phụ thuộc www.nguyentuananh.edu.vn Khám phá bản thân www.nguyentuananh.edu.vn Văn hóa của bạn www.nguyentuananh.edu.vn Vai trò của văn hóa doanh nghiệp www.nguyentuananh.edu.vn Cơn đau cấp tính www.nguyentuananh.edu.vn Quản lý con người như đồ vât www.nguyentuananh.edu.vn Con người toàn diện trong công việc toàn diện www.nguyentuananh.edu.vn VHDN là nguồn lực tạo ra lợi thế cạnh tranh • Văn hóa doanh nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng, tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Đó chính là nguồn lực, là lợi thế so sánh khi khách hàng phải quyết định lựa chọn các đối tác khác nhau. • Văn hóa doanh nghiệp là cơ sở duy trì và phát triển mối quan hệ khách hàng, tạo ra tâm lý tin tưởng cùng hợp tác liên kết lâu dài và bền vững. www.nguyentuananh.edu.vn VHDN là nguồn lực tạo ra lợi thế cạnh tranh • Văn hóa doanh nghiệp tạo ra sự chuyên nghiệp trong mọi suy nghĩ và hành động của doanh nghiệp. www.nguyentuananh.edu.vn VHDN phát huy lợi thế nhân lực • Tuyển được người tài. • Nhân tài gắn bó trung thành với doanh nghiệp. • Nhân tài cống hiến hết mình cho doanh nghiệp. www.nguyentuananh.edu.vn VHDN tạo nên bản sắc riêng • Tạo ra sự khác biệt để phân biệt giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. • Các bộ phận hợp thành: triết lý kinh doanh, tập tục lễ nghi, truyền thuyết huyền thoại. • Các phong cách riêng của các doanh nghiệp thành công sẽ gây ấn tượng mạnh với người ngoài. www.nguyentuananh.edu.vn VHDN ảnh hưởng đến chiến lược • Việc đặt ra các triết lý, giá trị, các chuẩn mực cũng như các nguyên tắc hoạt động sẽ ảnh hưởng đến việc hoạch định chiến lược xem các chiến lược có phù hợp với VH của DN hay không. • Hoạch định chiến lược sẽ giúp cho các thành viên phát huy tốt nhất năng lực của mình. www.nguyentuananh.edu.vn VHDN tạo nên sự ổn định • Nhân viên an tâm làm việc, cống hiến hết lòng, trung thành gắn bó. • Lợi nhuận tăng trưởng. • Cổ đông hài lòng. • Khách hàng hài lòng và trung thành gắn bó. www.nguyentuananh.edu.vn VHDN tạo nên sự cam kết chung • Biết rõ sứ mệnh. • Cùng chung giá trị. • Biết rõ những mục tiêu theo đuổi. • Sự thấu hiểu và sự phù hợp giữa mục tiêu, động cơ cá nhân với mục tiêu của tổ chức sẽ giúp cho các thành viên có cam kết cùng nhau theo đuổi để đạt được mục tiêu và giá trị mà doanh nghiệp đặt ra. www.nguyentuananh.edu.vn Các giá trị cấu thành của văn hóa doanh nghiệp www.nguyentuananh.edu.vn Các lớp của văn hóa • Lớp ngoài: các sản phẩm bên ngoài • Lớp giữa: Các chuẩn mực và giá trị • Lớp trong cùng: Các giả định về sự tồn tại www.nguyentuananh.edu.vn Mô hình văn hóa Các giả định cơ bản Các chuẩn mực và giá trị Các sản phẩm và đồ dùng nhân tạo Bề ngoài www.nguyentuananh.edu.vn Culture – Văn hóa Cultivate-Trồng trọt Lớp trong cùng www.nguyentuananh.edu.vn Các cấp độ của VHDN Cấp độ thứ nhất (hữu hình) Cấp độ thứ hai (vô hình) Những quá trình và cấu trúc hữu hình của DN Những giá trị được chấp nhận Những quan niệm chung - Kiến trúc nội ngoại thất - Cơ cấu tổ chức, các văn bản quy định nguyên tắc - Lễ nghi, lễ hội, logo, mẫu mã sản phẩm - Những giá trị được công bố: các chiến lược, mục tiêu, triết lý kinh doanh. - Các quy định nguyên tắc hoạt động. - Những quan niệm chung: Những niềm tin, nhận thức, suy nghĩ, tình cảm mang tính vô thức, mặc nhiên được