lượng, chất lượng của đất đai, quyền sở hữu, sử dụng đất và những vật kiến trúc kèm theo. Thời kỳ đầu, địa chính ra đời chủ yếu nhằm thu thuế. Ngày nay nó còn bao gồm việc đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đất, thống kê diện tích, phân loại, ước tính giá đất,
Việc quản lý địa chính bao gồm thành lập, cập nhật bảo quản tư liệu địa chính. Khi công nghệ thông tin ra đời và phát triển người ta sử
30 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 4143 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Trắc địa địa chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
B TRẮC ĐỊA ĐỊA CHÍNH GVGD: TS. CAO DANH THỊNH Chương 1 Những vấn đề về địa chính và quản lý địa chính 1.1. Khái quát về quản lý lãnh thổ 1) Đặc tính của đất đai và quan hệ đất đai Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hóa, quốc phòng, …. Từ xa xưa loài người đã biết khai thác sử dụng tài nguyên đất. Cùng với sự phát triển của xã hội, việc sử dụng đất lâu dài đã nảy sinh vấn đề quan hệ giữa con người với con người liên quan đến đất đai, đặc biệt là vấn đề chiếm hữu và sử dụng, vấn đề phân phối và quản lý đất. Để đảm bảo quyền sử dụng đất, sở hữu đất, đo đạc địa chính, quản lý địa chính và quản lý đất đai ra đời và phát triển. Lịch sử địa chính quan hệ chặt với lịch sử và kinh tế mỗi dân tộc, quốc gia, chế độ quản lý nhà nước về đất đai. Ngay từ khi ra đời, vấn đề sở hữu đất đai đã giữ một vai trò quan trọng, là cơ sở để tạo nên của cải vật chất xã hội. Do vậy mà thuế đã ra đời. Để đảm bảo việc phân bố đúng đắn nguồn thu từ đất, cần biết diện tích và giá trị đất. Việc sở hữu đất đai còn kéo theo vấn đề chuyển nhượng, thừa kế và phân chia đất đai. Ngoài ra, người cầm quyền rất muốn biết khoảng trời thuộc quyền cai trị của mình, cho nên việc đo đạc địa chính là rất cần thiết. Ngày nay, người ta đã tìm thấy những bằng chứng lịch sử phát triển của địa chính như những khoanh vùng chiếm đất làm nông nghiệp từ cuối thế kỷ đồ đá, phương tiện để phân chia đất là hàng rào, bờ dậu, …. Bốn ngàn năm trước công nguyên, bình đồ của thành phố của Dunghi đã được vẽ. Sau đó ở Ai Cập người ta lập bảng thuế đất theo diện tích đất từ 3200 – 280 TCN và nó là cơ sở để phân chia lại đất đai sau lũ lụt. Nền địa chính với những đường nét hình học nghiêm ngặt và chính xác là công cụ giúp việc quy hoạch lãnh thổ. Nó được vận dụng như một công cụ đa năng trong việc phân việc chia đất đai thành hàng, loại, xác định khoảnh lô, … Do vậy, kiểm tra cả dân cư sinh sống tại đó, đây là cơ sở để thu thuế. Các phương pháp đo đạc ra đời, các loại sổ sách quản lý đất được xây dựng để lưu trữ các thông tin về diện tích, loại đất,… 1.2. Khái niệm về địa chính và quản lý địa chính 1) Khái niệm về địa chính Địa chính được xem như là trạng thái hộ tịch của quyền sở hữu đất đai. Ngày nay địa chính được hiểu là tổng hợp các tư liệu và văn bản xác định rõ vị trí, ranh giới, phân loại, số lượng, chất lượng của đất đai, quyền sở hữu, sử dụng đất và những vật kiến trúc kèm theo. Thời kỳ đầu, địa chính ra đời chủ yếu nhằm thu thuế. Ngày nay nó còn bao gồm việc đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đất, thống kê diện tích, phân loại, ước tính giá đất, … Việc quản lý địa chính bao gồm thành lập, cập nhật bảo quản tư liệu địa chính. Khi công nghệ thông tin ra đời và phát triển người ta sử dụng máy tính để lập cơ sở dữ liệu địa chính, do vậy hệ thống thông tin đất đai ra đời và trở thành công cụ đắc lực phục vụ quản lý địa chính. Do có tính không gian và pháp lý cao nên tư liệu địa chính phải chính xác, liên tục và quan hệ chặt với đo đạc địa chính. Nếu không có đo vẽ địa chính thì không thể nói đến địa chính. Vì vậy có thể nói địa chính và đo đạc địa chính là 2 mặt của cùng 1 công việc. 2) Chức năng của địa chính Địa chính có các chức năng sau: a) Chức năng kỹ thuật Để thực hiện chức năng tư liệu, pháp lý và thuế khóa, ngành địa chính có một công cụ rất cơ bản là bản đồ địa chính. Một chỗ dựa trực