công nhân. www.nguyentuananh.edu.vn Cấu trúc của VHDN Các cấu trúc hữu hình nghi thức/lễ nghi, câu chuyện truyền miệng, ngôn ngữ giao tiếp Văn hóa doanh nghiệp, các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin/những giả định www.nguyentuananh.edu.vn VH theo cơ cấu và định hướng về con người và nhiệm vụ Văn hóa định hướng hoàn thành LÒ ẤP TRỨNG Văn hóa định hướng dự án TÊN LỬA ĐƯỢC ĐỊNH HƯỚNG GIA ĐÌNH Văn hóa định hướng quyền lực THÁP EIFFEL Văn hóa định hướng nguyên tắc Bình đẳng Nhấn mạnh nhiệm vụ Nhấn mạnh cá nhân Thứ bậc www.nguyentuananh.edu.vn Các yếu tố cấu thành của văn hóa doanh nghiệp • Các biểu trưng trực quan. • Các biểu trưng phi trực quan. www.nguyentuananh.edu.vn Các biểu trưng trực quan • Kiến trúc, cách bài trí, công nghệ sản phẩm. • Cơ cấu các tổ chức phòng ban của doanh nghiệp. • Các văn bản quy định các nguyên tắc hoạt động của doanh nghiệp. www.nguyentuananh.edu.vn Các biểu trưng trực quan • Lễ nghi và lễ hội hằng năm. • Các biểu tượng, logo, slogan, các khẩu hiệu, tài liệu quảng cáo của doanh nghiệp. • Ngôn ngữ, cách ăn mặc, các biểu hiện cảm xúc. www.nguyentuananh.edu.vn Các biểu trưng trực quan • Những huyền thoại, câu chuyện về doanh nghiệp. • Hình thức, mẫu mã sản phẩm. • Thái độ, cung cách ứng xử của các thành viên. www.nguyentuananh.edu.vn Các biểu trưng phi trực quan • Những giá trị được tuyên bố: – Triết lý kinh doanh. – Tầm nhìn & Mục tiêu của doanh nghiệp. – Chiến lược kinh doanh. www.nguyentuananh.edu.vn Các biểu trưng phi trực quan • Những quan niệm chung: – Những niềm tin. – Những nhận thức. – Suy nghĩ tình cảm mang tính vô thức. www.nguyentuananh.edu.vn Tam giác thành công Sứ mệnh Dòng tiền Truyền thông Hệ thống Luật Sản phẩm www.nguyentuananh.edu.vn Triết lý kinh doanh • Khái niệm triết lý kinh doanh: Triết lý kinh doanh là những tư tưởng chỉ đạo, định hướng, dẫn dắt hoạt động kinh doanh. • Triết lý kinh doanh của doanh nghiệp thường bao gồm ba nội dung chính sau: sứ mệnh, mục tiêu của doanh nghiệp và hệ thống các giá trị của doanh nghiệp. www.nguyentuananh.edu.vn Bản tuyên bố sứ mệnh • Bản tuyên bố sứ mệnh: Một văn bản triết lý của doanh nghiệp thường bắt đầu bằng việc nêu ra sứ mệnh của doanh nghiệp hay còn gọi là tôn chỉ mục đích của nó: • Sứ mệnh kinh doanh là một bản tuyên bố “lý do tồn tại” của doanh nghiệp, còn gọi là quan điểm, tôn chỉ, tín điều, nguyên tắc, mục đích kinh doanh của doanh nghiệp. www.nguyentuananh.edu.vn Bản tuyên bố sứ mệnh • Sứ mệnh là phát biểu của doanh nghiệp mô tả doanh nghiệp là ai, doanh nghiệp làm những gì, làm vì ai và làm như thế nào. www.nguyentuananh.edu.vn Nội dung của Sứ mệnh doanh nghiệp • Doanh nghiệp của chúng ta là gì? • Doanh nghiệp muốn trở thành một tổ chức như thế nào? • Công việc của chúng ta là gì? • Tại sao doanh nghiệp này tồn tại? www.nguyentuananh.edu.vn Nội dung của Sứ mệnh doanh nghiệp • Doanh nghiệp của chúng ta tồn tại vì cái gì? • Doanh nghiệp có nghĩa vụ gì? Doanh nghiệp sẽ đi về đâu? • Doanh nghiệp hoạt động theo mục đích nào? www.nguyentuananh.edu.vn Các yếu tố cơ bản khi xây dựng sứ mệnh • Lịch sử: mọi tổ chức dù lớn dù nhỏ đều có một lịch sử về các mục tiêu, thành tích, sai lầm và chính sách. • Những năng lực đặc biệt: Một tổ chức có thể làm được nhiều việc, tuy nhiên nó phải nhận diện được điểm mạnh nổi trội