tiếp không thể thiếu cho mọi hoạt động phân dạng, mô tả đặc điểm tự nhiên của đất đai. Vậy việc xây dựng và duy trì bản đồ địa chính là yếu tố cơ bản của chức năng kỹ thuật của địa chính. Bản đồ địa chính thể hiện chính xác, vị trí, kích thước, diện tích, … của các thửa đất trong đơn vị hành chính và các yếu tố địa lý có liên quan trong một hệ tọa độ thống nhất. Bản đồ địa chính thường xuyên được cập nhật thông tin về sự thay đổi hợp pháp của đất đai. b) Chức năng tư liệu Địa chính là nguồn cung cấp tư liệu phong phú về nhà, đất, kinh tế, thuế, … đó là các tư liệu dạng bản đồ, sơ đồ và các văn bản. Các tư liệu này thường thông qua ba quá trình: + Xây dựng tư liệu ban đầu + Cập nhật tư liệu khi có biến động đất đai + Cung cấp tư liệu c) Chức năng pháp lý Đây là chức năng cơ bản của địa chính. Sau khi có đủ tư liệu để xác định hiện trạng và nguồn gốc đất đai thông qua việc đăng ký và chứng nhận thì tư liệu địa chính có hiệu lực pháp lý và là cơ sở về quyền sở hữu, quyền sử dụng đất và bất động sản. Chức năng pháp lý có 2 tính chất: + Tính đối vật: là nhận dạng, xác định về mặt vật lý của đất và tài sản. + Tính đối nhân: là việc nhận biết quyền sở hữu, quyền sở dụng và các quyền lợi khác. d) Chức năng định thuế Đây là nhiệm vụ nguyên thủy và cơ bản của địa chính. Nhờ vào diện tích, hạng đất ,…. để xác định thuế. 3) Phân loại địa chính a) Phân loại theo giai đoạn phát triển + Địa chính thu thuế: Đó là việc đăng ký địa chính để phục vụ cho tính thuế + Địa chính pháp lý: Đó là việc đăng ký địa dùng để bảo hộ cho quyền sở hữu đất. Khi đất đai đã được đăng ký thì quyền sử dụng đã được pháp luật bảo hộ. + Địa chính đa mục đích: Là sự phát triển một bước của hai loại địa chính nói trên, mục đích không chỉ để thu thuế và đăng ký quyền sử dụng mà còn cung cấp những tư liệu cơ bản cho quản lý đất đai toàn diện cho việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường. b) Phân loại theo đặc điểm và nhiệm vụ của địa chính + Địa chính ban đầu: Trên một khu vực tiến hành điều tra toàn diện toàn bộ đất đai, lập bản đồ địa chính lập địa bạ. + Địa chính thường xuyên hay địa chính biến động là sự biến động các tình trạng số lượng, chất lượng phân bố không gian, quyền sở hữu,… Địa chính biến động dựa trên địa chính ban đầu để bổ sung và đổi mới. c) Phân chia địa chính theo cấp quản lý hành chính + Địa chính quốc gia: Phục vụ quản lý hành chính thống nhất trong phạm vi toàn quốc. + Địa chính địa phương: Đối tượng địa chính thuộc sở hữu quốc gia, tập thể hoặc cá nhân trong phạm vi địa phương. d) Phân loại theo độ chính xác + Địa chính đồ giải: Là địa chính thiết lập trên cơ sở đo vẽ đồ giải, sản phẩm là các bình đồ địa chính tỷ lệ lớn. Có thể dùng phương pháp đồ giải để đọc tọa độ, diện tích, … độ chính xác hạn chế. + Địa chính cho tọa độ giải tích: Dùng các máy điện tử để đo các yếu tố góc cạnh rồi tính ra tọa độ, diện tích (GPS tọa độ). Độ chính xác cao hơn. 4) Quản lý địa chính a) Nội dung quản lý địa chính Quản lý địa chính là tên gọi chung các công tác địa chính, đó là hệ thống các biện pháp giúp cho nhà nước nắm được các thông tin đất đai, quản lý được quyền sở hữu, sử dụng. Nội dung bao gồm: Điều tra, đo đạc, lập bản đồ địa chính, đăng ký, cấp giấy chứng nhận, phân hạng, định giá, … có ý nghĩa to lớn với nền kinh tế. b) Nguyên tắc quản lý + Quản lý địa chính cần tiến hành theo quy chế thống nhất do Nhà nước đề ra và được cụ thể hóa bằng các văn bản, nghị định, …. + Tư liệu địa chính phải có tính nhất quán, liên tục và hệ thống. + Có độ chính xác và tin cậy cao + Đảm bảo tính khái quát và hoàn chỉnh 4) Đo đạc địa chính a) Đo đạc địa chính và quản lý địa chính Quản lý địa chính là quản lý cơ sở trong quản lý đất đai nói chung, còn đo đạc địa chính là công tác kỹ thuật cơ sở cực kỳ quan trọng, là nội dung trọng tâm của quản lý địa chính. Nó đảm bảo độ tin cậy và chính xác thông tin đất đai như vị trí, diện tích, … quản lý địa chính mà không có đo đạc địa chính thì không thể thực hiện được. Đo đạc địa chính bao gồm đo đạc ban đầu để thành lập bản đồ, hồ sơ địa chính và đo đạc hiệu chỉnh khi thửa đất có sự thay đổi. Sản phẩm đo đạc địa chính là bản đồ địa chính và các văn bản mang tính pháp lý, kỹ thuật phục vụ cho quản lý đất đai. Nó khác đo đạc thông thường ở chỗ có tính chuyên môn cao như: + Có độ chính xác cao đáp ứng yêu cầu quản lý đất. + Có tư liệu đồng bộ gồm bản đồ, sổ sách, bảng biểu + Hành vi hành chính có tính pháp lý cao + Mang tính xác thực, hiện thời + Sự thay đổi không nhất thiết phải theo chu kỳ mà theo sự thay đổi địa chính. 