của mình làm việc gì tốt nhất. www.nguyentuananh.edu.vn Các yếu tố cơ bản khi xây dựng sứ mệnh • Môi trường: Môi trường của tổ chức quyết định những cơ hội, những hạn chế và những mối đe dọa. www.nguyentuananh.edu.vn Đặc điểm của bản tuyên bố sứ mệnh • Tập trung vào thị trường chứ không phải sản phẩm cụ thể. • Khả thi: Nó mở ra tầm nhìn tới những cơ hội mới, nhưng không được dẫn dắt doanh nghiệp vào cuộc phưu lưu không hiện thực vượt quá năng lực của doanh nghiệp. www.nguyentuananh.edu.vn Đặc điểm của bản tuyên bố sứ mệnh • Cụ thể: Bản tuyên bố sứ mệnh phải cụ thể và xác định phương hướng, phương châm chỉ đạo để ban lãnh đạo lựa chọn các phương án hành động, không được quá rộng và chung chung. www.nguyentuananh.edu.vn Các mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp • Vị thế trên thị trường. • Việc đổi mới. • Năng suất. • Các nguồn lực. www.nguyentuananh.edu.vn Các mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp • Khả năng sinh lời. • Thành tích và trách nhiệm của BLĐ. • Thành tích và thái độ của nhân viên. • Trách nhiệm xã hội. www.nguyentuananh.edu.vn Hệ thống giá trị của doanh nghiệp • Những nguyên tắc của doanh nghiệp. • Lòng trung thành và cam kết. • Hướng dẫn những hành vi ứng xử mong đợi. • Các nguyên tắc tạo ra một phong cách ứng xử của doanh nghiệp. www.nguyentuananh.edu.vn Các nguyên tắc ứng xử • Giữa cấp trên và cấp dưới. • Giữa cấp dưới với cấp trên. • Giữa những người đồng cấp. • Giữa công ty với khách hàng. • Giữa công ty với nhà cung cấp. www.nguyentuananh.edu.vn Các nguyên tắc ứng xử • Giữa công ty với cộng đồng dân cư. • Với chính quyền địa phương. • Với các cơ quan quản lý nhà nước. • Với pháp luật. • Với các cơ quan truyền thông, báo đài. www.nguyentuananh.edu.vn Các nguyên tắc ứng xử • Trong giao tiếp. • Trong lãnh đạo. • Trong việc khen thưởng. • Trong việc cạnh tranh với đối thủ. • Đối với môi trường. www.nguyentuananh.edu.vn Các tiêu chí đánh giá VHDN www.nguyentuananh.edu.vn Tiêu chí 1: Văn hóa nhận thức • Sứ mệnh, tầm nhìn, triết lý kinh doanh. • Đạo đức trách nhiệm của doanh nghiệp. • Tri thức nghề nghiệp mà doanh nghiệp tích lũy được. • Các kinh nghiệm kinh doanh. • Tính chuyên nghiệp. www.nguyentuananh.edu.vn Tiêu chí 2: Văn hóa tổ chức • Tổ chức và phương thức hoạt động doanh nghiệp. • Những biểu hiện bên ngoài của tổ chức. • Hệ thống sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp ra bên ngoài thị trường. www.nguyentuananh.edu.vn Tiêu chí 2: Văn hóa tổ chức • Con người và các nhân tài của doanh nghiệp. • Tổ chức đời sống tập thể, tổ chức đời sống cá nhân. www.nguyentuananh.edu.vn Tiêu chí 3: Văn hóa ứng xử • Phương thức giao tiếp của doanh nghiệp với xã hội và môi trường: – Ứng xử với môi trường xã hội: Đối tác, khách hàng, ứng xử với cộng đồng. • Ứng xử với môi trường tự nhiên: – Ứng xử với MTTN nơi sản xuất. – Ứng xử với MTTN với nguồn nguyên, nhiên và vật liệu khác. www.nguyentuananh.edu.vn Các nhân tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp • Người đứng đầu/ chủ doanh nghiệp. • Lịch sử, truyền thống của doanh nghiệp. • Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. • Hình thức sở hữu của doanh nghiệp. • Mối quan hệ giữa các thành viên của doanh nghiệp. • Văn hóa vùng miền. • Những giá trị văn hóa học hỏi được. www.nguyentuananh.edu.vn