5) Nhiệm vụ và tác dụng của đo đạc địa chính Đo đạc địa chính là công tác đo đạc, điều tra, xác định các thông tin về thửa đất như kích thước, diện tích, … và các vật phụ trên đó. Đặc điểm đo đạc địa chính ngoài việc đảm bảo độ chính xác đúng yêu cầu về bản đồ tỷ lệ lớn còn phải điều tra thu thập các thông tin về kinh tế, địa lý, pháp luật của đất đai. Các thông tin này cần hoàn chỉnh, có hệ thống và được biểu thị dước các hình thức như bản đồ, bảng biểu,… và biên tập thành các hồ sơ, địa bạ. Số địa bạ và bản đồ địa chính gọi chung là tài liệu đo vẽ địa chính, là kết quả cuối cùng của đo đạc địa chính, đó là tài liệu cơ sở cho quản lý địa chính đồng thời là tư liệu quan trọng trong tư liệu địa chính. Đo đạc địa chính cần tuân theo nguyên tắc và phương pháp đo đạc hoàn chỉnh như từ toàn diện đến cục bộ, từ khống chế đến đo chi tiết. Nội dung đo đạc địa chính gồm có: + Đo đạc lưới khống chế tọa độ và độ cao địa chính + Đo vẽ các thửa đất, các loại đất và các công trình trên đất + Điều tra thu thập tư liệu về quyền sử dụng đất, sở hữu nhà, phân hạng, tính thuế, … + Khi có biến động đất đai cần kịp thời đo vẽ, cập nhật + Căn cứ yêu cầu sử dụng đất, quy hoạch đất, … để tiến hành các công việc đo vẽ có liên quan. Đo đạc địa chính đòi hỏi chính xác xác định vị trí mặt bằng, còn độ cao không yêu cầu chặt chẽ. Bản đồ địa chính là thành quả chủ yếu của đo đạc địa chính. Đây là bản đồ chuyên ngành, nhưng nó khác bản đồ chuyên ngành thông thường ở tỷ lệ phạm vi đo vẽ trên toàn quốc. 1.3. Địa chính Việt Nam 1) Lịch sử phát triển Thế kỷ 11 người Việt Nam đã tiến hành kiểm tra điền địa. Thế kỷ 15, bộ Hồng Đức bản đồ được thành lập. Năm 1806, vua Gia Long ban hành sắc luật đạc điền trong phạm vi toàn lãnh thổ và lập mỗi xã một bộ sổ địa bạ. Trong sổ này ghi rõ ranh giới, quy mô diện tích các loại đất, chủ sở hữu, … Đến thời Thiệu Trị thì công việc kiểm kê đất đai còn được thực hiện nghiêm chỉnh hơn và 5 năm phải tu chỉnh 1 lần. Như vậy Từ đầu thế kỷ 19 tư liệu địa chính của ta đã được xây dựng và cập nhật đầy đủ. Trong gần 100 năm, ở Việt Nam, Pháp đã sử dụng địa chính vào điều hành kinh tế, xã hội. Từ năm 1871 – 1895, người Pháp đã lập lưới tam giác ở Nam kỳ, lập bản đồ địa chính ở các thành phố, thị xã, thôn xã với tỷ lệ khác nhau từ 1: 200 đến 1: 2000,… Lập sổ địa chính hay địa bạ để tính thuế. Lập ra các nha địa chính ở Bắc, Trung, Nam kỳ. Trong những năm 1955 đến 1975, Nam kỳ có nha địa chính nhằm quản lý địa chính. Ở miền Bắc có các ty địa chính được thành lập, tổng cục quản lý ruộng đất và sau đó tổng cục địa chính ra đời. 2) Cơ chế quản lý địa chính Việt Nam hiện nay Cơ chế quản lý đất đai được thiết lập trên cơ sở quan hệ đất đai. Đây là mối quan hệ giữa con người với con người về đất đai. Hiến pháp nước Việt Nam và luật đất đai khẳng định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý. Nhà nước giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng lâu dài hoặc cho thuê. Luật còn quy định rõ chế độ quản lý Nhà nước về đất đai, chế độ sử dụng các loại đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng. Như vậy, việc quản lý đất đai của Việt Nam được dựa trên cơ sở hiến pháp, các luật, … Việc quản lý được thực hiện thông qua hệ thống cơ quan nhà nước: Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp. Hệ thống các cơ quan chuyên môn như tổng cục địa chính, sở địa chính, …